Sự thực của ham muốn 2
Chúng ta có thể cho rằng vì muốn chứng minh sự có mặt của sự thực hiệnmột ham muốn bị che dấu, chúng ta sẽ dùng một thí dụ tiện cho chúng tanhất. Chúng ta cũng sẽ làm như thế đối với những giấc mơ biến dạngkhác. Tôi không làm được công việc đó trước các bạn nhưng tôi đoánchắc rằng nếu có làm chúng ta sẽ thành công hoàn toàn. Tuy nhiên tôimuốn dừng lại một chút nơi chi tiết này. Kinh nghiệm cho thấy rằng chitiết này hay bị tấn công nhất và nó chính là nguyên nhân của bao nhiêumâu thuẫn, bao nhiêu sự hiểu lầm. Ngoài ra các bạn có thể có cảm tưởngrằng tôi đã rút đi một phần các sự khẳng định khi nói đến giấc mơ là mộtham muốn được thực hiện, hay điều trái lại của nó nghĩa là một điều lo âuhay một sự trừng phạt được thực hiện, và các bạn có thể cho rằng đó là cơhội tốt để tôi phải nhượng bộ hơn nữa. Người ta trách tôi vì lối trình bàyvắn tắt quá, hay để làm cho người ta tin, những điều quá đúng đối với tôi.
Có nhiều bạn đã theo tôi trong việc giải thích giấc mơ và chấp nhậnnhững kết quả của sự giải thích này dừng lại ở điểm chót khi tôi chứngminh xong là giấc mơ chính là một ham muốn được thực hiện, rồi hỏi:"Giấc mơ bao giờ cũng có ý nghĩa và ý nghĩa này kỹ thuật phân tâm cóthể tìm ra được, tại sao chúng ta lại bị bó trong cái công thức của sự thựchiện một sự ham muốn? Tại sao những ý nghĩa ban đêm lại không cónhiều nghĩa khác nhau như những ý nghĩ ban ngày? Nói khác đi, tại saolần này giấc mơ tương ứng với một sự ham muốn được thực hiện, mà lầnkhác lại không tương ứng với điều trái lại, nghĩa là một sự lo âu đượcthực hiện, tại sao giấc mơ lại không diễn tả một dự định, một sự cảnh cáo,một sự suy nghĩ đắn đo có điều phải điều trái, hay là một lời trách móc,một lời hối hận, một mưu toan làm một việc gì cần kíp, v.v.? Tại sao giấcmơ bao giờ cũng chỉ diễn tả một thứ là sự ham muốn hay ít nhất điều tráingược lại sự ham muốn?
Các bạn có thể nghĩ rằng một sự bất đồng ý về phương diện này chẳng cógì quan trọng, một khi người ta đồng ý về các điểm khác, chúng ta chỉ cầntìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ, tìm ra phương sách giúp ta làm được điềuđó, còn việc chúng ta có ấn định cho ý nghĩa đó một giới hạn nào haykhông, không phải là điều quan hệ. Nhưng sự thực không phải thế. Mộtsự hiểu lầm có thể tai hại cho tất cả những điều chúng ta đã thu lượmđược về giấc mơ, giảm giá trị những điều này khi chúng ta muốn tìm hiểunhững căn bệnh thần kinh. Trong công việc thương mại chúng ta có thểbuông trôi, nhưng về khoa học một thái độ như thế không thể chấp nhậnđược, có thể có hại nữa.
Vậy tại sao giấc mơ lại không gì khác hơn là sự thực hiện một hammuốn? Câu trả lời của tôi là: tôi chịu không biết tại sao. Sự việc xảy ranhư thế quả chẳng có gì bất tiện cả. Nhưng sự việc lại không xảy ra nhưthế và chi tiết này là chi tiết duy nhất chống đối lại quan niệm rộng rãihơn và tiện hơn về giấc mơ. Câu trả lời thứ hai là giấc mơ cũng có thểtương ứng với những hình thức tư tưởng và trí thức khác nhau. Tôi đã kểcho các bạn nghe là có một giấc mơ xuất hiện liền trong ba đêm, tôi đãgiải thích là giấc mơ đó tương ứng với một dự tính và khi dự tính đó đãthành hiện thực thì giấc mơ không còn lý do gì để tái xuất hiện nữa. Sauđó tôi có đưa ra thí dụ một giấc mơ mà nội dung là một sự thú tội. Vậy tại sao tôi lại tự mâu thuẫn khi nói rằng giấc mơ chỉ là một ham muốn đãđược thực hiện.
Sở dĩ phải như thế là muốn tránh một sự hiểu lầm tai hại có thể làm chomọi cố gắng của chúng ta từ trước tới nay về giấc mơ trở thành nước lã rasông, một sự hiểu lầm lẫn lộn giấc mơ với những ý tưởng tiềm tàng trongđó rồi đem áp dụng cho cái kia những điều chỉ có thể đem áp dụng chonhững cái này thôi. Đúng ra là giấc mơ có thể biểu thị cho tất cả những gìđã kể trên và thay thế cho chúng: dự tính, cảnh cáo, suy nghĩ, sửa soạn,giải quyết một vấn đề nào đó, v.v. Nhưng xét cho kỹ thì nhận xét trên chỉđúng với ý tưởng tiềm tàng bị biến dạng thành giấc mơ mà thôi. Tư tưởngvô thức của con người luôn luôn chú trọng đến những dự tính, những sựsửa soạn suy nghĩ mà công việc xây dựng biến thành giấc mơ. Nếu đếnmột lúc nào đó, bạn không chú trọng đến công việc xây dựng nữa mà chỉchú trọng đến việc làm cho vô thức trở thành một ý nghĩ của con ngườithì bạn sẽ gạt bỏ công việc xây dựng rồi mới nói một cách hợp lý là giấcmơ chính là một dự tính, một sự cảnh cáo.v.v.Trường hợp này xảy ra luôntrong hoạt động của phân tâm học: người ta tìm cách huỷ diệt hình thứccủa giấc mơ và thay vào đó bằng những ý tưởng tiềm tàng, nguyên nhânphát sinh ra giấc mơ.
Do đó khi chỉ chú trọng vào những ý tưởng tiềm tàng, chúng ta tình cờtìm ra rằng tất cả những hành vi vừa nói đều xảy ra ngoài ý thức củachúng ta: một kết quả thực huy hoàng nhưng cũng làm ta bối rối khôngkém.
Nhưng ngay cả khi cho rằng giấc mơ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau,các bạn chỉ có quyền nói đến những ý nghĩa đó khi biết chắc rằng mìnhđang dùng những từ ngữ vắn tắt chứ không thể mở rộng nhận xét đó chotoàn thể tính chất giấc mơ. Khi nói đến giấc mơ bạn phải nghĩ đến giấcmơ rõ ràng, nghĩa là để kết quả công việc xây dựng, hay đến chính côngviệc đó nghĩa là đến sự hoạt động tinh thần do giấc mơ rõ ràng và nhữngý tưởng tiềm tàng họp thành. Dùng hai chữ giấc mơ vào một công việc gìkhác là chỉ có thể gây ra những sự hiểu lầm, lẫn lộn thôi. Nếu những điềukhẳng định của các bạn liên quan đến những ý tưởng tiềm tàng, bạn nênnói rõ ngay chứ đừng gói ghém nó sau những danh từ mơ hồ thườngdùng. Những ý tưởng tiềm tàng, chính là nguyên liệu mà công việc xâydựng biến thành giấc mơ rõ ràng. Tại sao bạn cứ lẫn lộn nguyên liệu vớichính công việc đã nặn nguyên liệu này thành một thứ có hình thức? Nếucó người nào không biết đến kết quả của công việc đó, không thể giảithích được kết quả đó từ đâu mà có và đã thành hình như thế nào thì bạncó khác gì kẻ đó.
Yếu tố duy nhất cần thiết của giấc mơ là công việc xây dựng giấc mơ tácdụng trên nguyên liệu do những ý tưởng hợp thành. Về phương diện lýthuyết, ta không có quyền không biết đến điều đó, tuy về phương diệnthực tế nhiều khi chúng ta phải bỏ qua. Công việc xây dựng không phảichỉ gán cho những ý tưởng này một sự phát biểu có tính cách cổ lỗ haythụt lùi: nó còn thêm vào một vài điều tuy không thuộc những ý tưởngtiềm tàng trong ngày nhưng cũng là động lực phát sinh ra giấc mơ. Điềuthêm vào rất cần thiết này không làm gì khác hơn là ham muốn, và nộidung giấc mơ chịu một sự biến dạng mà mục đích là sự thực hiện hammuốn này. Một khi bạn coi giấc mơ như biểu thị cho những ý tưởng giấcmơ có thể có bất cứ ý nghĩa nào mình gán cho nó: cảnh cáo, dự tính, sửasoạn, v.v. nhưng giấc mơ bao giờ cũng chỉ là sự thực hiện một ham muốnvô thức và chỉ là thế thôi nếu ta coi nó như kết quả của một công trìnhxây dựng. Vậy giấc mơ không bao giờ chỉ là một dự tính, một cảnh cáokhông thôi, nhưng bao giờ cũng là một dự tính, một sự cảnh cáo nhờ sựcó mặt của một ham muốn vô thức, đã nhận được một sự phát biểu cótính cách cổ lỗ bị biến dạng để cho sự ham muốn được thực hiện. Mộttrong các đặc tính của giấc mơ, sự thực hiện ham muốn, là một đặc tính,bất biến không thay đổi, đặc tính khác có thể thay đổi, nó có thể là mộtham muốn nhưng trong trường hợp này giấc mơ biểu thị cho một sự hammuốn tiềm tàng trong ngày được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của một hammuốn vô thức.
Tôi hiểu rõ những điều đó lắm nhưng không biết đã làm cho bạn hiểuđược chưa? Thực khó chứng minh quá. Muốn chứng minh, không nhữngchúng ta phải phân tích thực nhiều giấc mơ mà ngoài ra điểm gai góc vànhiều ý nghĩa nhất trong quan niệm của chúng ta về giấc mơ không thểđược trình bày gây lòng tin cậy của các bạn không gắn liền vào nhữngđiều sắp nói dưới đây. Khi nhiều phần trong một sự gì lên quan với nhauthực chặt chẽ, làm sao chúng ta có thể tìm hiểu sâu rộng tính chất của mộtphần mà không cần chú trọng đến những phần khác cũng có tính chấtgiống như thế? Vì chưa biết gì đến những điểm gần giấc mơ nhất, nghĩalà những triệu chứng của căn bệnh thần kinh, chúng ta đành phải hài lòngvới những điểm đã thu lượm được. Tôi kể cho các bạn một thí dụ khác vàđưa ra một điều nhận xét mới.
Một lần nữa chúng ta lại quay lại giấc mơ về ba vé hát với giá 1 fl 50. Tôiđoán chắc rằng khi chọn thí dụ đó ngay từ đầu tôi không có một hậu ýnào cả. Bạn biết những ý tưởng tiềm tàng trong giấc mơ đó: hối tiếc vì đãlấy chồng quá sớm, ý nghĩ rằng mình có thể lấy được một người chồngkhá hơn nếu biết chờ đợi. Bạn cũng biết sự ham muốn nào đã làm chonhững ý đó trở thành giấc mơ: lòng ham thích xem hát, bắt nguồn ở chỗcho rằng mình sẽ biết thêm rất nhiều sau khi lấy chồng. Người ta biết rõrằng đối với những đứa trẻ thì lòng ham biết này hướng về đời sống tìnhdục của cha mẹ: đó là một lòng ham biết của trẻ con và nếu sau này nó cótồn tại thì đó chính là một khuynh hướng có cội rễ từ thuở xa xưa trongthời thơ ấu. Nhưng tin nhận được trong ngày không liên can gì đến việcthích đi xem hát cả: nó chỉ có tính chất gợi lên sự hối tiếc thôi. Sự hammuốn đó ngay lúc đầu không thuộc hoàn toàn vào những ý tưởng tiềmtàng và chúng ta không cần biết đến nó trong sự giải thích giấc mơ.Nhưng ngay những điều làm trái ý mình tự nó cũng không đủ gây ra giấcmơ. Ý tưởng: "Mình lấy chồng quá sớm" thực ra là vô lý chỉ có thể phátsinh ra trong giấc mơ khi làm thức dậy sự ham muốn biết rõ những gì sẽxảy ra sau khi lấy chồng. Sự ham muốn này họp thành nội dung giấc mơ,thay thế cuộc hôn nhân bằng một cuộc đi xem hát và gán cho nó hìnhthức của một giấc mơ đó: phải rồi, tôi có thể đi xem hát và biết tất cả mọiđiều thường bị cấm chỉ, trong khi chị không làm được như thế. Tôi cóchồng rồi, chị còn phải chờ. Vì thế mà tình trạng hiện thời được thay thếbằng tình trạng trái ngược của nó và một sự đắc thắng ngày xưa thay chomột sự thất vọng hiện thời. Có một sự hài lòng vì được đi xem hát bêncạnh một sự hài lòng vì đã thắng một người bạn vì biết nhiều điều hơnbạn. Chính sự hài lòng sau gây ra giấc mơ rõ ràng, và nội dung giấc mơđó là mình đi xem hát được trong khi bạn mình chưa được phép đi. Gắnliền vào sự hài lòng này còn có bao nhiêu phần khác của giấc mơ, nhưngphần này che dấu những ý tưởng tiềm tàng. Sự giải thích giấc mơ cần bỏqua những ý tưởng nặng nề trong giấc mơ chỉ bằng những ám chỉ nóitrong phần trên.
Làm như trên tôi chỉ muốn các bạn để ý đến những ý tưởng tiềm tàng giữmột địa vị quan trọng. Xin các bạn đừng quên rằng: 1) người nằm mơkhông có một ý niệm gì về những ý tưởng đó cả. 2) những ý tưởng đó rấtdễ hiểu, có mạch lạc hẳn hoi, nên mới có thể được coi như những phảnứng tự nhiên của biến cố trong ngày phát sinh ra giấc mơ. 3) những ýtưởng đó cũng có giá trị như bất cứ một khuynh hướng tinh thần và hoạtđộng tri thức nào. Vì thế nên tôi gọi những ý tưởng này là "những cái gìcòn sót lại trong ngày" và gán cho danh từ này một ý nghĩa chặt chẽ hơntrước. Sau đó cần phân biệt những cái gì còn sót lại trong ngày này vớinhững ý tưởng tiềm tàng là tất cả những cái gì chúng ta thu lượm được bằng cách giải thích giấc mơ, còn những cái gì còn sót lại chỉ là một phầntrong các ý tưởng tiềm tàng thôi. Có một cái gì góp phần vào những cái gìcòn sót lại trong ngày và cái đó chính là một sự ham muốn mạnh mẽ,nhưng bị dồn ép và chỉ có sự ham muốn này mới gây ra giấc mơ thôi. Tácdụng của sự ham muốn này làm cho nhiều ý tưởng tiềm tàng khác xuấthiện, những ý tưởng này không thể coi là hợp lý có thể giải thích đượcbằng đời sống khi thức.
Để hiểu rõ liên quan giữa những cái gì còn sót lại và sự ham muốn vôthức, tôi đã dùng một sự so sánh. Doanh nghiệp nào cũng cần có một nhàtư bản bỏ tiền ra chi tiêu và một nhà thầu khoán để thực hiện những sángkiến của anh ta. Sự ham muốn vô thức giữ một vai trò của nhà tư bảntrong giấc mơ: chính anh ta cung cấp những nghị lực cần thiết cho sựthành lập giấc mơ. Người thầu khoán được hình dung ở đây bằng cái gìcòn sót lại trong ngày quyết định về mọi sự chi tiêu và dùng nghị lực này.Nhưng trong một vài trường hợp chính nhà tư bản cũng có thể có sángkiến, và những điều hiểu biết cần thiết để thực hiện cũng như người thầukhoán cũng có thể có tư bản cần thiết. Điều này đơn giản hoá khía cạnhthực tế của vấn đề nhưng không giúp cho sự hiểu biết về lý thuyết đượcdễ dàng. Trong kinh tế học, người ta chia con người duy nhất này thànhhai người khác, một về phương diện nhà tư bản và một về phương diệnngười thầu khoán: làm như thế nào người ta lập lại tình trạng cơ bản sơkhởi của sự so sánh. Trong sự thành lập giấc mơ cũng có những ý tưởngnhư thế.
Trong lúc này chúng ta không thể đi xa hơn nữa vì có lẽ từ lâu các bạn đãthắc mắc về một vấn đề cần được xét đến. Các bạn sẽ hỏi: "Những cái gìcòn sót lại trong ngày có phải cũng có tính cách vô thức như sự hammuốn vô thức cần thiết cho sự thành lập giấc mơ không? Hỏi như thếkhông còn gì chính đáng hơn, bởi vì đó là vấn đề chính trong câu chuyệnnày. Nhưng cái gì còn sót lại không vô thức theo nghĩa của sự ham muốnvô thức. Sự ham muốn thuộc vào một vô thức khác, bắt nguồn trong thờithơ ấu có sự hoạt động riêng biệt. Cần phân biệt hai loại vô thức đó, mỗiloại đều có ý nghĩa riêng biệt. Nhưng chúng ta hãy chờ cho tới khi nàoquen với hiện tượng của các chứng bệnh thần kinh đã rồi sẽ phân biệt.Trước kia người ta thường trách chúng ta ở chỗ chúng ta chỉ có một vôthức thôi. Bây giờ chúng ta sẽ nói như thế nào nếu chúng ta nhận rằngphải có hai vô thức mới thoả mãn được.
Thôi hãy dừng lại ở đó. Các bạn chỉ mới nghe thấy những điều chưa đượcđầy đủ, nhưng chả là một điệu khích lệ sao khi nghĩ rằng những điều hiểubiết của chúng ta có thể phát triển được nhờ những công trình khảo cứucủa chính chúng ta hay của những người sẽ đến sau chúng ta? Và nhữngđiều chúng ta đã học hỏi được không phải là những điều mới lạ và kỳdiệu ư?
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro