PayWeb.vn - Vận dụng quan điểm Toàn Diện, Phát Triển, và Lịch Sử cụ thể
Vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, và quan điểm lịch sử cụ thể trong học tập, công việc, giao tiếp.
* Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta chúng ta nhận thức về sự vật trong mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng đắn và đầy đủ tri thức của triết học, chúng ta cần phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ các tri thức khoa học khác và hoạt động của con người.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên… để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những chú ý tới mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các chất khác. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải xuất phát huy nội lực của đất nước, mặt khác ta phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại.
* Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân chúng ta phải có quan điểm phát triển. Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kì sự vật hiện tượng nào cũng phải đặt nó trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa chúng.
Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.
Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kiềm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển của nó có lợi hay có hại đối với đời sống con người. Sinh viên là nhũng người đang trong quá trình phát triển về mọi mặt cả về thể chất lẫn trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách, cho nên thời kỳ này phải tranh thủ hoàn thiện bản thân, làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai.
Quan điểmm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Nếu chúng ta tuyệt đối hóa nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể phát triển và thực tiễn dậm chân tại chỗ. Vì thế, chúng ta cần phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc thực hiên hóa quan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lọi ích của chúng ta và toàn xã hội.
* Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động và sự vật phải chú ý điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn, trong các định luật của hóa học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt qua những điều kiện đó thì định luật sẽ không còn đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học người ta bao giờ cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của cá hệ thống đó.
* Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhầm để cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện, mỗi chúng ta cần phải nắm chắc cơ sở lý luận của chúng – nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng 1 cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ngày càng tươi đẹp.
* Vận dụng
a) Đấu tranh phê bình tự phê bình trong tập thể và trong Đảng.
Đây cũng là quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Đấu tranh phê bình và tự phê bình trong tập thể, trong đảng với mục đích là đi đến sự thống nhất
- Đấu tranh trong đảng là góp phần thúc đẩy sự phát triển của tập thể, cá nhân phê bình được góp ý thì phải khắc phục tiến bộ hơn.
b) Quá trình hội nhập của VN:
Hội nhập về kinh tế ở khu vực và thế giới thì quá trình hội nhập này cũng chính là quá trình thống nhất các mặt đối lập.
- Khẳng định quá trình hội nhập là quá trình vừa hợp tác. Đấu tranh để cạnh tranh còn hợp tác để tăng cường năng lực cạnh tranh.
- Chỉ trên cơ sở xây dựng 1 nền kinh tế độc lập tự chủ chúng ta có thể chủ động hội nhập quốc tế và không phụ vào các nước lớn. Ngược lại nếu không chủ động hội nhập quốc tế thì không thể xây dựng 1 nền kinh tế độc lập tự chủ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro