pan co ban pc
Trần Đại's Blog
May 30, 2007
Những pan cơ bản
Filed under: Uncategorized - Trần Thanh Đại @ 3:04 am
Những pan cơ bản
Mainboard là thành phần chính yếu trong máy vi tính. Hư hỏng do mainboard gây ra sẽ làm cho toàn bộ hệ thống "Ngừng thở", "không hình, không tiếng " hoặc "chập chờn không ổn định" hay "treo máy"... Nói chung là "rất khó chịu". Đối với dân "phần cứng" thì không lo mấy, nhưng đối với nhiều người thì việc mainboard bị lỗi là cực kỳ khủng khiếp.
Pan 1: Không nhận Card mở rộng, AGP, Sound..., không nhận RAM...
Lỗi dạng này đa số là do các mối tiếp xúc giữa main với các Card mở rộng, RAM bị hoen, rỉ ... dẫn đến không tiếp xúc tốt.
Xử lý: Vệ sinh sạch thử lại hoặc chuyển sang khe cắm khác, thử lại.
Pan 2: Chết BIOS
Lỗi này trước đây do một loại virus chuyên ăn thịt Chip BIOS. Ngoài ra lỗi đa số là do người sử dụng muốn thử chức năng "nâng cấp BIOS" mà ra. Lỗi này nếu do quá trình "nâng cấp BIOS" không thành công thì dễ xác định. Còn lại, phải dùng card test main thì mới biết được. (Cái chiêu này tôi chưa giới thiệu trong phần "hướng dẫn sử dụng Card Test Mainboard" vì do lỗi này cũng ít xa) Ở đây tôi chỉ đề cập tới trường hợp bạn bị die do "nâng cấp BIOS" không thành công.
Xử lý: Ghi nhận lại hãng sản xuất mainboard, model, Fix... càng nhiều chi tiết càng tốt. Lên Internet Search tìm file BIN của BIOS Download về mang đến những nơi có chép ROM nhờ họ chép vào dùm. Ở TP.HCM bạn có thể đến khu vực chợ Nhật Tảo. Loại máy chép ROM này chỉ có những nơi bảo hành main lớn mới có.
Pan 3: Phù tụ. (Rất thường xảy ra - do nguồn không ổn định)
Hiện tượng máy hay treo giữa chừng (màn hình đứng cứng không làm gì được, thậm chí nút RESET cũng không tác dụng, chỉ có rút điện nguồn mới OK) đa phần các pan không ổn định, chập chờn.
Quan sát các tụ hóa (nếu chưa biết thì đợi bài viết về tụ sẽ giới thiệu) trên main. Trong trường hợp này các tụ sẽ bung lên theo hướng có gạch chéo.
Xử lý: Thay các tụ này, mua loại 3300uF/16V (loại kích thước nhỏ nhất - vì Tụ zin trên main rất nhỏ nếu kích thước lớn sẽ không thay được) loại này nếu mua lẽ chừng 1500 -> 2000 cái. (Tôi thường mua nguyên bịch 100 cái để xài)
Hình dạng tụ bị phù, cháy, nổ.
Còn nhiều pan khác nhưng tôi giới thiệu các bạn những pan thông dụng nhất.
Máy tính chạy không ổn, chậm hay bị treo, Nói chung là rất khó chịu !
1. Do phần mềm:
- Đã có rất nhiều bài viết trên các báo, forum... hướng dẫn cách "tăng tốc máy" như: chống phân mãnh, dọn rác, bỏ cài đặt những chương trình không hoặc chưa cần thiết, gở bỏ bớt các chương trình luôn chạy khi khởi động... chung quy các thao tác vừa nêu chỉ trị được bệnh chạy chậm của máy vi tính.
- Ở góc độ phần mềm, thường thì chỉ khi ta cài đặt thêm một chương trình ứng dụng mới, driver - trình điều khiển thiết bị - mới mà có xảy ra tranh chấp thì ngay khi ta khởi động lại lần đầu tiên trục trắc sẽ xảy ra ngay như: làm treo máy, hiện màn hình xanh... <- Tốt nhất là gở bỏ ứng dụng, driver vừa cài đặt.
- Lắm lúc: Format & cài lại toàn bộ hệ điều hành + Software là một lựa chọn "Cuối cùng".
- Khi ta đã chọn "giải pháp cuối cùng" là format và cài lại hệ điều hành mà vẫn không ổn thì nghĩ đến nguyên do là "phần cứng"
2. Do phần cứng
- Scandisk: Kiểm tra và khắc phục lỗi cho HDD. Dể nhất ai cũng làm được. Dĩ nhiên là chế đệ Full (kiểm tra toàn bộ. Cái này lâu và tốn thời gian. Tuy nhiên "nhẫn nại" vẫn là cái cần lúc này.
- Nhiệt độ: Quạt làm mát cho CPU mà quay chậm hoặc không quay do khô dầu hoặc bị cháy. Dể thấy máy sẽ bị treo sau một thời gian nhất định và giảm dần đến khi CPU không thể hoạt động nữa. Dĩ nhiên là CPU có thể chết theo. Cách giải quyết đơn giản là vô dầu cho quạt hoặc thay quat mới. Gắn thêm quạt làm mát cho thùng máy <- những máy vi tính của tôi dùng đều thực hiện bước này.
- Nguồn điện: Nguồn điện chậm chờn sẽ không thể nào giúp máy chạy ổn định được. <- Ổn áp là một lựa chọn thích hợp. Nếu khu vực hay bị cúp điện nên có UPS.
- Bộ nguồn: Sau một thời gian sử dụng thường bộ nguồn bị "yếu" xuống, không còn đủ "công suất" để đáp ứng cho toàn bộ hệ thống. Cũng có thể do ta thêm nhiều thiết bị vô như: CD-Rewrite, HDD 2, Webcam, Printer, Scan, Tivicard... Cách xử lý tạm thời: gỡ bỏ (hoặc không cấp nguồn) những thiết bị chưa dùng đến như đã nếu trên thậm chí là : FDD, CD-ROM để giảm tải cho bộ nguồn nếu khi đã gở bỏ mà máy chạy ổn định thì 100% lỗi do bộ nguồn gây ra <- Thay bộ nguồn mới công suất lớn hơn 400W, 450W, 500W... là lựa chọn tốt nhất.
Còn tiếp...
Máy vi tính thường hỏng chỗ nào
Đặc tính riêng của máy vi tính so với các thiết bị điện tử khác là hoạt động dựa trên phần mềm. Mà phần mềm thì rất dễ bị hư hỏng, thí dụ như bạn lỡ tay bấm lộn phím Del chẳng hạn là có thể dữ liệu và chương trình đă đi tong rồi!
Chính vì thế ai trong chúng ta - những người sử dụng máy tính - cũng đă từng phải vò đầu bứt tai trước cái máy tính bướng bỉnh cứ ỳ ra, không chịu làm việc.
Một ngày làm việc mới, bạn bật công tắc chiếc máy quen thuộc lên để bắt đầu công việc. Nhưng thay vì những hàng chữ khởi động hiện ra thì bây giờ màn hình chỉ có một màu tối thui, không có một dấu hiệu nào chứng tỏ máy đang hoạt động cả. Làm sao đây, hay là cái màn hình monitor bị hư rồi! Xin hăy bình tĩnh nhìn xem các đèn báo trên CPU có sáng hay không. Nếu không - chắc chắn là cắm nguồn chưa tốt rồi, hăy cắm lại và nhớ cắm đúng điện áp ghi ở sau máy. Cắm xong vẫn chưa được? - Bộ nguồn máy tính của bạn bị hư rồi, có lẽ phải vác cái CPU đi sửa thôi. Thường thì các bộ nguồn máy tính rất dễ hỏng nếu như không có ổn áp cho máy.
Còn nếu các đèn báo trên CPU vẫn sáng, đèn trên ổ đĩa mềm và ổ đĩa cứng vẫn chớp đầy đủ mà màn hình thì tối thui? - Hăy xem lại dây tín hiệu và dây cấp nguồn từ màn hình nối với CPU có bị lỏng không, hai dây này rất hay bị lỏng (do máy bị xê dịch kéo rơi ra) và dẫn đến tình trạng này, chỉ cấn cắm lại cho thật chắc chắn là mọi việc ổn thoả. Nhưng nếu hai dây này đă được cắm chắc chắn mà tình hình vẫn không khá hơn, phải chú ư tới đèn tín hiệu ở góc dưới của màn hình. Có hai trường hợp xảy ra - thứ nhất, nếu đèn tín hiệu này không sáng: màn hình đă bị trục trặc. Bạn chỉ có cách mang đi sửa ở các dịch vụ sửa chữa, bảo trì tin cậy.
May mắn nhất là màn hình chỉ bị đứt cầu chì - sẽ tốn kém không bao nhiêu. Nặng hơn (trường hợp này... thường xảy ra hơn) màn hình bị hư bộ nắn điện AC- đĩa cứng hoặc Flyback, chi phí sẽ tốn kém hơn. Trường hợp thứ hai, nếu đèn tín hiệu trên màn hình sáng mà màn hình vẫn tối mịt - bạn thử chỉnh lại hai nút Contrast và Brightness trên màn hình xem sao?
Rất hay gặp tình trạng người không biết sử dụng hoặc các cháu bé trong nhà táy máy vặn sai hai nút này khiến màn hình tối đi! Cuối cùng, nếu nguyên nhân vẫn không phải do hai nút này, có lẽ CPU của bạn đă có vấn đề. Có thể trục trặc xảy ra ở mạch giao tiếp màn hình (Video Carrd), bản mạch chính (Main Board) hoặc ở bộ nhớ (RAM). Muốn xác định chính xác phải nhờ đến chuyên viên tin học với đầy đủ dụng cụ kiểm tra.
Xin bạn hăy yên tâm, đa số các trường hợp xảy ra bạn đều có thể tự xử lý được, các hư hỏng nặng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều .
Theo suachua.vn
TÌM LẠI CÁC SỐ HIỆU CỦA MAINBOARD
Nếu bạn không còn lưu giữ catalog cũng như các driver đi kèm mainboard thì khi cài lại Windows hay nâng cấp máy tính, có thể bạn sẽ gặp trở ngại. Trong trường hợp này, bạn hãy truy tìm các số hiệu của các thành phần có liên quan trên mainboard để có cơ sở tìm driver và catalog phù hợp trên Internet.
Trong nhiều trường hợp như cài lại Windows, mới ráp một mainboard "second hand", có thể bạn sẽ cần phải cài lại driver cho VGA và sound onboard nhưng không biết làm sao để tìm đúng driver. Ngoài ra bạn cũng cần biết mainboard này hỗ trợ những thiết bị nào, cách kết nối ra sao nhưng không còn giữ catalog của nó nữa nên gặp khó khăn. Kinh nghiệm sau đây có thể giúp bạn nhiều cơ may vượt qua được trở ngại này.
Xác định chip VGA của mainboard Sau khi cài đặt Windows hoàn tất, bạn hãy vào Start > Run, gõ dxdiag. Nếu may mắn bạn sẽ thấy Windows XP liệt kê tên của chip trong thẻ System. Ngược lại, nếu Windows không hiển thị tên của chip, bạn hãy tắt máy, tháo nắp thùng máy và quan sát kỹ các chip trên mainboard, tìm đọc nội dung in trên chipset cầu bắc (thường là con chip to nhất gần CPU, nếu phía trên con chip này có gắn miếng nhôm tản nhiệt không in bất kỳ nội dung nào thì bạn hãy khéo léo gỡ miếng nhôm đó ra). Hiện nay các mainboard hỗ trợ CPU Intel chủ yếu sử dụng chipset VIA và Intel, trong khi các mainboard hỗ trợ CPU AMD thì thường là chipset NVIDIA, VIA hay SIS. Mục đích của việc xác định chipset là giúp bạn tìm ra được driver cần thiết để cài đặt cho VGA onboard. Sau khi đã biết tên chipset và các số hiệu liền theo nó (ví dụ Intel 865GV, Intel 915GV, SIS 630, 530...) bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm và cài đặt driver cho VGA bằng cách mượn lại các đĩa CD của bạn bè hoặc vào google.com rồi gõ từ khóa vga for chipset (Ví dụ: vga for sis630) để tìm.Nếu bạn ngại tháo nắp thùng máy để quan sát các chipset thì có thể sử dụng các tiện ích hỗ trợ xem thông tin phần cứng có trong các đĩa Hiren's boot (nằm trong nhóm System Info...) để biết được các thông tin về chipset, GPU... Cách này có hạn chế là không phải lúc nào các chương trình cũng nhận dạng được phần cứng trong máy tính. [Nếu bạn sử dụng card VGA rời thì thông thường Windows XP sẽ tự động cài đúng driver cho nó. Trường hợp Windows XP không tự nhận ra card VGA thì bạn có thể xem các thông tin in trên các con chip hay các tem nhãn dán trên bề mặt của card VGA để biết được nó đang sử dụng GPU của hãng nào để vào website của nhà sản xuất tìm driver].
Xác định chip audio của mainboard Sau khi đã xác định được tên chipset cầu bắc, lúc này bạn hãy tiến hành tìm tên của chip âm thanh, thông thường các mainboard hay sử dụng chip âm thanh AC' 97 for Intel, AC' 97 for VIA, SIS 7200, SIS 963, v.v...
Tìm lại catalog của mainboard Nếu không tìm được catalog tại cửa hàng đã bán mainboard cho bạn thì cách tốt nhất là tìm nó trên website của nhà sản xuất thông qua google.com. Cách tìm như sau:
- Trước hết, dùng chương trình AIDA - Sysinfo Tool trong đĩa Hiren's boot để xem thông tin của mainboard, chủ yếu là model sản xuất. Nếu may mắn bạn sẽ nhận được thông tin về mainboard thông qua số hiệu của mục System Manufacturer và bạn sẽ sử dụng số hiệu này để tìm ra catalog cho mainboard. Nếu chương trình AIDA - Sysinfo Tool không tìm được thông tin nào về mainboard của bạn, thì bạn có thể xem kỹ các dòng chữ màu trắng có kích thước lớn in trên bề mặt mainboard (không phải trên các con chip, trừ số hiệu in trên miếng nhôm tản nhiệt của chipset cầu bắc). Đó chính là số hiệu model của mainboard, ví dụ: AV40S, 6VX7, P6STMT, v.v...
- Sau khi đã có số hiệu của mainboard, bạn vào google.com gõ từ khóa Manual số hiệu (Ví dụ: Manual AV40S). Có thể thêm một số tùy chọn như +doc hoặc +pdf để tìm và tải các tập tin dạng .doc hoặc .pdf. Ví dụ: Manual AV40S+pdf. - Nếu thành công, bạn sẽ tìm được các thông tin cho mainboard của mình hoặc tải về các tập tin tài liệu kỹ thuật cần thiết. Lúc này, bạn chỉ việc làm theo hướng dẫn của tài liệu kỹ thuật là xong.
Với cách này, bạn cũng sẽ nhanh chóng xác định được chipset VGA (nếu là VGA onboard), chip audio, các cách thức cắm dây từ thùng máy vào mainboard, v.v...
GIẢI QUYẾT SỰ CỐ ĐĨA CỨNG
Như thường lệ, khi bật máy tính, thay vì logo Windows quen thuộc, thì hôm nay bạn chẳng nhìn thấy gì cả. Bạn nghĩ, "thế là đĩa cứng của mình đi đứt rồi!", và bắt đầu lo lắng, phải làm gì đây? Cũng giống như viên phi công khi đối mặt với một sự cố nghiêm trọng: dùng cuốn cẩm nang cứu hộ và cố gắng chỉnh từng thứ một.
1. Ðừng quá lo lắng: Màn hình trống rỗng hoặc trục trặc trong quá trình khởi động không phải lúc nào cũng do hỏng đĩa cứng. Ðĩa cứng hiện nay thường "thọ" hơn các bộ phận khác của PC, cũng như việc chạy các tiện ích hệ thống không cần thiết hoặc thay và cài đặt lại phần cứng thường.
2. Khởi động lại: Tắt máy tính, chờ 10 giây, và bật máy lại. Ðộng tác này sẽ điều chỉnh lại máy tính - và thông thường thì vậy là đủ để giải quyết trục trặc này.
3. Kiểm tra bên ngoài: Nếu màn hình vẫn trống rỗng, kiểm tra lại tất cả các dây tiếp điện, cáp nối, và các đầu nối để bảo đảm là chúng không bị lỏng. Kiểm tra thiết bị chống đột biến điện, bảo đảm cầu chì của nó chưa bị đứt hoặc chưa bị hư hỏng. Ðồng thời phải kiểm tra lại các núm vặn tương phản và xem độ sáng màn hình có bị vặn xuống mức thấp nhất không.
4. Lắng nghe tiếng động: Khi PC khởi động bạn phải lắng nghe tiếng quạt chạy ở bộ nguồn cấp điện. Bạn cũng phải nghe thấy tiếng quay của đĩa cứng. Nếu tất cả đều im lặng, có thể nguồn cấp điện bị hỏng hay một chỗ nối điện bị lỏng. Hãy mở nắp hộp máy và kiểm tra để bảo đảm tất cả các dây cáp đều được gắn chắc. Nên nhớ là phải luôn đeo vòng chống tĩnh điện hay có các biện pháp khử tĩnh điện thân thể trước khi chạm vào bất kỳ một bộ phận nào bên trong PC.
Nếu nghe thấy một loạt tiếng bip trước khi hệ thống bị treo, bạn phải ghi nhớ số tiếng bip và các tiếng đó dài hay ngắn. Thông báo lỗi bằng âm thanh này được tạo ra từ BIOS hệ thống và cho bạn biết những thông tin về một trục trặc đã được phát hiện. Tìm nhà sản xuất máy tính để xác định thông báo lỗi đó có nghĩa cụ thể là gì.
5. Tìm các đầu mối: Khi khởi động PC chạy chương trình Power-On Self Test (Kiểm tra khi mở máy) để xác nhận sự hiện diện của các bộ phận phần cứng chủ yếu như chip nhớ, card video và ổ đĩa.
Quan sát kỹ các thông báo lỗi xuất hiện trên màn hình.
Bạn cũng có thể đọc thấy câu xác nhận hoặc thông báo lỗi khi hệ thống khởi động các thiết bị cao cấp hơn như ổ CD-ROM. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng cần thông báo lỗi. Nếu hệ thống bị treo trong khi đang thiết lập cấu hình cho một thiết bị ngoại vi thì có khả năng đó chính là thủ phạm.
Nếu hệ thống của bạn khởi động Windows thì ít nhất một phần đĩa của bạn vẫn hoạt động. Windows 95 và 98 vẫn dùng các tập tin DOS autoexec.bat và config.sys để nạp các driver đối với một số bộ phận phần cứng cũ. Nếu PC của bạn bị treo trong lúc nạp driver này, hãy nhấn sau khi thấy "Starting Windows 9x". Ðộng tác này cho phép bạn chạy các tập tin đó mỗi lần một dòng để thấy rõ trục trặc xảy ra khi đang nạp thiết bị nào.
- Nếu nhìn thấy thông báo lỗi "Boot disk failure" hoặc "Operating system not found" thay vì thông báo "Starting windows 9x", thì có nghĩa là PC không nạp được Windows từ đĩa cứng. Có thể đĩa cứng đã bị hỏng nặng.
6. Khởi động từ đĩa mềm. Quá trình này sẽ bỏ qua ổ đĩa cứng và dùng để xác nhận máy tính của bạn vẫn bình thường. Dùng đĩa khởi động Windows kèm theo máy của bạn (nếu không có đĩa khởi động này thì tốt nhất là tạo ra một đĩa như vậy). Cách làm như sau: Ðưa đĩa vào ổ đĩa mềm, nhấn Add/Remove Programs trong Control Panel, chọn Startup Disk và nhấn Create Disk.
Khởi động lại hệ thống bằng đĩa khởi động trong ổ đĩa mềm. Nếu hệ thống khởi động thành công và hiển thị dấu nhắc A:\> có nghĩa là PC của bạn đang hoạt động tốt. Thử truy cập đĩa cứng bằng cách gõ C: và nhấn . Nếu thấy xuất hiện dấu nhắc C:\>, thì chuyển đổi các thư mục và thử chép một tập tin nhỏ vào đĩa mềm.
Nếu thành công, bạn có thể ghi vào đĩa cứng, và đĩa cứng có thể vẫn còn một sức sống nào đó (đôi khi các đĩa cứng chết từ từ). Tận dùng thời cơ để sao lưu các tập tin quan trọng, sau đó chạy một tiện ích chẩn đoán đĩa cứng như ScanDisk hoặc Norton Disk Doctor.
7. Kiểm tra thông số CMOS. Nếu gặp thông báo lỗi "Dirve C: not found" (hoặc đại khái như vậy), có thể PC của bạn không nhận ra đĩa cứng vì bị mất các thông số thiết lập CMOS. Ðiều này xảy ra khi pin nuôi CMOS yếu hoặc hỏng. Ðể khắc phục, vào chương trình setup CMOS: Trong khi PC đang khởi động, nhấn phím hoặc hoặc hoặc bất kỳ phím nào do nhà sản xuất PC quy định (xem tài liệu kỹ thuật kèm theo máy). Nếu không có đĩa cứng nào được liệt kê, bạn phải nhập lại thông số cài đặt đĩa cứng này. Bạn có thể khai báo các thông số một cách thủ công (các thông số này thường được in trên vỏ ổ đĩa cứng), nhưng hầu hết các PC sẽ nhập lại chúng dùm bạn bằng tiện ích tự động lập cấu hình ổ cứng của chương trình cài đặt CMOS.
Nếu đã thực hiện tất cả các bước kể trên mà ổ đĩa cứng của bạn vẫn bị trục trặc thì đã đến lúc phải hỏi các chuyên gia.
Format cấp thấp (Low Level Format - LLF)
Ổ cứng có vấn đề, nên đọc bài viết này!
Nếu ai từng sử dụng máy vi tính, biết setup Windows thì chắc hẳng có nghe qua hoặc từng sử dụng LLF. Vậy LLF thực chất là làm gì và khi nào thì cần thiết LLF ổ cứng.
FLL làm gì?
Đối với một ổ cứng mới ta phải LLF, Fdisk & Format thì mới sử dụng được. Sở dĩ khi ta mua một HDD mới về chỉ cần Fdisk, format là sử dụng được không cần phải LLF là do nhà sản xuất đã LLF trước khi đưa HDD ra thị trường. LFF làm nhiều chuyện như chia track, tạo Track Number, chia Sector, tạo byte CRC (Cyclic Redundancy Check)... Giữa hai sector kế tiếp nhau trên cùng một Track LLF sẽ chừa lại một khoảng trống gọi là Gap, khoảng trống nàydùng để dự phòng trường hợp đầu từ bị lệch, no vẫn có thể đọc được Sector tiếp theo hoặc dự phòng trong trường hợp Bad Sector.
Khi nào cần LLF
Dĩ nhiên LLF không trực tiếp làm hư HDD nhưng nếu quá lạm dụng thì... nó vẫn hại về mặt từ tính và an tòan dữ liệu. Các trường hợp cần LLF:
1. Không Fdisk được HDD: Đây là trường hợp bắt buộc dùng LLF, đơn giản không Fdisk thì không Format được dĩ nhiên là sẽ không dùng được. Không Fdisk được: chạy Fdisk báo "No fixed disk present" hoặc khi vào Fdisk được nhưng thao tác tiếp theo thì treo máy.
2. Không format được HDD: như trường hợp trên máy sẽ báo "Bad Track 0 - Disk Unsable"
3. Các trường hợp sau vẫn có thể không dùng LFF hoặc tùy bạn quyết định. Nhưng hãy nhớ Đừng quá lạm dụng
a) Khi đang format thì máy báo Trying to recover allocation uint xxxx. Lúc này máy báo cho ta biết Cluster xxxx bị hư và nó đang cố gắng phục hồi lại cluster đó, nhưng thông thường cái ta nhận được là 1 Bad Sector.
b) Khi chạy Scandisk hay NDD (Norton Disk Doctor) hay bất kỳ phần mềm kiểm tra bề mặt đĩa (Surface Scan) nào ta sẽ gặp rất nhiều Bad Sector.
c) Đang chạy bất kỳ ứng dụng nào nhận được 1 câu thông báo như "Error reading data on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail?" hoặc "Sector not found on driver C:, Retry, Abort, Ignore, Fail?" hoặc "A serious error occur when reading driver C:, Retry or Abort ?"
Nói chung là những trường hợp nêu trên đều do mặt đĩa bị Bad quá nhiều hoặc chạy không ổn định. Các trường hợp này nên LLF, vì trong trường hợp này LFF là có lợi. Thông thường nhà sản xuất luôn để dự phòng 1 số sector trên mỗi track hay Cylinder đều dự phòng 1 sector và thực chất kích thước thực của sector vẫn lớn hơn 512 bytes rất nhiều (Tùy lọai và hãng đĩa). Như thế trong quá trình LLF nếu số sector bị hư (BAD) ít hơn số sự phòng còn tốt thì lúc này có thể các chương trình sẽ lấy 1 sector dự phòng còn tốt đắp qua thay cho sector bị hư, như vậy bề mặt đĩa sẽ trở nên "sạch" hơn và tốt trở lại. Dĩ nhiên nếu lượng Bad Sector nhiều hơn Sector dự phòng thì ổ cứng sẽ còn một ít Bad. Nhưng ta vẫn chắc rằng tình trạng đĩa sẽ tốt hơn khi chưa LLF. Việc này sẽ khác nhau về mặt "hiệu quả" đối với từng chương trình LLF mà không theo một qui luật nào.
Bài viết có tham khảo tài liệu Lớp "Sửa chửa hệ thống máy tính" năm 2000 của Cử nhân, thầy: Lê Công Lâm Bảo - Trung Tâm Điện Tử - Máy tính Đại học Khoa học tự nhiên Tp. HCM.
Monitor - Những lỗi thường gặp và cách xử lý
I. Khái niệm:
Monitor là cái "tivi" để phía trước cái đầu CPU mà dân nông thôn hay gọi như vậy.
II. Phân loại:
- Theo cấu tạo: Loại phổ biến dùng đèn CRT (như tivi) hoặc loại tinh thể lõng (LCD) là loại cao cấp hơn dành cho người nhiều tiền hơn.
- Theo đời máy: củ hơn - đời củ, mới hơn - đời mới, hàng tàu (Sec - lọai xài rồi nhập về bán giá rẻ cho người ít tiền) hàng thùng (nhập khẩu mới - hoặc sản xuất láp ráp trog nước).
III. Các lỗi thường gặp của monitor: Tùy lọai mà nó sẽ có những pan cơ bản riêng. Ở đây tôi sẽ phân tích pan của CRT trước vì nó thông dụng hơn.
1. Lỗi màu không đúng, vào xem phim thì rổ rổ như là không đúng, không đủ màu. Đối với người có kinh nghiệm sử dụng máy tính thì dễ thấy đây là pan chưa nhận đúng driver Card màn hình. <- Tôi chỉ nêu cho đủ vì các bạn mới có thể sẽ không biết.
2. Mất hẳng một màu, hoặc chỉ còn một màu:
- Do lõng cáp, cắm chắc lại là OK.
- Nhưng sau nhiều lần cắm vẫn bị, Có thể dây nối tính hiệu bị đứt ruột bên trong.
- Nếu thay dây khác mà vẫn bị. Bo màu bên trong bị hở mối hàn.
- Nếu chấm mạch các mối hàng vẫn còn bị. Các transitor công suất màu, IC giải mã màu ... nói chung là bo giải mã màu hay bo màu có vấn đề.
- Nếu đã kiểm tra Bo màu "tương đối" OK mà vẫn còn bị thì bạn nên nghĩ đến việc bóng đèn hình CRT bị chết tia. <- Cái này là nặng nhất của pan này. Vì thay đèn hình như là mua một cái CRT khác vã lại bây giờ ít ai chịu thay vì nếu thay thì chất lượng có thể sẽ kém hơn mua một monitor hàng Sec cùng lọai với giá mua hơn giá thay bóng chút xíu thôi.
3. Hình bị giật giật, chóp chóp lúc có, lúc không, lúc mất màu lúc bình thường:
- Bị lõng dây <- xữ lý như trên.
- Nếu đã kiểm tra dây xong, vẫn bị: dùng tay gõ nhẹ (đập nhẹ thì đúng hơn) máy sẽ chóp, giựt nhiều hơn. Máy bị hở mạch toàn bộ. Tháo máy chấmmối hàng lại tính tiếp.
4. Máy nhòe chữ không đọc nỗi bật lên để chừng 15 phút mới rỏ lại bình thường: Máy bị ẩm kilo - do để máy trong môi trường ẩm ước, máy lạnh mà ít dùng. Thay kilo
5. Máy mới bật thì rỏ nhưng vài ba phút sau thì nhòe đến không đọc nỗi: Bị "tuột bô", độ "bô" lại hoặc thay cả biến thế "Fly Back".
6. Có chổ thì rỏ, có chổ thì chữ bị nhòe: Hư "dốc" hoặc đã thay bóng, thay "dốc". Nếu mua máy củ mà gặp cái này thì Bye đừng đụng vào. Rất khó tìm được một cái "dốc" cho tương xứng với đèn hình CRT của mình.
7. Hơi tối, mờ nhưng chỉnh sáng lên thì màn hình cứ hoắc lên không rỏ lắm và nhìn nhức mắt: Bóng yếu, tốt nhất là chạy thật xa khi gặp lọai này.
Tôi chủ yếu xoay quanh những ban mà = mắt thường có thể nhận ra. Còn những pan mà chỉ có thợ mợi nhận ra như rít, dợn sóng, sai focus... hặc mù đui câm điếc thì khó miêu tả và nên dành riêng cho thợ vậy.
Dĩ nhiên ở trên tôi có dùng vài từ "thợ" thì có lẽ bạn đã từng nghe còn không thì những pan đó cũng đã dành cho thợ rồi. Mình chỉ nhìn hiện tượng để biết đường mà xử lý thôi.
Hướng dẫn sử dụng card test Mainboard
Hiện nay, trên thị trường có bán loại card test mainboard có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, sách hướng dẫn toàn tiếng Hoa nên có nhiều bạn thắc mắc về cách sử dụng. Qua bài viết này rất mong các bạn có được một vài kiến thức cơ bản để sử dụng.
Về cấu tạo:
Card test main thường có 02 (hoặc 04) LED 7 đoạn để hiển thị các số từ 00 -> FF (hệ thập lục phân). Các LED báo hiệu nguồn điện -5V, +5V, +12V, -12, +3.3V, Reset LED, RUN LED. Giao tiếp với mainboard bằng khe cắm PCI hoặc ISA (các card test main trước đây chỉ có loại ISA, rồi ra loại PCI, và cả 2 loại khe cắm ISA và PCI). Trên card có một chíp xử lý chính. Trước đây do card test còn rất đắc tiền (~100$ đối với loại có nguồn gốc Âu, Mỹ, ~50$ đối với loại có nguồn gốc Đài Loan, TQ) nên chúng tôi tự mày mò lập trình vi xử lý (họ 805x) để làm card test tự xài, chi phí cũng không rẻ gầm 20$. Hiện nay thì giá bán loại card test này khá bèo 3$/card nên nhiều bạn mới có điều kiện mua xài thử.
Nguyên tắc hoạt động:
Các LED báo nguồn thì khỏi bàn rồi đủ LED là đủ nguồn. Vì một số nguồn hoặc dây nối nguồn hỡ hoặc đứt sẽ cấp nguồn không đủ (loại điện thế) cho main -> main ko hoạt động. Nếu main chạy bình thường thì LED Reset chóp một cái, nếu quá trình POST diễn ra OK thì LED RUN sẽ nháy liên tục.
Nguyên tắc hoạt động thì rất đơn giản. Chủ yếu dựa trên quá trên quá trình POST của BIOS (một số main có tích hợp card này trên main = 02 LED 7 đoạn hoặc 4/8 LED thường).
Khi bật máy lên (đối với loại nguồn AT) hoặc khi nhấn nút "Power" thì trước tiên Main + CPU phải chạy được, kế đó là quá trình POST của BIOS hoạt động, nó kiểm tra Main + CPU + RAM + HDD + FDD... nói chung là kiểm tra từng thành phần kết nối với mainboard.
Quá trình này đang diễn ra thì trên màn hình chưa hiện lên gì cả cho đến khi nghe một tiếng Beep thì màn hình mới hiện lên. Khi đã nghe được một tiếng Beep (dứt khoát rỏ ràng) thi quá trình POST gần như xong.
Nếu để ý ta sẽ thấy POST tiếp tục test RAM, HDD, FDD, CD-ROM.. nhưng thật ra đây chỉ là quá trình báo kết quả hoặc test lại lần nữa thôi.
Nhưng khi màn hình hiện lên thì coi như card test main "không còn giá trị lợi dụng" vì ta có thể nhìn vào màn hình để chuẩn đoán các lỗi để khắc phục.
Vậy ta thấy card test chỉ được sử dụng từ khi bật "power" cho đến khi man hình hiện lên là OK.
Thực sự thì Card Test Mainboard làm gì?
Thực sự thì Card Test Mainboard không làm gì cả, nếu có chút ít kiến thức về vi xử lý, bạn có thể tự làm một card test mainboard với chức năng tương tự (như cách chúng tôi đã từng làm, nhưng bây giờ mà tự làm thì không kinh tế đâu vì làm mạnh in (2 mặt), mua chip ROM, LED, lk.. giá thành lên chóng mặt mà cực khổ nữa, để dành làm bài tập cho ai học Vi xử lý thì tuyệt vời).
Tại sao tôi dám tuyên bố là Card Test Mainboard không làm gì cả.? Bạn xem nè, như trên tôi đã nêu, trong quá trình POST, nếu như POST kiểm tra một thiết bị nào thì sẽ gởi một mã (HEX) qua một địa chỉ cố định, ví dụ: nếu test CPU thì lần lượt gởi các mã từ C1..C5, test RAM thì gởi mã C6... (các mã này, và địa chỉ mã được gởi đến chỉ có nhà sản xuất chip BIOS mới biết nên không loại trừ trường hợp card test mainboard không thể sử dụng trên một số đời mainboard) và card test mainboard chỉ có nhiệm vụ lấy giá trị này, tại địa chỉ này và hiện số lên để cho Kỷ thuật viên "Debug".
Nếu card hiện số C6 thì do POST đang test RAM (chỉ là ví dụ vì mỗi đời BIOS mã lỗi, địa chỉ đều khác nhau) rồi đứng hoài chổ này chứng tỏ RAM có vấn đề. Tương tự nếu card báo C1..C5 thì CPU có vấn đề. Những mã hiện lên, tương ứng với lỗi. cái này thì chắc chắn trong sách hướng dẫn có vì bạn lật sách ra thì thấy các bản liệt kê và cũng có lưu ý bảng tra tương ứng chỉ sử dụng cho "dòng" BIOS nào. Nếu như vậy, thì thực sự nếu muốn đầy đủ thì khi test main nào phải có Bảng tra của nhà sản xuất bios tương ứng. Cái này thì bạn có thể Search trên internet để có thêm có thể bằng từ khóa "HEX Code POST" khác với "POST code" thường chỉ cho bạn bảng tra các tiếng beep (chuẩn đoán PC qua tiếng Beep của BIOS).
Vì vậy nếu card test của bạn không "chận" đúng địa chỉ, hoặc là hiện mã lỗi mà bạn không biết mã đó là mã gì thì cũng vô dụng. Các loại card TQ (3$/Card) chỉ chận một địa chỉ cố định -> chắc chắn không thể test được cho mọi loại mainboard. Trường hợp dễ thấy là card không hề hiện gì cả, hoặc hiện lung tung đối với một số loại mainboard.
Nếu là card "xịn" thì sẽ có thêm "addr switch" để định địa chỉ lấy dữ liệu, thích hợp cho việc test nhiều đời main khác nhau và dùng để test các thiết bị phần cứng giao tiếp máy tính qua khe PCI/ISA. Dân lập trình vi xử lý/ giao tiếp máy tính qua khe PCI/ISA thậm chí LPT mà có được card này thì rất OK (dĩ nhiên là phải tự làm hoặc mua với giá rất đắt 50-100$ tuỳ nhà sản xuất).
Cách sử dụng?
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hình dung được cách sử dụng, thậm chí không thèm sử dụng nữa, vì nó có làm được gì đâu ???
Thôi cũng nói luôn cho đủ bài:
Dĩ nhiên là khi mainboard của bạn có vấn đề hoặc PC của bạn có vấn đề thì mới "móc" card test ra cắm vào khe ISA/PCI còn trống bật máy lên và quan sát. Nếu không hình không tiếng, không đèn không chữ thì (pan về nguồn thì tự làm nha đã nói ở trên rồi) dĩ nhiên là có thể card test chưa cắm thật chắc vào mainboard. Tắt máy cắm lại, nếu hiện lên mã thì, còn làm gì nữa, tra bảng mã xem coi, chip BIOS của nhà sản xuất nào (có 2 nhà sản xuất chíp BIOS lớn nhất là Award và AMI ) đời main/bios nào thì tra bảng tương ứng, không có thì Search cho ra bảng tra rồi tra, sau đó xử lý. Vậy thôi.
Nếu không biết thì muốn xài, biết rồi thì chắc dẹp luôn đi xài chi cho mệt. Nó có giúp được gì đâu??? Tuy nhiên tôi vẫn thường dùng loại card này và đã tốn rất nhiều tiền để mua card do cắm vào máy khách rồi quên lấy ra tiêu mất. Lúc card còn 30-40$ còn bị mất nữa là.
Lời cuối cùng, loại card này chỉ thích hợp với dân chuyên về phần cứng một tí và nó chỉ giúp mình có chút xíu từ lúc bật "power" đến lúc màn hình chưa hiện lên. Quá trình này rất nhanh, còn sau đó thì... đã nói ở trên rồi đó. Chính xác là chỉ test được 2-3 pan nhỏ thôi như BIOS, CPU, RAM hay VGA còn các thứ khác thì màn hình đã hiện lên thì được báo lỗi rồi. Vài trường hợp như RAM và VGA thì người có kinh nghiệm chút xíu đã chuẩn đoán được = Beep Code POST rồi -> chỉ còn 2 pan, mà pan nào trong 2 pan này cũng tiêu.
RAM - Các lỗi thường gặp!
Sau Mainboard & CPU thì RAM là một linh kiện quan trọng tiếp theo của một PC. Việc xác định lỗi và cách xử lý khi gặp sự cố liên quan là điều mà ta nên quan tâm.
Đối với RAM mới (mới mua về), cắm vào máy, không chạy các lỗi có thể như sau:
1. Cắm chưa chắc, các mối tiếp xúc không tốt -> RAM không chạy. Dĩ nhiên là tháo ra cắm lại hoặc cắm thật chắc vào.
2. Bus RAM không tương thích - cái này dành riêng cho các newbie - thường là do mainboard đời đầu (PIV) chỉ hổ trợ Bus 266 còn RAM bạn mua có thể Bus 333, Bus 400... nên chắc chắn Mainboard sẽ không hiểu. Dĩ nhiên là sẽ không chạy. Cái này thì chỉ còn nước năng nỉ người bán để đổi lại RAM Bus 266.
Đối với RAM đang xài các lỗi liên quan như sau:
1. Bật máy, máy ko chạy chỉ kêu tít... tít... tít... dài ngắt quảng rồi ... làm hoài không biết mệt. Lỗi này thông thường do quá trình POST (Power On Seft Test) máy không tìm thấy RAM. Do lõng chân RAM, RAM lỗi hoặc RAM đã die. Cách xử lý, tháo ra vệ sinh (dùng xăng rữa sạch chân cắm - lưu ý nếu còn trong thời hạn BH thì cần cẩn thận kẻo trôi hoặc nhoè tem là mất quyền lợi BH - nếu không chắc thì mang đi BH) cắm lại. Lặp lại vài lần hoặc tìm người hổ trợ.
2. Máy đang chạy thì hiện "màn hình xanh", điều đầu tiên không nên nghĩ đến RAM mà là do lỗi HĐH. Nhưng khi khắc phục HĐH không xong, quyết định cài lại HĐH nhưng cái "màn hình xanh" vẫn ám ảnh = cách hiện lên rồi chết cứng luôn. Lúc này thì nên nghĩ đến RAM.
Ngoài ra còn một số lỗi khác nhưng khó xác định hơn. Tạm thời tặng các bạn trước các lỗi trên!
(sưu tầm)
Phần cứng-Bài 4: Mouse - các vấn đề thường gặp và cách xử lý
Mouse - các vấn đề thường gặp và cách xử lý
April 5th, 2007 - lqv77
Theo một thống kê (không nhớ đã đọc ở đâu đó) thì mouse là thiết bị IT được sờ đến nhiều nhất. Vì vậy mà việc mouse gặp trục trặc là chuyện không hiếm.
1. Chạy không ngon, hơi sượng sượng:
- Đối với loại xài bi: do các trục lăn bi bị bám bụi bẩn <- vệ sinh. Lỗi này thường thấy nhất.
- Đối với loại quang: có lẽ do bạn quen xài loại bi nên không lưu ý đến tấm lót chuột (loại quang xài riêng) hoặc ko có thì tốt nhất nên lót một tờ giấy trắng.
2. Nút nhấn không ăn: <- thay nút
3. Không chạy lên xuống hoặc không chạy qua lại được:
- Đứt dây, mở nắm ra cắt bớt một đoạn gần mouse nối lại.
- Loại dùng bị có khi bị tiếp xúc không tốt -> bi không lăn.
4. Không chạy:
- Đứt dây hoặc die luôn rồi.
No Comments »
No comments yet.
RSS feed for comments on this post. TrackBack URI
Leave a comment
Top of Form
Name (required)
Mail (will not be published) (required)
Website
Bottom of Form
• Top Posts
o Linh kiện và Lắp ráp máy tính
o Ghost Winxp trên nhiều cấu hình !
o Lịch sử phát triển của CPU
o Hướng dẫn sử dụng card test Mainboard
o Gắn linh kiện trên bo mạch chủ
o Laptop giá mềm tốt nhất
o Nguyên nhân ngắt nguồn monitor dùng IC KA3842
o Setup và Thiết lập BIOS
o Monitor mất nguồn khi cắm cáp tín hiệu vào CPU
o Monitor - Những lỗi thường gặp và cách xử lý
•
November 2007
M
T
W
T
F
S
S
« May
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
• Categories
o Lập trình với C#
o Monitor
• Recent Posts
o Monitor - Những lỗi thường gặp và cách xử lý
o Nguyên nhân ngắt nguồn monitor dùng IC KA3842
o Monitor mất nguồn khi cắm cáp tín hiệu vào CPU
o Monitor bị méo gối khi chạy độ phân giải 800×600
o Sử dụng DLL trong .NET
• Recent Comments
phuong on Laptop giá mềm tốt nhất...
Hoang Hai on Linh kiện và Lắp ráp má...
• Pages
o Cần biết khi lắp máy tính
o Cắm card và thiết bị ngoại vi
o Chế máy tính - modder
o Cơ bản về ổ cứng máy tính
o Gắn các loại ổ
o Gắn linh kiện trên bo mạch chủ
o Ghost Winxp trên nhiều cấu hình !
o Hướng dẫn sử dụng card test Mainboard
o Laptop bán chạy nhất tháng 3/07
o Laptop giá mềm tốt nhất
o Lịch sử phát triển của CPU
o Linh kiện và Lắp ráp máy tính
o Những bí ẩn của ổ đĩa cứng
o Những pan cơ bản
o Setup và Thiết lập BIOS
•
Top of Form
Bottom of Form
• Blog Stats
o 22,221 hits
Blog at WordPress.com.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro