Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

phan cung may vi tinh 4 & 5

Chương 4 - CPU

1 . Khái niệm về CPU

􀁺 CPU ( Center Processor Unit ) - Đơn vị xử lý trung tâm : Là

một linh kiện quan trọng nhất của máy tính, được ví như bộ lão

của con người, toàn bộ quá trình xử lý, tính toán và điều khiển

đều được thực hiện tại đây.

􀁺 Trong các CPU Pentium 4 hiện nay có tới hàng trăm triệu con

Transistor được tích hợp trong một diện tích rất nhỏ khoảng 2

đến 3cm2

􀁺 CPU là linh kiện quyết định đến tốc độ của máy tính, tốc độ xử

lý của CPU được tính bằng MHz hoặc GHz .

1MHz = 1000.000 Hz

1GHz = 1000.000.000 Hz

􀁺 Hãng sản xuất CPU lớn nhất hiện nay là Intel ( Mỹ ) hãng này

chiếm đến 90% thị phần về CPU cho máy tính PC, ngoài ra còn

có một số hãng cạnh tranh như AMD, Cyrix, Nexgen,

Motorola .

2. Các yếu tố tác động đến hiệu suất của CPU

􀁺 Độ rộng Bus dữ liệu và Bus địa chỉ ( Data Bus và Add Bus )

􀁺 Tốc độ xử lý và tốc độ Bus ( tốc độ dữ liệu ra vào chân ) còn

gọi là FSB

􀁺 Dung lượng bộ nhớ đệm Cache

Dưới đây là chi tiết về các yếu tố trên

2.1 Độ rộng Bus dữ liệu và Bus địa chỉ (Data Bus và Add Bus)

􀁺 Độ rộng Bus dữ liệu là nói tới số lượng đường truyền dữ liệu

bên trong và bên ngoài CPU

􀁺 Như ví dụ hình dưới đây thì CPU có 12 đường truyền dữ liệu

( ta gọi độ rộng Data Bus là 12 bit ), hiện nay trong các CPU từ

Pentium 2 đến Pentium 4 đều có độ rộng Data Bus là 64 bit .

Minh hoạ bên trong CPU có 12 đường truyền

dữ liệu gọi là Data Bus có 12 bit

􀁺 Tương tự như vậy thì độ rộng Bus địa chỉ ( Add Bus ) cũng là

số đường dây truyền các thông tin về địa chỉ .

Địa chỉ ở đây có thể là các địa chỉ của bộ nhớ RAM, địa chỉ

các cổng vào ra và các thiết bị ngoại vi v v .. để có thể gửi hoặc

nhận dữ liệu từ các thiết bị này thì CPU phải có địa chỉ của nó

và địa chỉ này được truyền đi qua các Bus địa chỉ.

Giả sử : Nếu số đường địa chỉ là 8 đường thì CPU sẽ quản

lý được 28 = 256 địa chỉ

Hiện nay trong các CPU Pentium 4 có 64 bít địa chỉ và như

vậy chúng quản lý được 264 địa chỉ nhớ .

2.2 Tốc độ xử lý và tốc độ Bus của CPU

Tốc độ xử lý của CPU ( Speed ) :

􀁺 Là tốc độ chạy bên trong của CPU, tốc độ này được tính bằng

MHz hoặc GHz

􀁺 Thí dụ một CPU Pentium 3 có tốc độ 800MHz tức là nó dao

động ở tần số 800.000.000 Hz , CPU pentium 4 có tốc độ là

2,4GHz tức là nó dao động ở tần số 2.400.000.000 Hz

Tốc độ Bus của CPU ( FSB ) :

􀁺 Là tốc độ dữ liệu ra vào các chân của CPU - còn gọi là Bus

phía trước : Front Site Bus ( FSB )

Thông thường tốc độ xử lý của CPU thường nhanh gấp nhiều lần

tốc đọ Bus của nó, dưới đây là thí dụ minh hoạ về hai tốc độ này :

Minh hoạ về tốc độ xử lý ( Speed CPU )

và tốc độ Bus ( FSB ) của CPU

2.3 Bộ nhớ Cache ( Bộ nhớ đệm )

􀁺 Bộ nhớ Cache là bộ nhớ nằm bên trong của CPU, nó có tốc độ

truy cập dữ liệu theo kịp tốc độ xủa lý của CPU, điều này khiến

cho CPU trong lúc xử lý không phải chờ dữ liệu từ RAM vì dữ

liệu từ RAM phải đi qua Bus của hệ thống nên mất nhiều thời

gian.

􀁺 Một dữ liệu trước khi được xử lý , thông qua các lệnh gợi ý của

ngôn ngữ lập trình, dữ liệu được nạp sẵn lên bộ nhớ Cache, vì

vậy khi xử lý đến, CPU không mất thời gian chờ đợi .

Khi xử lý xong trong lúc đường truyền còn bận thì CPU lại

đưa tạm kết quả vào bộ nhớ Cache, như vậy CPU không mất

thời gian chờ đường truyền được giải phóng .

􀁺 Bộ nhớ Cache là giải pháp làm cho CPU có điều kiện hoạt động

thường xuyên mà không phải ngắt quãng chờ dữ liệu, vì vậy

nhờ có bộ nhớ Cache mà hiệu quả xử lý tăng lên rất nhiều, tuy

nhiên bộ nhớ Cache được làm bằng Ram tĩnh do vậy giá thành

của chúng rất cao .

Tốc độ xử lý nhanh

Tốc độ xử lý nhanh

Tốc độ Bus (FSB)

chậm hơn

3. Sơ đồ cấu tạo của CPU

CPU có 3 khối chính đó là

􀁺 ALU ( Arithmetic Logic Unit ) : Đơn vị số học lo gic : Khối

này thực hiện các phép tính số học và logic cơ bản trên cơ sở

các dữ liệu .

􀁺 Control Unit : Khối này chuyên tạo ra các lệnh điều khiển

như điều khiển ghi hay đọc v v ..

􀁺 Registers : Các thanh ghi : Nơi chứa các lệnh trước và sau khi

xử lý

Bạn đưa trỏ chuột vào để xem chú thích

Sơ đồ cấu tạo bên trong của CPU

Nguyên lý hoạt động của CPU

􀁺 CPU hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào các mã lệnh , mã lệnh

là tín hiệu số dạng 0,1 được dịch ra từ các câu lệnh lập trình ,

như vậy CPU sẽ không làm gì cả nếu không có các câu lệnh

hướng dẫn .

􀁺 Khi chúng ta chạy một chương trình thì các chỉ lệnh của

chương trình đó được nạp lên bộ nhớ Ram, các chỉ lệnh này đã

được dịch thành ngôn ngữ máy và thường trú trên các ngăn nhớ

của Ram ở dạng 0,1

􀁺 CPU sẽ đọc và làm theo các chỉ lệnh một cách lần lượt.

Trong quá trình đọc và thực hiện các chỉ lệnh, các bộ giải

mã sẽ giải mã các chỉ lệnh này thành các tín hiệu điều khiển .

Kể truyện : Máy tính hoạt động thế nào ?

􀁺 Có hai ngưòi bạn, một làm nghề điện tử, một là chuyên gia

máy tính,

Người bạn nghề điện tử hỏi : Tôi đã sửa Ti vi nhiều năm

nhưng sang đến máy vi tính tôi vẫn không hiểu nó làm việc thế

nào mà lại kỳ diệu thế ?

Người bạn chuyên gia máy tính sau một hồi giải thích rằng :

Máy tính làm việc nhờ có CPU, có bộ nhớ RAM, có ổ cứng , có

hệ điều hành và các chương trình phần mềm chỉ dẫn, sau một

hồi giải thích mà người bạn điện tử vẫn ngẩn ra chẳng hiểu gì .

Người bạn chuyên gia máy tính liền kể ví von chiếc máy tính

với một câu truyên dưới đây :

􀁺 Có một ông thợ rất cần cù có thể làm việc cả ngày không biết

mệt mỏi, nhưng tự bản thân ông ta không biết là gì cả, ngược

lại ông ta có thể làm được bất cứ việc gì nếu có sự chỉ dẫn từng

bước một.

Ông được bàn giao một cửa hàng có đủ các dụng cụ để làm

việc, đồng thời kèm theo quyển hướng dẫn chi tiết cách thức sử

dụng các dụng cụ ấy, tất cả những thứ đó ông ta cất nó vào

trong tủ

Một hôm có một chuyên gia điện tử viết ra một quyển sách

hướng dẫn chi tiết các bước để làm ra một bộ đèn nháy đồng

thời kèm theo toàn bộ linh kiện cần thiết rồi gửi tới cửa hàng,

ông ta cất nó vào trong tủ .

Một ngày khác có một người hoạ sỹ chuẩn bị đầy đủ giấy

mực, bút mầu cùng với bản hướng dẫn chi tiết các bước để làm

ra một bức tranh gửi tới cho cửa hàng, ông ta cũng cất nó vào

trong tủ.

Nơi làm việc của ông ta có một cái bàn đựng đồ nghề cách

chỗ ngồi khoảng 2m, một cái khay đựng đồ nghề để trước mặt

còn cái tủ thì cách chỗ ông ta ngồi chừng 10m.

Bắt đầu một ngày làm việc mới, theo sự chỉ dẫn của tờ giấy

treo trên tường, ông ta đi kiểm tra toàn bộ căn phòng, thấy

không có vấn đề gì ông ta sai người vào tủ mang toàn bộ số

dụng cụ làm việc để lên bàn và sẵn sàng làm việc .

Khách hàng yêu cầu vẽ một bức tranh, ông thợ sai người

vào tủ mang toàn bộ dụng cụ để vẽ tranh ra để lên bàn, theo yêu

cầu của khách và với quyển chỉ dẫn để bên cạnh ông ta bắt đầu

vẽ .

Đang vẽ tranh khách hàng lại yêu cầu ông thợ lắp mạch

điện tử, ông thợ lại sai người vào tủ mang toàn bộ đồ nghề lắp

mạch trong tủ ra để trên bàn, thấy chiếc bàn đã hết chỗ người

giúp việc dừng lại còn ông thợ giơ lên một thông báo " bàn hết

chỗ " cho khách hàng biết, lúc này ông ta không chịu làm gì

nữa .

Ông ta làm việc rất nhanh nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào

quyển sách hướng dẫn, thỉnh thoảng ông ta sai người giúp việc

mang những đồ đạc ở trên bàn đặt vào cái khay trước mặt, sản

phẩm làm xong ông thợ để tạm vào khay trước khi nó được

chuyển ra bàn.

Ông ta đang làm việc khách hàng lại yêu cầu ông ta dừng

lại để làm một việc khác, ông ta hỏi " Có cất sản phẩm đang

làm dở vào tủ hay không " khách hàng bảo có ông ta sai người

cất nó vào tủ, nếu khách hàng bảo không thì ông ta liền bỏ đi .

􀁺 Kể đến đây người bạn điện tử hỏi, câu truyện của anh có liên

quan gì đến chiếc máy tính ? anh bạn chuyên gia máy tính liền

giải thích.

Cách thức làm việc của cửa hàng ông thợ này chính là cách

thức làm việc của chiếc máy tính đó thôi

- Ông thợ đó chính là CPU

- Chiếc bàn cách ông ta 2m chính là bộ nhớ RAM

- Cái khay trước mặt ông ta chính là bộ nhớ Cache

- Cái tủ cách ông ta 10m dùng để đựng mọi thứ chính là cái ổ

cứng

- Toàn bộ công cụ và các quyển sách hướng dẫn ông ta làm

việc chính là hệ điều hành

- Một chuyên gia điện tử và một ông hoạ sỹ chính là hai nhà lập

trình viết ra chương trình cho ông ta làm việc và sử dụng các

công cụ có sẵn .

- Các quyển sách hướng dẫn chính là các câu lệnh sai khiến ông

ta làm việc

- Mấy người giúp việc chính là Chipset trên Mainboard

- Tờ giấy trên tường hướng dẫn ông ta vào đầu mỗi phiên làm

việc chính là BIOS .

- Khách hàng chính là người sử dụng máy tính .

Oh !! Thật là tuyệt vời, đến đây thì tôi đã hiểu .

4. CPU đời máy 586 ( trước đời máy Pentium2 )

CPU cho máy Pentium Pro còn gọi là máy 586 ,

là thế hệ máy trước đời Pentium 2

Các thông số kỹ thuật :

􀁺 Tốc độ CPU từ 150 MHz đến 233 MHz

􀁺 Tốc độ Bus là 66MHz

􀁺 Bộ nhớ Cache 128K

􀁺 Năm sản xuất : 1995 - 1996

--------------------------------------------------

5. CPU cho các máy Pentium 2

CPU của máy Pentium 2 được hàn trên một vỉ mạch

Các thông số kỹ thuật

􀁺 Tốc độ CPU từ 233 MHz đến 450 MHz

􀁺 Tốc độ Bus ( FSB ) là 66 và 100 MHz

􀁺 Bộ nhớ Cache 128K - 256K

􀁺 Năm sản xuất : 1997 - 1998

􀁺 Mainboard hỗ trợ : sử dụng Mainboard có khe cắm Slot

--------------------------------------------------------------

6. CPU cho các máy Pentium 3

CPU của máy Pentium 3

Nhãn CPU ghi 1000/256/133/1.7V nghĩa là

Tốc độ 1000MHz /Cache L1: 256K / Bus 133 / Vcc 1,7V

Các thông số kỹ thuật

􀁺 Tốc độ CPU từ 500 MHz đến 1.300 MHz

􀁺 Tốc độ Bus ( FSB ) 100 MHz và 133 MHz

􀁺 Bộ nhớ Cache từ 256K- 512K

􀁺 Năm sản xuất : 1999 -2000

􀁺 Đế cắm trên Mainboard là Socket 370

Đế cắm CPU - Socket 370 trên các Mainboard Pentium 3

7. CPU cho các máy Pentium 4

7 -1 : CPU Socket 423

􀁺 CPU Socket 423 sản xuất vào đầu năm 2001

􀁺 Tốc độ từ 1.400 MHz đến 2.000 MHz

􀁺 Sử dụng Bus 100 MHz

􀁺 Laọi CPU này có thời gian tồn tại ngắn

---------------------------------------------------------

7 -2 : CPU Socket 478

CPU cho máy Pentium 4 Socket 478

Các thông số kỹ thuật :

􀁺 Tốc độ xử lý từ 1.400 MHz đến 3.800 MHz ( 2006 ) và chưa có

giới hạn cuối .

􀁺 Tốc độ Bus ( FSB ) 266, 333, 400, 533, 666, 800 MHz

􀁺 Bộ nhớ Cache từ 256 đến 512K

􀁺 Năm sản xuất từ 2002 đến nay ( 2006) vẫn tiếp tục sản xuất .

􀁺 Sử dụng Mainboard có đế cắm CPU là Socket 478

Đế cắm CPU máy Pentium 4 - Socket 478

-----------------------------------------------------------

7 -3 : CPU Socket 775

CPU cho các máy Pentium 4 Socket 775 phân biệt bằng

hai khuyết hình bán nguệt ở cạnh và không có chân

Các thông số kỹ thuật :

􀁺 Tốc độ xử lý từ 2.400 MHz đến 3.800 MHz ( 2006 ) và chưa có

giới hạn cuối .

􀁺 Tốc độ Bus ( FSB ) 533, 666, 800 MHz

􀁺 Bộ nhớ Cache từ 512K đến 1MB

􀁺 Năm sản xuất từ 2004 đến nay ( 2006) vẫn tiếp tục sản xuất .

􀁺 Sử dụng Mainboard có đế cắm CPU là Socket 775

Đế cắm CPU Socket 775

8. CPU hãng AMD mới nhất cạnh tranh với Intel

CPU hãng AMD - Socket 939 ( ra đời 2006 )

Đế cắm Socket 939 dùng cho các CPU AMD 939

Chương 5 - Bộ nhớ RAM

1. Khái niệm về bộ nhớ

􀁺 Bộ nhớ là thành phần quan trọng thứ hai trong hệ thống máy

tính, không có bộ nhớ thì máy tính không thể hoạt động được,

trong máy tính có hai loại bộ nhớ hay dùng nhất là RAM và

ROM

􀁺 Bộ nhớ RAM ( Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập

ngẫu nhiên ) : Bộ nhớ này lưu các chương trình phục vụ trực

tiếp cho quá trình xử lý của CPU, bộ nhớ RAM chỉ lưu trữ dữ

liệu tạm thời và dữ liệu sẽ bị xoá khi mất điện.

􀁺 Bộ nhớ ROM ( Read Olly Memory - Bộ nhớ chỉ đọc ) : đây là

bộ nhớ cố định, dữ liệu không bị mất khi mất điện, bộ nhớ này

dùng để nạp các chương trình BIOS ( Basic Input Output

System - Chương trình vào ra cơ sở ) đây là chương trình phục

vụ cho quá trình khởi động máy tính và chương trình quản lý

cấu hình của máy.

2. Ý nghĩa của bộ nhớ RAM trong máy tính

􀁺 Bộ nhớ RAM là bộ nhớ không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống

máy tính nào, CPU chỉ có thể làm việc được với dữ liệu trên

RAM vì chúng có tốc độ truy cập nhanh, toàn bộ dữ liệu hiển

thị trên màn hình cũng được truy xuất từ RAM .

􀁺 Khi ta khởi động máy tính để bắt đầu một phiên làm việc mới,

hệ điều hành cùng với các trình điều khiển phần cứng được nạp

lên bộ nhớ RAM .

􀁺 Khi ta chạy một chương trình ứng dụng : Thí dụ Photo Shop thì

công cụ của chương trình này cũng được nạp lên bộ nhớ RAM

=> Tóm lại khi ta chạy bất kể một chương trình nào, thì công

cụ của chương trình đó đều được nạp lên RAM trước khi có thể

sử dụng được chúng.

􀁺 Với một hệ thống để chạy đúng tốc độ thì khoảng chống của

RAM phải còn khoảng 30% trở lên, nếu ta sử dụng hết khoảng

trống của Ram thì máy sẽ chạy chậm hoặc bị treo .

3. Dung lượng bộ nhớ Ram

􀁺 Dung lượng bộ nhớ RAM được tính bằng MB ( Mega Byte ),

dung lượng RAM càng lớn thì chứa được càng nhiều dữ liệu và

cho phép ta chạy được càng nhiều chương trình cùng lúc .

􀁺 Dung lượng bộ nhớ nhiều hay ít không phụ thuộc vào

Mainboard và CPU mà phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của

người dùng. Nếu máy tính cài Hệ điều hành Win XP thì dung

lượng RAM tối thiểu phải đạt 128MB .

4. Tốc độ của bộ nhớ Ram ( RAM BUS )

􀁺 Tốc độ bộ nhớ RAM là tốc độ truy cập dữ liệu vào Ram .

=> Trong các máy Pentium 2 và Pentium 3 khi lắp máy ta

chọn RAM có tốc độ bằng tốc độ Bus của CPU, nếu tốc độ của

2 linh kiện này khác nhau thì máy sẽ chạy ở tốc độ của linh

kiện có tốc độ thấp hơn, vì vậy ta lên chọn tốc độ của RAM >=

Bus của CPU

=> Trong các máy Pentium 4, khi lắp máy ta chọn RAM có

tốc độ >= 50% tốc độ Bus của CPU

{ Với máy Pentium 4 , khi hoạt động thì tốc độ Bus của CPU

nhanh gấp 2 lần tốc độ của RAM vì nó sử dụng công nghệ

(Quad Data Rate) nhân 4 tốc độ Bus cho CPU và công nghệ

(Double Data Rate) nhân 2 tốc độ Bus cho RAM }

􀁺 Khi gắn một thanh RAM vào máy thì phải đảm bảo Mainboard

có hỗ trợ tốc độ của RAM mà ta định sử dụng .

Dưới đây là các loại RAM và tốc độ cũng

như CPU tương thích với nó

Chủng loại và

tốc độ Ram

Loại Bus CPU

tương thích

Loại Mainboard

tương thích Đời máy

SDRam

66MHz 66MHz Thiết lập

FSB = 66MHz Pentium 2

SDRam

100MHz 100MHz Thiết lập

FSB = 100MHz

Pentium 2

Pentium 3

SDRam

133MHz 133MHz Thiết lập

FSB = 133MHz Pentium 3

Lưu ý : trong các Máy Pentium 2 và Pentium 3 thì tốc độ

SDRam khi lắp vào hệ thống phải bằng hoặc cao hơn

tốc độ FSB của CPU

DDR

200MHz 400MHz Mainboard có hỗ trợ

DDR = 200MHz Pentium 4

DDR

266MHz

400MHz

533MHz

Mainboard có hỗ trợ

DDR = 266MHz Pentium 4

DDR

333MHz

533MHz

667MHz

Mainboard có hỗ trợ

DDR = 333MHz Pentium 4

DDR

400MHz

667MHz

800MHz

Mainboard có hỗ trợ

DDR = 400MHz Pentium 4

DDR2

533MHz

800MHz

1066MHz

Mainboard có hỗ trợ

DDR2 = 533MHz

Pentium 4

( New)

DDR2

667MHz

1066MHz

1334MHz

Mainboard có hỗ trợ

DDR2 = 667MHz

Pentium 4

( New)

DDR2

800MHz

1334MHz

1600MHz

Mainboard có hỗ trợ

DDR2 = 800MHz

Pentium 4

( New)

Lưu ý : trong các Máy Pentium 4 thì tốc độ DDRam khi lắp

vào hệ thống phải bằng hoặc cao hơn 50% tốc độ Bus (FSB) của

5. Các loại bộ nhớ Ram

􀁺 SDRam ( Synchonous Dynamic Ram - Ram động theo kịp tốc

độ của hệ thống )

SDRam được sử dụng trong các hệ thông máy Pentium 2 và

Pentium 3

SDRam sử dụng trong hệ thống máy Pentium 2 và Pentium 3

chúng có hình dạng như trên, khe cắm được chia làm 3 múi

và có các tốc độ 66MHz ,100MHz và 133Mhz

Khe cắm SDRam trên Mainboard được chia làm 3 múi

􀁺 DDRam tên đầy đủ là DDR SDRam ( Double Data Rate

SDRam - SDRam có tốc độ dữ liệu nhân 2 )

DDRam sử dụng trong các máy Pentium 4

Khe cắm được chia làm 2 múi , có các tốc

độ Bus là 266MHz, 333MHz và 400MHz

CPU và tốc độ DDRam này phải được Mainboard hỗ trợ

( DDR2 là DDR có tốc độ nhân 2 )

Khe cắm SDRam trên Mainboard được chia làm 2 múi

􀁺 DDRam 2 : Đây là thanh DDR có tốc độ nhân 2 - hỗ trợ cho

các CPU đời mới nhất có tốc độ Bus > 800MHz

DDRam2 sử dụng cho máy Pentium 4 có các

loại tốc độ 533MHz, 667MHz và 800MHz

hỗ trợ các CPU có tốc độ Bus > 800MHz

6. Chọn RAM cho các máy Pentium 2 và Pentium 3 .

Tính tương thích của hệ thống

􀁺 Trong hệ thống máy tính thì 3 linh kiện là Mainboard , CPU và

RAM luôn luôn có sự rằng buộc lẫn nhau hay nói cách khác,

khi lắp vào hệ thống chúng phải tương thích với nhau thì mới

cho ta một tốc độ tối ưu.

Dưới đây là một số ví dụ để các bạn tham khảo .

􀁺 Ở máy Pentium 3, do một số đời máy không tự động nhận tốc

độ FSB của CPU vì vậy ta phải thiết lập tốc độ FSB cho CPU

thông qua các Jumper

Hình ảnh minh hoạ => Mainboard thiết lập FSB

là 133MHz trong khi lắp CPU có Bus 100MHz

=> Trường hợp này máy sẽ không hoạt động .

Mainboard thiết lập FSB là 133MHz bằng với tốc độ Bus

của CPU vì vậy máy có hoạt động, nhưng sử dụng RAM có

Bus 100MHz do đó hệ thống sẽ chạy ở tốc độ là 100MHz

Thiết lập tốc độ trên Mainboard là 100MHz bị sai so với

tốc độ Bus của CPU là 133MHz nên máy sẽ không chạy

Máy có hoạt động vì đã thiết lập đúng tốc độ Bus cho CPU

Tuy máy sử dụng RAM tốc độ 133MHz nhưng chúng chỉ chạy

ở tốc độ 100MHz theo CPU

Với các máy Pentium2 và Pentium 3 mà thiết lập và sử dụng

linh kiện như trên là chính xác và sẽ cho tốc độ tối ưu .

7. Vấn đề chọn RAM, CPU và Mainboard cho máy Pentium 4

􀁺 Trong các Máy Pentium 4 không có Jumper để thiết lập tốc độ

Bus cho CPU mà chúng đã được tự động hoá .

􀁺 Mỗi loại Mainboard thông thường chỉ hỗ trợ 2 loại tốc độ Bus

cho CPU và 2 loại tốc độ Bus cho RAM, do vậy khi mua

Mainboard, CPU và RAM ta phải chú ý điều này .

􀁺 Có 3 yếu tố rằng buộc như sau mà ta phải tuân thủ khi lắp Máy

Pentium 4 :

+ Bus ( FSB) của CPU phải được Mainboard hỗ trợ

+ Tốc độ Bus của RAM phải được Mainboard hỗ trợ

+ Tốc độ Bus của RAM >= 50% tốc độ Bus của CPU ( Để

khai thác được tốc độ tối đa của CPU )

Lưu ý : Nếu hai RAM có Bus khác nhau chênh lệch là

1USD, thì hai CPU tương ứng sẽ chênh lệch là 10USD, vì vậy

ta có thể chấp nhận thiệt tốc độ RAM để khai thác tối đa tốc độ

CPU

Ghi chú : Ta nên dùng RAM có tốc độ Bus > 50% tốc độ Bus

của CPU là 1 nấc

Ta tham khảo các trường hợp sau đây

Lắp CPU có Bus (FSB) 800MHz vào Mainboard chỉ hỗ trợ

FSB 400 và 533MHz vì vậy máy sẽ không chạy .

Lắp RAM có tốc độ Bus 400 vào Mainboard chỉ hỗ trợ RAM

tốc độ 266 và 333MHz vì vậy máy sẽ không nhận RAM

Cả RAM và CPU đều được Mainboard hỗ trợ vì vậy

máy chạy bình thường và chạy ở tốc độ Bus 400MHz

( Trường hợp này hay dùng vì tốc độ

Bus RAM > 50% Bus CPU 1 nấc )

Cả RAM và CPU đều được Mainboard hỗ trợ vì vậy

máy chạy bình thường và chạy ở tốc độ Bus 533MHz

Cả RAM và CPU đều được Mainboard hỗ trợ vì vậy

máy chạy bình thường, tuy nhiên trường hợp này ít dùng

vì tốc độ RAM = 50% tốc độ Bus của CPU

Cả RAM và CPU đều được Mainboard hỗ trợ vì vậy

máy chạy bình thường, tuy nhiên trường hợp này ít dùng

vì tốc độ RAM >> 50% tốc độ Bus của CPU

Ghi chú : Ta nên dùng RAM có tốc độ Bus > 50% tốc độ Bus của

CPU là 1 nấc

8. Khái niệm về ROM BIOS

􀁺 ROM BIOS ( Read Olly Memory Base Input Output System -

Bộ nhớ chỉ đọc Lưu các chương trình vào ra cơ sở )

+ ROM BIOS là một IC được gắn cố định trên Mainboard

(thường gắn nhưng không hàn ), và thường giao tiếp trực tiếp

với Sourth Bridge .

+ Là bộ nhớ chỉ đọc nên ta không thể ghi dữ liệu vào ROM

được, tuy nhiên khi nạp lại ROM ta vẫn có thể ghi vào ROM

bằng các thiết bị đặc biệt .

􀁺 Dữ liệu trong ROM được các nhà sản xuất Mainboard nạp sẵn,

dữ liệu này không bị mất khi mất điện, nó bao gồm :

+ Các câu lệnh hướng dẫn cho CPU thực hiện quá trình

POST máy ( Power On Self Test - Bật nguồn và kiểm tra )

+ Các thông báo lỗi bằng tiếng bíp hay bằng ký tự trên màn

hình khi nó kiểm tra và phát hiện lỗi .

+ Bản ( Default) thiết lập cấu hình máy - CMOS Setup

+ Trình điều khiển bàn phím và các cổng vào ra .

ROM BIOS là IC được gắn trên Mainboard

ROM BIOS là IC vuông chân cắm gần chipset cầu nam

9. Điều gì sảy ra khi hỏng ROM BIOS

􀁺 Khi hỏng ROM BIOS thì CPU không thể lấy được dữ liệu để

thực hiện quá trình POST máy và cũng không đưa ra được

thông báo gì và như vậy biểu hiện sẽ là

=> Máy không có tiếng bíp cũng không lên màn hình .

Nếu ta dùng Card Test Main để kiểm ta thì thấy đèn BOIS sẽ

không sáng .

Dùng Card Test Main kiểm tra thấy đèn BIOS

không sáng là biểu hiện của hỏng BIOS

10. RAM CMOS

􀁺 Khái niệm về RAM CMOS

Là một chíp rất nhỏ nằm tích hợp trong Chipset cầu nam,

RAM CMOS được nuôi bằng nguồn Pin 3V vì vậy dữ liệu

trong RAM CMOS không bị mất khi tắt máy .

􀁺 Nhiệm vụ của RAM CMOS

+ Nhiệm vụ chính của RAM CMOS là lưu bảng thiết lập cấu

hình của máy, cung cấp cho CPU trong quá trình khởi động .

+ Khi ta bật máy tính, quá trình POST máy bắt đầu, CPU sẽ

đọc và làm theo các hướng dẫn trong RAM CMOS, nếu RAM

CMOS bị mất dữ liệu ( ví dụ khi ta tháo Pin ra ) thì CPU sẽ đọc

bản CMOS mặc định được ghi trên ROM BIOS

􀁺 Quá trình thiết lập cấu hình máy - CMOS SETUP

+ Thiết lập cấu hình máy là quá trình bắt buộc khi ta thực hiện

lắp ráp 1 bộ máy tính ( sẽ nói chi tiết ở phần lắp máy )

+ Để vào chương trình CMOS SETUP ta bầm liên tục phím

Delete hoặc phím F2 hoặc phím F10 ( Tuỳ hiệu máy ) trong lúc

máy đang khởi động .

+ Chương trình CMOS sẽ đọc và hiển thị nội dung đã có trong

RAM CMOS để cho ta thiết lập lại, trong trường hợp là

Mainboard hoàn toàn mới (Chưa có dữ liệu trong RAM

CMOS ) thì chương trình sẽ đọc và hiển thị bản Default được

ghi cố định trong ROM BIOS .

11. Biểu hiện khi hỏng RAM

Khi RAM hỏng thường có biểu hiện là :

Bật máy tính có 3 tiếng bít dài , không lên màn hình

Lưu ý : Lỗi Card Video cũng có các tiếng bíp nhưng thông thường

một tiếng bíp dài ba tiếng bíp ngắn .

Nguyên nhân :

􀁺 RAM bị hỏng

􀁺 RAM cắm vào Mainboard tiếp xúc không tốt

􀁺 RAM không được Mainboard hỗ trợ về tốc độ Bus

Kiểm tra RAM

􀁺 Tháo RAM ra ngoài , vệ sinh chân sạch sẽ bằng xăng sau đó

lắp lại

􀁺 Thay thử một thanh RAM mới ( lưu ý phải thanh RAM có Bus

được Main hỗ trợ )

􀁺 Trường hợp sau khi thay RAM mà vẫn còn tiếng kêu nhưng

tiếng kêu khác đi thì ta cần kiểm tra Card Video hoặc thay thử

Card Video khác .

Lưu ý : Trong tất cả các trường hợp máy lên được phiên bản

BIOS trên màn hình là RAM và Card Video đã bình thường .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #garungtv6