Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Paris Trong Tranh

Dora Vitch, cô nàng từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời cũng tại thủ đô mỹ lệ Paris - quê hương của thần đồng nghệ thuật hội họa từ một thời chiến tranh. Dora Vitch sống một cuộc đời an nhiên, không sóng gió suốt mười hai năm. Em tựa một bảo vật vô giá và gia đình em là những người bảo vệ thứ vô giá đó. Tiếc thay, khi chiến tranh kết thúc, chẳng còn gì là thuộc về em cả.

Dora Vitch, đó là cái nghệ danh khi em còn theo nghề họa sĩ tại nhà. Tên đầy đủ của em là Henriette Theodora Markvitch. Em sống trong hoàn cảnh giàu sang, nhung lụa và được sự bao bọc tuyệt đối từ gia đình tài phiệt. Em tuy là một tiểu thư được nuông chiều nhưng tính cách không có tự mãn, lúc nào cũng cư xử tốt bụng đúng mực và ham học hỏi nghệ thuật. Dora đã thể hiện tư chất thiên phú về hội họa thiên bẩm. Ngay từ nhỏ, các bức vẽ vời chỉ đơn thuần là những nét vẽ nguệch ngoạc nhưng cũng khiến nhà phê bình nổi tiếng bấy giờ ghé thăm gia đình Henriette phải thốt lên kinh ngạc.

Khi Paris bị quân Phổ chiếm đóng, chúng máu lạnh ra tay tàn sát và cướp bóc người dân. Đường phố trở nên hiu quạnh, mọi tiếng ồn ã náo nhiệt trước đó đã biến mất chỉ để lại không khí ngột ngạt như muốn nổ tung ngay bây giờ. Paris ngày ấy đúng là một nỗi ám ảnh, đẫm máu và đầy tang thương. Một tướng lĩnh quân đội Phổ, trên người mặc quân phục màu xanh nghiêm chỉnh nhưng theo một cách nào đó, gã ta ăn mặc thật rườm rà và cầu kì. Hôm ấy, em theo chân cha mình tới tư dinh của hắn cắm đóng trên mảnh đất Paris. Và lí do nghe thật nhục nhã, nhà Henriette - một gia đình được cho là giàu có nhất vùng, nắm trong tay ngân hàng chi phối kinh tế Pháp lại phải tới quy phục tướng lĩnh Phổ để xin sự an ổn kinh doanh.

Hắn châm điếu phì phò, ngạo nghễ cầm xem thứ bên trong chiếc va li mà cha em mang tới. Dora không biết nó có thứ gì, nhưng có vẻ rất nặng cũng như khiến cho tên tướng lĩnh Phổ kia rất hứng thú. Tưởng chừng mọi chuyện sẽ suôn sẻ, cha em sẽ thỏa thuận được với hắn nhưng không, chẳng có gì là đơn giản như thế! Tên tướng lĩnh ấy đã không ngần ngại đòi hỏi hệt như một ông chủ. Hắn có biết tới danh tiếng của Dora Vitch, thế là lân la tới làm quen với em. Hắn giở giọng:

“Một bức chân dung, một mạng”.

Dora không hiểu nhưng gia đình em hiểu, họ hoang mang lo sợ em lỡ lời. Thế nhưng, vì em không hiểu nên em trả lời bằng tất cả sự ngây ngô trong đó.

“Ngài muốn vẽ ai?”.

“Ta, bạn ta và vẫn là bạn ta nhưng có màu đen”.

Một lần nữa, em không hiểu. Em muốn được hỏi người bạn của gã là ai, dáng vẻ ra sao nhưng cha của em đã ngăn lại. Ông không muốn em hé răng nói thêm lời nào, dù ông biết yêu cầu của gã thật khó hiểu. Gã tướng lĩnh thấy dáng vẻ ngu ngơ của em, lại nhìn sang hành động của ông Henriette, gã cảm thấy sảng khoái vô cùng khi thấy mình có dáng vẻ uy hiếp với cha em.

Dora Vitch không những không được hỏi thêm, em còn bị cha nhắc khéo lùi lại. Dù em có ngoảnh mặt nhìn lại cũng bị ánh mắt run sợ của cha thấp thỏm ra hiệu đi ra, lia mắt qua gã tướng lĩnh, em chỉ thấy hắn nhướn mày thoải mái và không có vẻ gì là đáng sợ. Nỗi thắc mắc ấy kéo theo nhiều vẻ hoài nghi, nhưng đến cuối cùng, em vẫn phải trở lại trong xe mà mải miết suy nghĩ.

Chân dung của tướng lĩnh, em có thể vẽ lại tường tận chi tiết. Thế nhưng, người bạn của gã thì em không tài nào biết phác họa thế nào mới đúng vì em chưa được gặp mặt cũng như không có đặc trưng nào được kể cả.

Trong khi em còn mải đắm mình vào suy nghĩ rối rắm thì có tiếng gọi tên Henriette quay về. Dora hốt hoảng khi thấy cha lên xe, em thấy mình đã mất cơ hội hỏi về người bạn của gã.

Cho đến khi hai cha con Henriette trở về nhà sau khi cuộc đàm phán không kết quả, ông lập tức gọi em vào phòng và loay hoay giải thích. Dora Vitch còn nhỏ, em vẫn chưa hiểu hết nghĩa trong câu chuyện của người lớn nên vì thế cha của em sẽ tận tình hướng dẫn theo cách dễ nhất.

“Cha đã nhờ người gửi ảnh về những kẻ quen thân được cho là bạn bè của tên Moltke ấy”.

Dora Vitch nheo mắt, em nhận thức được điều đó không ổn đối với em. Chính ông Henriette còn phải tự chế giễu mình khi nói lời ngu ngốc ấy. Ông cũng chỉ vừa nghe qua, rằng tên Moltke có lũ bè bạn đếm không sao kể hết.

“Xin lỗi con, Markvitch. Cha không thể giúp gì được cho con cả. Nhưng báu vật của cha cũng không cần lo lắng đâu. Kể từ khi Moltke nói một bức chân dung đổi lấy một mạng sống của gia đình thì cha đã không trông chờ gì từ ý đồ muốn giết cả nhà ta của hắn rồi. Con gái yêu cứ vẽ lấy hắn đi, còn hai người bạn của hắn thì cứ việc bỏ qua. Nếu con thích thì hãy trét đống màu đen vào, thế là có người bạn "màu đen" của hắn đấy!”.

Dora Vitch cảm thấy tức ngực, tựa như có gì đó nhói nhói trong người khi chỉ vừa nghe cha nói tới giết cả gia đình. Nỗi áp lực bỗng đè nặng lên vai em, chuyện sống chết của gia đình bỗng dựa vào những bức tranh của em. Dora Vitch từng nghĩ rằng, hội họa chỉ là niềm đam mê và nó hoàn toàn vô hại, nhưng trong tình thế này, năng khiếu ấy trở thành mũi kiếm chĩa về gia đình. Người cha của em hiểu nỗi cảm xúc ấy, chính vì thế ông đã nói lời an ủi cuối cùng. Khi nghe tới câu cuối, Dora Vitch không kìm được mà bật cười thành tiếng. Em ôm chầm lấy cha, khẽ nói:

“Chỉ có cha là yêu con nhất”.

“Vì Markvitch là báu vật vô giá của cha mà”. - Ông Henriette cũng đón nhận lấy cái ôm, giọng có chút nghẹn nhưng vẫn nói cả câu rành rọt.

Ngày qua ngày, Dora Vitch đã thường xuyên thức khuya, người ta hay thấy em cần mẫn một mình bên cửa sổ cả ngày lẫn đêm. Người cha của em cũng không có ở nhà để khuyên nhắc lấy em. Ông ấy đã phải bận rộn với công việc ở ngân hàng, em cá rằng bọn quân Phổ đang cố gắng chống phá công việc làm ăn của cha em. Trong khi người cha yêu quý của em đang tất bật vì lo đến bữa cơm ăn mặc của gia đình thì bản thân Dora Vitch cũng cảm thấy rằng mình cần phải làm điều gì đó.

Em đưa mắt nhìn chằm chằm vào trang giấy trắng được cố định trên khung giá vẽ. Chỉ được một lúc em lại thở dài, cây bút trên tay cũng hạ thấp xuống. Dora Vitch không biết mình nên vẽ gì, vẽ gì đó để lấy lòng gã tướng lĩnh Phổ, để gia đình em được sống yên ổn. Không phải em không tin tưởng ở người cha, chẳng qua nỗi thấp thỏm lo lắng không thôi vẫn thét gào trong tâm can em.

“Ta, bạn ta và vẫn là bạn ta nhưng có màu đen”.

Lời nói của Moltke lặp đi lặp lại trong đầu em, rồi tự lúc nào một cô nàng độ mười hai tuổi đầu đã có thể ghi nhớ kĩ càng đến thế.

“Mặt của ông ta… không hiền hòa, và cũng không đẹp”. - Dora tự tưởng tượng trong đầu, vô thức nói những từ ngữ khó hiểu nhưng đối với một họa sĩ thì chút lập dị đó cũng chỉ là một phần góp nhặt trong tài năng của em.

Bàn tay nhỏ nhắn, trắng nõn nà cầm lấy cây bút vẽ đưa lên xuống hệt như có theo nhịp lệnh từ những câu nói gần như là khó hiểu của em. Trong vòng hơn một ngày, em đã hoàn tất bức vẽ chân dung đầu tiên, không nhanh không chậm đạt đến giai đoạn "Ta" theo yêu cầu của gã Moltke. Không hiểu sao khi nhìn ngắm lại bức họa đã hoàn thành, em có chút cảm nhận thoải mái và hài lòng. Cha của em cũng đã nói, nếu trường hợp tệ nhất xảy ra thì bức vẽ đó sẽ là thứ đổi lấy mạng sống của em.

Dora Vitch vẫn ương ngạnh không chịu nghỉ ngơi, em vẫn thức đêm bỏ bữa, ngày ngày ôm lấy giá vẽ mà giày vò suy nghĩ. Cơ thể trẻ con ấy sao mà chịu đựng nổi, Dora nhanh chóng bị suy nhược và em bị bắt phải nằm giường dưỡng sức. Tuy nói vậy nhưng kể cả lúc trong mơ, Dora Vitch vẫn không ngừng nghĩ về bức tranh tiếp theo.

Em ngoảnh mặt nhìn về khung cảnh bên ngoài, em thấy đằng sau tấm kính là một mảng trời còn âm u màu đen hững hờ, càng về xa càng thấy nhen nhúm màu trăng trắng, đó là lần đầu tiên em chiêm ngưỡng cảnh mặt trời mọc. Bỗng nhiên cảm hứng trỗi dậy trong em và tay em lập tức phản ứng muốn vẽ nó. Một bức vẽ vội vã, bất chợt và không có trong kế hoạch dự định ban đầu của em đã được hoàn thành ngay buổi sáng hôm ấy. Giống hệt lần vẽ bức chân dung, trong em hiện lên nỗi xúc cảm đặc biệt nào đó với bức tranh.

Đôt nhiên, một ánh sáng lấp lóe vụt lên trong đầu em, không phải một ý tưởng mà là điều giúp em thức tỉnh. Dora Vitch là một họa sĩ. Và em coi hội họa là một niềm đam mê, em vẽ một bức tranh với mọi cảm xúc, từng bức tranh đều phần nào phản ánh các khía cạnh trong cuộc sống của em. Dora Vitch khắc họa được gã lính Phổ vì vẻ mặt ông ta dường như ám ảnh lấy em. Dora Vitch ghi lại được khung cảnh bình minh vì em đã được chiêm ngưỡng lấy, nó đã để một kí ức ấn tượng trong lòng. Mọi bức tranh đều không vô nghĩa, chính em mới là kẻ lãng phí thời gian vào thứ chân dung "bạn ta" mà em chưa được cảm nhận. Thế nhưng, em chỉ vừa nhận ra giá trị thật sự của nghệ thuật, em vẫn không nghĩ ra cách xử lý với yêu cầu điên rồ của gã Moltke.

Dora Vitch, không chỉ để mỗi mình gã lính Phổ đắc ý với yêu cầu coi thường mạng sống của gia đình em, chính em cũng tự khiến mình trưng ra hết vẻ lập dị và quái đản khi lập tức đưa tay hì hục với trang giấy vẽ.

Khoảng một tuần sau, gã tướng lĩnh Moltke đi cùng vài người lính Phổ khác đến nhà em. Có lẽ hắn đã khoe với họ về em, về yêu cầu nghiệt ngã đối với gia đình em.

Từ bên trong, người hầu giúp em khiêng ra ba bức tranh đóng khung gỗ tỉ mỉ, những người trong nhà từ Moltke đến cả cha em cũng phải sửng sốt. Bức đầu tiên là chân dung Moltke, hầu như không ai có ý phàn nàn gì và chính gã ta cũng rất hài lòng. Thế nhưng, khi sang bức thứ hai và ba, gã đã ra vẻ bực tức.

“Bạn ta đấy à? Y như cảnh tàn sát trong chiến tranh. Rồi cái màu trắng đen kinh khủng gì kia? Vẫn là bức thứ hai đó ư?”.

“Đủ rồi. Đến một đứa con nít còn dám gan lớn vẽ bêu xấu đất nước Phổ bọn ta!”.

Không chỉ mình Moltke, những người lính đi cùng gã cũng gay gắt lên tiếng. Cha em, ông ấy đã cười lớn gây sự chú ý. Đặc biệt là bọn quân Phổ mặt mũi đỏ au sau đó đã vác súng lên chĩa về phía cha của em. Ông ấy không hề sợ hãi, co rúm như hồi gặp mặt trước, cha của em đang bình tĩnh hơn bao giờ hết. Tay ông giơ cao rồi lập tức hạ xuống, hệt như một ám hiệu của vị chỉ huy, từ các chỗ nấp trong nhà hay vườn xuất hiện những người lính hay chỉ đơn thuần là những người dân ở thị trấn đều vác súng phong tỏa bốn phía. Em đứng ở vị trí xa nhất thế nên được một người dân kéo ra ngoài. Ngay lập tức, màn nổ súng ác liệt đã diễn ra trong nhà em.

Không dừng lại, quân Phổ đã kéo người ra đàn áp cuộc nổi loạn. Cha em chỉ còn một vài phút ngắn ngủi để nói chuyện với em. Ông ấy cầm lấy hai bàn tay của em, nhắn nhủ:

“Cha đã gầy nên một cuộc nổi loạn yếu ớt, nhưng khi nhìn bức vẽ về thực trạng chiến tranh mà cha đang cố bỏ qua để quy về dưới trướng lính Phổ, cha lấy làm xấu hổ và cũng được tiếp thêm dũng khí. Tinh thần chiến đấu của cha, cũng như tất cả mọi người ở đây đều nhờ công sức của con. Đứng dậy đi nào, nhà cách mạng trẻ tuổi”.

Dora Vitch bật khóc, tuy chỉ là đứa trẻ nhưng em cũng biết được đằng sau lời nói kia của cha. Ban đầu chỉ là ý định giết Moltke rồi đưa cả nhà bỏ trốn nhưng giờ đây chỉ còn mỗi mình em. Cha em, ông ấy đã vạch ra lí tưởng sống cho mình: thà chết vì tổ quốc chứ không chịu đầu hàng.

“Nước Pháp muôn năm!”. - Dora giơ cao kiểu chào quân đội, hai hàng nước mắt cứ chực trào ra.

Cha em cũng lập tức giơ cánh tay nhưng ông không khóc, chỉ có đôi mắt đỏ hoe kìm lại. Không chỉ mỗi ông, những người khác cũng có hoàn cảnh giống ông đều đồng loạt:

”Nước Pháp muôn năm!”.

Đó là cuộc nổi loạn nhỏ nên bị quân Phổ kéo đến đàn áp tàn nhẫn và nhanh chóng nhưng đủ gây làn sóng lớn ảnh hưởng tới tinh thần yêu nước của người dân khắp thủ đô Paris này. Cũng chẳng bao lâu xa, Pháp sẽ giành lại mảnh đất Paris thân yêu từ tay bọn Phổ.

Đường xá trống vắng không một bóng người, không lấy một âm thanh dù chỉ là khe khẽ. Có lẽ tất cả đều ngủ mất rồi, dù sao Dora và người cha em yêu quý đã bỏ đi từ lúc nửa đêm.

“Vẫn chưa đến nơi ạ?” - Em lí nhí hỏi.

Cái giá lạnh ban đêm bao lấy cơ thể, từng đợt gió thoảng qua là những vết cắt đau buốt phả vào mặt và hai bàn tay. Em khẽ quay đầu, nhìn con đường mình đã đi qua vẫn tối om, em nghĩ rằng mình đã phải đi bộ hơn một cây số. Thế nhưng, ánh đèn mờ mờ từ tay cha vẫn khập khiễng, du dương lên xuống không ngừng nghỉ, điều đó khiến em phải hiểu rằng vẫn chưa đến nơi. Dora dừng hẳn lại, một phần là vì mệt, một phần là muốn cha mình phải đáp lại lời em. Ánh đèn vẫn di chuyển, không có dấu hiệu sẽ quay lại và cha em hoàn toàn không để ý tới đứa con gái bị bỏ lại bơ vơ giữa nơi không người.

Gió vừa tạt một làn lạnh buốt vào mặt em, nó khiến em sực tỉnh. Không mảy may tới đôi chân nặng nề đang van nài cơ thể nghỉ ngơi, em vội vã chạy theo ánh đèn mập mờ và cất giọng í ới:

“Cha! Cha ơi! Đợi con với!”.

Vẫn không có âm thanh nào đáp lại lời em. Khoảng không gian tối bặt, tiếng bước chân vội vã của em trên đường trải tuyết mỏng. Tuyết đã rơi rồi. Em không theo kịp người cha vẫn đang đi thẳng đều đặn, rồi cho đến khi em không còn nhìn thấy một ánh sáng mờ mờ nào. Nó đã khuất khỏi mắt em, để em giữa đường trong nửa đêm tuyết rơi lạnh cóng.

Dora Vitch cảm thấy sợ hãi. Đôi chân của em run bần bật và rồi nó đổ xuống, cơ thể của em ngã xuống nền tuyết. Em cảm thấy khó thở, dường như cái lạnh đã xâm nhập vào cổ họng em. Đến cả hai dòng nước mắt còn lạnh lẽo khi chảy xuống má. Em nằm đó, mặt đối diện với trời đêm. Bỏ qua cảm giác, khi nhìn từ góc độ này em mới thấy một phong cảnh tuyệt đẹp. Em có thể vẽ nó, một mảng đen thui như màu sắc của bầu trời lúc này và những hạt trắng xóa tựa tuyết.

Dora rất ít khi vẽ tranh phong cảnh, vì em không có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt, mỗi lần em nhìn nền trời xanh bao la với những đám mây trắng đều là qua cửa kính. Nếu đếm kĩ, em chỉ có bức vẽ cảnh bình minh dạo lâu hồi trước.

Dora nhắm mắt lại, tự tưởng tượng ra mình đang ngồi trước giá, em đang vẽ bức tranh trời đêm với tuyết rơi và điều đặc biệt chính là từ góc độ em nhìn.

Em ấy không thể nói được nữa, cổ họng em đã chẳng còn cảm giác gì. Cơ thể em cũng không chịu nhúc nhích, không còn nghe theo kiểm soát của em. Dora Vitch, em đang "lớn" nhưng cuộc đời em đã đặt dấu chấm kết thúc.

Dora Vitch đi theo cái bóng vô hình của người cha, để rồi ngã xuống nền tuyết cô đơn vì em ấy muốn thế. Hệt như con thiêu thân tìm đến cái chết êm ái. Gia đình mong muốn em tiếp tục con đường phía trước nhưng Dora không thể theo được nữa. Có lẽ em đã nhận ra, bản thân chỉ cần sống thêm vài giờ, "lớn" thêm vài tuổi mà thôi. Cuộc đời phù du là thế nhưng em hài lòng với cái kết đã định sẵn vì chính em vẫn được chết một cách mãn nguyện nhất.

“Họa sĩ cũng giống như một nhạc trưởng. Cây bút vẽ của họ chính là cây gậy chỉ huy. Và tác phẩm của họ lại là những giai điệu hoàn mỹ, tất cả đều bày tỏ cảm xúc thiết tha và truyền tải nó một cách dễ hiểu nhất tới người cảm nhận”






Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #os#paris