Những hành vi sai lạc 4
Trong bài học sau chúng ta sẽ xét đến vấn đề chúng ta có thể đồng ý với các nhà thi sĩ về quan niệm của họ về các hành vi sai lạc không?
Lần trước chúng ta đã xét đến hành vi sai lạc không phải về phương diện liên quan giữa chúng với cơ năng ý muốn, mà về phương diện với chính hành vi đó thôi. Có vẻ như hành vi sai lạc trong vài trường hợp có mang vài ý nghĩa đặc biệt. Chúng ta đã tự nhủ là nếu có thể khẳng định được điều đó trên một quy mô rộng lớn hơn thì ý nghĩa của những hành vi này đối với chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn là những trường hợp phát sinh ra những hành vi đó.
Một lần nữa chúng ta phải đồng ý với nhau về những điều chúng ta hiểu khi ta nói đến ý nghĩa của một sự hoạt động tinh thần. Đối với chúng ta,"ý nghĩa" đó không có gì khác hơn là diễn tả một ý muốn và địa vị của nó trong đời sống tinh thần. Trong các công trình khảo cứu của chúng ta,chúng ta có thể thay chữ "ý nghĩa" bằng chữ "ý muốn" hay "khuynh hướng". Nay thì ta tự hỏi không biết cái "ý muốn" đó có phải chỉ là một bề ngoài lừa dối hay một điều quá đáng có tính cách thi văn hay không?
Vậy chúng ta hãy xét những trường hợp lỡ lời và khảo cứu những sự quan sát liên can đến những trường hợp đó. Chúng ta sẽ tìm ra hàng loạt những sự lỡ lời có ý nghĩa. Thoạt tiên là những sự lỡ lời trong đó người ta nói ra những điều trái hẳn với những điều muốn nói. Ông chủ tịch nói trong diễn văn khai mạc: "Tôi tuyên bố bế mạc buổi họp". Chả còn có gì để người khác hiểu nhầm được. Lời nói đó chứng tỏ rằng ông chủ tịch trong thâm tâm muốn bế mạc buổi họp. Thì chính ông nói ra miệng mà, chúng ta cứviệc tin lời ông nói. Đến đây các bạn đừng làm tôi lúng túng bằng cách cãi lại rằng sự thực không thể nào như thế được bởi vì chúng ta biết rằng ông ta muốn khai mạc chứ không phải là bế mạc, nhất là khi hỏi lại thì chính ông ta muốn khai mạc. Chúng ta đừng quên rằng chúng ta đã quyết định là chỉ khảo cứu hành vi sai lạc với tính chất của nó thôi, còn chuyện nó có liên quan thế nào với ý muốn mà nó đã làm rối loạn hay không thì đó là một chuyện khác sẽ được nói đến sau. Làm khác đi, chúng ta sẽ phạm một lỗi lầm bất hợp lý, làm sai lạc hẳn vấn đề đang khảo cứu.
Trong trường hợp khác trong đó người ta không nói hẳn những điều trái với ý muốn nhưng sự lỡ lời vẫn diễn tả một ý nghĩa trái ngược. Ich binnicht die Verdienste meines Vorgagers zu wurdigen. Chữ Geneigt không phản nghĩa với chữ geegnets (sẵn sàng và được quyền); nhưng đó là một lời thú nhận trước công chúng trái hẳn với địa vị của diễn giả.
Trong những trường hợp khác sự lỡ lời thêm một ý nghĩa mới vào ý nghĩa định nói. Mệnh đề đó xuất hiện như một sự co rút, rút ngắn hay dung hoà nhiều mệnh đề lại. Đó là trường hợp của con người giàu nghị lực nói trong những dòng trên "chồng tôi có thể ăn uống những món gì tôi muốn". Có vẻ như bà ta muốn nói: "Chồng tôi muốn ăn gì tuỳ ý anhmuốn. Nhưng anh cần gì phải muốn. Chính tôi muốn thay anh!". Nhưng sự lỡ lời luôn luôn cho người ta cái cảm tưởng rút ngắn thuộc loại sau đây. Ví dụ: Một giáo sư về cơ thể học sau khi giảng xong một bài về lỗ mũi, hỏi các sinh viên là họ có hiểu không. Sau khi họ trả lời là họ hiểu,giáo sư hỏi tiếp: "Tôi không tin như thế vì số người hiểu được sự cấu tạo của lỗ mũi, trong một thành phố một triệu người có thể đếm trên đầu một ngón tay... chết nỗi, trên các đầu ngón tay". Câu nói rút ngắn này có ý nghĩa: giáo sư muốn nói chỉ có mỗi một người hiểu được sự cấu tạo của lỗ mũi thôi.
Cạnh những trường hợp vừa kể, trong đó ý nghĩa của sự lỡ lời hiện ra rõ ràng, còn có những trường hợp lỡ lời không có ý nghĩa gì cả và do đó trái hẳn với những điều chúng ta chờ đợi. Khi một người nói sai một danh từ riêng hay phát ra những âm thanh chẳng có nghĩa gì hết cả thì tất nhiên tất cả những hành vi sai lạc này chẳng có nghĩa gì hết. Nhưng khi xét kỹ người ta sẽ thấy những tiếng hay những câu ngay cả khi sự khác biệt giữa những trường hợp còn nghi ngờ với những trường hợp thực rõ ràng không to tát như người ta đã tưởng.
Có người hỏi thăm sức khoẻ của con ngựa của một người, người này trả lời: "Jan das draut.. das dauert.." ông ta muốn nói: "Bệnh nó có thể kéo dài một tháng". Hỏi ông nói draut nghĩa là gì (mà ông suýt nữa đã dùng thay chữ dauert) ông trả lời là, vì cho rằng việc con ngựa ốm đối với ông là điều rất buồn (traurig) ông đã dùng lầm hai chữ dauert và traurig và ông lỡ nói ra chữ draut.
Một người khác nói về một vài lối làm việc làm cho ông phẫn nộ đã nói:"Dann aber dind Tatsachen zum Vorwwchein gekommen" (người ta tìm ra những sự việc..) Nhưng vì trong thâm tâm ông cho các lối làm việc như vậy là đồ con heo (cochonneries, Schweinerrein) nên vô tình lẫn hai chữ Vorschein và Schweinerrein. Do đó ông nói lỡ lời ra Vorschein (Meringervà Mayer).
Bạn hẳn còn nhớ trường hợp anh chàng muốn đi cùng với một bà chưa quen biết bằng chữ begleigt- digen. Chúng ta đã phân chữ đó thành hai chữ begleinten (đi cùng) và beleidigen (kính trọng). Chúng ta cho là cách giải thích như thế là đúng lắm rồi nên chúng ta không thấy cần kiểm lại.Các bạn thấy rõ là ngay cả những trường hợp lỡ lời không được rõ ràng lắm cũng có thể cắt nghĩa được bằng sự trùng phùng của những phát biểu của hai ý muốn. Sự khác biệt độc nhất giữa các trường hợp đó là ở chỗ đối với một số trường hợp như trong các sự lỡ lời bằng sự trái ngược thì một ý muốn này được thay hẳn bằng một ý muốn khác, còn trong một số trường hợp nữa thì một ý muốn chỉ thay đổi một ý muốn khác thôi. Do đó, có một số chữ có hai hay nhiều nghĩa.
Chúng ta tưởng như đã vén được bức màn bí mật với một số lượng lớn sự lỡ lời. Và bây giờ vẫn bằng lối lý luận đó chúng ta có thể hiểu được nhiều loại còn bí mật hơn nhiều. Ví dụ như trong trường hợp đọc sai các tên riêng, chúng ta không thể cho rằng nguyên nhân của chúng là sự có mặt của hai tiếng vừa khác nhau lại vừa giống nhau. Nhiều khi sự sai lầm diễn ra không liên can gì đến sự lỡ lời cả. Bằng cách đó người ta tìm cách nói lên một danh từ kêu sai hay gán cho nó một thanh âm làm cho người ta nhớ lại một vật gì rất tầm thường. Đó là một lối chửi rủa rất quen thuộc mà những người lịch sự không dám dùng tuy nhiều khi trong thâm tâm họ cũng muốn dùng lắm. Lời chửi bới này thường làm cho người ta có vẻthông minh nhưng là cái thông minh hạ cấp. Vậy chúng ta có thể cho rằng sở dĩ có sự lỡ lời là vì trong thâm tâm người ta muốn chửi bới bằng cách nói sai chữ dùng. Nói rộng thêm ra, chúng ta có thể dùng cách giải thích đó với những trường hợp lỡ lời rất buồn cười hay khó hiểu: "Xin mời các ngài ợ lên để chúc thọ ông chủ của chúng ta" (trong khi muốn nói: uốngmừng aufstossen và anstossen). ở đây quang cảnh trang nghiêm bị phá rối bằng một tiếng gợi lên một cảm giác khó chịu. Trong trường hợp này quả có một khuynh hướng xuất hiện trái hẳn với dáng điệu cung kính bề ngoài của diễn giả. Thực ra diễn giả muốn nói: các bạn đừng tin lời tôi, tôi không muốn nói như thế đâu, tôi chỉ muốn nhạo ông chủ thôi vvv.. Đó cũng là trường hợp của sự lỡ lời trong đó những tiếng rất thường biến thành những tiếng thô tục.
Khuynh hướng biến đổi hay đọc sai này thường thấy có ở những người muốn đùa chơi hay muốn tỏ ra mình thông minh. Và mỗi khi gặp trường hợp này thì chúng ta thường phải tìm hiểu xem có phải là người nói câu đó muốn pha trò hay không hay chính đó là một sự lỡ lời thực sự.
Như vậy tức là chúng ta đã giải quyết được một cách tương đối dễ dàng những điều bí mật của những hành vi sai lạc. Đó không phải là một sự bất thường mà là những hành vi tinh thần đúng đắn, có ý nghĩa phát sinh ra do sự trùng hợp hay nói đúng hơn sự phải trái giữa hai ý muốn khác nhau.Nhưng tôi đoán trước rằng nhiều bạn sẽ nghi ngờ và sẽ hỏi nhiều câu mà tôi sẽ phải trả lời trước khi có thể hài lòng về kết quả đầu tiên này. Tôi không hề có ý đưa bạn đến chỗ quyết định hấp tấp.Chúng ta hãy thảo luận từng điểm theo một thứ tự một cách bình tĩnh.
Bạn sẽ hỏi gì tôi? Tôi cho rằng những lời giải thích nói trên có giá trị đối với mọi trường hợp hay chỉ đối với một số trường hợp không thôi? Một quan niệm như thế có đúng với mọi hành vi sai lạc không như: đọc sai,viết sai, quên, lầm, không tìm lại được một vật mà mình đã cất.. Trước tính chất tinh thần của những hành vi sai lạc này thì sự mệt nhọc, sự kích động, sự đãng trí, sự rối loạn trong sự chú ý giữa những vai trò nào?Người ta nhận thấy rằng trong hai khuynh hướng kình địch nhau, có một khuynh hướng là hiển nhiên còn khuynh hướng kia thì không. Làm thế nào cho khuynh hướng này rõ rệt ra và trong trường hợp là được thì làm sao chứng tỏ được khuynh hướng sau này, dù không xác thực là thái độ độc nhất phát sinh ra được? Các bạn còn hỏi gì tôi nữa không? Nếu không thì chính tôi cũng còn nhiều câu đặt ra nữa. Tôi nhắc lại rằng những hành vi sai lạc tự chúng đối với chúng ta chẳng có lợi lộc gì nhưng chúng ta chỉ muốn dựa vào đó để tìm ra được những kết quả có thể áp dụng vào môn phân tâm học thôi. Vì thế nên tôi đặt câu hỏi như sau: những ý muốn,những khuynh hướng có thể làm rộn những ý muốn và khuynh hướng khác là thế nào và giữa một khuynh hướng bị gây rối và một khuynh hướng gây rối có liên quan gì? Như thế tức là chỉ sau khi giải đáp tất cả những câu hỏi này thì công việc thực sự của chúng ta mới bắt đầu.
Vậy: sự giải thích của chúng ta có giá trị với mọi trường hợp lỡ lời hay không? Tôi tin là có vì mỗi lần xét đến một sự lỡ lời chúng ta lại quay trở lại lối giải thích đó. Nhưng không có gì chứng tỏ rằng không có những sự lỡ lời phát sinh từ những lối khác. Có thể được. Nhưng đứng về phương diện lý thuyết thì dù có những sự đó nữa thì cũng chẳng quan hệ gì mấy,bởi lẽ những điều kết luận của chúng ta trong những dòng trên vẫn còn nguyên giá trị ngay cả khi những sự lỡ lời phù hợp với quan niệm của chúng ta chỉ là số ít, nhưng thực sự không phải như thế. Còn về câu hỏi sau đó là chúng ta có nên đem những kết quả thu lượm được về những sự lỡ lời áp dụng vào những hành vi sai lạc khác không, câu trả lời của tôi là có. Các bạn sẽ thấy tôi làm thế là phải khi chúng ta xét đến những thí dụ về viết sai, tôi đề nghị cùng các bạn hãy tạm gác vấn đề đó lại cho đến khi xét xong vấn đề lỡ lời.
Và bây giờ đến các sự mệt mỏi, kích động, đãng trí, rối loạn trong sự chú ý và tuần hoàn đóng những vai trò gì trong sự hoạt động tinh thần? Vấn đề này cần được xem xét cẩn thận. Chúng ta không hề phủ nhận những điều các môn khác khẳng định; thường thường môn này chỉ đưa thêm vào những điều khẳng định đó những yếu tố mới, và trong nhiều trường hợp những điều đưa thêm vào này lại là những điều cần thiết. Ảnh hưởng của các sự kiện sinh lý do những khó chịu, những sự rối loạn trong bộ máy tuần hoàn, những tình trạng cơ thể suy đồi gây ra đối với sự phát sinh các lỡ lời phải được công nhận hoàn toàn không dè dặt. Những kinh nghiệm bản thân của bạn đủ để bạn công nhận ảnh hưởng đó. Nhưng giải thích như thế là giải thích quá ít. Trước hết, những trạng thái vừa kể không phải là những điều kiện cần thiết cho những hành vi sai lạc. Ngay cả những người khoẻ mạnh bình thường cũng lỡ lời. Những yếu tố cơ thể này chỉ có giá trị khi chúng làm dễ dàng cho sự phát sinh của những sự lỡ lời.
Để chứng minh sự có liên quan đó, có một lần tôi đã dùng một sự so sánh và ngày nay lại phải đem dùng lại vì không còn sự gì tốt hơn. Ví dụ nhưmột hôm đi chơi ban đêm trong một nơi vắng vẻ tôi bị kẻ gian chặn lại trấn lột đồng hồ và túi tiền, tôi đến đồn cảnh sát trình rằng sự vắng vẻ và bóng tối đã trấn lột đồng hồ và tiền bạc của tôi thì chắc chắn ông cảnh sát sẽ trả lời rằng: "Ông không thể cắt nghĩa một cách máy móc như thế được. Nếu ông muốn, tôi sẽ giải thích như sau: vì được bóng tối và sự vắng vẻ che chở, một tên cướp vô danh đã cướp của ông những vật đáng giá. Theo ý tôi điều cần đối với ông là tìm được tên cướp; và chỉ lúc đó chúng ta mới có hy vọng tìm thấy những đồ đã mất".
Những yếu tố vừa tâm lý vừa sinh lý như sự kích động, sự đãng trí, sự rối loạn trong sự chú ý, tất nhiên không có ích gì trong việc cắt nghĩa những hành vi sai lạc. Đó chỉ là một cách nói, những bình phong không làm chochúng ta không nhìn được. Người ta có thể tự hỏi: trong một trường hợp đặc biệt nào đó, nguyên nhân của sự kích động, của sự lệch lạc trong sự chú ý là gì? Ngoài ra những ảnh hưởng của thanh âm, giống nhau của lời nói, những sự liên tưởng quen thuộc của tiếng nói cũng có một vài phần quan trọng. Tất cả những yếu tố đó làm dễ dàng cho sự phát sinh của sự lỡ lời bằng cách chỉ đường cho hươu chạy. Nhưng có phải trước mắt tôi có sẵn một con đường là chắc chắn tôi phải theo con đường đó không?Cần phải có một lý do gì, một động lực nào thúc đẩy tôi. Vậy những liên quan về âm thanh, những sự giống nhau về chữ dùng, cũng như những yếu tố về cơ thể chỉ phụ họa vào sự phát minh ra các sự lỡ lời thôi chứ không cắt nghĩa được.
Ngay khi tôi đang nói chuyện với các bạn, trong đa số các trường hợp, bài nói chuyện của tôi không hề bị rối loạn bởi sự kiện là các chữ tôi dùng có thể giống các chữ khác về âm thanh hay liên lạc chặt chẽ với các tiếng phản nghĩa hay gây ra những sự liên tưởng thường dùng. Cần đến người ta có thể nói như Wundt rằng sự lỡ lời xảy ra khi sau một cơn suy đồi cơ thể, khuynh hướng liên tưởng át hẳn các khuynh hướng khác trong việc nói năng. Lời giải thích này sẽ hoàn toàn đúng nếu không có những thí nghiệm trái lại cho rằng nhiều khi trong những sự lỡ lời không hề có bóng dáng của những yếu tố cơ thể hay sự liên tưởng.
Nhưng tôi thấy câu hỏi của bạn về phương sách người ta nhận thấy hai khuynh hướng có liên quan đến nhau. Có lẽ các bạn không ngờ rằng tuỳ theo câu trả lời như thế nào mà câu hỏi đó sẽ đưa đến những kết quả vô cùng quan trọng có thể xảy ra được.Về khuynh hướng bị rối loạn thì không còn nghi ngờ gì nữa: người nào có hành vi sai lạc thường cho rằng mình bị rối loạn thực. Những điều nghi ngờ chỉ có thể xảy ra đối với những khuynh hướng gây ra rối loạn mà thôi. Tôi đã trình bày và hẳn các bạn cũng chưa quên: có rất nhiều trường hợp trong đó những khuynh hướng này rất rõ ràng. Sự có mặt của khuynh hướng này tỏ rõ với kết quả của sự lỡ lời. Ông viện trưởng đã nói những điều trái hẳn với những điều mà ông ta muốn nói. Ông muốn khai mạc hội nghị, nhưng điều rõ ràng là nếu có thể bế mạc được thì ông cũng không lấy gì mà khó chịu. Điều nàyquá rõ ràng đến nỗi không cần lời giải thích nào khác nữa. Nhưng trong trường hợp khuynh hướng gây ra sự rối loạn chỉ làm sai lạc đi một chút khuynh hướng sơ khởi thì chúng ta làm thế nào để cho nó thoát khỏi sự lệch lạc đó được?
Trong một loại thứ nhất chúng ta có thể làm công việc đó một cách dễ dàng y như đối với những khuynh hướng bị rối loạn. Ví dụ như trong trường hợp đã kể với người có con ngựa đau sau khi lỡ lời đã nói lại chữ đáng lẽ được đem dùng. Khi được hỏi tại sao lại dùng chữ draut thì người đó trả lời: người đó định nói câu chuyện đó là câu chuyện buồn (trauring)nhưng ông ta vô tình đã liên tưởng đến những chữ Traurig và draut, do đó lỡ lời nói ra chữ draut. Đó là trường hợp mà khuynh hướng làm rối loạn được chính người lỡ lời nói ra. Trường hợp chữ Voschwein (xem chương2) cũng thế. Trong trường hợp này chính khuynh hướng gây quan trọng chẳng kém gì khuynh hướng bị rối.
Tôi đem các trường hợp nói trên ra dẫn chứng, tuy rằng không phải do tôi hay các đệ tử của tôi tìm ra, không phải là không có ý. Trong cả hai trường hợp muốn giải thích được dễ dàng phải có sự can thịêp nào đó.Chúng ta đã phải hỏi những đương sự tại sao họ lại lỡ lời như thế và ý kiến của họ về vấn đề này ra sao? Nếu không hỏi có lẽ họ sẽ bỏ qua không để ý gì đến những sự lỡ lời đó. Khi được hỏi họ đã trả lời bằng ý kiến đầu tiên hiện ra trong óc họ. Các bạn thấy chưa: sự can thiệp và kết quả lượm được chính là môn phân tâm học đó, đó chính là môn phân tâm học thu nhỏ.
Có phải là tôi quá đa nghi không khi cho rằng ngay trong lúc môn phân tâm học xuất hiện ra trước mặt các bạn thì sự chống đối của các bạn lại càng trở lên mạnh mẽ hơn. Biết đâu các bạn lại chẳng muốn nói rằng những bằng chứng do các người nói trên đưa ra không có gì chắc chắn.Các bạn nghĩ rằng những người đó cố nhiên sẽ giải thích theo lời mời của nhà phân tâm học và nói lên ý tưởng đầu tiên hiện ra trong óc họ nếu họ cho rằng ý đó cắt nghĩa được sự lỡ lời. Điều đó không chứng tỏ rằng sự lỡ lời thực sự có ý nghĩa như thế. Có thể có nghĩa như thế nhưng có thể có nghĩa khác. Họ cũng có thể có trong đầu họ những ý khác.
Tôi ngạc nhiên khi thấy các bạn không hề dành cho các sự kiện tinh thần những kính trọng cần thiết. Các bạn có tưởng tượng rằng có một người làm một phân tích hóa học về một chất nào đó ra một số lượng nào nhất định, ví dụ như mấy miligam. Từ một số lượng đó người ta có thể đưa ra một số kết luận. Có nhà hoá học nào lại dám phủ nhận những kết luận đó bằng cách nói rằng biết đâu số lượng đó lại không đúng không? Mọi người đều công nhận rằng số lượng lấy ra chính là số lượng thực mà người ta không hề ngần ngừ một giây để dựa vào đó mà đưa ra những kết luận. Vậy mà đứng trước một sự kiện về tinh thần gây nên do một ý tưởng nhất định của một người được hỏi đến, người ta không áp dụng quy luật đó nữa và cho rằng người được hỏi có thể có ý kiến khác. Các bạn có ảo tưởng là mình tự do và không muốn rời bỏ tự do đó. Tôi tiếc là không thể đồng ý với bạn về vấn đề đó.
Cũng có thể là các bạn nhượng bộ về điểm này nhưng lại chống đối điểm khác. Các bạn sẽ nói: "Chúng tôi hiểu rằng kỹ thuật của môn phân tâm học là làm sao tìm được giải đáp cho các vấn đề bằng cách hỏi ngay những người đem ra thí nghiệm. Nhưng ta thử xét lại trường hợp của người diễn giả trong bữa tiệc mời mọi người ợ lên để chúc mừng ông chủ.Ông cho rằng trong trường hợp này khuynh hướng gây rối là một khuynh hướng chửi rủa, phản đối lại khuynh hướng kính trọng. Nhưng đó chỉ là lối giải thích riêng của ông thôi, lối giải thích này dựa trên những dấu hiệu bề ngoài của sự lỡ lời. Ông hãy hỏi người đã nói ra những lời lỡ lời đó xem, không đời nào người đó lại thú nhận là có ý muốn chửi bới, trái lại ông ta sẽ từ chối và chối một cách cương quyết. Trước những lý luận chính xác như thế tại sao ông ta lại cứ giữ mãi lối giải thích của mình khi không có gì chứng minh được".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro