CHAP 0: ĐỆ NHẤT MỸ NHÂN
Tiết trời tháng mười hai, gió lạnh buốt người, băng sương đầy đất. Tuyết đã rơi liên tục ba ngày và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nhuận Ngọc ngồi bên cửa sổ, phóng tầm mắt nhìn về phía xa, trong lòng chợt dâng lên một cảm giác bất an khó tả.
Y đưa tay chạm vào một giọt bông tuyết đang rơi xuống, trong đầu bất giác lại nhớ đến một số chuyện trong quá khứ...
Sáu năm trước...
Nhuận Ngọc sinh ra vốn là con trai của đại hoàng tử Tây Khải - Khải Vân quốc, phụ thân của y giữ chức Bình Nguyên Vương, trấn thủ biên giới phía nam Tây Khải, y vừa sinh ra đời đã mang thân phận cao quý, được vạn người ngưỡng mộ, mỗi bước đi của y đều có kẻ hầu người hạ, kẻ nâng người đỡ, cơm bưng nước rót, trước giờ y chưa từng phải lo nghĩ điều gì. Không những thế Nhuận Ngọc còn sở hữu một gương mặt có thể nói là xinh đẹp không tì vết, thanh khiết thoát tục, tựa như tiên nhân trên trời. Mỗi cái chớp mắt, quay đầu hay mỉm cười của y đều làm cho người ta điên thần, đảo trí. Bất kể là nam hay nữ chỉ cần vô tình lướt qua y đều không nhịn được mà ngoái đầu lại nhìn. Nhưng cũng chính vì đó, chính vì vẻ đẹp chết người đó mà ở Tây Khải người ta thường truyền tai nhau một câu nói "Chỉ cần Nhuận Ngọc chau mày thì thế gian này sẽ đại loạn" hay ngoài ra còn có câu "Yêu mỹ nhân mà đời này không gặp được Nhuận Ngọc, thì có bao nhiêu tiền cũng uổng phí" Và cũng chính vì vẻ đẹp ấy mà cuộc đời của Nhuận Ngọc đã trở thành một câu chuyện bi thương, khiến cho người nghe đau lòng, người thấy rơi lệ, để lại mối day dứt khôn nguôi trong lòng hậu thế về sau.
Tây Khải, năm thứ ba trăm mười một. Nhân dịp Dương Bình Tướng Quân, người nhận nhiệm vụ trấn giữ biên cương phía Bắc của Tây Khải vừa đánh thắng trận. Hoàng thượng đã đặc biệt mở yến tiệc, kêu gọi quần thần vào hoàng cung ăn mừng.
Năm ấy Nhuận Ngọc mười lăm tuổi, lần đầu theo phụ thân vào cung diện kiến thánh thượng. Ở giữa đại tiệc, khi không khí đang vô cùng vui vẻ thì bất ngờ xuất hiện một vị cao nhân tên Yết Đại Phú, hắn tự nhận là tinh thông thần thuật, nằm lòng quá khứ vị lai, tường tận mọi sự trên đời. Hắn ở chính giữa đại điện, không chút nể nang mà chỉ tay thẳng vào mặt Nhuận Ngọc rồi phán rằng y là HỒNG NHAN HOẠ THỦY, là DẠ THẦN TINH QUÂN do trời phái xuống. Hắn còn nói rằng y mang mệnh tán gia, diệt quốc. Bất kì ai ở cạnh y đều sẽ không có kết cục tốt đẹp, nhà tan cửa nát, người thân tương tàn, sau cùng còn bị chết do vạn tiễn xuyên tâm.
Đến đây cả đại điện đều chấn kinh, dồn hết ánh mắt lên người Nhuận Ngọc. Bấy giờ Tây Khải Hoàng Đế (tức ông nội của Nhuận Ngọc) nghe vậy thì vô cùng tức giận, bảo Yết Đại Phú nói năn hàm hồ, vô căn cứ, còn cho người đánh hắn năm mươi trượng rồi đuổi ra khỏi hoàng cung, cấm không cho bước vào Tây Khải nữa bước.
Tuy lời nói ngoài mặt là vậy, nhưng các bậc đế vương vốn đều có tính đa nghi, trong lòng ông suy cho cùng vẫn là xem chuyện này và những lời nói của Yết Đại Phú như cái gai nhọn, từ đó nảy sinh lòng nghi kị, đề phòng đối với Nhuận Ngọc.
Thời gian cứ thế trôi đi, độ chừng ba tháng sau, Tây Khải bất ngờ xảy ra binh biến. Biên giới phía Bắc bị tấn công, thương vong vô số. Đại tướng quân Dương Bình trấn thủ biên cương thất bại, sau cùng còn bị hạ độc thủ, tử trận trên sa trường.
Lúc này trên dưới văn võ bá quan không biết làm sao giải quyết, liền mang mọi tội trạng đổ hết lên đầu Nhuận Ngọc. Họ cho rằng Yết Đại Phú đã nói đúng, rằng y là HỒNG NHAN HOẠ THỦY. Tây Khải từ khi lập quốc đến nay đã hơn ba trăm năm, trước giờ yên bình, chưa từng có chuyện như vậy xảy ra. Tất cả là do y đã mang đến tai hoạ. Họ còn đòi mang Nhuận Ngọc ra trảm thủ, dùng máu của y để tế trời, mong thần linh bớt giận sẽ không trừng phạt Khải Vân quốc.
Đứng trước tình thế như vậy, phụ thân của Nhuận Ngọc Bình Nguyên Vương Gia, vì để bảo vệ sinh mạng của con trai, không còn cách nào khác chỉ đành dâng tấu sớ đề nghị gả y sang Đại Du - Bắc Lâm để cầu hoà.
Hoàng thượng vốn đã có mối quan ngại với Nhuận Ngọc từ lâu, nay đứng trước tình thế đất nước lâm nguy, nhất thời lại không nghĩ ra kế sách gì ứng phó, nên khi nghe được ý kiến như vậy liền không nghĩ ngợi nhiều lập tức đồng ý.
Tây Khải năm thứ ba trăm mười hai, Nhuận Ngọc mười sáu tuổi theo cha lên đường sang Bắc Lâm - Đại Du quốc hoà thân. Tuy nhiên giữa đường Bình Nguyên Vương lại bị đưa chiếu triệu về hoàng cung, do Hoàng Thượng đột ngột trở bệnh, cuối cùng chỉ có một mình Nhuận Ngọc tiếp tục lên đường.
Sau hai tháng ròng rã, cuối cùng cũng đến được Bắc Lâm, nhưng khi xe ngựa của Nhuận Ngọc và đoàn tùy tùng vừa đến trước cổng Ô Thản thành thì bị một toán quân binh chặn lại. Một tên binh sĩ tiến lên nói "Dừng lại! Các ngươi là ai? Vào thành với mục đích gì?"
=======
Chú thích một tí cho bạn nào bị rối về mấy cái tên nước nè
Tây Khải - Khải Vân quốc, nằm ở phía Tây nên được gọi là Tây Khải chứ thật ra nên nước là Khải Vân.
Tương tự như vậy Bắc Lâm - Đại Du quốc, nằm ở phía bắc nên gọi là Bắc Lâm chứ thật ra tên nước là Đại Du
Ngoài ra còn có Nam Cảnh - Hạ Thường quốc, Đông Dự - Lang Quý Quốc nhưng mà trong truyện của tui thì hai nước này rất ít khi xuất hiện, cho dù có xuất thì cũng chỉ là được nhắc đến tên thôi à nên tạm thời bỏ đi. Đừng quan tâm=)))
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro