Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 3.


Editor: Cải 


Diêu Thế Linh ngơ ngẩn nhìn vào trong.

"Chị cả đang làm gì vậy nhỉ?" Văn Bằng không khỏi tự mình hỏi chính mình.

Trên mặt hàng xóm cũng không khỏi kinh ngạc.

"Văn Thanh, thật sự nó đang nấu cơm?"

"Chưng bánh màn thầu rau dại?"

"Nguyên lai không phải cháy a......"

"Hù chết tôi, tôi còn về nhà lấy cái chậu cho heo ăn mang đi lấy nước."

"Ha, không phải cháy là tốt rồi."

"......"

Tiếng lớn, tiếng nhỏ không ngừng rơi vào tai Văn Thanh, điều này làm cho Văn Thanh cảm thấy xấu hổ với chính mình ở đời trước. Cô chỉ làm cơm trưa mà tất cả mọi người lại cho rằng cô phóng hỏa, hóa ra đời trước cô lại tạo ra không ít nghiệt a.

Văn Thanh tươi cười nói: " Chú, thím, thật là ngượng ngùng, làm cho mọi người hiểu lầm rồi, làm phiền mọi người chạy tới giúp đỡ. Mọi người đã ăn trưa chưa? Cháu làm một ít màn thầu rau dại, mọi người nếm thử nhé?"

Văn Thanh vừa nói xong, xung quanh một mảnh an tĩnh.

Văn Thanh chưa từng lễ phép như vậy bao giờ nên cả đám người nghi hoặc nhìn về phía Văn Thanh. Văn Thanh cũng biết mình cùng trước kia hoàn toàn tương phản nên cũng trầm mặc không nói thêm gì.

"Không cần, không cần đâu, trong nhà đã làm cơm rồi, nếu không có việc gì nữa, chúng ta liền trở về nhà ăn cơm thôi." Một thím lớn tuổi nói: " Văn Thanh đã hiểu chuyện rồi." Nói xong lời này, bà ấy còn lén liếc mắt nhìn Văn Thanh, sợ lời nói của mình lại trêu trọc Văn Thanh.

"Ở đây nếm thử chút đồ ăn đã nào." Diêu Thế Linh mời.

" Thôi, thôi, trong nhà đều đã chuẩn bị."

"Đúng, đúng, trong nhà đều làm xong rồi."

"Cả nhà ăn cơm đi. Chúng ta đi về đây."

"......"

Không ai nguyện ý nếm thử màn thầu rau dại do Văn Thanh làm, có thể là do Văn gia quá nghèo, điều này tất cả mọi người đều biết. Cũng có thể là do đồ ăn được Văn Thanh làm, không ai dám ăn. Văn Thanh mà không cao hứng, nàng cầm dao phay đuổi chém thì mọi người biết làm sao bây giờ.

Hàng xóm quay người ra về, đi qua rào tre, tíu tít nghị luận với nhau.

"Văn Thanh như vậy là sao? Tính tình liền thay đổi?"

"Chính là vậy a, cư nhiên lại chưng màn thầu rau dại. Kỳ lạ, không thể tưởng được a."

"Tôi tình nguyện tin no đốt bếp chứ không thể tin được no nấu cơm."

"Các bà còn không biết đi? Buổi sáng,  nó cùng Diêu Thế Linh cãi nhau, lớn tiếng ồn ào. Tôi và ông chồng ở trong sân, nghe rành mạch."

Lời này vừa nói ra, lập tức khiến cho hàng xóm hứng thú: "Vì sao? Vì sao? Vì sao cãi nhau?"

"Diêu Thế Linh không cho Văn Thanh gả đến huyện thành."

"Có chuyện này? Diêu Thế Linh sao lại nghĩ như vậy?"

Mấy người ríu rít với nhau liền đem chuyện buổi sáng Văn Thanh bị đánh kể ra rõ ràng cũng đem ý nghĩ của Diêu Thế Linh làm rành mạch.

" Nha đầu Văn Thanh này sớm nên đánh, mỗi ngày đi theo chú hai nó đánh nhau, quá hung hãn!"

"Chính là vậy, chú hai nó đã từng đi tù, Diêu Thế Linh cũng thật vô tâm, thế nhưng để cho Văn Thanh đi theo chú hai nó mỗi ngày, này không phải là để cho Văn Thanh đi học những điều hư hỏng ư?"

"Phỏng chừng lần này Văn Thanh bị đánh nên mới trở nên ngoan ngoãn đi."

"Xem ra dạy đứa nhỏ là phải dùng roi nha!"

"Cũng không biết bây giờ mới quản Văn Thanh thì nó có thể ngoan ngoãn được mấy ngày đây a."

"Các bà cứ chờ đi, chỉ nay mai thôi Văn Thanh lại trở về bộ dạng cũ, thoáng cái lại chạy lên huyện thành thôi mà.

"......"

Thừa dịp chưa tới giờ cơm, mấy người hàng xóm lại tụ tập lại một chỗ rồi lại đem chuyện xấu của Văn Thanh thêm mắm dặm muối mà kể lại một lần.

Bất quá đối với Văn Thanh thì điều này cũng không đáng bận tâm, cô đem một khay màn thầu rau dại đặt trên bàn gỗ.

Văn Bằng đang đói, lập tức duỗi tay lấy một cái màn thầu rau dại.

"Đi rửa tay đi." Diêu Thế Linh nói.

"Vâng ạ." Văn Bằng lập tức rút tay về, chạy đi rửa tay.

Diêu Thế Linh cùng Văn Lượng cũng đi rửa tay.

Văn Thanh đem rau dại múc ra bát tô rồi lấy bát đũa đặt lên bàn gỗ.

Chờ Diêu Thế Linh và Văn Lượng rửa tay trở về, Văn Thanh đã đem bát đũa bày biện thỏa đáng. Trên bàn, tương đậu đã xào lên nên màu sắc nhìn ngon hơn rất nhiều.

Văn Bằng đã cầm lấy một cái màn thầu rau dại lên gặm, hơn nữa nói: " Mẹ, chị cả làm màn thầu rau dại ăn ngon lắm."

Văn Lượng liếc mắt nhìn Văn Bằng một cái, đúng là không có tiền đồ!

Diêu Thế Linh nói: " Văn Thanh, Văn Lượng, hai đứa cũng nhanh ăn đi."

"Vâng." Văn Thanh cầm lấy cái màn thầu rau dại cắn một cái, trên mặt có chút cứng, bột quá thô, so sánh với bột mì thì thật sự kém quá xa mà Văn Bằng lại nói ăn ngon.

Văn Thanh ngước mắt nhìn Văn Bằng một cái, thấy Văn Bằng đang hạnh phúc mà ăn cái màn thầu rau dại, chấm tương đậu, uống canh rau dại, trong lòng cô cảm thấy hụt hẫng, âm thầm hạ quyết tâm nhất định phải kiếm thật nhiều tiền để cả nhà được ăn ngon.

" Mẹ!" Văn Lượng lên tiếng, đánh gãy suy nghĩ của Văn Thanh, làm Văn Thanh nhìn về phía Văn Lượng.

Văn Lượng đặt chén canh xuống bàn: " Sáng nay, chủ nhiệm nhắc đóng học phí học kỳ này vì kỳ này sắp kết thúc rồi ạ, cả lớp chỉ có mình con là còn chưa hoàn thành học phí thôi."

Càng nói giọng của Văn Lượng càng nhỏ, sau đó lại nhìn chằm chằm bát canh rau dại.

" Được, mẹ biết rồi, mày bảo với chủ nhiệm lớp một tiếng, không quá hai ngày chúng ta liền đóng." Diêu Thế Linh nói.

"Bao nhiêu tiền?" Văn Thanh xen mồm hỏi.

Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh một cái, rốt cuộc là trả lời: "Bốn đồng tiền."

Văn Thanh nghe xong không nói gì.

Một bữa cơm trưa cứ như vậy đi qua, Văn Thanh tranh đi rửa chén bát rồi sau đó liền trở lại phòng mình nghỉ ngơi.

Thời đại này chính là như vậy, ngày mùa thì người người nhà nhà bận rộn, bận rộn qua đi thì chỉ có việc ngày 2 hoặc 3 bữa mà thôi. Chẳng có ai ra ngoài làm công, cũng chẳng có ai làm buôn bán. Đặc biệt là người trong thôn Thuỷ Loan này.

Đáng ra phải là đi ngủ trưa, nhưng Văn Thanh hoàn toàn không ngủ được, trong lòng cô chỉ suy nghĩ về 4 đồng tiền học phí của Văn Lượng.

Đột nhiên, cô từ trên giường ngồi dậy, từ trên giường đi xuống, lấy cái váy hoa bằng vải bông cất vào cái túi, sau đó từ cái tủ cũ nát lấy ra một đôi giày xăng đan bằng vải bố ra rồi cũng nhét vào cái túi. Văn Thanh sửa sang lại quần áo, chải đầu rồi đi ra ngoài thì thấy Văn Bằng đang nằm bò trong viện làm bài tập.

"Bằng Bằng, mẹ đâu?" Văn Thanh hỏi.

"Em không biết." Văn Bằng đáp.

"Lúc nào mẹ về, mày bảo mẹ một tiếng là chị đi vào huyện thành nhé, buổi chiều liền trở về." Văn Thanh nói.

Văn Bằng ngẩng lên, hỏi: " Chị đi huyện thành làm gì?"

"Có chút việc nhỏ." Văn Thanh cũng không giải thích nhiều với Văn Bằng, đeo túi liền đi ra ngoài.

Khi đi tới con đường chính trong thôn, hàng xóm ngủ trưa dưới bóng cây bên đường nhìn qua.

Một đám chờ Văn Thanh đu xa một chút liên bắt đầu bàn tán.

"Nhìn thấy không, nhìn thấy không? Còn nói là mai kia nàng sẽ đi huyện thành đi, buổi chiều liền đi ngay rồi này."

" Đúng vậy a."

" Hài tử mọi nhà đều ở nhà, chỉ có nó suốt ngày chạy ra bên ngoài, chúng ta chờ mà xem, không chừng mấy ngày nữa Kỷ gia sẽ từ hôn thôi."

"Đúng thế, gia đình tốt có ai nguyện ý cưới Văn Thanh chứ. Chú hai Văn Thanh là đi tù đó."

"Bằng không sao Văn Thanh lại ngang ngược như vậy?"

"......"

Những lời này loáng thoáng truyền vào trong tai Văn Thanh, Văn Thanh lập tức đứng yên, quay đầu.

Đang ở khua môi múa mép, mấy người phụ nữ vội vàng im lặng, làm bộ ngủ rồi.

Văn Thanh quay đầu lại, tiếp tục hướng huyện thành mà đi.

Văn Thanh rảo bước nhanh trên đường nên khoảng nửa giờ là đã đến huyện thành rồi. Tới huyện thành, cô cảm thấy một trận hoảng hốt, đường phố trước mặt vừa quen thuộc vừa xa lạ, rất nhiều ký ức ùa về.

Bất quá , cô không có đắm chìm vào hồi ức mà đi thẳng đến tiệm may duy nhất ở huyện thành - tiệm may dì Tiếu. Chủ tiệm tên thật là gì thì Văn Thanh không nhớ rõ lắm, nhưng mọi người đều kêu bà là dì Tiếu. Văn Thanh lấy cái váy hoa trong túi ra, cái váy này chính là mượn cái máy may của dì Tiếu mà làm.

Cái máy may này đã từng là thứ Văn Thanh muốn nhất, nhưng nó quá đắt, tận 180 đồng nên chú hai không mua được cho cô.

Cái váy hoa này được làm rất đẹp, tay nghề của Văn Thanh cũng rất được dì Tiếu coi trọng. Dì Tiếu đã ra giá 12 đồng để mua lại cái váy hoa của nàng.

Nhưng lúc ấy, Văn Thanh đã không bán vì cô làm cái váy này để mặc đi gặp Kỷ Ngạn Quân. Sau đó, dì Tiếu lại hỏi dò Văn Thanh xem cô có nguyện ý ở tiệm may hỗ trợ làm quần áo hay không? Nhưng lúc đó Văn Thanh đã từ chối thẳng thừng. Cô sẽ gả đến Kỷ gia, làm loại chuyện này quá mất mặt đi.

Cho nên, tất cả cô đều không có đồng ý.

Lúc này, cô lại cầm theo váy lại đây.

"Này, không nghe thấy gì sao?" Văn Thanh còn chưa đi vào trong tiệm, dì Tiếu đã nhìn thấy cô. Văn Thanh có thiên phú làm quần áo bởi vì cô đã từng ở tiện dì Tiếu hỗ trợ dì Tiếu vài lần, làm vài ba bộ quần áo, khách hàng mặc đều đẹp lại cảm thấy thoải mái nữa, nên khen tay nghề của Văn Thanh không thôi. Hơn nữa, cô cũng tự mình làm 2 bộ, đều rất đẹp. Thỉnh thoảng Văn Thanh cũng lại đây mượn máy may của dì Tiếu để làm, cho nên dì Tiếu đối với Văn Thanh cực kỳ quen thuộc.

"Dì Tiếu." Văn Thanh cười, kêu lên.

Cười nói như này làm cho dì Tiếu cảm thấy lần này Văn Thanh tựa hồ hiểu chuyện không ít: " Văn Thanh, sao con lại tới đây? Tới tiệm của dì mượn máy may đi?"

Văn Thanh cười cười, có chút khó mở miệng nhưng cuối cùng lấy hết dũng khí, cô nói: " Dì Tiếu, lần trước có phải người muốn mua lại chiếc váy hoa bằng vải bông của con sao?" Vừa nói Văn Thanh vừa lấy cái váy hoa ra: "Cái váy này, con có thử 1 lần nhưng lại chưa từng mặc qua. Con muốn hỏi một chút xem bây giờ giờ dì còn muốn cái váy này nữa không?"

Tiếu dì nghe vậy nhìn Văn Thanh đánh giá: "Sao thế, như thế nào mà con đột nhiên nghĩ thông suốt vậy? Vậy con có tới tiệm của dì Tiếu hỗ trợ dì Tiếu không?"

" Con có việc gấp cần tiền nên con muốn bán lại cái váy này, còn việc đến tiệm phụ giúp dì thì con phải suy nghĩ thêm đã ạ." Văn Thanh nói.

Dì Tiếu vừa ý tay nghề của Văn Thanh, cũng vừa ý cái váy này. Lúc trước, bà treo cái váy này trong tiệm, liền có 2 cô gái có tiền tới hỏi mua, đều trả 15 đồng. Nhưng lúc đó và bây giờ khác nhau, lúc đó là bà chủ động mua còn bây giờ thì Văn Thanh chủ động bán, giá cả sẽ khác nhau.

" Dì Tiếu, nếu không như vậy đi, dì xem có được không? Bộ váy này con đã mặc thử 1 lần, lại là con chủ động đề nghị dì mua lại, lần trước dì trả cho con 12 đồng, lần này con chỉ bán 10 đồng. Dì cũng biết là vải bông cùng với đồ trang trí con đã mua hết 11 đồng rồi. Hơn nữa, con còn tặng kèm 1 đôi giày xăng đan đi kèm với bộ váy này luôn. Mặt khác, sáng mai con lại qua đây giúp người làm 2 bộ quần áo, để cho dì có thời gian nghỉ ngơi." Văn Thanh nói.

Còn tặng kèm giày xăng đan? Dì Tiếu cảm thấy lần này mình kiếm hời lớn lại nghe nói Văn Thanh giúp mình làm 2 bộ quần áo, lập tức cao hứng không thôi. Bà vốn còn đang muốn làm bộ làm tịch không muốn mua để ép giá cái váy xuống, nhưng xem Văn Thanh có thành ý như vậy, liền nói ngay: "Đây là con nói đó nha, con cũng đừng có lừa dì nha, còn có nếu con làm ở tiệm của dì, dì sẽ trả công cho con."

Vừa nghe dì Tiếu sảng khoái đáp ứng như vậy, Văn Thanh liền vui vẻ, cười nói: "Cảm ơn dì Tiếu."

Dì Tiếu tiếp nhận cái túi và đưa cho Văn Thanh hai tờ 5 đồng.

Thời đại này, 5 đồng vẫn là tiền giấy màu vàng, có chân dung, phong cảnh. Văn Thanh tiếp nhận tiền trong lòng có chút hưng phấn, không do dự liền rời đi.

Dì Tiếu ở phía sau kêu lên: "Nha đầu, con đừng quên chuyện đã đáp ứng với dì nha."

"Vâng, con biết rồi, ngày mai nhất định con sẽ tới."

Dì Tiếu lấy cái váy hoa ra, ngắm nghía từng chút một. Phần eo được tạo bởi những cái thun nhỏ giúp định hình, đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế, kiểu dáng mới nhưng hết sức tinh tế. Dì Tiếu yêu thích vuốt ve, tự nhủ nói: "Nha đầu này có một tay nghề thật sự tinh xảo."

Cùng lúc đo, Văn Thanh cầm 10 đồng tiền trong tay nhưng lại không trực tiếp đi về trong thôn mà lại chạy đến chợ trong huyện thành mua đồ. Đem 5 đồng tiền mua đồ để có tiền lẻ rồi cất 4 đồng vào trong túi, sau đó đi mua 5 cân bột mì, 2 cân thịt heo, 2 cân ngô, còn muốn mua thêm vài thứ khác nữa, nhưng phát hiện ra chính mình không bê nổi nữa.

Đem toàn bộ đồ vật mưa được bỏ vào cái bao nhỏ, vác trên vai.

Vừa mới đi được hai bước, bỗng nhiên cô thấy một bóng dáng quen thuộc thoáng qua trước mắt. Trong lòng cô đau đớn, vội vàng quay đầu , tìm kiếm khắp nơi, rồi lại thầm nghĩ rằng có lẽ là do Kỷ Ngạn Quân ở tại nơi này nên cô mới có ảo giác đó khi đến đây.

Văn Thanh lắc lắc đầu, bỏ qua toàn bộ tạp niệm, nhanh chóng trở lại thôn Thuỷ Loan.

Vừa về đến thôn, Văn Thanh lại gặp không ít hàng xóm sôi nổi chào hỏi.

"Văn Thanh, sao thế? Nhìn cháu có vẻ mệt mỏi a, mặt mũi đều đỏ bừng rồi."

"Văn Thanh, để thím giúp cho."

"Văn Thanh, trong cái bao tải này có cái gì vậy? Có phải hay không nhà trên huyện thành đưa?"

"......"

Nếu là trước kia, sau khi nghe mấy lời này chắc chắn Văn Thanh chắc chắn sẽ tức giận trở về, nhưng hiện tại cô không phải Văn Thanh của đời trước, toàn bộ quá trình chỉ cười, nói: "không có gì."

" Cháu tự mình mang được, không cần mọi người giúp đâu ạ."

"Không phải nhà trên huyện thành đưa ạ."

"......"

Chờ khi đến trong sân, Văn Thanh đem bao tải ném trên mặt đất, đứng bóp eo, thở hổn hển.

Lúc này, Diêu Thế Linh đang giặt đồ ở sân.

Văn Lượng đang ngồi trong viện, cúi đầu xin học phí.

Văn Bằng đang đợi Văn Lượng cùng nhau đi học.

Văn Thanh thở dốc. Sau đó, từ trong túi quần móc ra 4 đồng, nói: " Lượng Lượng, đây là 4 đồng đóng học phí, đi học đi."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro