Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Những hành vi sai lạc 6




Những vấn đề thích thú nhất mà chúng ta đã đặt ra và chưa được trả lời là những vấn đề sau: chúng ta đã nói rằng những hành vi sai lạc là kết quả của sự liên kết giữa hai ý muốn khác nhau, một ý muốn bị rối loạn. Ý muốn kia gây rối; nhưng nếu với các ý muốn bị rối không có vấn đề gì đặt ra cả thì trái lại, đối với những ý muốn gây rối loạn chúng ta cần tự hỏi xem những ý muốn có thể gây rắc rối các ý muốn khác là những ý muốn nào và liên quan giữa hai loại nói trên ra sao?

Tôi xin phép dùng những sự lỡ lời để trả lời câu hỏi thứ hai trước.

Trước hết giữa những ý muốn bị rối loạn, và những ý muốn gây rối có một sự liên quan về nội dung. Trong trường hợp này ý muốn gây rối phản trái với ý muốn bị rối, thay đổi ý đó hay bổ túc cho nó. Hay là giữa hai loại ý muốn đó không hề có một sự liên quan nào về nội dung, trường hợp này trở thành tăm tối hơn nhưng cũng thú vị hơn.

Những trường hợp chúng ta xét đến từ trước tới nay và những trường hợp tương tự làm chúng ta hiểu dễ dàng liên quan thứ nhất về nội dung. Gần như trong mọi trường hợp trong đó người ta nói ra những điều trái lại với điều định nói thì bao giờ cũng có một ý muốn gây rối diễn tả một sự chống đối với ý kiến bị rối và hành vi sai lạc là hình ảnh của sự xung đột giữa hai ý muốn này. "Tôi tuyên bố khai mạc buổi họp nhưng trong thâm tâm tôi muốn bế mạc buổi họp đó". Đó là ý nghĩa của sự lỡ lời của ông chủ tịch. Một tờ báo chính trị bị tố cáo là tham nhũng đã viết để tự bào chữa những dòng sau đây: "Độc giả làm chứng cho chúng tôi là bao giờ chúng tôi cũng bênh vực lợi ích chung một cách bất vụ lợi". Theo ý tôi điều này đã vạch trần ý thầm kín của ông ta: "Tôi bị bắt buộc phải viết một điều nhưng tôi biết rằng tôi nghĩa khác". Một vị dân biểu định nói rằng chúng ta phải nói cho Hoàng đế biết sự thực mà không cần dè dặt gì cả (ruckhaltlos) đột nhiên nhận thây mình quá táo bạo thành ra lỡ lời thaychữ không dè dặt bằng chữ còng lưng xuống (ruckgratlos).

Trong những trường hợp làm cho người ta cảm tưởng rằng đó là một sự thu ngắn hay vắn tắt thì thực ra đó là những sự sửa đổi, thêm thắt, hay tiếp tục, trong đó một khuynh hướng thứ hai xuất hiện bên cạnh khuynh hướng thứ nhất. "Có những sự việc xảy ra ( zum vorchein gekommen):tôi muốn nói những trò con heo (Schweinerrein); kết quả: "Zumyorschein gekommen" "Những người hiểu được điều đó có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhưng không, thực ra chỉ có một người có thể hiểu được thôi: vì thế nhiều người hiểu được có thể đếm được trên đầu một ngón tay thôi". Hay "Chồng tôi có thể ăn uống những gì anh ta muốn: nhưng tôi không thể để cho anh ta muốn bất cứ một thứ gì: vậy anh ta phải ăn, uống những thứ gì tôi muốn". Trong tất cả những trường hợp này, sự lỡ lời thoát ra từ trong nội dung ý muốn bị rối hay bị gắn liền vào đó".

Liên quan khác giữa hai ý muốn có vẻ lạ kỳ. Nếu giữa hai ý muốn đó không có một liên quan gì về nội dung thì ý muốn gây rối do đâu mà ra và làm sao có thể gây rối tại một địa điểm rất chính xác nào đó? Chỉ có quan sát mới có thể hiến cho ta một câu trả lời thôi và người ta quan sát thấy rằng sự rối loạn phát sinh ra từ một dòng tư tưởng làm bận tâm đương sự trong một khoảng thời gian trước đó, và nếu nó can thiệp vào trong lời nói một cách đặc biệt như thế, nó cũng có thể được diễn tả dưới một hình thức khác (nhưng điều này không phải là cần thiết). Đó là một tiếng vang thực sự nhưng tiếng vang đó không cần thiết phải bắt nguồn từ những tiếng đã nói ra. Ở đây, một lần nữa chúng ta có một sự liên tưởng giữa yếu tố bị rối và yếu tố gây rối nhưng sự liên tưởng này, đáng lẽ phải nằm trong nội dung thì lại chỉ có tính cách nhân tạo thuần tuý và do các sự liên tưởng ép buộc tạo thành.

Đây là một thí dụ rất giản dị do chính tôi quan sát thấy. Một hôm tôi gặp hai bà người thành Viên (nước Áo) ăn mặc như du khách. Tôi đi cùng với hai bà đó một đoạn đường và chúng tôi nói chuyện về những sự tiện lợi và bất tiện trong đời sống du khách. Một trong hai bà thú nhận rằng, một ngày của người du khách không phải là không có những cái khó chịu. Bàta nói "Thực ra quả là không khoái một chút nào khi chúng tôi suốt ngày phải đi dưới ánh nắng mặt trời và bị ướt hết cả áo trong áo ngoài..". Nói đến đây thì bà ta ngập ngừng rồi lại nói: "Nhưng khi về đến nhà (đáng lẽ là nói như thế: nach Hause - về đến nhà) bà ta lại nói nach Hose (nghĩa làcái quần ) thay quần áo...". Chúng ta chưa phân tích sự lỡ lời này nhưng tôi cho là không cần thiết lắm. Trong câu trước bà du khách định kể một thôi những thứ bị ướt: áo trong, áo ngoài, quần (hose). Nhưng vì lịch sự bà không dám nói đến cái quần. Nhưng trong câu sau mà nội dung khác hẳn câu trước, chữ Hose không được nói lúc nãy bây giờ lại xuất hiện như một hình thức biến hoá của chữ Hause (về nhà).

Bây giờ chúng ta mới xét đến vấn đề chính: những ý muốn được phát triển ra một cách kỳ lạ như thế là những ý muốn nào mà lại có thể gây rối những ý muốn khác? Tất nhiên đó là những ý muốn khác nhau nhưng chúng tôi muốn tìm ra những đặc tính chung. Chúng có thể được phân thành ba loại. Loại thứ nhất gồm những trường hợp trong đó người nói lỡ lời biết trước khuynh hướng nói sai của mình nhưng không ngăn được.Loại thứ hai gồm những trường hợp trong đó người nói lỡ lời tuy biết mình thường có khuynh hướng nói sai như thế nhưng trước khi nói không biết rằng khuynh hướng đó bắt đầu ở nơi mình từ lâu rồi. Người đó chấp nhận những lời giải thích của chúng ta nhưng không thể nào không ngạc nhiên. Những thí dụ trong trường hợp này có thể tìm thấy những hành vi sai lạc khác những sự lỡ lời. Loại thứ ba gồm những trường hợp trong đó đương sự phản đối kịch liệt lối giải thích của chúng ta: không những không chịu nhận là mình có khuynh hướng đó, người này còn cho rằng mình không hề bao giờ có khuynh hướng đó cả. Các bạn hãy nhớ lại câu chuyện mời mọi người ợ lên để chúc mừng ông chủ và thái độ phản đối kịch liệt của người đó khi tôi nói đến khuynh hướng gây rối của anh ta.Các bạn biết là chúng ta chưa đồng ý với nhau về quan niệm những trường hợp đó sao? Sự phản đối của đương sự không hề làm tôi bối rối và tôi giữ nguyên ý kiến, nhưng các bạn thì không thế: thấy anh chàng chối bay biến chắc các bạn cho rằng có lẽ chúng ta không nên tìm cách giải thích thì hơn, chỉ nên coi đó như một hành vi thuần tuý sinh lý theo nghĩa tiền phân tâm của chữ đó. Tôi cũng chờ đợi thái độ của các bạn. Tôi giải thích rằng nhiều khi chính đương sự có thể phát hiện những ý muốn mà chính y cũng không biết nhưng tôi có thể dựa vào một vài dấu hiệu để đưa ra ánh sáng được. Vậy mà các bạn ngập ngừng không dám chấp nhận sự giả dụ kỳ khôi và đầy hiệu quả như thế. Vậy mà nếu hợp lý với chính mình về những điều đã biết về hành vi sai lạc, sau khi đã được biết bao nhiêu trường hợp rồi đáng lẽ các bạn phải chấp nhận ý kiến của tôi mói phải chứ dù rằng các bạn cũng thấy hơi khó chịu. Nếu bạn không thể nào chấp nhận sự giải thích đó thì chỉ còn cách thôi không theo học về những hành vi sai lạc nữa.

Bây giờ chúng ta dừng lại một chút về ba loại nói trên và xem chúng có những tính cách chung nào? Đúng lúc này may mắn cho chúng ta là có một sự kiện không còn ai chối cãi được. Trong hai loại, thứ nhất khuynh hướng gây rối được ngay chính đương sự công nhận; ngoài ra trong loại thứ nhất khuynh hướng này xuất hiện ngay sau khi nói lỡ lời. Nhưng trong loại thứ nhất cũng như trong loại thứ hai, khuynh hướng gây rối kìm hãm, dồn ép vào trong. Vì đương sự quyết định không cho nó xuất hiện nên mới lỡ lời, nghĩa là khuynh hướng bị dồn ép cứ xuất hiện mặc dầu đương sự không muốn bằng cách hoặc thay đổi ý muốn được diễn tả hoặc chiếm hẳn chỗ ý muốn được diễn tả hoặc chiếm hẳn chỗ của ý muốn đó. Đó là cách hoạt động của sự lỡ lời.

Ý kiến của tôi cũng giúp cho ta giải thích những trường hợp trong loại thứ ba. Điểm khác biệt duy nhất trong ba loại này là mức độ dồn ép của khuynh hướng thôi. Trong loại thứ nhất đương sự biết rõ mình có khuynh hướng đó trước khi nó xuất hiện vì thế nên khuynh hướng đó bị dồn ép nhất định cứ xuất hiện. Trong loại thứ hai sự dồn ép nặng hơn và đương sự không hề biết mình có khuynh hướng đó trước khi nó xuất hiện. Điều ngạc nhiên là dù bị dồn ép như thế, khuynh hướng cũng cứ xuất hiện không sao ngăn được. Tình trạng này giúp cho chúng ta rất nhiều để cắt nghĩa các trường hợp trong loại thứ ba. Tôi còn nói rằng người ta có thể tìm thấy trong hành vi sai lạc sự phát hiện của một khuynh hướng bị dồn ép từ lâu lắm, đến nỗi đương sự không hề hay biết gì và phủ nhận sự có mặt của nó. Nhưng dù có muốn tách riêng loại thứ ba này ra chăng nữa thì các bạn cũng không thể chấp nhận kết luận phát hiện ra sau khi xét các trường hợp khác, rằng sự dồn ép một ý muốn nói một điều gì chính là điều kiện cần thiết cho sự phát sinh của một sự lỡ lời.

Đến bây giờ chúng ta có thể nói rằng đã đạt được những tiến bộ mới trong việc tìm hiểu các hành vi sai lạc. Không những chúng ta biết rằng những hành vi đó là hành vi tinh thần, có kèm theo một ý muốn, rằng đó là kết quả của sự liên kết giữa hai ý muốn, chúng ta còn biết rằng một trong hai ý muốn đó trước khi nói đã bị dồn ép đến nỗi phải phát hiện do sự rối loạn của ý muốn kia. Chính ý muốn này cũng bị rối loạn trước khi trở thành kẻ gây rối. Tất nhiên là ngay với những kết quả như thế chúng ta cũng chưa thể cắt nghĩa được một cách hoàn hảo những hiện tượng gọi là những hành vi sai lạc. Chúng ta đột nhiên thấy nhiều vấn đề khác hiện ra và có cảm tưởng rằng càng đi sâu vào vấn đề bao nhiêu thì chúng ta càng thấy xuất hiện nhiều vấn đề mới bấy nhiêu. Chúng ta có thể tự hỏi,tại sao sự việc lại không đơn giản hơn nhỉ? Khi một người quyết định dồn ép một khuynh hướng trong khi đáng lẽ phải để cho nó phát hiện tự do thì chúng ta đứng trước hai trường hợp: một là khuynh hướng chịu đồn ép và không có gì xảy ra cả; hai là khuynh hướng không chịu dồn ép và phải xuất hiện một cách hoàn toàn và thành thực. Nhưng hành vi sai lạc ở giữa hai tình trạng do: khuynh hướng bị dồn ép nửa chừng và ý muốn bị dồn ép, nếu không bị tiêu diệt thì cũng bị dồn ép đủ để cho không thể phát hiện ra nguyên hình mà phải thay đổi ít nhiều, trừ một vài trường hợp lẻ tẻ. Chúng ta có thể cho rằng những sự kiện liên hợp hay nửa nọ nửa kia đó cũng phải theo một số điều kiện nào đặc biệt, nhưng chúng ta không hề biết tính chất của những điều kiện đó như thế nào. Tôi không tin rằng dù có đi sâu đến đâu chăng nữa, chúng ta có thể tìm ra được những điều kiện chưa biết đó. Muốn đến được những mục tiêu đó, chúng ta còn phải thám hiểm những khu vực tăm tối khác của đời sống tinh thần ; chỉ khi nào chúng ta tìm ra trong đó những hiện tượng tương tự như của chúng ta mới có can đảm đưa ra những giả thuyết để cắt nghĩa những hành vi sai lạc một cách trọn vẹn hơn. Nhưng còn điều này nữa: dù chúng ta làm việcvới những dấu hiệu nhỏ nhoi, chúng ta cũng có thể gặp điều nguy hiểm.Có một căn bệnh tinh thần gọi là Paraoia combinatoire, trong đó những dấu hiệu nhỏ nhoi chỉ được dùng một cách có giới hạn thôi và tôi khôngcho rằng mọi kết luận thoát ra từ đó đều đúng. Để tránh những sự nguy hiểm đó, chúng ta chỉ có việc mở thực rộng phạm vi quan sát của chúngta, xét đi xét lại nhiều lần những cảm giác như nhau bất kể là khu vực đời sống tinh thần nào chúng ta khảo sát.

Vì thế đến đây chúng ta không phân tích những hành vi sai lạc nữa. Tôi chỉ biết khuyên các bạn điều này: các bạn hãy nhớ mãi đến đường lối chúng ta đã theo để khảo sát các hiện tượng đó như một cái mẫu. Theo đường lối đó các bạn ngay từ bây giờ đã biết rõ tâm lý của chúng ta muốn gì. Không những chúng ta muốn mô tả và phân loại những hiện tượng đó,chúng ta còn muốn quan niệm chúng như những dấu hiệu của sự hoạt động của những động lực trong tâm hồn, sự phát hiện của những khuynh hướng có mục đích nhất định, hoạt động hoặc cùng chiều với nhau hoặc trái hướng. Chúng ta tìm cách tự tạo ra một quan niệm linh hoạt về những hiện tượng tinh thần. Theo quan niệm này thì những hiện tượng tri thức phải nhường chỗ cho các khuynh hướng và chỉ các khuynh hướng này mới được công nhận mà thôi.

Chúng ta sẽ không đi xa hơn đối với những hành vi sai lạc; nhưng chúng ta có thể đi vào một vài con đường rẽ trong phạm vi này để tìm thấy những điều quen thuộc và những điều mới. Muốn thế, chúng ta vẫn giữ phận sự chia thành ba loại: a) sự lỡ lời với các tiểu mục như viết sai, đọc sai, nghe nhầm.
b) sự quên lãng đối với những tiểu mục đối với những vật bị quên (tên người, chữ ngoại quốc, những dự định, những cảm giác)
c)sự lầm lẫn, mất mát, không tìm lại được một đồ vật đã cất. Những sự sai lầm đối với chúng ta chỉ có tác dụng khi gắn liền vào với sự quên lãng,hiểu lầm, v.v.

Chúng ta đã nói nhiều đến sự lỡ lời. Tuy vậy còn phải nói thêm ít điều nữa. Có nhiều hiện tượng nhỏ về tình cảm không phải là không đáng được chú ý gắn liền vào sự lỡ lời. Không phải là ai cũng sẵn lòng nhận rằng mình đã lỡ lời; nhiều khi mình lỡ lời thì không biết nhưng lại nghe rõ sự lỡ lời của người khác. Trong một mức độ nào đó sự lỡ lời hay bị lây, người ta không thể nghe nói luôn đến sự lỡ lời mà chính mình lại không lỡ lời. Nhưng sự lỡ lời vô nghĩa lý nhất không cho ta hay biết gì,đặc biệt về đời sống tinh thần, tuy nhiên cũng có những lý do dễ hiểu. Khi nào chúng ta bị rối loạn trong lúc đang nói lên một chữ nào đó, đọc lên một nguyên âm dài, chúng ta không quên kéo dài cái nguyên âm ngắn sau đó ra, thành ra lại bị thêm một sự lỡ lời nữa để sửa chữa sự lỡ lời trước.Sự việc cũng xảy ra như thế khi chúng ta nói lên một nguyên âm kép:chúng ta sẽ tìm cách sửa lại bằng cách đọc lên một nguyên âm kép khác sau đó để nhớ lại nguyên âm trước. Người ta có thể cho rằng đương sự muốn chứng tỏ là mình biết rõ tiếng mẹ đẻ của mình và muốn đọc cho thực đúng. Sự lệch lạc thứ hai có mục đích gợi sự chú ý của người nghe,tỏ rằng chính mình cũng biết mình lỡ lời. Nhưng sự lỡ lời hay xảy ra nhất,vô nghĩa lý nhất thường thường là những lời rút ngắn hay nói trước những điều định nói xuất hiện trong những phần không có gì đặc biệt trong diễn từ. Trong một câu hơi dài, người ta lỡ lời bằng cách đọc lên một vần đáng lẽ chưa đọc đến theo thứ tự những điều muốn nói. Điều đó cho người ta cái cảm tưởng rằng đương sự muốn nói cho thực mau câu định nói và chứng minh rằng đương sự không thích những lời nói đó chút nào. Như thế chúng ta đã tới trường hợp giới hạn, trong đó sự khác biệt giữa quan niệm phân tâm học và quan niệm sinh lý học của sự lỡ lời bị xoá bỏ. Trong những trường hợp đó chúng ta chủ trương cho rằng có một khuynh hướng gây rối loạn cho một khuynh hướng cần được diễn tả trong khi nói; nhưng khuynh hướng đó chỉ cho chúng ta biết là nó có mặt thôi chứ không cho ta biết mục đích của nó là gì. Sự rối loạn do nó gây ra theo một vài ảnh hưởng của thanh âm và một vài sự liên tưởng, có thể được quan niệm như mục đích làm lệch lạc sự chú ý ra khỏi những điều muốn nói. Nhưng sự rối loạn sự chú ý cũng như sự liên tưởng không đủ để cho ta biết đặc tính của sự lỡ lời. Cả hai đều diễn tả sự có mặt của một ý muốn gây rối, chúng ta chỉ biết kết quả của chúng nhưng không thể dựa vào những kết quả này để biết rõ tính chất của chúng như chúng ta có thể làm trong những trường hợp rõ ràng hơn.

Những sự viết sai giống những sự lỡ lời đến nỗi chúng ta vẫn chẳng có điều gì mới mẻ để nói cả. Dù sao cũng nên cố gắng thu lượm một chút trong phạm vi này. Những lỗi lầm, những sự rút ngắn, sự viết trước,những chữ cố định viết xuất hiện khi chưa đến lượt xuất hiện, nhất là những chữ chỉ được xuất hiện sau cùng thôi chứng tỏ rằng người viết không muốn viết và muốn xong càng sớm chừng nào càng hay; những kết quả ró rệt hơn của sự viết làm làm lộ rõ tính chất và ý muốn của khuynh hướng gây rối. Thường thường người ta biết rằng mỗi khi tìm thấy một sự viết sai trong một bức thư, người ta biết ngay rằng người viết không ở trong một trạng thái tinh thần bình thường; nhưng không phải bao giờ cũng hiểu được là sự gì đã xảy ra cho người viết. Đương sự ít khi nhận thấy những điều viết sai cũng như sự lỡ lời của mình. Tôi muốn nói đến một sự quan sát rất thú vị sau đây: có nhiều người thường đọc lại thư sau khi viết xong rồi mới gửi đi; có nhiều người khác không có thói quen đó nhưng mỗi khi đọc lại đều có cơ hội sửa chữa những điều sai lầm. Làm sao cắt nghĩa được sự kiện đó? Người ta có thể cho rằng những người này biết rằng họ viết sai? Chúng ta có thể chấp nhận điều đó không?

Có một vấn đề thú vị gắn liền vào với sự viết sai. Chắc các bạn còn nhớ tên sát nhân H. giả làm nhà vi trùng học, đã kiếm được trong các học viện khoa học những vi trùng rất nguy hiểm để sát hại những người thân cận.Một hôm anh chàng gửi cho một học viên một bức thư trong đó có ý phàn nàn là những vi trùng được cấy không có hiệu quả gì đối với những con chuột nhắt và chuột bạch. Đáng lẽ phải viết thư như thế thì anh chàng lại viết: "trong các cuộc thí nghiệm của tôi đối với loài người". Sự nhầm lẫn này tuy có được các bác sĩ trong học viện để ý đến nhưng họ chẳng làm gì cả. Các bạn có thấy rằng nếu các bác sỹ cho rằng sự viết nhầm này là lời thú tội mà yêu cầu mở một cuộc điều tra thì tên sát nhân có lẽ sẽ không thể làm hại thêm ai được nữa không? Các bạn có thấy rằng sự không biết gì đến những hành vi sai lạc trong trường hợp này đã đưa đến sự tai hại nào chưa? Về phần tôi, chắc chắn tôi sẽ nghi ngờ. Tuy nhiên dùng sự viết sai đó làm bằng chứng sẽ gặp nhiều trở ngại lắm. Sự việc không đơn giản như mình tưởng. Sự viết sai tự nó là một dấu hiệu không thể chối cãi được nhưng không phải vì thế mà có thể mở ngay một cuộc điều tra được.Tất nhiên sự viết sai chứng tỏ rằng đương sự có ý định dùng những vi trùng đó cho đồng loại nhưng không biết chắc đó là một dự mưu giết người hay chỉ là một ý nghĩ ngông cuồng mà thôi. Đương sự có thể chối phăng hết. Sau này khi chúng ta xét đến sự khác biệt giữa sự hiện thực trong cuộc sống tinh thần và sự hiện thực vật chất, các bạn sẽ hiểu rõ vấn đề hơn. Điều này không ngăn cấm chúng ta thấy rằng đó là trường hợp mà một hành vi sai lạc về sau đã có một tầm quan trọng lúc đầu không ai ngờ.

Trong những sự đọc sai chúng ta đứng trước một tình trạng tinh thần khác hẳn sự lỡ lời và sự viết sai. Một trong các khuynh hướng trên được thay bằng một sự kích động này không dai dẳng. Điều chúng ta phải đọc không phát sinh ra đời sống tinh thần của chúng ta như điều chúng ta cần viết. Vì thế cho nên phần lớn những trường hợp đọc sai chỉ là những trường hợp trong đó có sự thay thế hoàn toàn. Tiếng cần đọc được thay thế bằng một tiếng khác, giữa hai tiếng đó không có sự khác biệt gì về nội dung cả, sự thay thế xảy ra vì có sự giống nhau giữa hai chữ. Thí dụ của Lichtenberg: Agamemnon thay vì angenommen, là một thí dụ điển hình.

Nếu người ta muốn tìm ra khuynh hướng gây rối, nguyên nhân của sự lầm lẫn thì người ta phải gạt ra một bên nguyên bản đọc sai và bắt đầu phân tích và tự đặt hai câu hỏi: ý tưởng nào đã hiện lên trong trí óc trước nhất và sự lầm lẫn nhất, và sự lầm lẫn đã xảy ra trong tình trạng nào? Mộtkhi chỉ cần biết tình trạng này là đủ cắt nghĩa được sự lầm lẫn. Ví dụ: có người đi dạo trong một thành phố ngoại quốc và đọc trên tầng lầu của một ngôi nhà một tấm biển đề: "Closethaus" (cầu tiêu). Anh ta ngạc nhiên tự hỏi không hiểu tại sao tấm biển đó lại để cao như thế nhưng rồi lại đọc mới biết mình đọc lầm: chính là "Corsethaus" (nhà bán corset). Sở dĩ anh ta đọc lầm như thế vì đúng lúc anh ta đang muốn đi tiêu. Trong những trường hợp khác sự lầm lẫn, bởi vì không liên can đến nội dung của bản văn, cần phải được phân tích kỹ lưỡng về phương diện phân tâm. Sự phân tích này chỉ có thể thành công khi người ta quen với lối phân tích trong phân tâm học và tin cậy vào môn này. Nhưng thường thì việc cắt nghĩa một sự đọc sai không có gì là khó khăn. Như trong trường hợp Lichtenberg đã nói trên (Agamemnon thay vì angenommen) tiếng thay thế chứng tỏ một cách dễ dàng chiều hướng tư tưởng nguồn gốc của sự rối loạn. Trong chiến tranh vì đọc nhiều tên thành phố, tên các vị chỉ huy quân sự, những danh từ quân sự, thành ra mỗi khi gặp những tiếng tương tự người ta hay đọc nhầm. Điều làm chúng ta bận tâm thường xuất hiện để thay thế những điều làm chúng ta không biết và không để ý đến.Những tiếng vang của các ý kiến của chúng ta gây rối cho những cảm tưởng mới đối với chúng ta.

Những trường hợp đọc sai cho ta thấy nhiều khi chính văn bản đã mở đường cho khuynh hướng gây rối ra mặt để đổi bản văn này thành một bản văn khác, có ý nghĩa trái hẳn. Người ta đứng trước một văn bản mà người ta không thích, và khi phân tích ra người ta thấy ngay rằng chính sự không thích này đã làm cho người ta đọc nhầm.

Trong những trường hợp đọc sai xảy ra luôn luôn nói trong phần trên, hai yếu tố mà chúng ta đã gán cho một tính chất quan trọng trong những hành vi sai lạc lại chỉ giữ một vai trò thứ yếu: chúng tôi muốn nói đến sự mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng và sự dồn ép của một trong hai khuynh hướng đó, chính sự dồn ép này phản ứng vì những hậu quả của hành vi sai lạc. Không phải là những sự đọc sai phản trái với những yếu tố này nhưng sự dẫm chân lên nhau của những dòng tư tưởng trong sự đọc sai mạnh hơn sự dồn ép trong trường hợp những hành vi sai lạc. Chỉ trong những hình thức khác nhau của hành vi sai lạc về sự quên lãng, hai yếu tố này mới nổi bật lên.

Sự quên lãng các dự định là một hiện tượng rất dễ giải thích, ngay chính những người ngoài phố cũng công nhận như vậy. Khuynh hướng gây rối không gì khác hơn là một ý muốn trái ngược, một sự không muốn làm mà chúng ta chỉ còn tự hỏi tại sao mà nó lại không diễn tả một cách khác và không giấu giếm. Nhưng sự có mặt của sự không muốn đó không ai chối cãi được. Một vài lúc người ta cũng tìm ra được những lý do bắt buộc người ta phải giấu giếm cái ý muốn này bao giờ cũng đạt được mục đích trong hành vi sai lạc, và nếu sự giấu giếm đó không có thì mục đích đó thế nào cũng đạt được. Trong khoảng thời gian giữa lúc điều dự tính ra mặt và lúc thi hành nếu có một sự thay đổi nào quan trọng, tình trạng tinh thần xuất hiện, sự thay đổi không thể đi đôi với sự thi hành điều dự định thì sự quên lãng dự định đó không còn là một hành vi sai lạc nữa. Sự quên lãng này không có nghĩa gì nữa bởi vì sự thi hành những điều dự định trong tình trạng tinh thần mới trở nên vô ích. Sự quên lãng một điều dự định chỉ có thể được coi như một hành vi sai lạc khi chúng ta không tin vào sự thay đổi trong tình trạng tinh thần.

Những trường hợp quên các điều dự định thường thường đồng đều và rõ ràng đến nỗi chúng chẳng còn gì đáng khảo cứu nữa. Nhưng trong hai điểm sự khảo sát hành vi sai lạc này có thể cho ta biết một vài điều mới mẻ. Chúng ta đã nói rằng sự quên lãng, tức là sự không thi hành một điều dự định, chứng tỏ có một ý kiến không muốn thi hành dự định đó. Điều này đúng rồi nhưng công cuộc khảo cứu cho biết là sự không muốn nàycó thể trực tiếp hay gián tiếp. Muốn hiểu gián tiếp nghĩa là gì, chúng ta chỉ cần nêu một hay hai ví dụ. Khi một người giám hộ quên không giới thiệu con đỡ đầu của mình cho một người nào đó thì một sự lãng quên này chứng tỏ người giám hộ không để ý đến người con đỡ đầu một cách quá đáng nên không tha thiết giới thiệu. Ít nhất đó cũng là ý kiến của người con đỡ đầu về hành vi quên lãng của người giám hộ. Nhưng tình trạng có thể rắc rối hơn. Sự ngần ngại không muốn giới thiệu có thể có một nguyên cớ khác và về một phương diện khác. Có thể là cô con gái không hề liên quan gì đến sự quên lãng đó cả và chính người thứ ba kia mới là nguyên nhân quyết định. Các bạn thấy là về phương diện thực tế,sự giải thích khó khăn như thế nào chưa? Dù ý kiến của cô con gái có đúng chăng nữa thì cô ta vẫn có thể tỏ ra không tin cậy và không công bằng với người giám hộ. Hay trong trường hợp người có hẹn nhưng quên không đến hẹn thì lý do của sự quên lãng đó chỉ có thể cắt nghĩa ở chỗ người có hẹn không thấy khoái người kia mấy. Nhưng ngay trong trường hợp này người ta cũng có thể không phải là người mình muốn gặp mà cũng có thể là nơi định gặp nhau, nơi mà người ta không muốn đến vì ởđó có những kỷ niệm không tốt đẹp. Một thí dụ khác: một người quên không gửi một lá thư đi có thể vì không thích nội dung bức thư; nhưng cũng có thể nội dung bức thư không liên can gì đến sự quên lãng, và nguyên nhân là nội dung một bức thư khác viết từ lâu nhưng được nội dung bức thư này gợi nhớ lại làm cho khuynh hướng gây rối xuất hiện:người ta có thể cho rằng sự không muốn gửi bức thư từ bức thư trước trong đó nó không có lý do gì cả. Các bạn thấy chưa? Chúng ta cần phải làm việc hết sức cẩn thận, dè dặt ngay cả trong những trường hợp có thể cắt nghĩa được dễ dàng: điều gì đó có giá trị như nhau trong phương diện tâm lý có thể có nhiều cách giải thích về phương diện thực tế.

Những hiện tượng mà tôi vừa trình bày có thể có vẻ kỳ lạ trước mắt các bạn. Các bạn có thể tự hỏi không biết sự không muốn gián tiếp đó tính cách bệnh hoạn không. Nhưng tôi dám quả quyết rằng tình trạng của đương sự hết sức bình thường. Tuy nhiên, các bạn cần hiểu rằng tôi không hề công nhận tính chất không xác thực mà ta chỉ ra của các cách giải thích nói trên. Chúng ta có thể giải thích sự quên lãng điều dự định bằng nhiều cách khác nhau khi chúng ta chưa phân tích trường hợp đó cho rõ ràng và khi các sự giải thích đó chỉ dựa trên các căn bản có tính chất chung thôi. Mỗi khi phân tích người làm đối tượng quên lãng, chúng ta có được những bằng cớ đủ dùng đó là một sự không muốn có tính cách trực tiếp và nguồn gốc của nó ở đâu.

Một điểm khác như sau: sau khi nhận thấy rằng sự quên lãng những dự định, trong phần lớn trường hợp đều là do một ý muốn trái ngược, chúng ta có thể mở rộng cách kết luận này cho nhiều trường hợp khác, trong đó người được phân tích không những không chịu xác nhận là có ý muốn trái ngược mà còn chối phắt đi nữa. Các bạn hãy nhớ đến những trường hợp quên lãng không trả lại những cuốn sách mình mượn, hay quên không trả nợ, hay quên thanh toán hoá đơn.. Chúng ta phải có can đảm vạch ra cho những người này biết rằng chính họ đã không muốn trả những cuốn sách hay những món nợ đó hay thanh toán những hoá đơn đó mặc dù họ khăng khăng một mực chối cãi và chúng ta không còn tìm ra được lý lẽ gì khác để cắt nghĩa thái độ của họ. Chúng ta sẽ bảo họ là quả họ có ý thực nhưng không biết đó thôi, còn về phần chúng ta thì ngay một việc họ quên không làm những việc nói trên là đủ cho ta biết họ quả có ý định không muốn trả nên họ không nhớ đến việc đem trả. Các bạn thấy ngay rằng lại một lần nữa chúng ta rơi vào tình trạng đã gặp một lần rồi. Bằng cách gán cho những lời giải thích của chúng ta một tính chất hết sức rộng rãi hợp lý về nhiều mặt trong khi khảo sát các hành vi sai lạc, chúng ta bị bắt buộc phải công nhận rằng trong mỗi người chúng ta có những khuynh hướng hoạt động mà chúng ta không hề hay biết. Nhưng khi đưa ra ý kiến đó,chúng ta đã làm trái lại hẳn với những điều thường được công nhận trong đời sống và trong tâm lý học.

Chúng ta cũng còn có thể giải thích sự quên lãng các tên riêng, các danh từ, tiếng ngoại quốc bằng cách nói rằng trong những trường hợp đó có khuynh hướng trái ngược gắn liền một cách trực tiếp hay gián tiếp vào danh từ này hay vào tiếng nói trên. Nhưng trong giai đoạn này, tính chất gián tiếp thường xảy ra luôn luôn và chỉ có thể tìm ra được sau một cuộc phân tích tỉ mỉ. Ví dụ trong thời chiến tranh, thời làm cho chúng ta phải xa những người chúng ta yêu quý, đã xảy ra biết bao nhiêu sự liên tưởng làm yếu đi rất nhiều trí nhớ của chúng ta về phương diện các danh từ riêng. Chính tôi cũng không viết lại được cho đúng tên một thành phố tầm thường Bisens: sau khi phân tích tôi thấy rằng không phải vì tôi có điều gì bực mình với thành phố đó, nhưng chính vì tên thành phố này giống tên Bisenzi của một toà lâu đài ở Octavio trong đó tôi đã qua nhiều ngày thực tế không dễ chịu. Đến đây, lần đầu tiên chúng ta đứng trướcmột nguyên tắc dùng khuynh hướng để cắt nghĩa những sự quên lãng các danh từ sau này sẽ có một tầm quan trọng hàng đầu trong việc tìm các triệu chứng của bệnh thần kinh: đó là việc trí nhớ từ chối không chịu gợi lại kỷ niệm liên quan đến những cảm giác đau buồn, làm cho người ta nhớ lại cảm giác đó. Cái khuynh hướng tránh sự khó chịu do các kỷ niệm hay những hành vi tinh thần khác gây nên, thái độ trốn tránh những điều bực mình chính là những lý do rất kiến hiệu để giải thích không những sự quên lãng các danh từ mà còn của nhiều hành vi sai lạc khác như những sự nhầm lẫn, những sự lười biếng...

Nhưng có vẻ như những yếu tố sinh lý tâm lý đặc biệt thường làm cho người ta dễ quên các danh từ hơn: cho nên chúng ta có thể quan sát thấy sự lãng quên này ngay cả trong những trường hợp không có liên quan gì đến cảm giác khó chịu. Nhiều khi có những người luôn luôn quên những danh từ không phải vì danh từ đó làm cho người ta khó chịu hay gợi lại những kỷ niệm không đẹp, mà chính vì những tên đó có liên can gì đến một vài sự liên tưởng của anh ta. Người ta có thể cho rằng những danh từ đó gắn liền vào với một loạt các sự liên tưởng và nhất định không chịu liên can gì đến các liên tưởng khác có thể xảy ra tuỳ theo trường hợp. Các bạn hãy nhớ lại một vài xảo thuật trong việc giúp trí nhớ. Các bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên nhận thấy rằng có nhiều danh từ bị quên chỉ bởi vì người ta đã cố ý dùng một vài sự liên tưởng với mục đích làm cho những tên đó khỏi bị quên. Chúng ta có nhiều thí dụ điển hình trong đó những tên riêng của nhiều người có giá trị rất khác nhau đối với từng người. Ví dụ như tên Théodore. Đối với nhiều người trong các bạn, tên đó chẳng cóý nghĩa gì cả: đối với người khác đó có thể là tên cha, tên bạn hay chính tên mình. Bạn sẽ thấy rằng những người đó không liên can gì đến Théodore cả thì ít khi quên tên những người lạ mang tên đó, trong khi những người có dính dáng đến Théodore bao giờ cũng có khuynh hướng không muốn cho người khác mang tên Théodore, có vẻ như tên đó chỉ được ban cho bà con họ hàng mình mà thôi. Vì bây giờ bạn chỉ cần thêm vào tác dụng của sự liên tưởng, tác dụng của những cảm giác khó chịu và tác dụng của một sự hoạt động gián tiếp là lập tức bạn có được một ýniệm rõ ràng về những sự phức tạp trong việc tìm hiểu sự quên lãng những danh từ.

Tác dụng của khuynh hướng muốn đẩy đi xa những kỷ niệm tất cả những cảm giác khó chịu còn mạnh hơn nữa trong sự quên lãng này chỉ có thể được coi như một hành vi sai lạc khi nào nó làm cho chúng ta ngạc nhiên vì không có gì bào chữa được, ví dụ như khi người ta quên những cảm giác mới mẻ quá hay quan trọng quá, hay khi cảm giác đó nếu bị quên sẽ gây nên một lỗ thủng trong toàn thể kỷ niệm. Tại làm sao và như thế nào chúng ta có thể quên được những biến cố, ví dụ như trong thời thơ ấu của chúng ta đã để lại trong lòng chúng ta những ấn tượng xâu xa nhất? Đó làmột vấn đề thuộc một phạm vi khác hẳn mà chúng ta có thể giải thích bằng cách cho rằng người ta muốn quên đi những cảm giác không đẹp đẽ,nhưng thực ra lời giải thích này không cắt nghĩa được toàn thể vấn đề.Không còn ai nghi ngờ rằng những kỷ niệm khó chữa thường dễ bị quên hơn. Nhiều nhà tâm lý học đã nhận thấy đặc điểm đặc biệt này nơi nhà bác học Darwin. Ông này nhận thấy rằng mỗi khi có điều gì trái với thuyết của ông ta thì không sao ông ta nhớ nổi và muốn cho khỏi quên ông ta phải ghi thực rõ ràng trên giấy trắng những điều đó để dùng trong việc nghiên cứu.

Những người lần đầu tiên nghe nói rằng những kỷ niệm không đẹp đẽ thường bị quên dễ dàng hơn thường cãi lại rằng theo kinh nghiệm riêng của họ thì chính kỷ niệm không đẹp mới khó quên, những kỷ niệm này luôn luôn trở lại, làm người ta đau khổ ngấm ngầm mặc dù người ta dùng hết cách để quên, ví dụ như những kỷ niệm về sự khiêu khích nhục nhã chẳng hạn. Đúng như thế thực, nhưng những lời cãi lại đó không đứng vững. Chúng ta không nên quên rằng đời sống tinh thần là một bãi chiến trường, trong đó những khuynh hướng trái ngược đấu tranh với nhau, hay nói một cách trừu tượng hơn đời sống tinh thần gồm có những sự mâu thuẫn và những cặp tương phản nhau. Khi chứng minh được rằng có một khuynh hướng nhất định nào đó rồi, chúng ta không thể chứng minh luôn rằng không có một khuynh hướng nào phản trái với khuynh hướng trên.Có chỗ cho cả hai khuynh hướng đó. Vấn đề là tìm hiểu xem giữa những sự phản trái nhau đó có những liên quan gì, và những tác dụng của chúng ta ra sao.

Sự đánh mất và không tìm lại được những đồ vật đã cất đối với chúng ta có một tầm quan trọng đặc biệt, vì hành vi sai lạc này có thể được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng khác nhau. Tính cách chung của mọi trường hợp là ý muốn bị mất;điều khác nhau là lý do và mục đích của sự bị mất mát đó. Chúng ta đánh mất một vật là vì nó cũ rồi, vì chúng ta muốn thay nó bằng một vật khác,vì ta không thích nữa, thay vì ta đã có nó trong những trường hợp mà bây giờ ta không muốn nghĩ đến nữa. Việc để cho vật đó bị bỏ rơi, bị gãy cũng có những nguyên nhân như thế. Kinh nghiệm đã cho thấy những đứa con hoang bao giờ cũng yếu ớt hơn những đứa con chính thức. Như thế không phải vì lẽ gì khác hơn là những đứa con hoang không được chăm sóc cẩn thận như những đứa con chính thức. Đối với đồ vật cũng thế, chẳng khác gì đối với những đứa con

Nhưng có nhiều khi mình đánh mất những vật không hề mất đi một chút giá trị nào chỉ vì muốn hi sinh một vật gì đó cho số mệnh và muốn tránh khỏi mất một vật khác có thể xảy đến. Sự phân tích cho thấy rằng thái độ hi sinh một vật gì cho số mệnh là một thái độ quen thuộc đối với chúng ta và vì lý do đó nhiều khi những sự mất mát của chúng ta chỉ là một sự cố ý hi sinh. Sự mất mát có thể biểu lộ một sự thách thức hay một sự trừng phạt. Nói tóm lại những lý do dùng để cắt nghĩa cái khuynh hướng muốn từ bỏ một thứ đồ vật gì, nhiều vô kể.

Cũng giống như mọi sự lầm lẫn khác, sự ngộ nhận cũng thường được dùng để thực hiện điều ham muốn đáng lẽ ra mình không được quyền có.Ý muốn lúc đó được che giấu dưới mặt nạ của một sự ngẫu nhiên sung sướng. Một người bạn tôi lên tàu đi thăm một người mà anh ta không thích lắm, ra đến ga đã lên lầm một chuyến tàu khác rồi lại quay trở về nhà. Có khi trong một cuộc du lịch mình muốn dừng lại ở một bãi tắm không thích ứng với một cuộc du lịch. Tự nhiên mình lỡ một chuyến tàu thành ra được dừng lại ở nơi mình muốn. Một người bệnh của tôi bị cấm không được gọi dây nói cho người yêu, mỗi khi dùng dây nói gọi tôi,thường gọi lầm số mà số đó bao giờ cũng là số của người yêu ông ta. Và đây là một sự ngộ nhận rất thú vị, quan trọng đặc biệt trong đời sống thực tế do một ông kỹ sư kể lại. Sự kiện này quan trọng vì nó giúp cho ta biết được người ta đã làm như thế nào để gây thiệt hại cho một đồ vật.

Ít lâu nay tôi và một vài người bạn trong một trường Cao đẳng, nghiên cứu một công việc rất phức tạp về sự co giãn. Chúng tôi làm việc này không có thù lao gì cả, nhưng chúng tôi bắt đầu thấy rằng việc đó chiếm quá nhiều thời gian. Một hôm đi cùng anh F.. đến phòng thí nghiệm, anh này phàn nàn rằng anh bực mình vì hôm nay mất nhiều thời giờ ở đây quá trong khi ở nhà còn bao nhiêu công việc phải làm. Tôi tán thành anh và nói đùa: "Mong rằng lần này cũng như tuần trước, máy sẽ bị hư và chúng ta có thể ngưng việc và ra về sớm".

Khi phân công công việc anh F.. có phân sự coi sóc cái sú- páp sức ép,nghĩa là mở dần dần cái sú-páp ra cho nước chảy từ từ vào trong máy.Người điều khiển cuộc thí nghiệm đứng gần cái máy đó và mỗi khi thấy sức ép đủ dùng rồi phải kêu to cho mọi người ngừng tay. Nghe tiếng hô thôi anh F.. nắm lấy cái sú- páp và lấy hết sức quay về phía trái.. (trongkhi phải quay về phía phải như thường lệ cũng như đối với mọi cái súpáp). Kết quả là vì sức ép mạnh quá nên đứt một cái dây cáp: điều đó chẳng quan hệ gì nhưng máy hư và chúng tôi phải bỏ dở công việc về nhà. Điều này lạ là khi tôi hỏi anh F.. về vụ đó thì anh ta tỏ vẻ không nhớ gì hết trong khi tôi nhớ rõ mồn một.

Những trường hợp như thế đủ làm cho các bạn nghi ngờ khi người làm của các bạn coi những đồ vật trong nhà như kẻ thù và hành hạ chúng thì bạn đừng cho rằng đó là ngẫu nhiên. Nhưng các bạn cũng có thể tự hỏi là khi mình tự làm cho mình đau khổ hay làm cho lòng ngay thẳng của mình bị nghi ngờ thì đó có phải là một sự ngẫu nhiên không? Đó là tất cả những vấn đề bạn phải phân tích để tìm ra giải pháp

Tôi chưa thể đã nói được hết các điều có thể nói được về hành vi sai lạc.Còn nhiều điểm phải xem xét và thảo luận. Nhưng tôi sẽ hài lòng lắm nếu những điều đã trình bầy làm lung lay được những ý kiến cũ của các bạn về vấn đề của chúng ta và các bạn sẵn lòng tiếp những ý kiến mới. Ngoài ra tôi không muốn đi xa hơn nữa. Những nguyên tắc của chúng ta không phải chỉ được chứng minh bằng những hành vi sai lạc, không có gì bắt buộc chúng ta giới hạn các cuộc khảo sát của chúng ta vào những vật liệu do những hành vi đó cung hiến. Đối với chúng ta, giá trị to lớn của những hành vi sai lạc là ở chỗ chúng xảy ra luôn luôn, bất cứ người nào cũng có thể quan sát thấy được và sự phát sinh của chúng không phụ thuộc vào tình trạng bệnh hoạn của một người.

Trước khi kết thúc tôi muốn nhắc lại một trong các câu hỏi của các bạn mà tôi chưa trả lời: nếu quả thực theo những ví dụ nói trên loài người hiểu rõ những hành vi sai lạc và hoạt động như họ hiểu ý nghĩa của các hành vi đó thì tại sao cho rằng những hành vi đó chỉ có tính chất bất thường, không có ý nghĩa gì cả, không có gì quan trọng và nhất định không chịu chấp nhận sự giải thích của môn phân tâm học.Các bạn có lý: đó quả là một điều hết sức ngạc nhiên cần giải thích.Nhưng đáng nhẽ hiến cho các bạn những lời giải thích sẵn sàng, tôi muốn giảng giải liên tục cách nào cho các bạn có thể tự tìm thấy câu trả lời không cần đến sự trợ lực của tôi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tâmlý