Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phân tích khổ 3 bài Thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Khổ 3. Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra,
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh.
Ai biết tình ta có đậm đà!

Thuyền không chở trăng về kịp để ta có bạn tối nay. Sự đơn lẻ sâu thêm rồi. Bởi em đang mơ khách đường xa và khách đường xa lại đang ngày càng xa:Khách đường xa, khách đường xa xa mãi không bao giờ trở lại. Còn em? Bây giờ mới xuất hiện em, thì áo em trắng quá nhìn không ra. Trắng quá loá mắt? Mà áo em trắng hay tâm hồn em, con người em trắng? Mặt chữ điền mà khoác áo trắng thì hai lần rắng, trong ngoài đều trắng, loá mắt là phải. Hay em là trăng? Là ma? Em không phải là em? Bởi em tinh sạch quá, mà ah thì không với tới được? Em là thiên thân ở cõi nào, còn anh trời đày thân xác tàn rữa ở trần gian? Câu thơ trên đương còn là mơ, câu này đã bay vào ảo giác, một bước nhảy vọt rất Hàn Mặc Tử, không có ở đâu và không ai có…

Có người bảo đó là do ám ảnh của chứng bệnh hiểm nghèo Tử mắc phải. Những cảm giác kì lạ đối với ánh trăng tràn ngâp trong thơ Tử, ai cũng biết. Nhưng không cứ đối với ánh trăng. Với màu trắng Tử cũng vậy. Tác phẩm văn xuôi Chơi giữa mùa trăng có đoạn: “Động là một thứ hòn non bằng cát trắng, trắng hơn da thịt của người tiên, của lụa bạch, hơn phẩm giá của tiết trinh – một màu trắng mà tôi cứ muốn lăn lộn điên cuồng, muốn kề môi hôn, hay áp má len để hưởng sức mát rượi dịu dàng của cát…” (Tuyển tập Hàn Mặc Tử, NXB Văn học Hà Nội 1987 tr .118). Như vậy, màu trắng cũng tác động đặc biệt tới nhà thơ. Nhà thơ những muốn lăn lộn hoà tan mình trong đó, thì ở đây, áo trắng quá nhìn không ra cũng là chuyện thường… với người làm thơ. Người đọc có thể thấy làm lạ, nhưng với nhà thơ, đó là sự nhảy vọt từ cái thực qua cái trên thực, cái siêu thực.
Dù sao, lời thơ ở hai câu này sao mà nghe như có gì đứt đoạn, tắc nghẹn, hụt hẫng, chới với, mất thăng bằng. Bẽ bàng, tội nghiệp biết bao nơi lòng chàng trai! Lời trách đầy ân tình, dịu dàng đến nũng nịu trên kia đã dồn cái đằm thắm vào chữ anh: Sao anh không về… Thì bây giờ đến lượt chàng trai gọi đến con người có lời trách ấy, gọi đến em thì em mất hút trong màu trắng, nhìn không ra nữa! Còn có thể tỏ bày gì với em nữa! Em đã mất rồi. Mơ (Mơ khách đường xa…) đã quyến em đi, đã nhuộm áo em và áo em thành mơ, trắng xoá màu mơ,anh còn nhìn đâu ra nữa hở em? Trách móc mà làm chi em? Mời mọc mà làm chi em? Anh và em, hai chữ ấy lẽ ra là một, nay thì đã đứt hai vĩnh viễn rồi, em ơi!

Đâu còn nắng hàng cau, vườn mướt quá, đâu còn xanh như ngọc, mặt chữ điền!Cũng chẳng còn gió mây lặng lẽ, dòng nước buồn, hoa bắp lay, sông trăng vàthuyền chở trăng… Xoá hết, bay hết. Ở đây chỉ còn sương khói che khuất bóng người: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Em cũng mờ mà anh cũng mờ tan, trong khói sương lạnh lẽo mù mịt. Còn lại may có chữ tình, nhưng ai có biết cho ai: Ai biết tình ai có đậm đà? Ai trước là người nào? Ai sau là người nào? Sau nhữnggió lối gió, mây đường mây, có chở trăng về, những mơ khách đường xa, nhìn không ra thì ai trước phải là cô gái, còn ai sau là chàng trai. Có thể coi là câu trả lời cho câu trách ở đầu bài thơ: Sao anh không về ư? Có đấy chứ. Về bằng tưởng tượng, bằng hồi ức, lặng lẽ mà nhìn, mà say, mà buồn, mà trông mong, hi vọng, rồi thất vọng, bẽ bàng. Chỉ còn chắc chắn một điều, đó là tấm tình đậm đà mãi mãi của anh. Liệu em có biết cho? Sự thực ở tấm lòng là như vậy, nhưng lúc này, khi chẳng ai muốn mà mối tình đành chịu cho đứt gãy, quả không nên để lồ lộ anh và em đương đầu với đau thương. Phải để cho nỗi đau được hưởng một chút vuốt ve và em, anh tan vào cái khung hơi mơ hồ một chút nhưng gần gũi và ngọt ngào của chữ ai. Còn có đậm đà là đậm đà thật, hay có đậm đàkhông với câu hỏi nghi vấn đằng sau? Câu thơ chấm dứt lơ lửng. Và như thế là phải xét lại hai chữ ai, và xét lại tình. Đảo ngược lại, chữ ai trước là anh chữ aisau là em. Về phía anh, anh tự biết tình vẫn đậm đà, nhưng em có biết cho thế không hay em vẫn còn tí hoài nghi. Em biết tình anh có đậm đà? Còn phía em, em trách em mong, anh tin em đậm đà, nhưng trải qua thực tế gió có lối gió,mây có đường mây, liệu tình em có đậm đà? Nghĩ vậy, anh xúc phạm em rồi nhưng cuộc đời cay đắng thì phải nhận nó đắng cay chứ biết sao?

Dù hiểu cách nào đi nữa, câu thơ vẫn có gì buồn buồn: sương khói mờ nhân ảnhđã là mù mịt mông lung, khuất lấp mất dạng, chữ có đậm đà lại gieo thêm một nỗi lửng lơ, nghi hoặc nên càng buồn.

Khổ 3 này chỉ tiếp nối và đi sâu vào mối tình, từ cái cách ngăn mây gió chia đường dấn sâu vào thành sự đứt gãy, từ cảnh tí tách như reo vui ở khổ một đi dần tới sự xoá nhoà tất cả vào mơ, vào sương khói ở khổ 3 để chấm dứt một mối tình hết sức thiết tha mà đành để nó biến mất hút vào mông lung, mờ mịt, chỉ còn chút dư vị đậm đà mà chưa dám biết có hay không ở người ta và cả ở mình trong lòng người ta.

Có phải vì bài thơ chỉ giới hạn ở một nỗi đau cụ thể là mối tình đứt gãy với cô Cúc vì mình là bệnh tật ? Nếu vậỵ, số mệnh nó không dài đến tận nay. Cũng không phải nó nói dùm niềm đau của thiên vạn chàng trai không may mắn trong tường trình . Gốc rễ sâu của nỗi bẽ bàng trong bài thơ vượt ra khỏi khuôn khổ một đôi tri gái, một mối tình mệnh yểu mà nói được tâm trạng chưa kịp vui mà đã thấy buồn, mới vừa ban mai mà đã vội chiều tà, ước mơ tốt đẹp mà tất thảy đều tuột khỏi tay mình, tâm trạng của thế hệ thanh niên 1930 – 1945 rất hào hứng, mình tự khẳng định mình nhưng xã hội thực dân phong kiến luôn có mặt để phủ định, khi tiếng vọng của Cách mạng đối với họ hãy còn xa.

vậy thì bài thơ này muốn bảo với người đọc điều gì ? Chắc chắn có cái đẹp của một làng tiếng tăm đất đế đô, đẹp đât trời, cây trái, đẹp nết, đẹp tài của con người. Chắc chắn cũng đẹp tình, bởi nàng thơ của Hàn Mặc Tử không chỉ gợi cảm chỉ cho bài thơ này mà còn nhiều bài khác. Tình tha thiết chứ chẳng phải chuyện gió thoảng mây bay. Tất cả đều đẹp như một ước mơ. Nhưng hãy xem. Từ đầu chí cuối bài thơ đều hằn lên một chữ không, nếu không thì một sự trống không, một sự nghi ngờ. Mở bài là Sao anh không về, tiếp theo là gió theo lối gió, mây đường mây để lại một khoảng trống không ở giữa. Rồi Có chở trăng về kịp tối nay là mở ra một lỗ hổng mênh mang như một hoài nghi không sao giải nổi. Đến Áo em trắng quá nhìn không ra là sự hụt hẫng xót xa, bàng hoàng. Và cuối cùng Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà thì người cũng xoá mờ mà tình cũng rơi vào nghi hoặc. Vậy thì biết bám víu vào đâu ? Những gì đẹp nhất, ước mơ tuyệt vời nhất đều tụt khỏi tay hết. Căn bệnh quái ác đã cắt ngang tất cả. Phải vậy chăng ? Ai cấm nhà thơ mang tất cả theo mình vào cõi bên kia ? Bài thơ bắt đầu bằng điệu vui, nếu không cũng là điệu tươi, nhưng kết thúc lại phơn phớt buồn như vừa nhỡ một cuộn hẹn hò. Cái buồn mới đến thế. Nó đang trong miếng đất của lãng mạn . Bài này và một số bài khác vốn đứng riêng và mang một ánh sáng riêng trong tập THƠ ĐIÊN.

Khổ 4. Cứ đầu đề bài thơ thì đây là một bài nói về thôn Vĩ Dạ, nếu không cũng tả cảnh thôn ấy. Dĩ nhiên có những nét đất trời ở thôn, nhưng qua kí ức tác giả và lấy mối tình giữa nhà thơ và cô Hoàng Thị Kim Cúc làm nền. Nhà thơ hồi học Trường Dòng hoặc cuối năm 1936 ra Huế tặng sách bạn bè (1) có thể đã về thăm Vĩ Dạ. Nhưng tới lúc làm bài thơ này thì tác giả đã biết mình bị bệnh gì rồi và mối tình kia chắc chắn bị ảnh hưởng không nhẹ. Nét tươi, nét duyên trong cảnh còn đó – ở khổ 1 – những nét chia li, buồn bã thể hiện ngay ở khổ 2. Thậm chí còn thuyền trăng trên sông trăng có sáng lên một tí nhưng không tránh được vẻ xa xôi, mơ màng tưởng chừng như muốn lành lạnh. Khổ thứ ba thì đâu còn gì là cảnh đất trời Vĩ Dạ. Nó đã ngả màu ma mị, phất phơ trong sương khói, trong mơ.

Vậy thì bài thơ này muốn bảo với người đọc điều gì ? Chắc chắn có cái đẹp của một làng tiếng tăm đất đế đô, đẹp đât trời, cây trái, đẹp nết, đẹp tài của con người. Chắc chắn cũng đẹp tình, bởi nàng thơ của Hàn Mặc Tử không chỉ gợi cảm chỉ cho bài thơ này mà còn nhiều bài khác. Tình tha thiết chứ chẳng phải chuyện gió thoảng mây bay. Tất cả đều đẹp như một ước mơ. Nhưng hãy xem. Từ đầu chí cuối bài thơ đều hằn lên một chữ không, nếu không thì một sự trống không, một sự nghi ngờ. Mở bài là Sao anh không về, tiếp theo là gió theo lối gió, mây đường mây để lại một khoảng trống không ở giữa. Rồi Có chở trăng về kịp tối nay là mở ra một lỗ hổng mênh mang như một hoài nghi không sao giải nổi. Đến Áo em trắng quá nhìn không ra là sự hụt hẫng xót xa, bàng hoàng. Và cuối cùng Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà thì người cũng xoá mờ mà tình cũng rơi vào nghi hoặc. Vậy thì biết bám víu vào đâu ? Những gì đẹp nhất, ước mơ tuyệt vời nhất đều tụt khỏi tay hết. Căn bệnh quái ác đã cắt ngang tất cả. Phải vậy chăng ? Ai cấm nhà thơ mang tất cả theo mình vào cõi bên kia ? Bài thơ bắt đầu bằng điệu vui, nếu không cũng là điệu tươi, nhưng kết thúc lại phơn phớt buồn như vừa nhỡ một cuộn hẹn hò. Cái buồn mới đến thế. Nó đang trong miếng đất của lãng mạn . Bài này và một số bài khác vốn đứng riêng và mang một ánh sáng riêng trong tập THƠ ĐIÊN.

Có phải vì bài thơ chỉ giới hạn ở một nỗi đau cụ thể là mối tình đứt gãy với cô Cúc vì mình là bệnh tật ? Nếu vậ, số mệnh nó không dài đến tận nay. Cũng không phải nó nói dùm niềm đau của thiên vạn chàng trai không may mắn trong tường trình . Gốc rễ sâu của nỗi bẽ bàng trong bài thơ vượt ra khỏi khuôn khổ một đôi tri gái, một mối tình mệnh yểu mà nói được tâm trạng chưa kịp vui mà đã thấy buồn, mới vừa ban mai mà đã vội chiều tà, ước mơ tốt đẹp mà tất thảy đều tuột khỏi tay mình, tâm trạng của thế hệ thanh niên 1930 – 1945 rất hào hứng, mình tự khẳng định mình nhưng xã hội thực dân phong kiến luôn có mặt để phủ định, khi tiếng vọng của Cách mạng đối với họ hãy còn xa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #thơ-ca