xczczxczxc
Kế toán Lý thuyết kế toán
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp
webketoan.vn - Thứ năm, 30/12/2010 Email In bài
Trong tổng chi phí sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu chính chiếm một tỷ trọng lớn. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuất dùng, còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình.
Trong xây dựng cơ bản cũng như các ngành khác, vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải được tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó dựa trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế của vật liệu và số lượng thực tế vật liệu đã sử dụng. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình đã hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại công trình để giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng hạng mục công trình, công trình. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức kế toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan.
Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm...
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng
=
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
x
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Tổng tiêu thức lựa chọn để phân bổ của các đối tượng
*Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi.
- Hoá đơn mua bán…
Vật liệu mua về có thể nhập kho hoặc có thể xuất thẳng cho công trình. Trường hợp các đơn vị thi công tự đi mua vật tư thì chứng từ gốc là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán. Phiếu xuất kho và chứng từ liên quan như hoá đơn vận chuyển tạo thành bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán làm số liệu hạch toán.
*TK sử dụng: Tài khoản 621 dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kết cấu TK 621 như sau:
Bên Nợ: Trị giá gốc thực tế của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm xây lắp.
Bên Có: Trị giá nguyên liệu vật liệu sử dụng không hết nhập kho, Kết chuyển chi phí NVL vào TK 154- Chi phí SXKD dở dang
TK 621 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
- Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá trị vật liệu sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Nợ TK 133: VAT được khấu trừ (nếu có).
Có TK 152: nguyên vật liệu.
Có TK 111, 112, 331…
- Cuối kỳ hạch toán và hoàn thành hạng mục công trình kế toán và thủ kho kiểm kê số vật liệu còn lại chưa dùng để ghi giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng đối tượng hạch toán chi phí.
- Nếu nhập lại kho nguyên vật liệu, giá trị vật liệu còn có thể chưa sử dụng hết, giá trị phế liệu thu hồi kế toán ghi:
Nợ TK 152: Vật liệu, nguyên liệu
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
- Cuối kỳ căn cứ vào giá trị kết chuyển hoặc phân bổ nguyên vật liệu cho từng hạng mục công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi phí SXKD dở dang
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Thông qua kết quả hạch toán chi phí vật liệu tiêu hao thực tế theo từng nơi phát sinh, cho từng đôí tượng chịu chi phí thường xuyên kiểm tra đối chứng với định mức và dự toán để phát hiện kịp thời những lãng phí mất mát hoặc khả năng tiết kiệm vật liệu, xác định nguyên nhân, người chịu trách nhiệm để xử lý hoặc khen thưởng kịp thời.
Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp và tính chất lương, phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi:
Nợ 622: Phải trả cho công nhân trực tiếp SX
Nợ 627: Phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng
Nợ 641: Phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng
Nợ 642 Phải trả cho nhân viên bán hàng
Có 334: Tổng thù lao lao động phải trả
Trích BHXH, BHYT, KPCD theo tỷ lệ quy định
Nợ 622, 627, 641, 642
Nợ 334: số trừ vào thu nhập của công nhân viên chức
Có 3382: Trích KPCĐ
Có 3383: Trích BHXH
Có 3383: Trích BHYT
Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ
Nợ 622, 627, 641, 642
Nợ 431: Số chi vượt mức quy định
Có 334: Tổng số thù lao lao động phải trả
Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng
Nợ 431
Có 334
Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên
Nợ 338
Có 334
Các khoản khấu trừ vào thu nhập công nhân viên (Sau khi đóng BHXH, BHYT, KPCD…)
Các khoản khấu trừ không vượt quá 30% số còn lại
Nợ 334
Có 333: Thuế thu nhập phải nộp
Có 141, 138
Thanh toán thù lao, bảo hiểm, tiền thưởng cho công nhân viên chức
Nếu thanh toán bằng tiền
Nợ 334
Có 111,112
Nếu thanh toán = vật tư: 2 bút toán:
BT1: ghi nhận giá vốn hàng bán
Nợ 632
Có 152, 153…
BT2: Nợ 334
Có 512, 333
Nộp BHYT, BHXH, KPCĐ:
Nợ 338
Có 111, 112
Chi tiêu kinh phí CĐ để lại DN thì ghi:
Nợ 338: ghi giảm KP CĐ
Có 111,112
Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chưa lĩnh:
Nợ 334
Có 338
Trường hợp đã nộp KPCĐ, BH lớn hơn số phải trả thì được cấp bù và ghi:
Nợ 111, 112
Có 338
Các loại tài khoản
Tài khoản Tài sản: Đại diện cho các nguồn lực kinh tế khác nhau mà doanh nghiệp sở hữu. Ví dụ như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nhà cửa, kho bãi, khoản phải thu,...
Tài sản ngắn hạn (tài khoản loại 1).
Tài sản dài hạn (tài khoản loại 2).
Tài khoản Nợ (nợ phải trả - tài khoản loại 3): Đại diện cho các loại nợ khác nhau của doanh nghiệp. Ví dụ như khoản phải trả, khoản vay, lãi phải trả,...
Tài khoản Vốn chủ sở hữu (tài khoản loại 4): Đại diện vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp đã góp sau khi trừ hết các khoản nợ trong tài sản, bao gồm cả lợi nhuận giữ lại và khoản dự phòng.
Tài khoản Doanh thu (tài khoản loại 5): Đại diện cho khoản thu của doanh nghiệp. Ví dụ như doanh thu, doanh thu dịch vụ, tiền lãi nhận được,...
Tài khoản Chi phí (chi phí sản xuất kinh doanh - tài khoản loại 6): Đại diện cho các khoản chi của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ như tiền điện, tiền nước, tiền thuê văn phòng, khấu hao, lãi vay, bảo hiểm,...
Tài khoản Thu nhập khác (tài khoản loại 7).
Tài khoản Chi phí khác (tài khoản loại 8).
Xác định kết quả sản xuất kinh doanh (tài khoản loại 9).
Tài khoản ngoài bảng (tài khoản loại 0)
Tài khoản đại diện cho các giao dịch tài chính và phi tài chính của một doanh nghiệp, để xác định kết quả đầu tư của nhà đầu tư.
[sửa] Kết cấu tài khoản kế toán
Kết cấu tài khoản kế toán là hình thức phản ánh sự vận động của hai đối tượng kế toán theo hai mặt đối lập. Như: mặt tăng với mặt giảm, thu với chi, nhập với xuất, vay với trả, tập hợp với phân phối hoặc có thể coi bảng cân đối như là một cái tủ lớn có nhiều ngăn kéo và mỗi một ngăn kéo là một tài khoản chia thành hai bên nợ và có để đựng tiền.
Hình thức thể hiện là dạng hình chữ T: bên trái là bên nợ, bên phải là bên có.
- Bảng cân đối kế toán, công thức kế toán : Tổng TS = Tổng vốn CSH (vốn tư nhân,vốn cổ đông đóng góp...) + Tổng nợ phải trả (vay ngân hàng...). Tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán giống như hiệu ứng của con tằm nhả tơ.
- Điều cần lưu ý là bất kể nghiệp vụ kinh tế nào phát sinh công thức kế toán vẫn cân bằng.
- Tài sản: loại 1,2.
- Nguồn vốn: loại 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 (Tổng Nguồn vốn = Tổng VCSH + Tổng Nợ phải trả)
-Ta có công thức:
Tổng tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu + Tổng Nợ phải trả.
111 -10.000đ
1561 +10.000đ
ta ghi: Nợ1561/Có111:10.000đ.
Tổng tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu + Tổng Nợ phải trả.
153 -5.000đ
627 -5.000đ
Ta ghi: Nợ627/Có153:5.000đ
Tổng tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu + Tổng Nợ phải trả.
112 +7.000đ
311 +7.000đ
Ta ghi: Nợ112/Có311:7.000đ
Tổng tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu + Tổng Nợ phải trả.
1561 -15.000đ
632 -15.000đ
Ta ghi: Nợ632/Có1561:15.000đ
Tổng tài sản = Tổng vốn chủ sở hữu + Tổng Nợ phải trả.
155 +12.000đ
632 +12.000đ
Ta ghi: Nợ155:12.000đ/Có632:12.000đ
- Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản chữ T: + Đối tài khoản tài sản: Tài sản tăng số dương trong bảng cân đối kế toán ghi vào bên Nợ tài khoản chữ T ngoài bảng cân đối kế toán, và tài sản giảm số âm trong bảng cân đối kế toán ghi vào bên Có tài khoản chữ T ngoài bảng cân đối kế toán, chỉ ghi con số đại số không dấu trên tài khoản chữ T (ngoài bảng cân đối kế toán loại 1, 2). + Đối tài khoản nguồn vốn: Nguồn vốn tăng số dương trong bảng cân đối kế toán ghi vào bên Có tài khoản chữ T ngoài bảng cân đối kế toán, và nguồn vốn giảm số âm trong bảng cân đối kế toán ghi vào bên Nợ tài khoản chữ T ngoài bảng cân đối kế toán, chỉ ghi con số đại số không dấu trên tài khoản chữ T (ngoài bảng cân đối kế toán loại 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9).
- Vào cuối kỳ (tháng, quý, năm) để tính lãi hoặc lỗ người ta tách loại 5, 6, 7, 8, 9 để xác định kết quả kinh doanh.
- Tài khoản loại 5, 6, 7, 8, 9 vào cuối kỳ có số dư bằng không: -10.000 đ + 10.000 đ = 0(do kết chuyển hết qua 911 trong bảng cân đối kế toán)
Đối với công ty cổ phần, có thể xác định kết quả kinh doanh bất kỳ thời điểm nào thông qua tài khoản 911 với sự hỗ trợ của CNTT hiện đại: (chẳng hạn áp dụng excel 2007 của Ông Văn Thông và một số phần mềm kế toán hiện đại Misa, ACplus).
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí.
Luôn dùng một trong 2 công thức sau để tính số tiền dư (thừa)cuối kỳ(cuối tháng,quý,năm):
.Số tiền dư(thừa) cuối kỳ = số tiền dư(thừa) đầu kỳ + số tiền phát sinh tăng(thêm lên)trong kỳ - số tiền phát sinh giảm(bớt đi) trong kỳ.
.Số tiền dư(thừa) cuối kỳ = số tiền dư(thừa) đầu kỳ + số tiền thu vào trong kỳ - số tiền chi ra trong kỳ
ví du:
.nợ 111/có 331:10.000.000 đ (đây là nghiệp vụ thu vào tiền mặt làm cho bên nợ 111 tăng thêm một chút và đồng thời làm cho bên có 331 tăng thêm một chút).
.nợ 331/có 111:10.000.000 đ (đây là nghiệp vụ chi ra tiền mặt làm cho bên nợ 331 giảm thêm một chút và đồng thời làm cho bên có 111 giảm thêm một chút).
Các tài khoản loại 1,2 luôn luôn có số tiền dư bên Nợ vì bên Có tiêu sài tiền hết cở <=bên Nợ.
Các tài khoản loại 3,4 luôn luôn có số tiền dư bên Có vì bên Nợ tiêu sài tiền hết cở <=bên Có.
Ngoại trừ tài khoản hao mòn 214, dự phòng 129, 139, 229, 159...có số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán là số âm.
Trên bảng cân đối kế toán có thể mở tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2 tùy quy mô công ty (chý ý tài khoản cấp một là tài khoản đại diện cho tài khoản cấp hai, khi báo cáo tài chính cộng số dư tài khoản cấp hai hoặc chuyển khoản số dư tài khoản cấp hai).
Có người cho rằng nên để tài khoản loại 5, 6, 7, 8, 9 bên tài sản trong bản cân đối kế toán vì cuối cùng mới có lợi nhuận(dựa vào nguyên lý kế toán nhật,pháp,nga,.....thế giới).
Có người cho rằng nên để tài khoản loại 6, 8 bên tài sản trong bản cân đối kế toán và loại 5, 7, 9 bên nguồn vốn trong bản cân đối kế toán vì khi bên tài sản khi ta chi ra tiền mặt v.v. làm cho tài khoản tiền mặt giảm xuống và tài khoản chi phí mới phát sinh (mới tồn tại và phát triển lên, mới có, mới tăng lên) thì ghi số dương vào tài khoản loại 6, 8 trong bảng cân đối kế toán (dựa vào nguyên lý kế toán Việt nam, Trung quốc).
Có người cho rằng nên để hết tài khoản loại 5, 6, 7, 8, 9 bên nguồn vốn trong bản cân đối kế toán vì cho rằng khi ta sản xuất ra sản phẩm bán không được vì sản phẩm hết hạn sử dụng, do tiêu thụ chậm, để lâu trong kho quá và người ta cho đó là phần mất đi nên để bên nguồn vốn(dựa vào nguyên lý kế toán Mỹ, Ấn độ).
Tất cả 3 trường hợp trên khi ghi số tiền vào tài khoản chữ T (ở ngoài bảng cân đối kế toán) ta chỉ ghi con số đại số, không dấu.
Chú ý:trong suốt quá trình định khoản chữ T cho đến khi xác định kết quả kinh doanh chỉ dùng một trong ba phuơng pháp trên.
Cách định khoản tiền Việt có nguồn gốc ngoại tệ xem website: http://niceaccounting.com/HTTK/4/413.html (dùng chung cho cả ba phương pháp định khoản trên).
đối với ngoại tệ khi bạn mua hàng hóa,tài sản cố định,ngoại tệ...ở tỷ giá này và khi bạn bán ra hàng hóa,tài sản cố định,ngoại tệ...ở tỷ giá khác số chênh lệch tỷ giá ghi vào tài khoản nào thì phải theo quy định nhà nước(giống như trên định khoản tiền việt có gốc ngoại tệ).
Đây là bài viết rất là hoàn chỉnh sau 50 năm nguyên cứu về kế toán,nếu có gì sai sót xin liên hệ với giáo sư kế toán Văn Hải, ĐT:01298421512
[sửa] Các kết cấu tài khoản thông thường
Tài khoản loại 1, 2 (Tài khoản tài sản)
NợCóSố dư đầu kỳ
Tài sản phát sinh tăng
Tài sản phát sinh giảm
Tổng phát sinh tăng
Tổng phát sinh giảm
Số dư cuối kỳ
Tài khoản loại 3, 4 (Tài khoản nguồn vốn)
NợCó
Số dư đầu kỳ
Nguồn vốn phát sinh giảm
Nguồn vốn phát sinh tăng
Tổng phát sinh giảm
Tổng phát sinh tăng
Số dư cuối kỳ
Tài khoản loại 5, 7 (Tài khoản doanh thu)
NợCóDoanh thu phát sinh giảm
Doanh thu phát sinh tăng
Tổng phát sinh giảm
Tổng phát sinh tăng
Tài khoản loại 6, 8 (Tài khoản chi phí)
NợCóChi phí phát sinh tăng
Chi phí phát sinh giảm
Tổng phát sinh tăng
Tổng phát sinh giảm
Tài khoản loại 9 (Xác định kết quả sản xuất kinh doanh)
NợCóChi phí
(Kết chuyển từ tài khoản loại 6, 8)
Doanh thu
(Kết chuyển từ tài khoản loại 5, 7)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro