Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu đối do thiên hạ phúng điếu



Mai Lão Bạng ( ? – 1942): Còn có tên là Già Châu, quê làng Vang, xã Hưng Vĩnh (nay là phường Đông Vĩnh), thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Xuất thân trong một gia đình Công giáo, ông từng theo học ở Chủng viện Xã Đoài. Sớm có lòng nhiệt thành yêu nước, ông tích cực hưởng ứng phong trào Duy Tân, Đông du, dẫn đầu đoàn học sinh công giáo Nghệ An xuất dương sang Nhật. Đầu năm 1914 bị Tổng đốc Lưỡng Quảng Long Tế Quang bắt giam. Năm 1917 vừa ra tù, ông lại bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1933 được trả tự do, ông trở về quê mở hiệu thuốc bắc "Lão Bạng y quán" và nhiều lần vào Huế thăm cụ Phan. Vào ngày 29/10/1940 sau khi nghe tin Phan Bội Châu mất, Mai Lão Bạng có đôi câu đối điếu như sau:

Bạch thủ công phân như, trấp niên thu hồ hải đính thâm giao, ngã quý vị năng đồng nhất liễu (Đầu bạc đã chia phôi, hai chục thu xưa, hồ hải ghi dấu thâm giao, tôi thẹn không cùng được chết)
Đan tâm ưng vị liễu, nhị thập kỷ giang sơn tương hoán sắc, công hồ bất giả sổ niên lưu (Lòng son còn chưa lạt, hai mươi thế kỷ, non sông sắp thay màu sắc, ông sao không cố vài năm)
Huỳnh Thúc Kháng có câu đối viếng Phan Bội Châu như sau:

Minh hồng bắc tỷ, oanh nhiên Đông học dũng phong trào, sử thế giới tri ngã Việt hữu nhân, sở vị quốc năng dĩ nhất thân trọng (Hồng bay sang bắc, gây làn Đông học năm xưa, để thế giới biết ta có người, cho hay nước được vẻ vang vì bác)
Sào điểu nam chi, quy dữ Tây Hồ tác tiên Phật, phóng đại thanh vị ngô bào đỗng khốc, viết y thiên hồ ngận nhị lão đi (Chim đậu cành nam, về tới Tây Hồ bạn cũ, vì đồng bào cất to tiếng khóc, rằng sao trời không để sót hai già)
Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947) tự Giới Sanh, hiệu là Minh Viên (Vườn chè) hay đôi khi được viết là Minh Viên. Ông là người làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam. Cuối năm 1946, ông là Đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Mai Khuê Nguyễn Thúc Dinh, Phó bảng khoa Đinh Mùi (1907), quê làng Xuân Liễu, đồng hương với Phan Bội Châu có câu đối điếu:

Nhiệt huyết nhất xoang sái hà địa (Một bầu nhiệt huyết lay động trời đất)
Cao danh thiên cổ trọng ư sơn (Muôn thuở nêu tên nặng tình nước non)
Nguyễn Thúc Dinh (1877 - 1953) sinh tại Nam Đàn, Nghệ An. Từ năm 1909 cho đến năm 1931 ông phục vụ trong bộ máy chính quyền Nam Triều, kinh qua các chức vụ: Tri huyện, Tri phủ, Án sát, Thị lang, Phủ doãn, Bố chánh, Tuần vũ. Ông về hưu năm 1931 với hàm Thượng thư Bộ Lễ. Trong cải cách ruộng đất (1952), ông bị coi là vi phạm luật về giảm tô giảm tức, bị kết án 10 năm tù, sau giảm xuống còn 5 năm vì có nhiều con là bộ đội, cán bộ nhưng toàn bộ tài sản đều bị tịch thu. Ông ở trại giam hơn 1 năm, vì tuổi già sức yếu ông lâm bệnh và mất ngày 31/03/1954(27 tháng 2 năm Giáp Ngọ).
Câu đối viếng Phan Bội Châu chưa rõ tác giả:

乾坤翻覆以來間豈無轟轟烈烈好場誰似君家三攖虜刃再殉孤城幾回看寶劍掌中魂到九原猶殺賊 Càn khôn phiên phúc dĩ lai, gian khởi vô oanh oanh liệt liệt hảo trường, thùy tự quân gia, tam anh lỗ nhận, tái tuẫn cô thành, kỷ hồi khan bảo kiếm chưởng trung, hồn đáo cửu nguyên do sát tặc (Trời nghiêng đất ngả đến nay, há không trường liệt liệt oanh oanh, ai như nhà ông, ba người đánh giặc chết, hai bận giữ thành cô, bao lần xem báu kiếm trong tay, hồn đến suối vàng còn giết giặc)
身世浮沈至此日常抱鬱鬱孛孛奇氣欲揮吾手拔崑崙山平芹徐海一聲語姪兒海外身先同志厲誅仇 Thân thế phù trầm chí thử, nhật thường bão uất uất bột bột kỳ khí, dục huy ngô thủ, bạt Côn Lôn sơn, bình Cần Giờ hải, nhất thanh ngữ diệt nhi hải ngoại, thân tiên đồng chí lệ tru cừu (Bẩy nổi ba chìm là thế, ôm cái chí uất uất bột bột, muốn giơ tay tớ, san phẳng núi Côn Lôn, lấp bằng bể Cần Giờ, một tiếng gọi cháu trai ngoài cõi, hàng đầu đồng chí gắng phanh thù)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: