Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

phân loại suy hh

2.PHÂN LOẠI SUY HÔ HẤP CẤP 

Có nhiều cách phân loại SHHC: theo nguyên nhân, theo bệnh sinh, theo lâm sàng... 

2.1. PHÂN LOẠI THEO NGUYÊN NHÂN 

2.1.1. SHHC do những nguyên nhân tại phổi (tại đơn vị hô hấp):

• Các rối loạn ở đường thở (airways): các bệnh lí tắc nghẽn đường thở cao (bạch hầu, hít phải dị vật, viêm phù thanh môn, hẹp thanh quản...) hoặc đường thở thấp (COPD, hen phế quản, ...)

• Các tổn thương phế nang và mô kẽ phổi: viêm phổi, phù phổi cấp, ARDS, ngạt nước, đụng dập phổi, viêm kẽ phổi, tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi...

• Các bất thường tại mao mạch phổi: thuyên tắc mạch phổi

2.1.2. SHHC do các nguyên nhân ngoài phổi (tại bơm hô hấp):

• Tổn thương trung tâm hô hấp: tai biến mạch não, chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc, hôn mê chuyển hóa...

• Rối loạn dẫn truyền thần kinh - cơ: bệnh nhược cơ, H/C Guillain-Barré, viêm đa rễ thần kinh, chấn thương cột sống - tủy sống, ...

• Bất thường về cơ xương thành ngực: gãy nhiều xương sườn, gù vẹo cột sống, gãy xương ức, mệt mỏi cơ hô hấp, bệnh cơ chuyển hoá, dùng thuốc dãn cơ, phẫu thuật vùng bụng cao, ... 

2.2. PHÂN LOẠI THEO BỆNH SINH:

Theo cơ chế bệnh sinh, SHHC được đặc trưng bởi sự oxy hóa máu hoặc sự loại bỏ cacbonic không đầy đủ, thể hiện qua kết quả khí máu động mạch và có thể chia thành hai loại: SHHC tăng cacbonic (hypercapnia) và SHHC giảm oxy (hypoxemia). Trong nhiều trường hợp SHHC hypercapnia và SHHC hypoxemia cùng tồn tại. Những rối loạn ban đầu gây ra hypoxemia có thể là biến chứng của suy bơm hô hấp và hypercapnia. 

2.2.1. SHHC giảm oxy:

Được gọi là SHH thể Hypoxemia khi PaO2 < 55 mmHg với FiO2  0,6. Có bốn cơ chế bệnh sinh gây ra hypoxemia: (1) Shunt; (2) Bất tương hợp thông khí-tưới máu; (3) Giảm thông khí phế nang; (4) Rối loạn khuếch tán khí. 

2.2.2. SHH tăng cacbonic

Được gọi là SHHC thể Hypercapnia khi PaCO2 >45mmHg . Tất cả các nguyên nhân gây ra tình trạng gia tăng sản xuất cacbonic, suy giảm thông khí phút hoặc gia tăng tỉ lệ khoảng chết đều có thể gây ra hypercapnia. 

2.3. PHÂN LOẠI THEO LÂM SÀNG :

Trên lâm sàng, đặc biệt trong công tác Hồi Sức Cấp Cứu, việc phân loại SHHC theo nhóm nguyên nhân hay theo bệnh sinh thường không giúp ích đáng kể cho can thiệp cấp cứu. Giáo Sư Vũ Văn Đính đã phân SHHC thành hai loại:

2.3.1. SHHC loại nặng: 

BN có bệnh cảnh SHHC nhưng chưa có các dấu hiệu đe dọa sinh mạng, can thiệp bằng thuốc và oxy liệu pháp là chủ yếu, có thể giải quyết được bằng thuốc hoặc bằng một số thủ thuật không đáng kể.

2.3.2. SHHC loại nguy kịch:

BN có bệnh cảnh SHHC nặng và có thêm những dấu hiệu đe dọa sinh mạng như:

• Rối loạn nhịp thở nghiêm trọng: thở >40 l/p hoặc <10 l/p.

• Rối loạn huyết động rõ: tụt HA.

• Rối loạn ý thức rõ: vật vã hoặc lơ mơ thậm chí hôn mê.

Phải can thiệp ngay bằng các thủ thuật, sau đó mới dùng thuốc hoặc sử dụng song song (đặt ống nội khí quản, bóp bóng, thở máy...) 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: