PHẦN TÁM: KIẾN THỨC XÃ HỘI
PHẦN TÁM: KIẾN THỨC XÃ HỘI
C. George Boeree
Nguyễn Hồng Trang
KIẾN THỨC
Rõ ràng rằng trong bất kỳ phần bản năng nào mà con người có thì kiến thức là một phần nổi bật. Không phải chúng ta học tập nhiều hơn hầu hết các loài động vật mà chúng ta thể hiện nó theo nhiều cách thức khác nhau!
Dạng thức đơn giản nhất của việc học tập mà chúng ta chia sẻ với tất cả các loài động vật có thể được gọi là môi trường: Dựa vào kiến thức và sự hiểu biết hiện thời của mình, bạn dự đoán được một số điều nhất định hay hành động theo một cách thức nào đó -- nhưng thế giới không phải lúc nào cũng đáp ứng những kỳ vọng của bạn. Bởi thế sau những dự đoán và hành động khác nhau, bạn thích nghi, xây dựng sự hiểu biết mới, tiếp thu những kiến thức mới. Điều này thường gọi là phản xạ có điều kiện hay sự phản hồi.
Đối với một loài vật có tính xã hội, nhiều phản xạ có điều kiện hay sự phản hồi học được từ các thành viên khác -- nó là những phản xạ có điều kiện hay phải hồi xã hội, phần thưởng và sự trừng phạt. Vậy, thay vì biết rằng không nên chạy băng qua phố để khỏi bị người khác cán phải, bạn cần biết rằng bạn sẽ bị phạt khi chạy băng qua đường. (Điều này còn hiệu quả hơn nếu bạn bị phạt trước khi bạn thực sự làm bất cứ việc gì, có nghĩa là bị phạt ngay khi bạn đang suy nghĩ về nó. Một số nhà tâm lý học cho rằng đây là nguồn gốc của lương tâm!) Hoặc, thay vì học về những vai trò giới tính một cách tình cờ, bạn được uốn nắn nhẹ nhàng bởi những biểu hiện tán đồng mang tính xã hội: "Em thật xinh đẹp " hoặc "Đây là người đàn ông bé nhỏ của tôi!"
Một khả năng phổ biến khác ở những loài vật có tính xã hội đó là khả năng học thông qua việc quan sát các thành viên khác. Ví dụ, cách học gián tiếp: Nếu nhìn thấy người bạn bị đau hay làm tốt một công việc nào đó, bị trừng phạt hay được thưởng v..v, đối với một số hành động, bạn có thể "đồng cảm" với người bạn này và học được từ đó.
Thậm chí, còn có một khả năng quan trọng hơn gọi là khả năng bắt chước (hay theo gương). Chúng ta không chỉ biết được hậu quả của các hành vi khi quan sát người khác (giống như cách học gián tiếp), mà chúng ta còn học được từ chính các hành vi này!
Đối với một loài động vật xã hội có ngôn ngữ, kiến thức xã hội thậm chí có thể được đúc kết nhiều hơn từ phản hồi môi trường tức thì. Ví dụ, chúng ta có thể học được từ cách thức cảnh báo, giới thiệu, từ những mối đe doạ và triển vọng. Thậm chí những loài sinh vật không có ngôn ngữ có thể trao đổi những điều này (thông qua tiếng gầm, tiếng gừ, tiếng rít và những thứ tương tự). Nhưng ngôn ngữ biến nó thành loại hình nghệ thuật.
Và cuối cùng, chúng ta có thể học từ việc mô tả hành vi, chúng ta có thể "bắt chước" như thể chúng ta đã quan sát những hành vi đó. Điều này thường được gọi là kiến thức biểu tượng. Hơn nữa, chúng ta có thể học toàn bộ nhóm hành vi, suy nghĩ, và cảm giác chẳng hạn như lòng tin, các hệ thống lòng tin, quan điểm và giá trị. Thật kỳ lạ, chúng ta nói về phản xạ có điều kiện và sự bắt chước trong tâm lý học trong khi chúng ta dành quá nhiều thời gian cuộc sống ở trường -- điều này liên quan tới kiến thức biểu tượng!
Văn hóa
"Văn hóa là cách thức suy nghĩ, cảm nhận, và tin tưởng. Nó là một tập hợp kiến thức được lưu trữ (trong trí nhớ... sách vở, và các đối tượng) để sử dụng trong tương lai." (Clyde Kluckhohn, Tấm Gương Cho Con Người, trang 28.)
Vì vậy chúng ta có thể tiếp thu văn hoá. Nhưng như chúng ta đã thấy, ít ra là ở con người, kiến thức nhiều hơn rất nhiều những phản xạ có điều kiện. Do đó sẽ chính xác hơn khi chúng ta suy nghĩ về nó giống như sự thẩm thấu của thế giới -- đặc biệt là thế giới xã hội -- xung quanh bạn. Điều này làm cho ảnh hưởng của văn hoá nhiều hơn đáng kể nếu không muốn nói là chủ yếu hơn so với ảnh hưởng của di truyền.
Vì lý do này mà rất nhiều nhà tâm lý học, xã hội học, nhân loại học và những người khác rất thận trọng trước những lý giải của những nhà sinh học xã hội: với mỗi lý giải mang tính sinh học xã hội, chúng ta có thể tìm ra một lý giải mang tính văn hoá. Sau tất cả, văn hoá cũng hoạt động bởi những nguyên tắc giống như tiến hoá.
Có rất nhiều cách thức khác nhau để thực hiện một công việc, nhưng trong bối cảnh của môi trường tự nhiên và văn hoá cụ thể nào đó thì có một số cách thức thực hiện công việc có hiệu quả hơn các cách thức khác. Và những cách thức này có thể được "truyền" từ thế thế hệ này sang thế hệ thông qua học tập.
Bây giờ, văn hoá cần phải thực hiện được những điều nhất định nếu chúng muốn tồn tại. Chúng phải đảm bảo việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ví dụ, chúng có thể phải liên quan tới việc học tập tất cả các dạng hành vi mang tính gây hấn, giống như trong các lý giải sinh học xã hội. Và chúng phải đảm bảo mức độ hợp tác, điều này liên quan tới việc học tập hành vi mang tính vị tha, quy tắc chia sẻ tài nguyên và quy tắc về các mối quan hệ xã hội khác, giống như trong các lý giải sinh học xã hội. Và chúng phải đảm bảo việc duy trì nòi giống, điều này liên quan tới việc tán tỉnh và hôn nhân, hành vi nuôi dưỡng... giống như trong các lý giải sinh học xã hội.
(Chú ý vô dục[1] không phải là sự phù hợp mang tính sinh học xã hội. Nhưng nếu một tổ chức có những phương pháp tiếp nhận khác, tổ chức đó có thể tồn tại, ví dụ như đời sống tôn giáo truyền thống theo Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa.)
Nếu một xã hội tồn tại -- và bất kỳ xã hội nào đang tồn tại ít ra cho đến bây giờ -- thì nó phải quan tâm tới những vấn đề rất giống với những vấn đề mà di truyền học quan tâm. Nhưng bởi kiến thức linh động hơn rất nhiều so với sự thích nghi tiến hoá nên văn hoá có xu hướng thay thế di truyền học.
Vậy nên chúng ta có bản năng không? Không -- nếu bản năng được định nghĩa là sự liên hệ tự động giống phản xạ. Nhưng định nghĩa bản năng là "khuynh hướng bẩm sinh mạnh mẽ hướng tới hành vi nào đó trong một tình huống nào đó" -- thì chúng ta có. Điểm quan trọng ở đây là (không giống động vật) chúng ta luôn luôn có thể nói không với những hành vi bản năng của mình, giống như chúng ta có thể nói không với những hành vi chúng ta đã học được!
SỰ LÔI CUỐN BỞI HỌC THỨC
Rõ ràng, sự hấp dẫn có ảnh hưởng thay đổi mạnh mẽ nhất là sự quyến rũ -- xinh xắn, đẹp trai, dễ thương và những thứ tương tự. Nếu bạn muốn mọi người thích bạn, bạn phải trông dễ coi! (Trong một cuộc hẹn giữa hai người chưa từng quen biết, thì cái gì là yếu tố quan trọng nhất để có cuộc hẹn hò thứ hai? Chắc bạn đã đoán được điều này.)
Tất nhiên, điều tạo ra sự hấp dẫn có thể do yếu tố di truyền. Nhưng cũng cần chú ý rằng sự hấp dẫn có thể rất khác nhau ở những nền văn hoá khác nhau. Ví dụ, trong nền văn hoá của chúng ta mảnh dẻ được cho là hấp dẫn. Tuy nhiên, trong văn hoá Hawaiian cổ, béo lại là hấp dẫn. Vài trăm năm trước đây, văn hóa Châu Âu cũng có quan điểm tương tự như vậy: Hãy nhìn bức tranh Rembrandt khoả thân! Miễn là kích cỡ của bạn cho phép bạn tồn tại và sinh đẻ, tự nhiên cho phép văn hoá quyết định sự thay đổi.
Hay hãy nhìn cách chúng ta trang điểm bản thân. Trong nền văn hoá của chúng ta, phụ nữ trang điểm khuôn mặt của họ. Ở một bộ tộc của nước Ethiopia, đàn ông mới là người trang điểm khuôn mặt của họ. Đàn ông Celt cổ đại (tổ tiên của người Ailen) và Người da đỏ cách đây không lâu đã từng vẽ mặt khi chuẩn bị giao chiến. Người Maoris, người Ainu ở Nhật Bản, tất cả người Mỹ bản địa ở Tây Bắc Thái Bình Dương cho rằng có hình xăm trên mặt là hấp dẫn, giống với quan niệm ngày nay của nhiều thành viên của những nhóm văn hoá Mỹ nhất định. Ở một vài nền văn hoá, người ta sử dụng sẹo để trang điểm mặt và cơ thể.
Chúng ta đeo khuyên tai. Nhiều phụ nữ ở Ấn Độ (và một số ở đây) đeo khuyên ở mũi. Một số bộ lạc ở Nam Mỹ kéo căng ráy tai của họ. Một số bộ lạc Châu Phi đeo nhiều nút ở môi. Những phụ nữ giàu có Trung Quốc ở cuối thể kỷ nghĩ rằng bó chân là đẹp. Một trăm năm trước đây, chúng ta cho rằng thắt đáy lưng ong và ngực to là hấp dẫn. Ngày nay, một số người thích xỏ lỗ khuyên ở rốn, đầu vú, lưỡi và thậm chí (ôi!) ở cả cơ quan sinh dục.
Chúng ta ăn mặc ra sao là vấn đề khác: Chúng ta không chấp nhận một người phụ nữ phô bày bộ ngực ở nơi công cộng; những nền văn hoá khác cho phép điều đó, nhưng không cho phép phô bày đùi; có nơi không cho phép hở mặt; nơi khác không cho phép phụ nữ để lộ mái tóc của mình. Chúng ta không cho phép đàn ông phô bày dương vật ở nơi công cộng; vào cuối thời trung cổ đàn ông đeo "đồ vật giả," nó bao quanh và làm nổi bật dương vật của nam giới; ở New Guinea, một vài bộ lạc đeo những vật hình nón dài ở ngoài dương vật. Ở Hy Lạp cổ đại, các vận động viên nam hoàn toàn trần truồng (đó là nghĩa của từ thể dục -- khoả thân!)
Và hơn nữa, sự hấp dẫn phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi người. Ví dụ, mọi người đều tin rằng những đứa con của họ là xinh đẹp nhất! Nói cách khác, ít ra, kiến thức[2] là nguyên nhân quyết định những gì chúng ta coi là hấp dẫn.
Bất kể lý do của sự hấp dẫn là gì, thì ảnh hưởng của nó là rất mạnh mẽ. Khi nó có ở những người hấp dẫn, chúng ta có xu hướng bỏ qua sai lầm của họ, quên đi sự xúc phạm, và thậm chí gán cho họ những phẩm chất tốt mà họ không chắc đã có -- tâm tính tốt, động cơ tốt, thông minh...
Snyder, Tanke, và Bersheid đã tiến hành một thử nghiệm cho thấy ảnh hưởng to lớn của sự hấp dẫn: Người ta yêu cầu nam giới nói chuyện với phụ nữ qua điện thoại sau khi cho họ xem ảnh của cô ta. Một nửa được cho xem những bức ảnh quyến rũ, một nửa được cho xem những bức ảnh không quyến rũ. Nhóm người được cho xem những tấm hình hấp dẫn nghĩ cô ta có vẻ điềm đạm hơn, hóm hỉnh hơn, và ngọai giao giỏi hơn.
Cuộc nói chuyện được ghi lại và có nhiều người nghe độc lập không biết gì về tấm ảnh mà những người đàn ông đã xem, họ đánh giá những người đàn ông đã xem các bức ảnh hấp dẫn là điềm đạm hơn, hóm hỉnh hơn và nói chuyện khéo hơn.
Và những người nghe độc lập này đánh giá những người phụ nữ nói chuyện với những người đàn ông được cho xem các bức ảnh hấp dẫn là điềm đạm hơn, hóm hỉnh hơn và nói chuyện khéo hơn -- mặc dù, cả người nghe và phụ nữ đều không biết bức ảnh mà người đàn ông đã xem là bức ảnh nào! Nói cách khác, nếu người khác nghĩ bạn dễ coi, bạn sẽ hành động xứng đáng với điều đó và bạn nghĩ bản thân là một người tốt: lời tiên đoán cũ trở thành hiện thực. Và nếu người ta nghĩ bạn xấu, bạn có thể trở nên gắt gọng, điều này chỉ xác nhận sự nghi ngờ của mọi người về những ngọai hình xấu.
Điều kiện
Lý giải đơn giản nhất cho câu hỏi tại sao chúng ta thích người này hơn người khác là phản xạ có điều kiện: chúng ta thích những người khen thưởng, ca ngợi, thiên vị chúng ta; chúng ta thích những người giống chúng ta (họ công nhận giá trị của chúng ta); chúng ta thích những người có tinh thần hợp tác (hai bên cùng có lợi). Tất cả điều đó là phù hợp theo quan điểm sinh học xã hội.
Nhưng bạn có thể thấy cái giá phải trả ẩn dấu trong đó: Chúng ta không phải luôn luôn thích những người khen thưởng, thiên vị hay ca ngợi chúng ta, nếu những phần thưởng, sự thiên vị hay tán dương đó có điều kiện ràng buộc kèm theo. Những nỗ lực lấy lòng của họ khiến chúng ta phải trả giá bằng sự tự do -- phải thực hiện những nghĩa vụ họ giao cho. Thậm chí, ngay cả khi họ không có ý định như vậy ("Không, bạn thân mến, điều đó là dành cho bạn! Tôi thực sự muốn bạn có nó!) thì chúng ta cũng vẫn thường cảm thấy ái ngại như vậy.
Giống như bất cứ thứ gì khác, ý nghĩa của việc chúng ta thiên vị hay ca ngợi phụ thuộc vào hoàn cảnh mà chúng được đưa ra. Ví dụ, mức độ bạn bị người khác thu hút khi người đó nói những điều tốt đẹp về bạn phụ thuộc vào một lô những thứ kinh khủng mà bạn đã quen thuộc. Elliot Aronson đưa điều này trở thành quan điểm trung tâm trong Lý Thuyết Được Mất[3] của ông:
"Giá trị phần thưởng tăng lên tạo nên sự thích thú nhiều hơn so với trường hợp giá trị phần thưởng không thay đổi, thậm chí nếu giá trị phần thưởng đó đã khá cao rồi. Và, tương tự như vậy, giá trị phần thưởng giảm xuống sẽ tạo nên sự chán ghét nhiều hơn so với trường hợp giá trị phần thưởng thấp nhưng không thay đổi."
Vậy lời khen từ một người xa lạ có hiệu quả hơn lời khen của bạn đời, người khen bạn suốt cả năm. Hay điều gì làm bạn tổn thương hơn, sự chỉ trích từ người luôn luôn phê bình bạn, hay từ người bạn thân nhất? Và ai khiến chúng ta căm giận hơn, kẻ đáng ghét ở nơi làm việc hay người bạn đời trước đây? Lý thuyết nhỏ này đã được các nghiên cứu ủng hộ.
Bên cạnh mâu thuẫn giản đơn, chúng ta cũng có thể thấy sự quy kết ở đây: Nếu một người luôn tốt hay luôn xấu, chúng ta cho đó là thuộc tính bên trong[4] -- đó là tính cách của họ -- vậy nên lời khen chỉ có một chút giá trị thông tin. Nếu một người thay đổi, chúng ta coi đó là thuộc tính bên ngoài: "Hãy xem, tại sao họ khen tôi? Có lẽ bởi tôi thực sự xứng đáng với lời khen đó!" Tôi là lý do ngoại cảnh[5].
Tất nhiên, động cơ bên ngoài của việc ai đó trở thành một người tốt cũng có thể là một động cơ kín đáo, nghĩa là việc lấy lòng hay "nịnh bợ" có thể làm giảm bớt ảnh hưởng!
Hãy xem xét những khó khăn mà điều này tạo nên đối với các mối quan hệ lâu dài, ví dụ hôn nhân: Nếu bạn luôn tốt, lời khen của "người lạ" sẽ đam mê người bạn đời của bạn; tuy nhiên, nếu đôi khi bạn cố ý làm người xấu, bạn chỉ hại mình thêm thôi! Bạn muốn cố gắng trung thực tuyệt đối với người bạn đời thay vì luôn luôn tốt; theo cách giống với cách mà người khách lạ đã làm, những lời nhận xét tích cực của bạn có trọng lượng hơn. Nhưng còn những lời nhận xét tiêu cực thì sao, và để duy trì thanh danh về sự trung thực của mình, bạn phải thực hiện chút ít! Hy vọng duy nhất của bạn là xây dựng một tình yêu vô điều kiện với người yêu của mình.
NHẬN THỨC VỀ SỰ HUNG HĂNG[6]
Đối với bất cứ khía cạnh bản năng nào của sự hung hăng thì rõ ràng rằng ở đây nhận thức cũng quan trọng giống như sự hấp dẫn.
Một cách để xem xét ảnh hưởng của nhận thức về sự hung hăng là đặt ra câu hỏi "Với ai, ở đâu, khi nào, ra sao, và ở mức độ nào?" Quan sát một kẻ hay bắt nạt ở trường tiểu học địa phương. Anh ta cảm thấy hứng thú vì những mục tiêu thích hợp: bắt nạt bé trai, không phải bé gái (ít ra, trong ngày tôi quan sát); về chủng tộc, tôn giáo hay các nhóm sắc tộc "sai trái"; quá béo, quá gầy, đeo kính hay người yếu đuối... Anh ta cảm thấy hứng thú vì thời gian và địa điểm thích hợp: ở ngõ hẻm tối sau trường. Anh ta cảm thấy hứng thú bởi có kỹ thuật hợp: đấm, chứ không phải phát hay đá (như trên, chí ít là trong ngày tôi quan sát).
Tất nhiên, toàn bộ các cảm hứng này sẽ bị trừng phạt khi có những hành vi không thích hợp - lộn người xấu, sai thời gian, sai địa điểm và sai kỹ thuật.
Tuy nhiên, yếu tố thay đổi quan trọng nhất ở đây là ở mức độ nào. Nếu một người được nhận phần thưởng nhiều lần cho sự hung hăng, và/hoặc bị trừng phạt vì không hung hăng, anh ta sẽ thực hiện điều này nhiều hơn! Nếu bạn cần bằng chứng thì dưới đây là một trong số nhiều nghiên cứu minh chứng cho điều này:
Người ta đưa cho các sinh viên nam đọc một danh sách các từ. Một vài từ mang tính kích động (cú đấm), một vài từ hữu dụng (dỗ dành) và một vài từ trung lập (quả địa cầu). Người ta khuyến khích một số nam sinh bằng những cái gật đầu, hay mỉm cười khi họ nói những từ ngữ kích động .... Các đối tượng khác được khuyến khích bởi những từ ngữ trung lập hay hữu dụng. Sau đó, người ta cho họ cơ hội gây sốc cho người khác (với những lý do hư cấu thông thường). Đoán xem ai là người gây sốc khủng khiếp nhất?
Thí nghiệm ngược lại cũng được tiến hành. Người ta chỉ thị cho giáo viên lờ đi những hành vi hung hăng ở sân chơi trong khi họ khuyến khích những người có tinh thần hợp tác bằng cách chú ý và tán dương. Sự hung hăng ở sân chơi giảm đột ngột trong vòng hai tuần.
Hầu hết các nhà tâm lý học không tán thành việc trừng phạt các hành vi mang tính hung hăng, cho dù họ là người nghiên cứu hành vi hay người nghiên cứu khoa học nhân văn hay là người nghiên cứu bất cứ điều gì. Chúng ta nhận thấy rằng có một số hậu quả phản tác dụng:
Về đối tượng: sự chuyển hướng. Bạn có thể hướng sự tức giận của mình vào những đồ vật an toàn khác -- con búp bê, cái gối, con cái hay người bạn đời của mình, những người ở tuổi vị thành niên... Thay vì đánh đứa em trai, bạn có thể đá con chó.
Về khía cạnh thời gian và địa điểm: Kìm chế. Bởi việc trừng phạt chỉ làm đè nén hành vi mang tính hung hăng, chứ không phải là giải quyết tận gốc vấn đề này, chúng có thể sẵn sàng "bùng phát" bất kỳ lúc nào khi việc trừng phạt không còn. Bạn học cách đá cậu em trai dưới gầm bàn.
Về khía cạnh cách thức: sự hung hăng gián tiếp. Nếu bạn không thể gây hấn trực tiếp chống lại bất kỳ ai mà bạn muốn, bạn có thể thực hiện cách khác để thoả mãn phần nào: gọi tên, chửi bậy, nói xấu, "lừa dối" hay có hành động hung hăng thụ động. Bạn không thể đánh cô giáo của mình -- nhưng bạn có thể nói sau lưng, bắt chước vẻ tiều tuỵ của bà ta, hay biến cuộc sống của bà ta thành địa ngục!
Về khía cạnh mức độ: bực tức. Nếu người khác ngăn cản bạn thực hiện hành vi mang tính hung hăng mà bạn muốn, bạn về lâu về dài sẽ trở nên tức giận với nhiều người hơn. Trừng phạt hành vi hung hăng có vẻ sẽ dẫn tới sự hung hăng hơn!
Tuy thế, cha mẹ có con cái có tính hung hăng vẫn phải đối mặt với tình thế tiên thoái lưỡng nan. Nếu bạn không làm gì khi Johnny đánh em trai nó, Johnny có thể trở thành kể đâm thuê chém mướn khi lớn lên, và đứa em trở thành bệnh nhân của nhà tâm lý do bị anh mình ăn hiếp hoài. Điều quan trọng là để ngăn chặn hành vi hung hăng (ví dụ, cách ly John ra khỏi đứa em hiện nay đang bị hành hạ) khuyến khích và làm gương bằng hành vi hợp tác. Cuộc sống không phải là dễ dàng chút nào.[7]
Làm gương
Có lẽ, vấn đề quan trọng nhất trong việc trừng phạt hành vi hung hăng là làm gương (hay bắt chước). Trừng phạt, cũng giống hành vi hung hăng, cho thấy rằng hành vi hung hăng được chấp nhận trong vài hoàn cảnh nhất định nào đó: tức là khi bạn có sức mạnh.
Thực nghiệm nổi tiếng nhất về mô hình hành vi kích động là thực nghiệm búp bê bobo của Albert Bandura. Bandura đưa ra một đoạn phim ngắn trong đó nữ phụ tá trẻ tuổi của ông được hướng dẫn đánh vào búp bê bobo (một loại búp bê được bơm phồng, nó có thể trở lại trạng thái ban đầu sau khi bạn đánh vào nó). Cô ta đánh vào con búp bê, hét lên "sockeroo," đá nó, hét lên một câu chửi khác, ngồi lên con búp bê, đập vào nó, dùng một chiếc búa nhựa nhỏ đánh vào nó, v..v. Sau đó, ông ta chiếu bộ phim đó cho trẻ em học ở trường mẫu giáo. Đúng như bạn dự đoán, chúng rất thích bộ phim.
Khi kết thúc bộ phim, chúng được đưa vào phòng chơi, nơi, thật lạ, có một con búp bê bobo mới (và có rất nhiều những chiếc búa nhựa nhỏ). Người quan sát ở trong phòng ghi lại những dạng hành vi của trẻ nhỏ sau khi chúng tham gia chơi. Tất nhiên, chúng đánh con búp bê, hét lên "sockeroo", chúng đá con búp bê, ngồi lên nó, dùng những chiếc búa nhựa nhỏ đánh vào nó, v..v. Rõ ràng, hành vi hung hăng có thể được học thông qua việc bắt trước.
Một số nhà phê bình (hình như họ không có con cái) cho rằng, bởi vì búp bê bobo là đồ vật để đánh nên thực nghiệm này sẽ không bao giờ đúng khi thực hiện với người sống. Do vậy Bandura đã dựng một bộ phim mới, lần này ông để một cô gái hành hạ một chú hề là người thật. Khi lũ trẻ xem xong bộ phim và trở vào phòng chơi, ở đó có một chú hề là người thật! Bạn hãy đoán xem điều xảy ra?
Có những biến số liên quan, Bandura quan sát (1) thưởng cho những em gái khi đánh vào con búp bê, (2) mô hình địa vị cao ngược lại với mô hình địa vị thấp, (3) ra tăng mức độ ở đó lũ trẻ đồng cảm với mô hình, và (4) miêu tả hành vi hung hăng bằng cách này hay cách khác biện minh rằng nó phù hợp với đạo đức. Tất cả điều này dẫn đến sự ra tăng số lượng hành vi hung hăng được bắt chước.
Chú ý rằng sự thay đổi này được kết hợp hài hoà trong nhân vật anh hùng được ưu thích trên truyền hình của Johnny! Nó đưa lại cho chúng ta một vấn đề rất quan trọng: Ảnh hưởng của những hình ảnh bạo lực trên truyền hình tới trẻ em là gì?
Một vài nghiên cứu "đặt" lũ trẻ trước phim hoạt hình sáng thứ bảy, và sau đó ghi lại hành vi của chúng ở sân chơi. So sánh với hành vi của những đứa trẻ khác không xem hoạt hình, những đứa trẻ xem hoạt hình có hành vi hung hăng hơn những đứa trẻ không xem hoạt hình một cách đáng kể.
Có thể bạn không biết, điều tương tự cũng đúng với sinh viên đại học. Đặt họ trước đoạn phim đấm bốc, sau đó đưa họ vào một trong những tình huống "gây sốc", và chúng ta thấy rằng họ bị sốc nhiều hơn, lâu hơn và mạnh hơn những người đã xem phim những bộ phim không kích động.
Nói chung, nghiên cứu này chỉ ra rằng xem hành vi bạo động trên ti vi dẫn tới (1)sự bắt chước cụ thể ở mức độ cao những hành vi hung hăng thậm chí khác thường, (2) "giảm khả năng kiềm chế"[8] chung đi và (3) sự chai lì[9], có nghĩa là khả năng chịu đựng tốt hơn trước hành vi kích động của người khác trong xã hội ...
Tất cả những điều này có thể sẽ kéo dài rất lâu. Một nghiên cứu qua thời gian theo dõi trẻ em lớp ba cho đến khi chúng tốt nghiệp trung học. Sau khi những bỏ qua các yếu tố thống kê về tất cả các mặt khác được đưa ra (ví dụ tình trạng kinh tế xã hội, trình độ giáo dục của cha mẹ, và v..v), chúng ta thấy rằng số lượng phim hoạt hình kích động mà trẻ em lớp ba xem có liên quan tới sự hung hăng mà các em trai gặp phải ở trường trung học.
Nhưng điều này không đúng ở các em gái. Tìm lý do của vấn đề này, họ nhận thấy rằng không có sự liên hệ giữa các em trai được nuôi dưỡng trong gia đình coi trọng sự hợp tác, tức là sự lựa chọn thay thế hành vi hung hăng. Điều này đúng với những gì chúng ta thấy ở Nhật Bản và Hồng Kông: Phim hoạt hình có thể rất bạo lực, thậm chí theo những tiêu chuẩn của chúng ta; song những nền văn hoá này lại ít bạo lực đáng kể so với văn hoá của Mỹ. Điều này có thể do việc coi trọng sự hợp tác trong những nền văn hoá đó.[10]
Tuy nhiên, một người có thể sẽ tự hỏi liệu tất cả sự phơi bày bạo lực có thể không ảnh hưởng thậm chí cả với những người biết cách hợp tác hay không. Điều gì sẽ xảy ra nếu như họ thấy mình ở trong một tình huống mà sự kiểm soát của văn hóa không đóng vai trò -- ví dụ chiến tranh hay những thảm hoạ xã hội khác? Và thế còn khả năng chịu đựng hành vi hung hăng của người khác thì sao? Tôi sẽ vui hơn khi chúng ta tìm ra các cách thức khác để tự thư giãn hơn là xem mọi người đánh lẫn nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro