Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

p1 câu 7:mối qh giữa vc và ý thức,vai trò tác dụng

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vai trò tác dụng của ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận

Dựa trên cơ sở lý luận phản ánh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: vật chất là cái có trước ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, vì vậy con người phải tôn trọng thực tiễn khách quan, đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.

a. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện :

+ Vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức, là cái có trước, cái được phản ánh. Ý thức là cái có sau, là cái phản ánh

+ Vật chất là cái được phản ánh, nhưng khi những hình ảnh của vật chất, tức thế giới khách quan đã được chuyển vào trong óc người ta ( sao chép, chép lại, chụp lại) thì nó lại trở thành hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần của thế giới khách quan (tức ý thức). Chính vì vậy, Mác viết "Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó".

+ Ý thức là cái phản ánh: Trước hết xét về nguồn gốc, ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người.

+ Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, có chức năng phản ánh, nhưng không phải là sự phản ánh giản đơn, mà phản ánh mang tính năng động sáng tạo trên cơ sở gắn liền với lao động và sau lao động là ngôn ngữ thì ý thức mới có thể xuất hiện, như vậy ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người. Do đó, khi bộ óc bị tổn thương thì nhận thức sẽ không chính xác nữa. Vì vậy, khi chưa có bộ óc người thì không thể có ý thức.

b. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:

Ý thức là sự phản ảnh thế giới khách quan hiện thực vào bộ óc con người, song ý thức lại có khả năng cải tạo, làm thay đổi hiện thực khách quan, nhưng bản thân của ý thức không thể tự nó làm thay đổi được hiện thực khách quan. Ý thức chỉ mới là khâu nhận thức, còn việc cải tạo hiện thực khách quan lại cần phải có sự nổ lực hành động của con người thì lúc đó những ý tưởng, những sáng tạo mới có thể trở thành hiện thực được, do đó nhận thức đúng được quy luật vận động của thế giới khách quan thì đó mới là cơ sở để hoạt động của con người đạt được mục tiêu, và phương hướng đã đề ra. Ngược lại, ý thức của con người phản ánh sai thế giới khách quan thì kết quả sẽ không thể đạt được như mong muốn.

c. Vai trò của ý thức: nhờ có ý thức mà trong quá trình thực tiễn con người có thể lựa chọn phương án, phương thức nào có hiệu quả nhất để hoạt động và biết phân biệt được cái nào đúng, cái nào sai, lợi hại, cái gì nên làm, cái gì nên tránh.

d. Ý nghĩa và phương pháp luận:

Để phát huy được tính năng động chủ quan của con người thì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải tôn trọng tính khách quan, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho hoạt động của mình chứ không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chương trình hành động, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh duy ý chí.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: