Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

p_khuchucnang_quyluatthankinh

3. Vấn đề khu chức năng trong não

- TK V trước công nguyên: lí trí khu trú ở trong đầu, tình cảm ở ngực, đam mê ở bụng

- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Mỗi chức năng tâm lý được định khu trong não

- Theo khoa học: Trên vỏ não có các  miền(vùng, thuỳ). Mỗi miền có thể tham gia vào nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau.

Phản xạ có ba khâu:

- Nhận kích thích bên ngoài, biến thành hưng phấn theo đường hướng tâm đi vào

- Quá trình thần kinh trên não và tạo ra hoạt động tâm lý

- Dẫn truyền thần kinh từ trung ương theo đường li tâm gây nên phản ứng của cơ thể

Palốp: sáng lập ra học thuyết phản xạ có điều kiện

Khái niệm:

Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:

- Là phản xạ tự tạo

- Cơ sở giải phẫu tâm lý là vỏ não và hoạt động bình thường của vỏ não

-  Là qúa trình thành lập đường liên hệ tạm thời

- Thành lập với kích thích bất kỳ, đặc biệt là tiếng nói

- Báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thể

4. Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao và tâm lý(4 quy luật)

4.1.  Quy luật hoạt động theo hệ thống

Phối hợp nhiều trung khu cùng hoạt động để tập hợp các loại kích thích riêng rẽ, thành nhóm, thành bộ hoàn chỉnh(hoạt động theo hệ thống).

Biểu hiện: hoạt động động hình

Ý  nghĩa:

- Vỏ não đỡ tốn năng lượng và phản ứng với ngoại giới linh hoạt, chính xác hơn.

4.2. Quy luật lan tỏa và tập trung

- Nhờ hưng phấn lan tỏa mà có thể thành lập liên hệ thần kinh, có thể từ một sự việc này liên tưởng sự việc khác, có thể nhớ vật này -à nhớ đến vật khác…( ví dụ:Khi người ta phẫn nỗ)

 - Nhờ ức chế lan tỏa mà có trạng thái thôi miên, ngủ.

 - Ức chế lan tỏa đến tập trung đưa thần kinh từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức. Hưng phấn tập trung giúp phân tích sâu, kỹ một mặt của sự vật, hay một sự

Các loại cảm ứng:

- Cảm ứng tích cực: hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn,hay ức chế làm cho hưng phấn ở điểm kia trở nên mạnh hơn. VD: im không nói để nhìn kỹ hơn

- Cảm ứng tiêu cực: Hưng phấn gây ra ức chế, ức chế làm giảm hưng phấn, làm giảm ức chế. VD: buồn ngủ làm cho khả năng tập trung thấp.

4.3. Quy luật cảm ứng qua lại

Khi hưng phấn nảy sinh ở một điểm trong bán cầu đại não tạo ra ức chế ở các điểm khác lân cận, hay ngược lại ức chế nảy sinh ở một điểm trong bán cầu đại não có thể tạo ra hưng phấn các điểm lân cận.

Ví dụ: Tập trung nhìn một bức tranh mà không nghe một tiếng động, lời nói bình thường xảy ra bên cạnh

Cảm ứng qua lại đồng thời:VD: học sinh nghe suốt một tiết các trung khu vận động điều khiển chân tay ít nhiều bị giảm hoạt động hoặc ức chế hoàn toàn, đến lúc ra chơi phần lớn các em thích chạy nhảy và chạy nhảy rất hăng

Cảm ứng qua lại tiếp diễn( cảm ứng qua lại trong một trung khu): hưng phấn ở một điểm chuyển sang ức chế chính ở điểm đó.VD: khi bị quở mắng quá nhiều, cấm đoán vô lý, người ta dễ phát khùng, có phản ứng không tốt, đôi khi quá đáng.

4.4. Quy luật phụ thuộc vào cường độ

Trong trạng thái bình thường của vỏ não độ lớn của phản ứng tỷ lệ thuận với cường độ của kích thích.(kích thích phù hợp, còn nếu kích thích quá lớn hoặc quá bé thì không xảy ra theo quy luật trên). Ngoài ra ở người còn phụ thuộc vào ngôn ngữ

5. Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý

1. Hệ thống tín hiệu thứ nhất (có ở cả người và động vật)

Tác động ngoại giới trừ ngữ ngôn được nghe và nhìn thấy, kích thích vào não động vật và người để lại các dấu vết của các kích thích ấy trong các bán cầu. Đó là hệ thống tín hiệu thứ nhất của hiện thực.

Sự vật và hiện tượng khách quan và thuộc tính của chúng chính là những tín hiệu. Những tín hiệu đó cùng với những hình ảnh do các tín hiệu đó để lại trong não hợp thành hệ thống tín hiệu thứ nhất.

Vai trò:

- Cơ sở sinh lý của hoạt động cảm tính, trực quan của người cũng như của động vật.

- Cơ sở sinh lý của những mầm mống tư duy (ta gọi là tư duy cụ thể  của động vật).

2. Hệ thống tín hiệu thứ hai (chỉ có ở người)

Ngôn ngữ hay ngữ ngôn là phản ánh sự vật, hiện tượng , thuộc tính của sự vật, bản chất của hiện tượng, sự vật một cách khái quát.

Tiếng nói, chữ viết là một kích thích có nhiều tác dụng và tác dụng mạnh( nếu dùng đúng chỗ, đúng lúc, hợp lý, hợp tình) đối với não người.

Tiếng nói, chữ viết tác động vào não người tạo ra hình ảnh về sự vật, hiện tượng, thuộc tính của sự vật, hiện tượng mà từ đó dùng để chỉ chúng.

 Ngoài ta nó tạo nên những hình ảnh về mối quan hệ giữa sự vật này với sự vật kia.

Nếu gọi những sự vật hiện tượng và những thuộc tính của sự vật và hiện tượng và các “dấu vết” của chúng trong các đại bán cầu là những tín hiệu thứ nhất, thì ngôn ngữ, ngữ ngôn là những “tín hiệu của những tín hiệu thứ nhất” hay còn gọi là tín hiệu của tín hiệu. Tòan bộ những tín hiệu của những tín hiệu thứ nhất hợp lại thành hệ HT tín hiệu thứ hai.

Vai trò: là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng của loài người

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: