Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Những hành vi sai lạc 5

Lần này thì lý lẽ của bạn có vẻ vững chắc. Tôi hình dung ra con người đó,biết đâu anh chàng chẳng là phụ tá được quý mến của ông chủ, đó là một anh chàng trẻ tuổi có nhiều hứa hẹn về tương lai. Tôi sẽ hỏi anh xem anh có khó chịu khi người ta nói những lời cung kính đối với ông chủ không?Nhưng tất nhiên tôi không được đón tiếp nồng hậu. Anh sẽ tỏ vẻ khó chịu và giận dữ: "Xin ông đi đi, ông đừng hỏi lôi thôi nữa. Tôi bắt đầu bựcmình rồi, vì những câu hỏi của ông sẽ làm tiêu tan sự nghiệp của tôi. Tôi đã dùng chữ aufstossen (ợ) thay vì anstossen (uống) là vì trong một câu tôi đã hai lần dùng tiếp đầu ngữ auf rồi. Đó là điều mà Meriger gọi là Nachklang và không cần giải thích gì hơn nữa. Ông đã hiểu chưa? Tôi tưởng như thế là quá đủ rồi". Trời ơi, sao mà ông này lại nổi giận ghê vậy? Tôi thấy là chả có thể khai thác gì hơn được và anh chàng này có vẻ cũng muốn cho người ta đừng gắn cho sự lỡ lời của anh một ý nghĩa gì cả. Có lẽ các bạn sẽ nghĩ rằng anh chàng này đã tỏ ra thô lỗ trước một sự tìm hiểu lý thuyết thuần tuý nhưng chắc là anh ta biết mình định nói gì và không muốn nói gì. Đúng vậy hả? Đó là điều còn cần phải xét.

Lần này chắc là bạn cho là tôi đã chịu thua rồi. Tôi như nghe tiếng bạn nói: đó, kỹ thuật của ông như thế đó. Khi một người nói lỡ lời, nói một vài lời gì hợp ý ông thì lập tức ông tuyên bố rằng sự phán đoán của người đó có tính cách quyết định, bởi vì chính mồm ông nói ra mà. Nhưng nếu lời nói không hợp ý ông thì ông bảo là cách giải thích của người đó khôngcó giá trị gì cả, không đáng tin tý nào.

Sự việc tất nhiên xảy ra theo thứ tự đó. Nhưng tôi trình bày một trường hợp tương tự trong đó sự việc xảy ra cũng kỳ lạ như thế. Khi một người ra trước toà thú thực tội trạng của mình, ông quan toà tin ngay, nhưng khi anh ta chối tội thì ông quan toà không tin. Nếu sự việc không xảy ra như thế thì làm sao xử kiện được, cho nên dù có nhiều sự nhầm lẫn người ta vẫn bị bó buộc phải theo cách đó.

Nhưng bạn có phải là ông quan toà không? Và người nói lỡ lời có phải là người ra toà không? Sự lỡ lời có phải là một tội không?

Có lẽ chúng ta không thể không nói tới sự so sánh này được. Nhưng bạn có thấy là ngay khi đi sâu vào những vấn đề có vẻ như không có gì quan trọng của những hành vi sai lạc là lập tức thấy ngay sự khác biệt giữa hai lối lý luận trên không, những khác biệt mà chúng ta chưa khắc phục được. Tôi đề nghị bạn hãy tạm giữ nguyên sự so sánh giữa môn phân tâm học và việc xử án. Bạn phải công nhận với tôi rằng khi chính người làm một hành vi sai lạc mà nói ra thì chúng ta không còn điều gì nghi ngờ vềý nghĩa của sự sai lạc đó nữa. Trái lại tôi công nhận rằng, khi người làm hành vi sai lạc không chịu nói chuyện hay khi người đó không có mặt để nói chuyện thì chúng ta không thể có bằng chứng trực tiếp về ý nghĩa của hành vi đó được. Chúng ta đành phải làm như trong một cuộc điều tra về vụ án, nghĩa là tìm ra các dấu hiệu làm cho sự quyết định của chúng ta có vẻ sát sự thực tuỳ theo trường hợp. Vì lý do thực tế, một toà án phải tuyên bố một người bị đưa ra toà là có tội tuy chỉ có những bằng chứng dự đoán mà thôi. Chúng ta không cần phải làm điều đó, nhưng không phải vì thế mà chúng ta không dùng các dấu hiệu. Thực là một điều sai lầm khi cho rằng một khoa học chỉ gồm toàn những luận đề đã được chứng minh và chúng ta sai lầm khi bắt buộc như thế. Đòi hỏi như thế là sự đòi hỏi của những người muốn có uy quyền, muốn thay những giáo điều tôn giáo bằng những giáo điều khác dù là giáo điều khoa học. Giáo điều khoa học chỉ gồm có một số rất ít vấn đề có tính chất giáo điều: phần lớn những sự khẳng định của khoa học đều có tính cách không hoàn toàn xác thực tới một mức nào đó, điểm đặc biệt của khoa học là hoàn toàn có thể tiếp tục công cuộc tìm kiếm được dù nhiều khi thiếu những bằng chứng quyết định.

Nhưng trong trường hợp chúng ta không có được những lời xác nhận của người có hành vi sai lạc thì chúng ta dựa vào đâu mà giải thích và tìm đâu những dấu hiệu này để chứng minh. Những điểm tựa và những dấu hiệu này đến từ nhiều nguồn lắm. Trước hết bằng cách so sánh với những hiện tượng không liên quan gì đến các hành vi sai lạc, ví dụ như việc nói sai một danh từ trong một hành vi sai lạc cũng có tính chất chửi bới như trong việc cố ý nói sai. Sau nữa bằng cách xét tình trạng tinh thần phát sinh ra hành vi sai lạc, hiểu rõ tính nết của người làm hành vi này, khảo sát những cảm tưởng của người đó trước khi hành vi xảy ra và phản ứng của người này sau khi có hành vi sai lạc. Trước hết chúng ta đưa ra những phương thức giải thích hành vi sai lạc bằng cách dựa vào những nguyên tắc có tính chất chung. Điều thu lượm được trong trường hợp này chỉ là điều ước đoán, một dự định thích hợp cần được khẳng định bằng cách xét tình trạng tinh thần. Nhiều khi chúng ta phải chờ đợi những sự diễn biến tiếp theo của hành vi sai lạc mới có thể khẳng định được.

Không phải là tôi có thể dễ dàng cung hiến các bạn những bằng chứng về những điều nói trên nếu tôi cứ trì trệ mãi trong phạm vi những sự lỡ lời,dù rằng ngay trong phạm vi này cũng có nhiều thí dụ rất tốt. Anh chàng trai trẻ đề nghị với một bà để "begleitdigen" (liên hợp giữa hai chữ begleiten (đi cùng) và belidigen (thất lễ) bà ta, quả là một anh chàng nhút nhát). Người đàn bà muốn chồng ăn uống những thứ mình muốn chính là một người đầy nghị lực biết nắm quyền cai quản trong nhà. Còn trường hợp này nữa: một hội viên trẻ tuổi của hội Concordia đọc một bài diễn văn giọng rất mạnh mẽ, trong đó anh ta gọi ban giám đốc là ban "chovay" (Vorschuss) trong khi đáng lẽ phải gọi là "ban chỉ huy" (Vorstand)hay uỷ ban (ausschuss). Anh chàng đã vô tình liên kết giữa hai chữ Vorstand và Aus- schuss. Người ta có thể ước đoán rằng sự phản đối của anh ta là do một khuynh hướng gây rối có dính dáng tới một chuyện vay mượn. Sau này chúng tôi biết rằng anh ta cần tiền ghê lắm và đã nạp đơn xin vay tiền. Chúng ta có thể thấy nguyên nhân của khuynh hướng gây rối là ở chỗ: mày cần phải thận trọng trong việc phản đối vì mày đang nói chuyện với những người có thể quyết định cho mày vay tiền hay không?

Tôi sẽ hiến cho bạn nhiều thí dụ về những dấu hiệu bằng chứng này khi nói đến những hành vi sai lạc khác.Khi một người quên một người nào đó và mặc dù đã cố gắng hết sức cũng không nhớ lại được cái tên rất quen, ta có quyền dự đoán rằng người đó có điều gì khó chịu với người có tên đó cho nên không nghĩ đến anh ta.Bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ về những điều dưới đây về một trạng thái tinh thần trong một hành vi sai lạc.

Ông Y yêu một bà nhưng không được yêu lại. Bà này lấy ông X. Dù ông Y rất quen ông X từ lâu và đã giao dịch buôn bán với ông này nhiều lần,vậy mà không bao giờ ông Y nhớ được tên ông X, lúc nào cần viết thư cho ông này, ông Y vẫn phải hỏi các người quen rồi mới nhớ ra.

Rõ ràng là ông Y không muốn biết gì về người đã thắng ông trên phương diện ái tình. Đúng như Heine đã viết trong câu thơ: "Ta hãy xoá hẳn đi trong trí nhớ của chúng ta".

Hay trong trường hợp này nữa: một bà nói chuyện với một bà bác sỹ về một người bạn gái mà hai người quen nhưng bao giờ cũng chỉ gọi bạn bằng tên thời con gái, còn tên chồng bạn thì bà quên mất từ lâu. Hỏi bà thì bà trả lời rằng bà ta rất khó chịu về chuyện lấy chồng của bạn và không chịu được ông chồng của bạn.

Chúng ta còn nhiều điều muốn nói nữa về sự quên tên. Điều quan trọng đối với chúng ta ở đây là trạng thái tinh thần trong lúc người ta quên.

Thường thường người ta hay quên những điều dự định vì có một làn sóng gì trái lại làm cho những điều dự định không thực hiện được. Đó khôngnhững là ý kiến của các nhà phân tâm học mà là của cả mọi người trong đời sống thường ngày kể cả những người không công nhận môn phân tâmhọc.

Người giám hộ xin lỗi người con đỡ đầu của mình vì quên không thoả mãn lời yêu cầu, không phải vì thế mà được người này tha thứ ngay vì hắn nghĩ: ông ta nói không thực đâu, ông chỉ không muốn giữ lời hứa với mình thôi. Vì thế cho nên trong đời sống thường ngày người ta không được phép quên, và về điểm này giữa quan niệm của mọi người và quan niệm của các nhà phân tâm học không còn khác nhau nữa. Bạn cứ tưởng tượng xem một bà chủ nhà nói với người khách mình mời đến ăn cơm như sau: "Thế nào, tôi mời anh hôm nay sao? Tôi quên mất là đã mời anh đến xơi cơm hôm nay". Liệu có được không? Một thí dụ nữa: một anh chàng đang yêu mà quên không đến chỗ hẹn với người yêu: anh ta sẽ không nhận rằng mình đã quên mà sẽ bịa đặt ra hàng bao nhiêu lý do chứng tỏ rằng anh ta không đến được và anh ta cũng không có cách nào khác báo cho người yêu biết. Trong đời sống nhà binh người ta không có quyền quên và dù có quên thực cũng vẫn bị phạt như thường: đó là điều ai cũng biết, và cho là làm thế là phải vì ai cũng nhận là trong đời sống nhà binh, một vài hành vi sai lạc có ý nghĩa và trong đa số trường hợp chúng ta biết rõ ý nghĩa đó là thế nào. Vậy tại sao người ta lại không đem áp dụng lối lý luận đó cho mọi hành vi sai lạc khác để công nhận các hành vi đó không còn dè dặt gì nữa. Tất nhiên về vấn đề này thì người ta vẫn trả lời được.

Nếu ý nghĩa của sự quên các điều dự định không còn gì đáng gì đáng nghi ngờ đối với những người ngoài phố nữa thì các bạn sẽ càng ngạc nhiên hơn khi thấy các nhà thơ nhà văn thường dùng những hành vi sai lạc đó trong thơ văn của mình. Trong các bạn nếu đã có người nào xem trình diễn vở kịch César và Cléopâtre của B. Shaw chắc hẳn còn nhớ cái cảnh cuối cùng trong đó César trước khi ra đi bị ray rứt về một điều gì mà ông ta không nhớ ra được. Sau đó chúng ta thấy dự định của ông ta là từ biệt Cléopâtre. Bằng xảo thuật nhỏ bé đó kịch sĩ muốn gán cho César một tấm lòng cao thượng mà ông không có và không hề muốn có. Bạn hẳn biết rõ là theo các tài liệu lịch sử thì César đã cho đưa Cléopâtre về La Mã và nàng ở đó với con trai César cho tới khi César bị ám sát, rồi sau đó mới trốn khỏi thành phố.

Những trường hợp quên các điều dự định rõ ràng đến nỗi chúng ta không thể dùng vào mục đích của chúng ta được, nghĩa là không thể tìm ra trong trạng thái tinh thần những dấu hiệu gì có dính dáng đến ý nghĩa của hành vi sai lạc. Vì thế nên chúng ta sẽ đi tìm một hành vi không rõ ràng một tý nào, không thể hiểu lầm được: đó là sự mất đồ vật, không thể nào tìm lại được những đồ vật đã được sắp xếp có thứ tự. Điều mà bạn sẽ không thể nào cho là có thực là ý muốn của chúng ta lại có thể đóng một vai trò gì trong công việc đánh mất một đồ vật làm cho chúng ta bực mình hết sức.Nhưng có rất nhiều điều được nhận thấy thuộc loại sau đây: một anh chàng trẻ tuổi đánh mất một cái bút chì mà anh ta rất thích, ngay chiều hôm trước anh ta nhận được bức thư của người anh rể trong đó có viết:"Tôi không có thì giờ và cũng chẳng muốn khuyến khích sự nhẹ dạ và sự lười biếng của cậu". Thế mà cái bút chì bị mất lại chính là cái bút chì do ông anh rể biếu. Nếu không biết rõ trường hợp này tất nhiên chúng ta không thể cho rằng ý muốn vứt bỏ một đồ vật nào đó lại có thể đóng vai trò gì trong việc đánh mất đồ đó. Sự đánh mất loại này xảy ra luôn.Chúng ta đánh mất đồ đạc khi chúng ta có bất hoà với người đã cho chúng ta đồ vật đó, và khi chúng ta không muốn nghĩ đến chúng nữa. Tấtnhiên khi chúng ta không thích thì chúng ta có thể có ý muốn vứt bỏ, bẻ gãy đồ vật đó đi. Ví dụ như một cậu học sinh đánh mất đồ đạc của mình, hay tìm cách huỷ bỏ chúng trước ngày sinh nhật của mình, hành động nàycó phải là ngẫu nhiên không?

Những người thấy bực mình hết sức khi đánh mất không tìm lại được một món đồ do chính tay mình đã cất không bao giờ chịu công nhận là trong công việc mất mát đó có ý muốn của anh ta tham dự vào. Vậy mà những trường hợp mất đồ trong một lúc hay mãi mãi không phải là hiếm. Tôi thuật lại với các bạn một câu chuyện sau đây được coi là trường hợp tốt đẹp nhất từ trước tới nay.

Một hôm, có một anh chàng còn trẻ kể cho tôi nghe rằng cách đây vài năm vợ chồng anh ta hiểu lầm nhau tai hại: "Tôi thấy vợ tôi lạnh lùng quá, chúng tôi sống bên nhau mà chẳng có gì nồng nàn, những điều đó không ngăn cản tôi công nhận rằng nàng có nhiều đức tính. Một hôm nàng đi chơi về đưa cho tôi một cuốn sách nàng mua cho tôi vì tưởng tôi rất thích. Tôi cảm ơn nàng và bảo là tôi sẽ đọc cuốn sách đó nhưng rồi để đâu quên mất. Tôi đã cố tìm trong nhiều tháng nhưng không tìm ra được.Sáu tháng sau, mẹ tôi mà tôi rất quý mến đã bị ốm, nàng rời nhà đi chăm sóc mẹ chồng. Bệnh của mẹ tôi khá nặng và đó là dịp để nàng chứng tỏ rằng nàng có nhiều đức tính đáng quý. Một hôm tôi trở về nhà lòng rộn ràng vì biết ơn về những điều mà nàng làm cho mẹ tôi. Tôi lơ đãng mở một cái ngăn kéo, chẳng có mục đích gì nhất định và điều đầu tiên trông thấy trong ngăn kéo là một cuốn sách đã bị mất từ lâu".

Khi không còn lý do gì nữa thì đồ vật đó sẽ không còn là một thứ không tìm thấy nữa.

Tôi có thể kể mãi không hết những trường hợp như thế này nhưng tôi không làm. Trong cuốn Tâm lý đời sống thường ngày của tôi, các bạn sẽ tìm thấy rất nhiều trường hợp để khảo sát hành vi sai lạc. Kết luận chung cho tất cả các trường hợp đó là như sau: Những hành vi sai lạc bao giờ cũng có một ý nghĩa gì, và chỉ cho chúng ta biết cách dựa vào ý nghĩa đó để tìm hiếu xem các hành vi đó đã xảy ra trong trường hợp nào? Hôm nay tôi sẽ nói ngắn hơn vì chúng ta chỉ có ý muốn tìm thấy trong việc khảo sát này những yếu tố để sửa soạn đưa các bạn vào con đường của phân tâm học. Vì thế nên tôi chỉ nói cho các bạn nghe về hai loại quan sát thôi:những quan sát về hành vi sai lạc chồng chất lên nhau và kết hợp vào nhau, và sự xác nhận các điều giải thích của chúng ta bằng các biến cố xảy ra sau đó.

Những hành vi sai lạc chồng chất và kết quả thực là những trường hợp dồi dào nhất trong loại này. Nếu chỉ cần chứng tỏ rằng những hành vi sai lạc có ý nghĩa thôi thì có thể từ lúc đầu chúng ta chỉ cần nói đến chúng ta là đủ rồi bởi vì ý nghĩa đó quá rõ ràng ngay cả đối với những bộ óc ương ngạnh nhất, ưa phê phán nhất, việc có nhiều hành vi sai lạc liên tiếp xảy ra chứng tỏ đó không phải là những sự ngẫu nhiên mà chính là có ý muốn hẳn hoi. Sau cùng sự thay thế một hành vi sai lạc này bằng một hành vi sai lạc khác chứng tỏ rằng điều quan trọng và cần thiết trong các hành vi này không phải là hình thức cũng như những phương cách đem dùng mà chính là ở trong ý muốn của những hành vi này muốn thoả mãn, và ý muốn này có thể được thực hiện bằng những phương cách khác nhau.

Tôi thuật lại cho các bạn nghe trường hợp quên liên tiếp: E. Jones kể lại rằng một hôm, vì lý do gì ông không biết, đã để lại trên bàn trong một vài ngày một bức thư viết xong. Rồi một hôm ông gửi bức thư đó đi nhưng bị gửi trả lại vì quên không viết địa chỉ trên phong bì. Viết xong địa chỉ, ông lại gửi đi nhưng lần này quên không dán tem. Mãi lúc đó ông mới chịu thú nhận với mình là ông không hề muốn gửi bức thư đó đi.

Trong một trường hợp khác chúng ta có sự liên kết giữa việc cầm nhầm một đồ vật rồi không sao tìm ra được nữa. Có một bà đi du lịch cùng ông em chồng sang La Mã, ông này là một nhà danh hoạ. Ông này được các người Đức ở La Mã mời ăn uống tiệc tùng luôn và được biếu một cái huy chương cổ bằng vàng. Bà bực mình khi thấy em chồng không biết rõ giá trị của món đồ biếu đó. Lúc người em gái đến thay mình ở La Mã, bà ta về nhà và lúc mở rương ra thấy cái huy chương nằm trong đó mà chẳng hiểu tại sao. Bà báo ngay cho ông em và nói rằng ngay ngày hôm sau sẽ gửi trả lại cái huy chương đó. Nhưng hôm sau cái huy chương được cất kỹ đến nỗi không sao tìm được và do đó không thể gửi đi được. Đúng lúc đó bà ta mối hiểu tại sao bà ta lại đãng trí như thế: thì ra bà ta muốn giữ cái huy chương đó làm của riêng.

Trong những dòng trên, tôi đã kể cho bạn nghe trường hợp trong đó có sự kết hợp giữa một sự lầm lẫn và một sự quên: đó là một trường hợp của một người đã trót lỡ hẹn một lần, nhất định không lỡ hẹn lần thứ hai nữa,nhưng trong lần thứ hai này lại đến sai giờ. Một người bạn tôi vừa khảo cứu khoa học vừa viết văn kể cho tôi nghe về một trường hợp tương tự của chính bản thân ông. Ông kể: "Cách đây vài năm tôi nhận gia nhập hội văn chương vì tin rằng hội có thể giúp tôi trong việc trình diễn một vở kịch của tôi. Thứ sáu nào tôi cũng tham dự vào các cuộc hội họp của uỷ ban mà chẳng lấy gì làm thích lắm. Cách đây vài tháng tôi được người ta cho biết là một vở kịch của tôi sẽ được đem diễn và ngay sau đó tôi quên phắt không dự các phiên họp nữa. Nhưng khi đọc các bài của anh viết về vấn đề đó tôi thấy xấu hổ tự trách rằng mình đã không thèm đi dự các phiên họp khi không cần đến họ nữa, và tự nhủ là thế nào cũng phải quay trở lại cuộc họp như trước. Tôi suy nghĩ mãi về vấn đề cho đến khi đến trước phòng họp và ngạc nhiên thấy phòng họp đóng cửa chẳng có ma nào cả. Thì ra phiên họp đã khai diễn từ hôm qua là thứ sáu ngày họp thường lệ. Tôi đã lầm ngày họp và đến vào hôm thứ bảy".

Nếu có thêm nhiều quan sát nữa, có lẽ cũng hay nhưng thôi. Tôi muốn trình bày thêm cùng các bạn một loại trường hợp khác trong đó muốn xem mình giải thích có đúng không, chúng ta phải chờ đến biến cố sau đó xác nhận.

Khỏi phải nói là điều kiện cần thiết của những trường hợp này là chúng ta không hề biết đến tình trạng tinh thần trong lúc này hay tình trạng đó ở ngoài tầm khảo sát của chúng ta. Sự giải thích của chúng ta vì thế chỉ có giá trị một sự dự đoán mà chúng ta không cho là quan trọng. Nhưng sau đó có một sự việc xảy ra chứng tỏ rằng cách giải thích đầu tiên của chúng ta là đúng. Một hôm, trong một cuộc đi thăm một cặp vợ chồng, tôi được người vợ vừa cười vừa kể cho nghe rằng ngay sau hôm đi trăng mật về,nàng dẫn người em gái đi mua sắm, người em gái này chưa có chồng.Trong khi đó chồng nàng đi việc riêng. Hai chị em đang đi đột nhiên trông thấy một người đàn ông đi bên kia đường, nàng bảo em gái: "Kìaông X..".. Nàng không hề thấy rằng người đàn ông đó chẳng phải ai khác hơn là chồng nàng vừa mới cưới chừng vài tuần. Câu chuyện đó gây cho tôi một cảm giác khó chịu, nhưng tôi không muốn tin vào điều mà mình nghĩ về vấn đề. Chỉ vài năm sau tôi mới nhớ lại câu chuyện vì tin rằng cuộc hôn nhân giữa hai người đã đưa đến kết quả tai hại.

A.Maeder kể chuyện một bà trước hôm cưới quên không đi thử áo cưới và mãi đến tối mới nhớ lại. Ông ta cho rằng việc này và sự ly dị của hai người sau đó có liên quan đến nhau. Tôi biết có một bà tuy đã có chồng nhưng vẫn ký những tài liệu về quản trị tài sản bằng tên thời con gái, rồi sau đó ly dị với chồng. Tôi biết một bà đã đánh mất nhẫn cưới trong thời kỳ trăng mật, những biến cố sau đó chứng tỏ là sự việc đó có một ý nghĩa đặc biệt không sao lầm được. Lại còn trường hợp một hoá học gia danh tiếng người Đức quên cả giờ cử hành hôn lễ của mình và đáng lẽ phải ra nhà thờ thì lại đi thẳng vào phòng thí nghiệm. Sau đó ông ta đổi ý và chết già trong cảnh độc thân.

Chắc các bạn cũng muốn rằng, trong tất cả các trường hợp đó những hành vi sai lạc thay thế cho linh tính người xưa. Mà đúng thế, nhiều khi những linh tính đó chỉ là những hành vi sai lạc, ví dụ như khi người ta vấp ngã.Nhiều trường hợp khác có tính chất khách quan chứ không chủ quan.Nhưng bạn không thể tưởng tượng được rằng thực rất khó phân biệt xem một biến cố thuộc vào loại nào. Nhiều khi hành vi sai lạc lại đeo cái mặt nạ của một biến cố có tính cách tiêu diệt.

Những người nào trong các bạn có ít nhiều kinh nghiệm đủ dùng có lẽ cũng tự nhủ là mình sẽ tránh cho mình được nhiều điều thất vọng và ngạc nhiên đau đớn, và nếu có can đảm nhìn vào sự thực giải thích những hành vi sai lạc trong sự giao thiệp giữa loài người như là những linh tính báo trước, dùng những linh tính này để tìm hiểu những ý muốn còn nằm trong vòng bí mật. Nhiều khi người ta không dám làm điều đó. Người ta sợ rằng mình quay trở lại tin dự đoán, vượt qua mặt khoa học. Không phải là linh tính nào cũng thành sự thực và khi các bạn hiểu rõ những thuyết của chúng ta hơn, bạn sẽ thấy là không cần gì các linh tính đó phải thực hiện hết.

Những hành vi sai lạc là những hành vi có ý nghĩa: đó là kết quả của những sự phân tích của những dòng trên và là điều chúng ta dùng làm căn bản cho những cuộc khảo sát sắp tới. Chúng ta cần xác nhận lại một lần nữa: chúng ta không hề khẳng định là một việc luôn luôn xảy ra. Chúng ta chỉ cần cho rằng phần nhiều những hành vi này có ý nghĩa là đủ rồi. Vả lại ngay về phường diện này cũng có nhiều sự khác biệt khi chúng ta đi từ hành vi này qua hành vi khác. Những sự lỡ lời, viết sai, v.v. đều có mộtvăn bản thuần tuý sinh lý. Điều này không được chắc chắn trong các hình thức khác nhau của sự quên lãng (quên tên, quên dự định, không tìm được những đồ vật mà mình đã cất..) trong khi sự đánh mất đồ đạc thì có lẽ không có một ý muốn nào dính dáng vào đó. Chúng ta cần thêm rằng những sự nhầm lẫn trong đời sống thường ngày cũng chỉ dính dáng vào môn phân tâm học về một vài khía cạnh nào đó thôi. Lúc này cũng nên nhớ luôn luôn đến những sự giới hạn đó bởi vì từ nay trở đi chúng ta bắt đầu từ ý niệm cho rằng hành vi sai lạc là những hành vi tinh thần, kết quả của sự liên kết giữa hai ý muốn.

Đó là kết quả thứ nhất của môn phân tâm học. Tâm lý học chưa bao giờ để ý đến những hiện tượng theo sau đó. Vì vậy chúng ta đã mở rộng biên giới của thế giới tinh thần ra rất nhiều và thêm vào môn tâm lý học nhiều hiện tượng trước kia không có trong đó.

Sai lạc là những hành vi tinh thần. Khẳng định như thế có phải là chúng ta cho rằng những hành vi tinh thần là những hành vi có ý nghĩa hay không?Hay chúng ta còn ngụ một ý gì khác nữa. Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên mở rộng phạm vi của những hành vi này ra.Tất cả những điều gì quan sát được trong đời sống tinh thần sẽ gọi là những hiện tượng tinh thần. Vấn đề chỉ là xét xem một sự phát biểu tinh thần nào đó có phải là kết quả trực tiếp của những hình ảnh về cơ thể, của các cơ năng hay có tính chất thể xác và trong trường hợp này chúng không thuộc phạm vi môn Tâm lý học; hay nó là hậu quả trực tiếp của những hoạt động tinh thần. Chúng tôi nghĩ đến điều sau này mỗi khi nói đến những hoạt động tinh thần. Vì thế cho nên chúng ta sẽ hợp lý hơn nếu phát biểu ý nghĩa dưới hình thức sau đây: hiện tượng có ý nghĩa, nghĩa là cho ta biết nó có một ý muốn hay một khuynh hướng và giữ một địa vị nào trong những hoạt động tinh thần.

Cũng có những hiện tượng khác rất gần với những hành vi sai lạc nhưng không thể gọi như thế được. Chúng ta gọi những hiện tượng đó là những hành vi bất thường hay là triệu chứng. Tất cả những hành vi này đều có đủ những tính cách của một hành vi không có lý do, vô nghĩa lý, không quan trọng và nhất là chẳng có lợi ích gì. Nhưng điều làm cho hành vi này khác với những hành vi sai lạc là trong những hành vi này không có sự tham dự của một ý muốn đối nghịch, làm rối loạn trái với ý muốn nguyên thủy. Những hành vi sai lạc này lại thường nhập vào những cử chỉ và dáng điệu dùng để diễn tả sự cảm động. Thuộc vào loại hành vi sai lạc đặc biệt này là những cử chỉ bề ngoài chẳng có mục đích gì như vân vê tà áo, lấy tay sờ soạng vào chân tay hay mình mẩy, hay những đồ vật để gần tay mình; những bài hát chúng ta hát nho nhỏ, chúng ta bắt đầu hát hay thôi hát vào những lúc bất thần mà chúng ta không để ý, chẳng có lý do gì rõ ràng cả. Vậy mà tôi không ngần ngại gì không khẳng định rằng nhữnghành vi đó đều có ý nghĩa, cũng có thể giải thích như những hành vi sai lạc khác, đó là những dấu hiệu chứng tỏ một tình trạng tinh thần khác.Quan trọng hơn đó là những hành vi tinh thần đầy đủ nhất. Nhưng tôi không có ý nói nhiều về sự mở rộng phạm vi của những hành vi tinh thần này: tôi thích tiếp tục những sự phân tích các hành vi sai lạc đặt ra trướcmắt chúng ta những vấn đề quan trọng nhất của môn phân tâm học.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tâmlý