phân tích bài thơ độc tiểu thanh ký của nguyễn du
Nguyễn du vốn sinh ra trong1 gia đình quý tộc phong kiến, nhưng cuộc đời nhà thơ lại gặp nhiều trắc trở. 1 quãng đời lưu lạc đã để lại cho ông bao cay đắng. Đọc thơ nguyễn du, ta thấy ông thường khóc cho ai bạc mệnh. Dường như đó cũng là thân phận của ông trong cuộc đời
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Cuộc đời bôn ba, 15 năm lưu lạc, không những nguyễn du nhận ra không chỉ có mình mà còn bao nhiêu cảnh đau đớn lòng hơn. Số phận nhà thơ cũng giống như nàng kiều, nàng tiểu thanh. Đó là những người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh, gặp nhiều lao đao lận đận trong cuộc đời. nàng chết sớm, chết trong sự mòn mỏi, buồn bã khi 18 tuổi chỉ vì sự hành hạ của vợ cả. nàng cũng từng làm thơ, khi chết, nhuwngxv tập thơ ấy của nàng cũng bị người vợ cả đốt đi, may mắn còn sót lại 1 số bài. Không rõ nguyễn du có được những trang thơ của tiểu thơ không, mà sao ông hiểu rõ tâm sự của tiểu thanh đến thế? Hay là trong lần đi sứ sang trung quốc, gặp lại di tích gò hoang xưa, nguyễn du nhớ đến tiểu thanh
Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Đọc 2 câu đề này, ta thấy nỗi thổn thức của nhà thơ. Sự tương phản giữa vườn hoa và gò hoang đã phần nào tạo ra không khí, tạo ra nghịch cảnh éo le. Thiên nhiên của phong cảnh hồ tây đẹp nhưng đó lại là nơi chôn của tiểu thanh. Phải chăng do vậy mà nhà thơ mới nói vườn hoa tây hồ giờ thành bãi hoang rồi., không gian lạnh lẽo, hoang vắng giống như số phận hẩm hiu, cái chết cô đơn lạnh lẽo của tiểu thanh. Sự bất bình thường của quy luật thiên nhiên cũng giống như xã hội nơi cái gò hoang ấy trở thành nghịch cảnh trớ trêu. Đó cũng là hình thành triết lý nhân sinh, triết lý về sự thay cuộc đời thường thấy trong thơ nguyễn du. Cảm thương cho số phận của tiểu thanh, nguyễn du đã cảm nhận thổn thức bên sông mảnh giấy tàn. Phần di cảo còn sót lại ấy phải chăng đó là những gì còn lại của tiểu thanh. Nó cũng đang thổn thức, lạc lỏng vì sự bạc mệnh của người chủ nó. Lý tưởng tốt đẹp bị tiêu tan qua thời gian như những mảnh giấy tàn. Thật ra, đời và văn của tiểu thanh cũng là cái cớ để nguyễn du phát biểu quan điểm của mình. Người phụ nữ tài sắc nhưng kết thúc cuộc đời mình 1 cách oan nghiệt và đáng thương. Mảnh giấy tàn bên song cửa sổ dường như là số phận của tiểu thanh. Đó là kiếp bất hạnh của kẻ tài hoa. Con người này không xa lạ gì với nguyễn du mà có lẽ gọi đúng hơn là cùng hội cùng thuyền. trong thơ ca phong kiến hiếm thấy ai như nhà thơ. Ông đặc biệt chú ý về người phụ nữ tài năng. Đây cũng là một phát hiện mới mẻ đáng trân trọng của nguyễn du, góp thêm vào chủ đề nhân đạo của nhà thơ lớn này
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cái vật vô tri vô giác vốn k cảm xúc như người mà trước cái chết của tiểu thanh cũng phải xót xa, son phấn và văn chương là 2 thứ gắn bó vs nàng từ lúc sinh thời. văn chương hận bởi vì chúng k có mệnh mà vẫn phải chịu liên lụy, đau đớn, thật là 1 nỗi oan kỳ lạ. câu thơ mang ý nghĩa khái quát. Người đàn bà đẹp chết đi thì tinh anh của cái đẹp phải xót xa, đau đớn với sộ phận nhân sinh ấy. nguyễn du đã vận mình vào đó
Cố kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Nguyễn du đã đúc kết hiện thực ấy thành triết lý. Niềm thương cảm từ cái hận muôn đời mà thương cái hận của tiểu thanh. Nỗi hận mà không sao giải thoát được. đó có phải chăng cũng là sự bế tắc của nguyễn du. Hỏi trời cao không thấu, nên cái hận đó càng gói kín càng đau. Phong vận kỳ oan ngã tự cư, cái oan kỳ lạ của những kẻ phong vận, tài sắc. nguyễn du đã nhìn thấy mình nằm trong cái oan uổng đó, nhất định đời mình cũng sẽ oan trái như vậy. xét trong thời đại nguyễn du điều đó dường như tất yếu. ở đây, ta thấy sự nhập thân giữa chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình, làm cho số phận 2 con người này là 1. Họ cùng nói lên tiếng lòng nhức nhối, đem cái hận kim cổ hỏi với muôn đời
Bách tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khắp tố như
Có sự chuyển hướng đột ngột khi ý thơ chuyển sang tự sự thường bằng câu hỏi. nguyễn du không phủ nhận tài năng của mình, trái lại, ông hy vọng nhân loại trong tương lai hiểu mình. Ông đau lòng và tự thương mình không biết ba trăm năm lẻ nữa, người đời có ai khóc tố như không. Đó là lời di chúc có tính chất nghệ sĩ lúc cuối đời nguyễn du. Trong đó ánh lên 1 niềm tin về chữ tài , khẳng định về mai sau, hy vọng chỉ 1 số ít người hiểu mình, lớp hậu thế sẽ hiểu và sẽ khóc cho ông. Thời gian 300 năm lẻ không hiểu nguyễn du tính từ đâu, nhưng có lẽ là 1 lời tiên đoán về tương lai, 1 câu vọng về phái trước mà thật ra là sự đau đớn trong thực tại.
Đọc cả bài thơ, ta thấy hẳn lên 1 nỗi đau thời thế, 1 bi kịch thanh cao, giọt nước mắt của nguyễn du đã dạy cho ta biết sông yêu thương. Giọt nước mắt ấy đã xua tan đi ánh hoàng hồn bao người. giọt nước mắt đi vào trận đánh, đi vào lòng con người cả hôm nay và mai sau
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro