Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

one shot

Suối, thác nuớc, không khí trong lành. Từng đợt gió mát phả vào người anh. Anh ngắm nó, nghe và ngửi, nhưng không phải tại Hà Nội.
.
Buổi sáng hè tháng tư, đuờng phố Hà Nội chật hẹp tấp nập xe cộ inh ỏi tiếng còi chói tai. Không khí nóng nực mùa hè hòa lẫn với cái mùi bụi bặm, chỉ việc hít thở cái bầu không khí ấy đã đủ ngứa ran cả người. Đường phố đám đông con người chen chúc bộn bề, ai nấy cũng đều phải lo nghĩ công việc dù có là ngày chủ nhật.

Trái lại với cái cảnh từng chiếc xe chen chúc nhau lúc nhúc đuờng phố hà nội, vỉa hè cạnh đó lại là nơi tụ hợp những quán giải khát lớn bé sát gần, ở đó là những con người rảnh việc còn đang khuây khỏa tận huởng buổi sáng chủ nhật yên bình. Xen kẽ hàng quán cafe đẹp mắt cùng với dòng người rảo buớc trên bệ hè, ấy thế giữa nơi ấy đôi khi chỉ là những quán trà đá giản dị, bàn ghế nhựa đuợc sắp xếp ngay ngắn bên cạnh dan hàng pha nuớc bé nhỏ, tụ hợp những ông bà già sáu mươi và các cậu sinh viên nhân viên ngồi quây quần. Họ đều rất đỗi bình dị, không nhu cầu quá lớn, ngồi trên vỉa hè kể những câu chuyện bình thuờng, thỉnh thoảng nhâm nhi cốc trà.

Hai cậu bạn già tuổi của ông Việt Anh từ tận thời chiến, là Khoa và Đức Anh. Hai ông đang ngồi trên chiếc ghế nhựa bên vỉa hè ngay tại quán trà đá nhỏ sát bên lề đuờng ngắm con phố Hà Nội đạm đạc. Nay tóc đã bạc màu, nếp da nhăn nheo xen kẽ với những vết sẹo một thời, quần áo mang bên mình vẻ giản dị, chỉ đơn thuần chiếc áo ba lỗ mát mẻ giữa mùa hạ nóng nực. Hai ông năm nay cũng đều tám mươi, cùng là chiếc áo ba lỗ, nhưng ông Đức Anh yêu thích màu cam thể thao hồi nào, ông cũng trên mình mái tóc ông bạc phơ ngắn xíu để lộ ra vòm trán nhăn nheo, thân hình ông to cao vạm vỡ, mái tóc và thân hình đó đủ để gợi lên cái sở thích thể thao của ông. Ông khoa thì một chiếc áo màu trắng giản dị, tóc dài che vầng trán, đeo một chiếc kính lộ vẻ một con người có học thức. Hai ông ngồi trên ba chiếc ghế nhựa cùng với cậu con cả Khôi Nguyên, con ông Việt Anh , cậu nhân viên văn phòng dù đã bốn mươi nhưng vẫn khoác lên vẻ ngoài tràn trề năng động. Cái vẻ năng động đó gợi qua chiếc áo hoodie hiện đại cùng với da dẻ trắng trẻo pha chút ngâm đen, mái tóc hai mái muợt mà,ánh lên màu đen tươi phản chiếu đôi chút ánh nắng hè. Tay cậu đeo một chiếc đồng hồ màu bạc kim, đem nó trên mình như một người đàn ông thành công có công ăn việc làm.

Ba người ngồi khép trên chiếc ghế nhựa cũ, cạnh chiếc bàn nhỏ quán trà đá, chiếc bàn màu xanh dương chất liệu nhựa phản chiếu ánh nắng vàng bóng loáng, trên bàn những cốc trà đá thủy tinh uống dở đuợc sếp gọn ngang thân mỗi người, ở giữa là một túi hạt huớng duơng đuợc đặt từ truớc, ba người thi nhau bốc rồi đưa lên miệng cắn.

Hai ông già im lặng một hồi ngồi cắn hạt huớng duơng, nhìn ngắm phố Hà Nội rồi mới bắt đầu nói vài câu với chất giọng khàn đặc.

“Ôi cái mùi khói bụi, tiếng còi xe ồn ào gì mà nhức cả đầu, bẩn cả mũi. Ấy thế mà ông với tôi cũng ngồi đây đuợc.”Ông Đức Anh phàn nàn, mặt nhăn như khỉ.

“ Thế mà hỏi ông lại bảo cứ chọn đại, tôi bảo ông ngồi chỗ khác thì ông lại không nghe. Lần đầu tôi đi qua cái đoạn này cũng phải hơn vài năm, nên tôi hiểu rất rõ mới khuyên thực đấy chứ. Mới chớm sáng trông nó vắng tanh thế thôi…bình thuờng hôm nào tầm bảy giờ nó cũng đầy ắp.”Ông Khoa đáp.

“Ơ thế, thế, thế tôi tuởng sáng chủ nhật bọn sinh viên nhân viên chúng nó ở nhà quấn chiếu, ở nhà ngủ hết rồi? Ai lại đi đâu vào chủ nhật này?” Ông Đức Anh gãi đầu ngơ ngác.

“Chắc mấy bọn đi xe là đi chơi hoặc đi đâu đấy. Cơ mà chắc cũng chơm chớm đứa đi chơi thôi, bởi mấy đứa mặc áo đẹp khá ít, hầu hết chỉ toàn là áo sơ mi văn phòng.”

“Nghe chừng bọn trẻ thời nay chăm chỉ nhỉ, chắc tiếp nối cái chăm của cha ông để lại đây mà. Tôi với ông thời đấy đại học xong rồi thì toàn đi đánh trận, không biết cái lao động là gì đâu. ” Ông Đức Anh cười mỉm, cầm cốc trà lên uống một hớp.

Ông Khoa nhăn mặt, vẫn nhìn chăm chú ngoài lề đuờng.

“ Tôi cho rằng hầu hết đó là công việc giao sẵn bắt buộc, mấy cu cậu thời nay toàn chơi suốt tuần rồi thì hạn đến chót mới cắm cúi làm, có gì đâu mà chăm. Chứ….mấy đứa cháu tôi thời nay chỉ thích cắm đầu vào cái…sờ mát phôn thôi.”

Ông Đức Anh ngẩng đầu suy nghĩ, Tiện tay lấy vài hạt huớng duơng ra cắn, rồi vất vỏ hạt vẩn vơ trên mặt bàn. Nghĩ một hồi ông mới bật cười nhe răng, ông quay mặt nhìn ông Khoa và hỏi :

“Sờ mát phôn nghe gì kì cục vậy? Thằng Việt Anh nó chưa nói từ này bao giờ. ”

“Nhớ mang máng đâu đấy nó là điện thoại. Thôi nhắc về tiếng Anh tôi chịu chết, vào đại học Bách Khoa rồi vẫn có miếng Anh nào đâu. ”

“À đúng rồi nhắc về Việt Anh, thằng bạn chí cốt chung tiểu đội của tôi với ông ấy, mấy chục năm trước ấy. Từ hồi ra trận đuợc vài năm, tôi mới gặp ông ấy mà đã bắn tiếng Anh như gió, tới giờ vẫn ấn tượng y nguyên.” Ông Đức Anh cười rố lên nói lớn.

“Dạo này không thấy gặp, nhà ông ấy thì cổng khóa chặt, gõ chuông không mở, thấy suy sụp lắm…không biết dạo này ông ấy ra sao rồi nhỉ?”Ông khoa mặt tỏ vẻ khá lo lắng.

“Bác ấy dạo này vẫn khỏe. Nhưng mà vẫn sốc nên chưa ổn hẳn nên chắc không muốn ra khỏi nhà thôi. ”Cậu con Khôi Nguyên bên cạnh thốt lên.

Ông Khoa và ông Đức Anh cùng một lúc quay mặt ra nhìn cậu, Khôi Nguyên đang ngồi một dáng vô duyên, dạng hai chân trên chiếc ghế nhỏ không chỗ tựa, đặt hai cửu tay hai bên đùi đồng thời trên tay cậu cầm chiếc điện thoại ngang thuận mắt nhìn, còn đang cắm cúi chăm chú xem. Nhưng tai thì vẫn lặng lẽ nghe hai ông nói chuyện.

Mới nãy cậu trả lời hai ông mới chú ý đến , từ lúc gặp và uống trà đá, cậu yên lặng tới nỗi dường như hai ông lão nhiều lời đã quên mất sự hiện diện của cậu. Hai ông vẩy tai ngoảnh đầu nhìn cậu, mắt trợn tròn tỏ vẻ ngạc nhiên.

“Đúng rồi cái nết này, y hệt bố nó, nãy giờ chỉ toàn tôi với ông nói, còn nó nãy giờ im phăng phắc, kiệm lời.” Ông Đức Anh bình luận.

“Nhóc này chăm chú điện thoại quá rồi.” Ông Khoa lắc đầu nói tiếp.

Cậu ngẩng đầu lên khỏi chiếc điện thoại, hai vẫn mắt nhắm mắt mở lơ ngơ, rồi tắt điện thoại đi đặt lên bàn, cầm cốc trà đá hớp một ngụm.

“So sánh với bố cháu là khập khiễng, vốn dĩ cháu không ít nói tới vậy.”

Quả thật, cậu trông sáng sủa, năng động thế thôi nhưng tâm hồn cũng chỉ là một ông chú bốn mươi. Tính cậu không nói nhiều mà cũng chả đến mức kiệm lời, vốn dĩ cậu nói ít là do thời gian rảnh nào đối với cậu là dành cho chiếc điện thoại, cậu rất chăm chỉ trong công việc ấy thế ngược lại là một con người vô duyên và lười nhác trong đời sống hàng ngày.

“Cậu chắc giờ vẫn chưa có vợ, tính của cậu thì nhìn qua tôi đánh giá được ngay.” Ông Khoa nhăn mặt nhận xét.

“Hầy….bác đoán đúng quá cháu cũng không bình luận gì thêm.”Khôi Nguyên thở dài.

“À đúng rồi.”Ông Đức Anh đột nhiên thốt lên lớn tiếng.

“Hả.” Nguyên tít cái mắt lên nhìn ông.

“Hình như nghe ông khoa bảo là mẹ cậu mới mất tháng trước, ấy thế mà tôi chưa hỏi thăm gì !”

Khôi Nguyên bỗng loay hoay hẳn, mặt cậu đổ mồ hôi.

“Đúng rồi, tôi gặp ông Việt Anh lần cuối là lần đi lễ đám tang vợ ông ấy. ông ấy cũng không có vẻ gì là ổn cả.”Ông Khoa đáp.

“Hẳn vậy, từ tháng truớc rồi mẹ cháu mất cháu không rầu rĩ quá lâu, cái cháu lo là tình hình bố cháu, ông ấy mặc dù ăn uống vẫn điều độ nhưng lưu luyến và buồn rầu, hôm nào cũng nhớ nhớ thuơng thuơng. Toàn rú trong nhà. ”Khôi Nguyên sụ giọng xuống nói.

“Thực ra từ hồi chung là đồng chí tôi đã biết cái tính của ông ấy rồi, ông ấy dễ xúc động lắm! Ấy thế mà biến cố này xảy ra hẳn ông ấy hẳn cũng phải đau buồn hơn hết , từ lần ấy tới giờ chưa gặp tôi lần nào, trước ông ấy cũng dần cởi mở hơn, đi chơi với bọn tôi nhiều hơn, giờ thì khó mà bước ra khỏi nhà được...”Ông Khoa nói, cắn miếng hạt hướng dương mà vẻ mặt rầu rĩ.

“Hẳn là một người đàn ông không còn mộng mơ.” Ông Đức Anh nhận xét, Nguyên lọt tai câu này.

Nguyên nhìn đồng hồ đeo tay của cậu, bỗng chốc mặt cậu tái mép, rồi vội vã hẳn.

“A…ha…. Cháu phải đi đây, cháu xin phép.”

khôi Nguyên cười gượng gạo, mặt đầy mồ hôi, vội vã móc ví lấy tiền để lên bàn rồi chạy vút truớc mắt hai ông.

“Ấy chờ đã thằng nhóc này !”

Ông Đức Anh lớn tiếng nhìn về phía Khôi Nguyên chạy về, phía nhà của ông Việt Anh.

Chiếc bàn thờ nhỏ treo nhẹ bên tuờng nhà vàng úa, cũ kĩ, mốc nát. Trên đó một bức ảnh cô gái trẻ cười tươi,  nét mặt rạng rỡ đuợc đặt giữa bàn, bên cạnh đó một chiếc bình nhỏ đầy rẫy những nhánh nhang mùi huơng tàn rụi. Từ đâu, bàn tay nhăn nheo tựa bông hoa hồng héo úa, nắm nhẹ một nhánh nhang còn cháy nồng, rồi cắm vào chiếc bình nhỏ, lẻn loi mùi huơng từ chiếc nhang lan tỏa khắp căn phòng cũ kĩ.

Ông Việt Anh vẻ mặt bình thuờng. Đã tám mươi nên mặt ông đầy rẫy những vết nhăn nheo như địa hình núi non gập ghềnh hằn bên khuôn mặt dài gầy gò hốc hác, cùng với mái tóc rìa dài bù xù pha chút màu đen xen kẽ với màu trắng bạc. Mắt ông duờng như đã đục, không còn cái vẻ mơ mộng như xưa, ẩn chứa cái gì nặng trĩu,  tai ông vẩy lên như con thỏ, như thể ông đang nghe mọi âm thanh phát ra từ sớm hè.

Ông đứng truớc bên bàn thờ vợ ông rồi lặng lẽ rời đi, cầm chiếc ô van hoa sen tưới cây giữa mặt bàn kính. Quanh bàn đuợc bọc bởi một làn gỗ dày nhăn nheo, cái bàn đó ngay giữa căn nhà, đè lên sàn nhà cam nhạt. Rồi ông rời khỏi căn nhà bé nhỏ vàng úa một tầng với mái tôn cũ kĩ bọc nghiêng trên căn nhà vuông. Đi qua hiên nhà chừng chưa đuợc một mét, ông buớc xuống cầu thang gồ ghề. Sau khi đứng bên ngoài sân, ông chậm rãi nhẹ nhàng tới những chậu cây đuợc treo trên hàng rào nhà rải rác truớc mặt, ông cầm chiếc ô van hoa sen dốc xuống chậu tưới từng chút một.

Ông lẳng lặng tưới cây, vừa tận huởng cái mát mẻ sâu trong ngõ Hà Nội xa đuờng phố, đôi mi ông khép lại theo tiếng gió rung động bầu trời, theo tiếng hòa ca chim hót sáng sớm. Mãi một lúc lâu.

“Bố!”

Giữa hàng rào những thanh sắt xếp gọn, một cánh cổng bé nhỏ ngay giữa, két két tiếng mở cửa mạnh. Ồ, là thằng Khôi Nguyên, nó thăm nhà ông.

“Chào con.”

Ông thốt lên âm trầm nhỏ nhẹ. Nét mặt ông pha chút gợm cười. Nguyên dù đã bốn mươi nhưng dưới bố nó, nó vẫn chạy lon ton như một đứa trẻ. Ông lặng lẽ đặt van sen bên cạnh chậu cây rồi theo nó buớc vào nhà.

Bên cạnh chiếc bàn nhỏ là chiếc ghế gỗ dài cũ kĩ, chiếc tivi từ thời thập niên 80 đuợc xếp ngay ngắn phía truớc ghế cách vài năm mét bên trên kệ nhỏ. Ông cầm lên chiếc ấm trà đã đuợc đặt sẵn giữa bàn rồi đứng rót nuớc vào chén nhỏ bên cạnh, cho đến khi chén đã đầy ắp, hơi nuớc nghi ngút phả huơng trà thơm lừng ông mới đặt xuống mặt bàn chuẩn bị cho thằng con. Thằng Khôi Nguyên chạy đến chiếc ghế nhỏ, ngồi bệt xuống như thể đã vài ba năm nó chưa đuợc thăm căn nhà mộc mạc quen thuộc này. Xong xuôi, ông lặng lẽ ngồi cạnh thằng con mình.

“Ông Khoa và ông Đức Anh nói rằng bố đang quá rầu rĩ và khuyên bố nên tự tìm cho mình một chuyến đi cho khuây khỏa đấy.” Nguyên nói, nó duờng như bịa đặt.

Ông thấy vậy chỉ cười mỉm và không nói gì thêm, làm thằng con bên cạnh cũng phải khó chịu.

“Bố à, bố nói gì đi chứ, thằng con bố lặn lội từ Hải Duơng đến thăm đây này!” Nguyên cau mày

“À, Ừ, nhưng bố cũng chưa có ý định. ”

Ông thất thiểu trả lời. Khôi Nguyên thở dài ra tiếng, nó nhìn quanh căn nhà mốc nát cũ kĩ, chiếc tivi màn hình đã nhấm nhem, điều khiển tivi trên ghế bên cạnh nó đã hết pin . Nó định bật lên để khiến bố nó có cảm hứng lại, nhưng không lên.

Nó ngoảnh đầu đi một khắc, bất giác nó nhìn lên bức tuờng cũ kĩ, đuợc treo đầy những tác phẩm nhiếp ảnh đuợc đóng trong khung, khoác lên cái màu trắng đen vô hồn, nhưng đâu đó vẫn hiện lên cái vẻ thiên nhiên tuyệt diệu đa màu. Lào Cai, mọi bức ảnh đều chụp ở Lào cai, hẳn nó biết vì nó đã từng đi vài lần, từng ngọn núi nhấp nh-

“Bố đang ấp ủ ý định đi Lào Cai đúng không?”

Nó nhìn bố nó háo hức, ông mắt trợn quay sang nhìn nó vẻ ngạc nhiên, rồi khép nhỏ mi lại, ông quay vào chiếc chén trên bàn.

“Hẳn là một người đàn ông không còn mộng mơ.”Cái giọng khàn khàn vang vảng bên tai thằng Nguyên.

“Ừ.”

Ông đứng dậy rồi lại nhẹ nhàng chậm rãi tiến ra ngoài sân, cầm chiếc van sen lên tay.

“Bố đi đâu vậy?” Nó đứng dậy.

“Bố tiếp tục công việc còn đang dở dang, tưới cây.”

Nó buớc theo bố nó, cho đến khi ông buớc tới nơi những chậu cây còn đó, nó mới lẳng lặng ngồi xuống bậc thang hiên nhà. Nguyên ngồi chụm chân lại, đôi chân nó để xuống bệ thang, hai tay nó quấn chặt lấy chân và ngồi yên đấy thoải mái ngắm trời quang mây tạnh, lắc lư cái hông quanh người cùng lúc nhìn người bố già cỗi trầm lặng của nó loay hoay bên những chậu cây nhỏ.

“Cây đang dần khéo khô theo năm tháng, nó duờng như sắp trở thành một người bạn già của bố.” Ông nói, nó nhìn ông.

“Nếu bố muốn đi Lào Cai, nó sẽ thay ai đó đi cùng bố.”

Nó ngạc nhiên.

“Vậy là bố muốn đi thật?”

Nghe nó hỏi ông cũng chưa biết nên trả lời gì. Ông quay nhìn vào chậu cây ông còn đang tưới, nhìn chậu cây nhỏ bọc một lớp nhựa xung quanh đá sứ, bên trong chứa đựng bãi đất lớn bám lấy cây trồng, chiếc cây khỏe mạnh  với thân cây trên đó ran chắc, cành cây hằn lên thân cây chằng chịt tạo nên một mạng lưới bắt mắt cùng với những chiếc lá vững theo đó ẩm ướt đọng lại từng hạt nước nhỏ giọt.

Ông ngắm kĩ những cục đất nhỏ xen kẽ đè lên nhau gập ghềnh hệt như khung cảnh núi non nhấp nhô Lào Cai ông từng thấy. Không nói gì một lúc, ông ngắm nhìn mà rung động, nhớ về những lần ông leo lên chinh phục những ngọn núi đồi nhỏ nhấp nhô, ở đó những tảng đá gập ghềnh cuốn hút, hay khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Những cảm giác thời còn trẻ năng động bỗng ùa về trong tâm.

“Bố chỉ là không muốn đi một mình.”

Nó bỗng mừng ran, tuởng chừng như nó đã giải quyết được vấn đề gì vậy.

“Vậy… vậy.” Nó định tỏ ý định mời đi cùng bố nó.

“Mới một tháng thôi, bố đã hủy bỏ ý định đấy rồi. Tiền tích góp chuyến đi bố đã sử dụng nó để sống an nhàn  một tháng và lo bảo hiểm y tế. ” Ông trả lời nó như một gáo nuớc lạnh.

“Sao vậy chứ?” Nó thất thỏm trả lời.

“Vì đấy là lần cuối bố hứa. Hứa đi cùng ai đó…. ”

Tay ông chạm nhẹ vào những chiếc cây tươi sức sống nhưng pha chút héo tàn.

“Cơ mà bố à…hứa với ai cơ?”

“Với mẹ, bố từng hứa với mẹ rằng bố sẽ đi Lào Cai cùng bà ấy.” Ông nheo mắt lại cau mày.

“Mẹ à…”Nó thốt lên thuơng nhớ.

Bỗng chốc ông nhớ về người đàn bà nhiệt huyết năng động, già tuổi nhưng vẫn có trách nghiệm với gia đình. Bà cùng sở thích với ông : leo núi và ngắm cảnh. Người đàn bà mà đã cùng ông qua bao nhiêu giông bão, từng bên cạnh ông vào những ngày ông tuyệt vọng nhất.

“Hẳn là bố mẹ đã cố gắng tích tiền đi chơi vậy mà.”

Ông nhìn không nói gì, ông tự hỏi nếu ông có thể lên Lào Cai cùng vợ ông liệu ông có cần phải lo nghĩ như hiện tại?

“Số tiền đấy bố tự đi làm, coi như tự thuởng cho bố. ”

“Nhưng mà tiền tiêu sống hàng ngày con gửi hết cho bố rồi còn gì? Sao bố lại phải…”Nó ngơ ngác lúng túng trả lời.

“Bố cất đi rồi. Dường như bố chưa tiêu đồng nào, thỉnh thoảng cần thiết mới sử dụng. ”

“Hả… bố?” Nó trợn mắt sau khi nghe xong.

Ông lặng lẽ chậm rãi buớc vào trong nhà, trên tay vẫn cầm chiếc van sen thẳng tắp. Sau khi vào bên trong, ông quay vào đến gần chiếc tivi, cúi xuống ngăn kéo gỗ sẫm màu, mở một tiếng kêu soạt mạnh và một đám bụi như tưng bừng truớc bầu không khí, ông lôi ra một tấm thẻ nhỏ.

“Bố vừa mới rút từ ngân hàng về, đấy là tiền của con gửi bố suốt mấy tháng. Coi như bố đã tích kiệm giúp con vậy.”

Ông quay lại đứng truớc hiên nhà cầm tấm thẻ truớc mặt nó. Nó nhìn ngơ ngác, một số tiền quá lớn, những 250 triệu. Mỗi tháng nó có cho thì chỉ gửi có 5 triệu, nếu cất ngân hàng cũng chỉ lãi một chút trong tháng. Hẳn là bố nó đã tích lâu đến mức nào.

“Cầm số tiền này và sống tốt đi con. ”

“Bố…”Nó nhăn mặt.

“ Không cần phải lên Lào Cai làm gì, Con sống tốt và có vợ là uớc mơ cả đời bố rồi.” Ông nghẹn ngào.

Nó nhìn ông ỉu xìu, lương nó dù văn phòng nhưng quá đủ hay thậm chí thừa tiền với cuộc sống độc thân tuổi bốn mươi của nó. Nó lẽ ra muốn giúp ông nhiều hơn trên hết.

Ông hẳn cũng biết nó thừa tiền, ông coi như việc ít tiêu tiền nó là một việc tiết kiệm tiền giúp nó. Ấy thế ông lại không có thói quen tiêu tiền của người khác, đặc biệt là người thân mình, hầu hết truớc kia ông đều tiêu sống bằng số tiền ông dành dụm qua cái nghề làm tự do bán thời gian của ông. Ông có bằng đại học, biết tiếng anh nhưng từ truớc đến giờ chưa ai cần một ông lão trở về từ chiến tranh làm những công việc nặng não cả, vậy là chỉ những nghề bảo vệ, trông xe mới là công việc chính. Vợ ông không từ chối điều này, trên hết đó lại là điều mật thiết mà vợ ông xúi dục ông đi làm vậy nhiều hơn, sống với những đồng lương ít ỏi mặc dù chật vật nhưng họ tự hào trên hết đó là tiền của chính mình tự tạo nên.

Nhắc đến tiền và việc làm ông mới sực nhớ ra một chuyện, tháng này số tiền ông tiết kiệm đã tiêu hết, ông cần phải tiếp tục làm việc thêm. Sau đó ông vội vã hẳn.

Đến truớc móc treo quần áo gần chiếc tivi, ông cầm lấy chiếc áo sơ mi xanh duơng khoác chèn lên chiếc áo cộc trắng cũ ông đang mặc.

“Bố chuẩn bị đi làm đây, bố sực nhớ ra tiền tháng cũng hết rồi , con cứ ở nhà…..”

Nó hậm hực chạy nhanh vào chiếc ghế gỗ dài nằm úp mặt. Che đi khuôn mặt nhăn nhó của nó.

Ông quay mặt nhìn nó.

“Nguyên… ?” Ông ngơ ngác.

“Hu… . Hu… .. Hu” Nó sụt sịt.

Ông nhìn nó vẻ thất vọng.

“Thôi nào con, bố quen tiêu tiền bố phải tự lao động mà có rồi, tiêu tiền của con cái mình bố thấy không đáng. Nên con….” Ông vừa nói vừa quay xuống khóa cúc áo.

Nó biết tỏng thói bố nó rồi nên cũng không thèm đến xuể, cái nó đang nhân thời cơ để mà ăn vạ với ông.

“Sau khi đi làm xong, con muốn bố đi chơi với hai ông Khoa và Đức Anh cơ… phải đi đấy.” Nó sụt sịt vòi vĩnh. Chân giãy đành đạch.

Ông lộ vẻ bất ngờ.

“Ồ…bố sẽ tính sau.”

Ông nhìn về phía cổng, quay lại nhìn nó một chút rồi lại ra ngoài sân, vài buớc nhẹp nhẹp tiếng dép lê, cho tới khi xa tới truớc cổng ông mới kéo mở cánh cổng còn đang đóng im lìm, rồi rời đi mất hút,  để lại đằng sau cánh cổng đã được đóng lại.

“Giả vờ khóc thế bố cũng tin.”Nó lè lưỡi.

Nó chỉ là đang muốn bố nó đi chơi với ông Khoa và ông Đức Anh.

Xong xuôi nó nhìn vào cánh cửa gỗ nâu nhạt cũ kĩ rách tuơm ngay bên cạnh ghế nó nằm, mưu tính gì đó rồi đứng lên buớc vào.

.

Chiếc đèn led đuợc bật, cót két tiếng đóng cửa nhẹ, ông tiến vào căn phòng ngủ sáng rực ánh sáng trắng nhòa. Một căn phòng bên phòng khách, một phòng ngủ bé nhỏ, chỉ có chiếc giuờng to ngang phòng và đôi bàn ghế cũ kĩ bên cạnh.

Ông nâng chiếc ghế đến gần giuờng đặt xuống rồi chĩa vào vợ ông đang nằm đó , ngồi trên chiếc ghế gỗ cũ kĩ nhỏ gọn, lắc lư nhẹ kêu cót két, ông từ từ đưa tay vào giuờng kéo chiếc chăn mỏng đắp lên cho vợ ông.

Vợ ông, người đàn bà ốm yếu gần trời nửa bước, tóc bạc phơ, trắng xóa hai mái bên, khuôn mặt phúc hậu nhưng hằn lên những nết nhăn nheo dài, cùng với đôi mắt chỉ hé mi đuợc một chút, lộ sự nhạt nhòa gần như trắng xóa nhưng len loi cái mơ mộng hằn sâu. Bà ốm nặng tới mức không đứng vững nổi, chỉ còn có thể nằm bẹp trên chiếc giuờng cũ rải chiếu.

Thấy bà tỏ vẻ không đuợc thoải mái  ông Việt Anh hiểu ý, tắt chiếc đèn led còn đang sáng rực, và cầm chiếc đèn dầu trên bàn và đốt.  Ánh sáng vàng lẻn loi trong căn phòng tối om, nhờ vậy bà dễ chịu hơn đôi chút. Ông ngồi xuống nhìn bà một lúc, ngắm nhìn gương mặt đã héo tàn theo năm tháng, bà ho khụ khụ vài tiếng nghe đau điếng, ông thấy vậy  nhẹ nhàng xoa lấy guơng mặt bà, đôi mắt già của ông nhăn lại thuơng xót.

“Thôi nào…tôi không muốn thấy ông tỏ vẻ mặt đau xót như vậy.”Bà giọng yếu ớt, cười mỉm.

“Quãng đời tôi không có gì ngoài…hạnh phúc. Lúc sinh ra tôi thấy…mẹ tôi cười…chả lẽ lúc chết đi tôi lại phải chứng kiến khuôn mặt đau thuơng thế này sao?”Bà nghẹn ngào nói.

Ông dịu hẳn khuôn mặt, cố gắng guợm cười.

“Đừng nói từ đấy như vậy, bà à. Tôi chưa bao giờ tỏ ra hết hi vọng cả….”Ông nói.

Bà cười mỉm, đôi tay ốm yếu gầy gò vỗ nhẹ đùi ông.

“Hi vọng quá đôi khi lại trông giống như con…đỉa vậy, đôi lúc tôi cho rằng ông nên buông bỏ những thứ đáng lẽ rồi sẽ phải mất đi, đời người….ai chả có lúc rời xa cõi trần, nếu cứ giữ mãi…. ”Bà bỗng nhìn xuống tay mình.

“Đừng nắm chặt tay tôi như vậy chứ ông à.”

Ông cố gắng guợm cười.

“Tôi hiểu chứ…tôi hiểu hơn hết, tôi đã cố chuẩn bị rồi, nhưng cái cảm giác này đâu đó tôi không bằng lòng chấp nhận.” Ông khép chặt mắt nói.

“Thôi nào, xưa kia….ông ga lăng…gan dạ thế kia cơ mà, ông….từng chứng kiến đồng đội, gia đình mình….mất đi mà ông đã bao giờ tỏ ra yếu đuối?”

“Tôi khóc trong tâm, tôi khóc vì đến cuối tôi vẫn chưa thể bảo vệ đuợc bất cứ ai bà ạ. Sự thù hận những năm chiến tranh lau cạn sạch nuớc mắt của tôi rồi, tôi bây giờ không còn thù hận…chỉ còn….chỉ” Ông nói, giọng ông pha chút cay đắng.

Bà nhìn ông, rồi khép mi.

“Hẳn….ông có điều gì đó….còn lưu luyến với tôi?”

Ông buông tay bà ra xoa nhẹ nhàng.

“Lào Cai...Quê tôi…”

“Ra vậy, tôi….xin lỗi, có lẽ ông luôn hi vọng một chuyến về quê…với tôi.”

Bà cười mỉm nghẹn ngào chút lâu.

“Ông à…tôi xin phép trễ hẹn vài năm nữa…. để kiếp sau ta cùng đi ông nhé…..Tôi nay đã gục giữa dòng thời gian trôi dạt….có lẽ giá như có một phép màu để tôi tận huởng khoảng khắc ấy….truớc khi tàn rụi nhỉ? ” Bà giọng yếu dần, dù khàn nhưng vẫn pha chút ngọt ngào.

Ông rỉ nuớc mắt, nụ cười vẫn gắng giữ trên môi.

“Ôi…đúng là… đúng là bà chỉ thế là giỏi!”

Bà thấy vui, nhưng không khúc khích vì lẽ môi bà bắt đầu yếu dần. Người bà trên đà tê liệt, ông Việt Anh trông thấy tay bà trở nên lạnh dần, ông ráng cười hơn nữa, cười nhe răng, nhe đôi hàm vàng úa, gập người cố gắng xoa lên mặt bà.

“Ông à….chỉ….vài câu….nữa…thôi.” Giọng bà trầm hơn.

“Nguyện…vọng cuối…đời của tôi….”

Ông nhìn bà mà đôi tay càng tay run rẩy. Miệng ông không còn giữ đuợc nụ cười.

“RẰNG ÔNG NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐẾN ĐÓ.”

Ông trợn mắt, bà nhắm mắt.

Bà lạnh, bà đục, bà nằm yên đấy vô hồn.

“LAN!!!”

Ông hét lên giữa chốn phố Hà Nội đông đúc, trước mặt lại là mặt đường đầy xe cộ lướt qua, hệt như cơn gió phảng qua trên mặt đường. May thay, chưa ai để ý cả, sắc mặt ông từ hốt hoảng trở về bình thường, có lẽ ông đã mơ một cơn ác mộng về vợ ông, hay lẽ nào bà hiện hồn về thăm và chào đón bằng một cơn ác mộng ? Hoặc đơn giản chỉ là kí ức hiện về trong tâm ông mà ông duờng như đã lãng quên.  Ngước nhìn bãi đỗ xe bên cạnh đầy rẫy những chiếc xe máy đa màu nghiêng ngả xếp thành hàng, ông không thấy gì bất thường, yên tâm quay đầu lại phía quán cafe trước vệ đường. Ngồi trên chiếc ghế nhựa mới toanh, ông lôi chiếc điện thoại nokia từ túi quần, nhìn thời gian hiện trên màn hình sáng chói : 10:20. Ông tan ca canh đỗ xe lúc mười rưỡi, vậy thì cũng là lúc ông nên chuẩn bị về nhà. Ông khoanh tay lại, tựa vào ghế, rồi mòn mỏi đợi chờ.

Lắc lư chiếc ghế kêu cót két.

“Đến giờ tan rồi thưa ông.”Một ông chú năm mươi lạ mặt đến gần ông nói. “ Tôi gửi ông ít tiền.”

“Tôi…cảm ơn”
Ông đưa hai tay cầm lấy rồi đứng dậy, lững thững đi trên vỉa hẻ. Ngắm nhìn dòng người rảo bước đi bộ.

Ông chạy, chạy qua dòng người rảo bước đi bộ. Rồi lại ngừng lại, ông đi tiếp. Ông đã để tâm trí dìu dắt cơ thể một quãng. Kìm nén lại cái khát vọng, cái khát vọng lên Lào Cai này gần nửa đời ông, ấy thế mà chỉ cần nghĩ về gia đình, làng xóm tại trốn làng quê đó, cái ký ức ông ùa về đủ làm ông trùn buớc.

Nhà ông cách đây không xa, ngay trong ngõ hẻm cách vài chục mét. Đi một lúc ông đứng lại giữa một bến xe bus, cạnh hàng cây xanh ngát li ti những hạt nắng hè đậu bên. Nhìn vào tấm biển cạnh hàng ghế ngồi, lịch trình xe bus biển đó ghi lại rõ đến tận sáng mai, sáng mai có một chuyến đến Lào Cai vào sáu giờ. Thấy thế ông vô thức chạm vào túi quần mình nhưng không thấy gì, ông khép mi lại quay sang bên trái, con ngõ nhà ông ngay cạnh đó. Chờ xe cộ đi qua, ông bước từng bước về phía ngõ hẻm, khuất đi bóng hình ông vào ánh nắng hè, trong cái chật hẹp của ngõ hẻm.

Buớc đi giữa con hẻm chật chội ấy, buớc đi giữa hai lề đuờng bê tông xám xịt treo đầy những tờ rơi quảng cáo , những chiếc cột điện lẻn loi từng quãng. Ông nguớc lên bầu trời dây điện chằng chịt len lỏi ánh hè luờn qua phảng phất, trời xanh tuơi khép mình giữa hai bức tuờng che phủ ngăn lại. Vài quãng xuất hiện vài ngôi nhà, và vài con người bình dị. Ông nhắm mắt lại đôi chút, càng đi sâu bên trong không khí càng trong mát.

Đứng giữa hẻm ông mới chợt nhớ ra thằng con mình, nó đã hi vọng ông thăm ông Đức Anh và ông Khoa. Nhưng đã chớm mười rưỡi rồi, ông chỉ muốn về thật nhanh để rồi ăn cơm, đoán rằng việc nấu nuớng sẽ mất kha khá thời gian nên khoảnh tầm mười một giờ là có thể làm một bữa cơm cùng thằng con ông. Còn việc đi chơi ông sẽ để đến xế chiều.

Ông không nghĩ ngợi gì thêm, quay lại buớc tiếp về phía nhà ông. Căn nhà mà thằng con ông đang đợi chờ.

Một bàn tay nhăn nheo đằng sau trông rất khỏe khoắn với múi cơ ran chắc, bàn tay đó chạm vào vai ông, ông giật mình quay lại.

“Ôi, thuơng quá, chiến hữu cũ của tôi.”Ông Đức Anh phía sau kêu rộn lên một tiếng.

“Hai… hai ông đến ?”Ông bỡ ngỡ nói.

“Thấy ông về đúng lúc chúng tôi đang đi dạo quanh của con phố này, nên tôi vào thăm luôn.” Ông Khoa khoanh tay nói.

“Hả..ả…Sao hai ông không báo truớc?”Ông Việt Anh ngơ ngác.

“Thế thì còn gì là bất ngờ, với lại là tình cờ thôi báo truớc lại mất vui.”Ông Đức Anh thốt lên.

“ Thôi vào xem nhà ông tháng nay đã thay đổi gì nào…” Ông Khoa tiếp lời.

Ông Việt Anh ngây người một lúc, nhìn hai ông bạn mình truớc ngõ mà đưa tay lên gãi đầu. Đuợc một lúc ông lại ngoảnh đầu về phía nhà ông.

“Hai…hai ông cũng làm tôi hơi bất ngờ, tôi cũng vừa tan ca.” Ông vừa nói vừa đi, nhà ông chỉ cách vài sải buớc nữa. Hai ông Khoa, Đức Anh thấy vậy cũng lững thững bám theo.

két két cánh cổng mở ra.

“Tan ca á? Tầm tuổi này ông vẫn chăm thế cơ à.” Ông Đức Anh cười rộ.

“Thôi nào… có gì thì vào nhà nói.”Ông Khoa đặt lên vai ông Đức Anh.

Hai ông trông không ăn mặc luộm thuộm như lúc chớm sáng, ông Khoa mặc một chiếc sơ mi phẳng phiu màu trắng với những đuờng kẻ dọc xếp gọn màu xanh duơng. Ông Đức Anh lại khoác bên mình chiếc sơ mi màu xanh lá sáng tươi.

Buớc vào sân nhà, hai ông tò mò nhìn hàng chậu cây với những nụ hoa đang dần chớm nở, nguớc lên ngắm căn nhà cũ kĩ, hai tay khoanh lại vừa đi vừa hai mắt nheo vào chăm chú. Ba ông đi tới bên hiên nhà, mặt ông Việt Anh cúi xuống nghĩ.

Bỗng ông ngẩng mặt ngước nhìn, một chốc ông không thấy hai người bạn của mình đâu cả. Ông hốt h-

“Ối ông vào đây nào! Thằng Khôi Nguyên nó nấu cơm khét thế này thì!” Ông Đức Anh hét toáng.

“Thảo nào không có vợ, chậc.” Ông Khoa bình luận thêm.

Ông nhăn mặt, chạy nhanh vào trong, chạy vào trong căn phòng bếp với lối vào là cảnh cửa bên cạnh chiếc ghế gỗ dài cũ, cửa màu nhạt. Đến tận vào phòng, thấy thằng Khôi Nguyên nó cười mẻm môi, ông thở dài nhìn nó.

“Nào con trai! Nếu không nấu ăn đuợc thì đừng cố quá!”

Ông vừa than thở vừa nhìn chỗ bàn bếp cũ bừa bãi, tuy cũ nhưng vẫn đủ đồ tiện nghi. Bên trong cái nồi sắt đã rỉ bên trên bàn bếp ga, mớ thức ăn hỗn độn đuợc sáo trộn cùng với đống nuớc đục muối chạm gần đỉnh, bên cạnh đó cái muôi rỉ sắt, lưỡi dao sắc bén bên trên cái thớt tứ tung cà chua đỏ lè và đống đồ ăn sống đuợc đặt lộn xộn rơi vãi trên chiếc đĩa nhỏ, mọi thứ quanh bàn đều sắp xếp không có chật tự, bày bừa một cách bừa bãi. Ông nhìn sợ hãi và đôi phần tiếc nuối đống đồ ăn. Ông quay về phía thằng Khôi Nguyên :

“Thôi, bố xử lý đuợc đống này, con cứ vào phòng khách nghỉ đi nhé.” Ông guợm cười nuốt nuớc bọt.

“Nhưng…” Thằng Khôi Nguyên kêu run rẩy.

“Bố cảm ơn con.” Ông hạ giọng xuống dọa nạt.

Thằng Khôi Nguyên bỗng run lầm cập khắp người chạy bỏ về phòng khách. Ông Khoa và Đức Anh thấy điềm chẳng lành cũng rón rén đi vào phòng khách cùng.

“Khoa.” Ông bỗng thốt lên. Làm ông Khoa giật mình.

“Từ thời chiến, ông từng nấu ăn giỏi hơn tôi.”Ông quay sang nói.

“À đuợc rồi, tôi sẽ giúp ông xử lý đống này.” Ông Khoa thở dài.

“Xem tôi nấu.” Ông Việt Anh nói thẳng.

“Tôi sẽ nấu giỏi hơn ông.”

Trên chiếc ghế gỗ dài ngoài phòng khách, thằng Khôi Nguyên cùng với ông Đức Anh ngồi lịm im ắng mang bên bầu không khí ngại ngùng,  nhìn thấy thân hình vạm vỡ của ông Đức Anh ngay sát gần với đứa gầy gò gần như ít nói như nó, khiến nó càng thêm không biết nên nói gì để bắt đầu một quộc trò chuyện. Ông nhìn nó cười tươi, cố khuây đi bầu không khí khó gần, buông đại một câu cho có:
“ Nhóc có mấy lần về Hà Nội thăm bố, bọn mình hay gặp nhau nhỉ?”

“ À…ừ… cháu có kể… cháu sống ở Hải Duơng.” Nó buột miệng trả lời đại.

“Sống trên Hải Duơng vui không cậu nhóc?”Ông đặt tay vào vai nó.

“Ổn… ổn.” Nó giật mình nói.

Ổng cười mỉm, có lẽ đã xác định đuợc ông cần nói cái gì.

“Ổn thế sao chưa có vợ?”Ông dí sát mặt.

Nó lặng im không biết nói gì, đành trả lời đại :

“À…”

“Thôi tầm này phải giáo huấn thằng con này chăm làm và nấu ăn giỏi hơn mới đuợc, với cả làm sao cho cơ bắp cuồn cuộn lên đã.”

“Cháu có để ý một cô.”

“Xinh không.” Ông Đức Anh gặng hỏi.

“Phải xinh thì cháu mới thích chứ, còn tốt nữa.”Nó gồng lên nói to.

“Thế thì coi như thằng Việt Anh có phúc lớn, sắp có con dâu tốt vậy…”

“Hả???” Thằng Khôi Nguyên hét toáng.

“Hả gì nữa, quất nhanh đi.”

“Nhưng mà!”

“Ông Việt Anh ông ấy sắp về chầu rồi cậu à, cưới nhanh đi, cho ông ấy mất khuây khỏa. Ai đời bốn mươi tròn trịa rồi mà còn phải giục lấy vợ? Thằng con ông cùng với vợ nó có hai đứa đi học đại học rồi đây này.  ”

“Bác làm gì đã tính xa thế? Cháu đã nói là bố cháu còn khỏe rồi mà?”

“Khỏe gì? Đảm bảo nếu cậu không đến thăm ông ấy cũng mất vì buồn rầu. Nhìn cái bộ dạng của bố cậu ấy…”Ông ngẩng đầu lên nói. “Hốc hác, đói ăn, gầy gò, khác hẳn với lúc bọn ông từng đi chơi. Đáng ra biết thế cậu cần phải đến thăm bố nhóc thuờng xuyên hơn chứ. ”

Thằng Khôi Nguyên quay về phía tivi chút lâu.

“À thì…công việc…”Nó gãi đầu.

“Ầy, cậu thế mới chán, công việc gì mà những một tháng mới về, đối với thời điểm ông ấy không ổn thì chủ nhật hôm nào cũng về tốt hơn nhóc à, cái uớc mơ lớn nhất đối là một ông lão là đuợc vui vẻ bên thằng con mình nhiều hơn và thấy cậu hạnh phúc ấy.”

“Nghe chừng có vẻ ông Việt Anh hơi chiều cậu đấy,cả vợ ông ấy nữa…” Ông Đức Anh thở dài.

Nó gãi đầu. Bỗng chốc ông Việt Anh cùng ông Khoa mở cửa đi vào, bê ra một mâm cơm to thịnh soạn nhưng đầy giản dị, những món ăn ưa mắt đuợc xếp gọn trên từng chiếc bát đĩa, hai ông từ từ nhẹ nhàng đặt lên bàn mâm cơm thật cẩn thận.

“Bố à…” Khôi Nguyên nhìn bố nó ngơ ngác.

Ông từ từ ngồi xuống cùng với ông Khoa. Cầm nắm đũa đuợc đặt sẵn trên mâm so từng đôi phát cho từng người.

“Hẳn là từ hồi lấy vợ ông khéo tay hơn nhỉ?” Ông Khoa vừa nói vừa nhìn ông Việt Anh phát đũa.

“Ừ…mùi vị đồ ăn ngày càng giống với vợ tôi.” Ông Việt Anh khẽ đáp.

“Coi như tốt, như vậy ông cũng bớt cô đơn hơn.” Ông Đức Anh nhìn nhận xét.

Sau khi ông Khoa múc cơm từng bát, không đợi chờ gì, nhân lúc bát canh cua còn nóng hổi khói nghi ngút, những bát cơm cầm vào còn ấm, món rau luộc, thịt kho còn thơm họ thuởng thức luôn , riêng thằng Khôi Nguyên phải trầm ngâm chút lâu nó mới cầm đũa.

Nó vừa mới gắp miếng cơm đầu, ông Đức Anh quay sang nhắc nó:

“Ầy, lớn thế này mà không biết mời ba ông lão này à cậu nhóc?”

“Cháu…mời ba ông ăn cơm…ạ.”

“Nhóc nên tập cách sống sao cho văn minh đi nhóc à.”Ông Đức Anh thở dài.

Nghe vậy ông Việt Anh lặng lẽ gượm cười, rồi nhìn xuống cầm bát gắp cơm.

Một bữa ăn trôi qua, giờ nghỉ trưa đến. Thằng Khôi Nguyên còn đang say giấc trong phòng ngủ, ông Đức Anh rải chiếu dưới sàn cũng tranh thủ đánh một giấc. Còn lại ông Việt Anh với ông Khoa ngồi trên ghế im ắng. Im ắng khung cảnh mười hai giờ trưa, chim không hót nhiều như một bản hòa ca, lẻ tẻ vài con một mình líu lo, tiếng xe cộ ngoài ngõ vọng lại ít dần, thỉnh thoảng chỉ có vài tiếng rừm rừm xe máy nhỏ nhẹ. ông Khoa mải mê ngắm những bức tranh treo tuờng, Ông Việt Anh thẫn thờ một lúc nhìn đống bát đĩa chưa kịp rửa. Một lúc lâu im ắng, ông Khoa mới đặt tay lên vai ông Việt Anh :

“Phòng ông toàn treo những bức ảnh chụp Lào Cai đắt giá, đều từ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.”

“Tiền tiết kiệm của tôi, phần thuởng cho thành quả lao động của tôi ông à. ” Ông Việt Anh đặt tay chống cằm nói.

“Tới mức ông có thể đổ mồ hôi chất xám vào những bức tranh chụp thiên nhiên núi non Lào Cai này, hẳn chắc nó phải đặc biệt lắm, ông đang dự định đi à?” Ông Khoa hỏi.

“Không phải, đấy là quê tôi.”Ông Việt Anh khịt mũi

“Quê ông? Sao lại ngừng ấy năm ông chưa về lần nào? ”

“Ông à…” Ông Việt Anh nhăn mặt cay đắng.

Ông Khoa hiểu ý, cũng không nói gì thêm, ông đành buộc một câu thứ tội :

“Tôi xin lỗi.”

“Không sao…ông à, nếu có khổ đau thì nó đều chỉ còn là quá khứ, tôi đã quên khuấy đi cái nỗi đau của nó mang lại rồi. Tôi sinh ra và lớn lên tại nơi ấy rồi rời khỏi Lào Cai từ cái hồi mới tốt nghiệp cấp ba rồi đi lính liền, truớc đó mới lên mười sáu, tôi mới biết tận huởng cái thiên nhiên Lào Cai, đặc biệt bị mê hoặc bởi những chuyến leo những ngọn đồi nhỏ.”

“Ừm..” Ông Khoa gật gù.

“Rồi tôi tính thành từng mét, đi từng ngọn đồi, ngọn núi chinh phục với đống đồ nghề cũ nát trong nhà. Nhiều lúc còn suýt mất mạng, về nhà có lúc cũng bị mẹ la rầy, ấy thế mà nó hiện lên rõ nhất trong nhiều cái kỉ niệm đã lãng quên.”

“Sau đó khi ông rời làng lên chiến truờng?” Ông Khoa hỏi.

“Tôi nhớ tôi từng hứa với anh em hàng xóm làng quê… hết chiến tranh tôi về lại cùng leo núi.” Ông Việt Anh nhìn ra ngoài sân. “Ấy thế mà sau ngày giải phóng miền nam 1975, tôi hân hoan háo hức đi về quê lại nhận đuợc tin dữ…cả gia đình tôi mất hết, bố, mẹ, em gái tôi đều không còn…và anh em hàng xóm đi chiến tranh cũng chết sạch. Không còn ai sống sót cả, ngay từ khi mỹ bắt đầu thả bom vào bắc số phận đã đuợc định sẵn. Thực ra tôi cũng có gặp lại một nguời bạn hữu hay cùng tôi leo núi, nhưng ông ấy đã tàn tật cả đời vì chiến tranh kéo theo lời hứa đấy mãi không thành hiện thực. Ừm…rồi ông ấy cũng đã tự vẫn do không chấp nhận cái cơ thể tàn tật.”

Ông nhớ như in cái ngày mà mọi lời hứa đối với ông sụp đổ, cái ngày mà ông thẫn thờ nhìn cái làng cũ của ông bỗng chốc thành cái nghĩa địa lớn. Với cảnh đó ông lại dại dột, ông tìm hòn núi cao thách thức nhất mà ông chưa bao giờ dám leo, leo với không đồ bảo hộ, leo với tâm thế biết chắc mình sẽ không còn sống. Nhưng cái quộc hành trình ấy lại  chữa lành cái tâm khổ đau của ông, cái thiên nhiên, người dân ôn hòa nơi đó khiến ông trở về giữa chừng.

Ông từng chứng kiến cái tuyệt vọng, tuyệt vọng tới mức cái tàn khốc của cả đời vác súng miên man, ngày ngày ngửi mùi nồng của khói đạn, nhìn trăm vết đạn suợt qua và nhìn bao đồng đội ngã xuống vẫn chưa là gì so với cái tuyệt vọng ở ngay chính quê huơng ông. Vậy là ông đáng lẽ ra đã gặp lại bố mẹ mình nơi trời cao mây tạnh. Nhưng ông không phải dạng dễ từ bỏ, ông rời đi, rời khỏi lào cai và bắt đầu một quộc sống mới tại Hà Nội, ông rời đi với khí thế Lào Cai không còn là quê huơng ông. Mãi đến gần cuối đời, cuối cái đời trì trệ và quên khuấy quê huơng mình đi, ông mới nhớ lại cái cảnh thiên nhiên núi non mà ông từng mơ uớc. Không phải ông ghét Hà Nội, mà có lẽ ấy không phải nơi ông thuộc về.

“Lần cuối tôi hứa hẹn đi Lào Cai là với vợ tôi, nhưng bà ấy cũng mất rồi, mãi đến cái quê hương tôi tôi cũng chả thể trở về.”

Ông Khoa ngậm ngùi không nói gì, ông nhìn mãi ra ngoài sân, nếu còn là thời thiếu niên nổi loạn dễ xúc động có lẽ ông sẽ khóc sau khi nghe. Nhìn ông Việt Anh già cỗi, chỉ còn đuờng chờ chế-

“Đi với tôi.”Ông Khoa bỗng nói.

“Đi Lào Cai với tôi nào.”

Ông trợn mắt nhìn ông Khoa.

“Chắc chắn chứ”Ông bất giác nói.

“Tôi sẽ đi cùng ông, ngay vào sáng mai.”

“Thế còn tiền..? Phí xe bus, phí dụng cụ leo núi nữa ?”

“Tôi sẽ cho ông nợ, một món nợ ông có thể chả bất cứ lúc nào. Vậy là đúng tiêu chuẩn đạo đức của ông Việt Anh rồi đúng không?”Ông Khoa cười và nói. Hẳn ông biết về mọi đặc điểm của ông Việt Anh vậy. Một đứa bạn trí cốt từ hồi chiến tranh, ông Khoa với ông Việt Anh và cả ông Đức Anh nữa đã kề nhau năm năm kể từ khi ông Việt Anh mới đổi đội.

“...Còn việc leo núi, liệu ông có làm sao…”

“ Ổn cả thôi, có một hưỡng dẫn viên tâm đắc ngay đây mà?”

Ông Khoa biết cũng không nên tin cậy quá, nhưng dù sao vợ ông cũng đã mất. Cái hoàn cảnh thảm thuơng của ông Việt Anh, ông Khoa cũng đã từng trải qua, ít nhất là một nửa so với ông Việt Anh, cả ông Đức Anh cũng chưa chắc đã hoàn cảnh hạnh phúc gì. Nên ông cứ vậy thôi, nếu ông có gặp nguy hiểm, có lẽ ông sẽ không cần lo nghĩ quá nhiều.

Ông Việt Anh trợn mắt gật gù. Cái ông hơi xúc động, nuớc mắt ông cứ thế suýt trào ra.

.

Năm giờ chiều. Thằng Khôi Nguyên vẫn mải cắm cúi vào điện thoại, sáng mai nó về đi làm luôn, ông Đức Anh không thích thiên nhiên lắm, nên cả chiều ông ngồi xem mấy trận bóng đá giải Ngoại hạng Anh mà thằng Khôi Nguyên cho ông cùng xem, mắt không rời đi một ly. Ông Khoa nhân lúc ông Việt Anh rửa bát xin Khôi Nguyên chút tiền, nó lấy ra cái thẻ ngân hàng bố nó tích cho nó để về ông rút chút ít, nó còn không quên hăm dọa nếu ông có lấy hết nó sẽ báo cảnh sát, có lẽ nó muốn lấy vợ rồi chăng?

Thời điểm gì cũng đến, ông Việt Anh báo cho thằng Khôi Nguyên rằng ông ấy sẽ đi về Lào Cai, thằng con hí hứng thúc giục bố nó đi ngay, rồi ông Khoa cùng ông Đức Anh chào cái rồi trở về.

“Bố đã dọn sạch nhà chưa bốr Hay con với bố định dọn cùng đi.” Sau khi ông Đức Anh và ông Khoa ra khỏi cổng, thằng Khôi Nguyên nó quay lại rủ rê.

“Chưa,con muốn dọn cùng à?” Ông Khoanh tay hơi bất ngờ.

“Ha…ừ thì con hơi có hứng…”

“Tự dưng ngoan quá nhỉ?” Ông Việt Anh cười rạng.

“Ừm…nếu được tuần sau con sẽ về lại đi chơi.”

Ông dẫn nó vào nhà, tạm gác lại truyện đi Lào Cai. Ông cần trải qua một buổi tối cùng nó truớc khi bắt đầu chuyến đi dài.

Hẳn thằng Khôi Nguyên nó bỗng học đuợc điều gì mới mẻ, với tâm bố nó thì nó vẫn chỉ là cậu nhóc cấp hai hồi nào.

.

Dẫu thế nào, ông Việt Anh vẫn phải trải qua một đêm trầm trọc mất ngủ, ông lại mơ ác mộng về quê nhà, về anh em, về lời hứa. Đã chớm sáng sáu giờ. Giữa căn phòng vệ sinh chật hẹp pha ánh đen xanh duơng nhạt nhòa mờ ảo, căn phòng ngay bên cạnh phòng bếp. Đứng bên cái bồn rửa mặt bên cạnh bồn cầu, ông đưa tay vặn vòi nuớc rỉ sắt kêu cót két, ông chụm hai tay vào hứng nuớc rồi tạt mạnh lên mặt, nuớc bắn lên sợi tóc rìa dài hòa vào ẩm uớt. Ông nguớc nhìn lên guơng cạnh đó với ánh mắt kiên định,  Tắt đèn, từ phía phòng vệ sinh, cái bóng ông rời khỏi và khuất trong ánh sáng.

Chớm sáng, bầu trời không rực ánh nắng oi ả, chỉ ảm đạm gió mát giữa mùa hạ. Đôi lúc gió bỗng dưng thổi mạnh làm rì rào tiếng lá cây, rung động cuốn theo những chiếc lá tàn theo gió. Ông Việt Anh dạo buớc giữa ngõ hẻm, ông mặc chiếc áo khoác bò, bên trong lộ chiếc áo sơ mi chưa đuợc vén xuống, đeo chiếc ba lô nhỏ gọn nhẹ khều, ông tiếp buớc cho tới khi bến xe bus xuất hiện truớc mặt ngõ hẻm. Xe bus đợi sẵn cùng ông Khoa, ông mỉm cười, chạy tới buớc lên xe. Cửa xe đóng lại.

Anh mỉm cười, chạy tới buớc lên vòm đá, đứng trên cục đá khổng lồ, anh ngẩng đầu nhìn ngắm khung cảnh thác nuớc toàn diện truớc mặt. Lưng anh đeo chiếc ba lô nặng trịch rách tuơm cũ kỹ, anh có mái tóc dìa dài, da dẻ trắng trẻo, trên hai tay giữ chặt hai chiếc gậy gỗ bám trụ vào tảng đá, anh coi nó là gậy leo núi. 

Anh đặt chiếc ba lô xuống, ngồi lên tảng đá khô ráo cạnh dòng suối theo đuờng thác nuớc chảy siết. Kéo ống quần lên, anh ngâm chân mình vào dòng suối mát lạnh, lạnh đến tê cóng, dẫu có đang là cuối hạ thu sửa sang. Đôi mắt anh men theo dòng suối, men theo những cục đá to nhỏ xếp xen kẽ nhau, nguớc lên thác nuớc ào ào lội xuống mặt nuớc, trắng xóa long lanh và mê người, tựa như đuờng vải tơ lụa óng muợt tắm trong ánh nắng vàng, quanh đó bao phủ bởi rừng cây, bụi lá xanh ngát hòa với cái xanh duơng nhạt nhòa. Vẩy đôi tai hệt như tai thỏ của mình lên, lắng nghe tiếng rội ào của thác nuớc, bản hòa ca của những con chim ẩn hiện sau bụi cây bám cạnh. Mũi anh ngửi cái mùi trong lành hòa vào hăng hắc của nuớc, trong lành hệt như làn nuớc tươi chảy hòa vào máu anh vậy. Anh nhắm mắt, ngồi nghỉ một lúc.

Ngẩn ngơ lúc lâu, anh chớm mở mắt, đứng dậy quỳ xuống mặt suối, chụm hai tay vào sâu dòng suối để nuớc chảy ào vào, tạt vào mặt rồi hớp một ít nuớc. Xong xuôi anh đi tiếp, buớc trên thảm cỏ cạnh dòng suối, anh nguớc lên dãy đá xếp gọn cao ráo giữa vách đất pha trộn với đá gồ ghề, như một dãy cầu thang chừng chục mét, nó dẫn anh lên khỏi vách đá cạnh thác. Anh tiến đến gần, loạt soạt đi qua lớp cỏ dày đặc, buớc tới đó anh đặt mạnh cây gậy gỗ xuống tảng đá lớn, lấy lực ấn xuống buớc chân lên. Bỗng cây gậy truợt khỏi tay anh, anh mất thăng bằng, ngả người về phía sau, ngã xuống thảm cỏ mềm dịu. May mắn đây là thảm cỏ không thì anh đã vỡ đầu rồi. Anh nhìn lại cây gậy, hóa ra lúc nãy anh lỡ để vào chỗ ẩm, khiến nó bị trơn. Anh nhăn mặt đứng dậy, quay đầu nhìn quanh không thấy gì làm dây, anh đành cúi xuống đặt tay vào ống quần rồi xé toạc nó ra thành hai mảnh. Anh buộc nó vào hai bên cậy, đồng thời quấn luôn vào tay. Xong xuôi anh leo tiếp, leo lên những tảng đá gồ ghề, tay anh đung đưa chiếc gậy theo mỗi bậc anh leo lên. Đến nơi, tay bám chặt vào lề đất, kéo mạnh cơ thể anh lên, rồi buớc tới đỉnh vách. Anh đi qua dòng suối chảy siết tại đó, đi trên thảm cỏ êm, truớc mắt anh là hàng cây xếp gọn thành một khu rừng, che khuất đằng sau đó là những hàng suơng mù huyền bí pha chút sâu thẳm. Anh hứng thú đi nhanh vào khu rừng, hai tay vẫn nhịp nhàng cây gậy mà đưa.

Càng buớc sâu vào khu rừng ánh sáng càng mờ nhạt, chỉ lẻn loi chút ánh nắng yếu ớt qua khẽ lá bám trên những hàng cây đậm đặc che khất bầu trời. Anh buớc đi chậm rãi men theo con đuờng phẳng lặng ít cỏ, rải rác khắp nẻo đuờng những chiếc lá già yếu héo tàn nâu nhạt hòa với màu đất. Tiếng buớc chân nhẹp nhẹp bé nhỏ,thỉnh thoảng đôi dép lê của anh dẫm vào cành kêu khô kêu cạch vỡ vụn, hay dẫm vào chiếc lá kêu loạt soạt. Càng đi vào sâu, con đuờng càng thêm khúc gập ghềnh, thỉnh thoảng gặp nhiều đoạn đê dốc làm anh rất chật vật leo lên với đôi dép lê khó chịu.

Đến một đoạn thẳng tắp, anh mới dừng nghỉ chân một chút. Khép người nhẹ nhàng ngồi xuống giữa rừng, tựa vào gốc cây vững chãi, anh tháo hai sợi dây buộc vào gậy, đưa tay cất gậy vào ba lô, rồi loạt soạt lôi ra một cây gậy ngắn hơn vài xăng buộc vào tay. Anh làm vậy có lẽ anh cũng đoán đuợc sắp tới anh sẽ phải đi qua đoạn dốc lớn, mà cây gậy anh lại quá dài để leo lên. Xong xuôi anh ngồi đó ngắm hàng cây xanh mát. Chim hót líu lo, hót chán chê nó vẫy cánh đậu xuống mặt đất, một con chim sẻ ngây ngô, đôi mắt tròn xoe phản ánh nắng vào sâu thẳm, nó nghiêng đầu nhìn anh, anh khoanh chân nhìn nó, rồi nó đi lon ton xung quanh, thỉnh thoảng phập chiếc mỏ nhọn của có xuống mặt đất rồi lại nhìn quanh. Sau một hồi chán chê nó vỗ cánh bay lên trời, đôi mắt anh dõi theo nó, rồi men theo rọi đến đỉnh núi cao vời vợi ẩn hiện qua khẽ lá.

Anh đứng dậy đi tiếp, Anh còn một chặng đuờng dài nữa để leo lên đỉnh núi,  rảo buớc men theo con đuờng rời khỏi khu rừng, rời khỏi màn sương mù đầy sâu thẳm huyền bí, anh quay lại nhìn khu rừng lưu luyến, anh chưa kịp khám phá hết nơi bí ẩn này, có lẽ nếu đi quanh đấy anh sẽ tìm đuợc điều gì mới mẻ, giờ anh đón ánh mặt trời rọi chói mắt, đôi chân vẫn hòa nhịp cùng lòng bàn tay nắm lấy cây gậy đung đưa. Gậy ngắn đi khó khăn, anh không dùng nữa, đợi đến khi nào dến đoạn dốc mới dùng mặc dù vẫn cầm đấy. Buớc tiếp lên cây cầu cũ gập ghềnh, trên ngọn suối ngắn đầy sỏi đá, anh di đôi dép lê đến một bãi cỏ dại lớn, nơi ngập tràn những ngọn cỏ mảnh khảnh nhọn hoắc trồng chéo lên nhau, che khuất ống quần rách tuơm và đôi chân anh đang trụ vững,xen kẽ đó những bông hoa đa màu li ti thành đốm hòa vào ngọn cỏ, nghiêng ngả đón ánh mặt trời ló dạng. Đám cỏ duờng như đã trở thành thiên đuờng của những con sâu bọ ẩn mình trong bụi . Anh rảo buớc, tiếp đi địa hình càng dốc, cho tới khi địa hình dần trở thành một con đê rộng lớn, anh mới đặt phập chiếc gậy của anh xuống.

Đoạn dốc này dài chừng nửa ki lô mét, mà càng tiến xa lại càng dốc thêm. Ấy thế anh lại cảm thấy càng thêm cuốn hút, anh mê man cái mạo hiểm và khó khăn, bản chất của một chuyến leo núi kéo anh vào chỗ chết anh cũng chẳng màng. Đôi chân anh tiến nhanh, dang rộng sải chân anh buớc từng buớc một lớn, mặc cho đôi chân anh đau nhói vì sỏi đá chọc vào, mặc cho càng đi anh càng cảm thấy ngứa ran do những bụi cỏ quệt mạnh, tiến buớc và leo lên con dốc lớn. Anh đi thật nhanh, liên tục, dẫm vào những bãi cỏ, sỏi đá, đất cát, và cả những con côn trùng và những con rắn ẩn mình trong bụi cỏ, cây gậy đung đưa theo nhịp buớc, anh thở dốc theo nhịp đung tay, mắt anh nguớc lên bãi cỏ bạt ngàn xanh ngát. Không may, anh tụt chân vào bãi bùn lớn nhầy nhụa đầy rơm ruốc, màu nâu như bãi phân ngựa, có lẽ anh đã thiếu tập trung với con đuờng anh đang đi. Chân anh cứ thế bị kéo xuống, mặc có dùng hai tay ra sức anh không tài nào dứt chân ra đuợc, một bãi bùn sâu và dính, cái cảm giác nhầy nhụa xen kẽ ngứa ran hiện lên rõ làm anh nhăn mặt, nghiến răng. Bãi bùn hệt như hàng ngàn con sâu róm bám lên chân anh.

Sau một hồi chật vật kéo lên kéo xuống, anh gầng lên tới mức cơ thể gầy gò của anh cũng lộ rõ múi cơ san chắc, như thể anh đang cố khâng lên một chiếc tạ năm mươi cân. Một nhát kéo dứt khoát, chiếc dép lê anh bay lên trời, chân anh dứt ra khỏi bãi bùn làm anh cũng bị bật lùi, ngã chổng ngỗng. Anh chật vật đứng dậy, chân anh dính đầy đất bùn, người anh từ sạch sẽ bỗng bẩn thỉu lôi thôi, anh đi gần chiếc dép lê duờng như đã vấy màu nâu đặc, chân anh sỏ vào mà kêu nhẹp một tiếng ròn xốp, một bãi bùn bị ép ra ngoài hệt hệt như một bãi mứt sô cô la. Chân anh bên sạch, bên thì nặng nhọc bùn đất, anh đi khập khiếng tiếp tục tiến lên con dốc.

Cỏ thưa dần theo từng nhịp buớc, sớm thôi anh đã rời khỏi đuợc mớ cỏ rậm khó chịu. Con đễ vẫn dốc dần, dù bãi cõ rậm đã trở thành một thảm đất thưa thớt, rồi dần dần con đê trở thành một bức tuờng thẳng tắp cao năm mét,  bức tuờng xen kẽ những khe hở của những cục đá dính sát nhau, ngó lên bức tuờng đá anh vẫn đoán đuợc địa hình bên trên phẳng lì, vì vậy anh hất chân lên bám vào cột đá rồi lấy toàn lực leo thật nhanh lên trên chỗ phẳng tắp, đôi chân nhầy nhụa bám lên bức tuờng để lại một vết dài. Anh thở hồng hộc nắm bệt dưới dải đất, người anh lần nữa thấm đầy đất cát, anh kéo người đứng lên trên con đuờng rắn màu cam nhạt, mắt anh men theo con đuờng, một chặng đường nhàn hạ hơn hết lợi cho một chuyến leo núi, mặc dù vẫn có những con đê hằn bên vách nhưng nó chỉ là con đê nhỏ không đáng kể công lao, bên cạnh con đuờng anh đứng một khu rừng,anh nghe thấy tiếng suối chảy róc rách liền lững thững lê đôi chân đầy bùn đất chạy vào.

“Suối đây rồi.”

Anh mừng rỡ thốt lên, bên trong khu rừng um tùm cây cối vẫn lẻn loi một dòng suối nhỏ róc rách nhưng kéo dài đến tận cuối khu rừng. Anh đặt cây gậy vào ba lô rồi đưa chân mình xuống dùng tay kì cọ cho sạch bùn đất, nuớc suối trong veo bỗng đục đi màu nâu trông thấy, tiếng róc rách xen kẽ với tiếng chẹt chẹt kì cọ vang vọng khung cảnh xanh ngát khu rừng trẻ. Mặc vậy nghe kĩ vẫn xen kẽ tiếng thở gấp gáp của một cô gái trạc mười sáu, cô từ bụi cây ngó lên, thân hình cô trái nguợc với cái gầy gò ốm yếu của anh Việt Anh, ấy thế lại lùn tịt, đeo chiếc ba lô nhẹ khều trên đôi vai mảnh khảnh, cô cầm cây gậy nhỏ hơn bám trụ trên mặt đất. Mái tóc ngang vai trơ vơ những ngọn lá bám trên đầu,  khuôn mặt tròn lộ vẻ hiền từ nhưng ánh mắt lại rất cái tính, mắt cô trợn nhìn anh.

“ Chậc, vậy là hết nuớc uống.” Cô thở dốc nhìn dòng suối đục.

“Lan đấy à.” Anh hiền từ nói.

Cô không nói gì thêm, dọc theo con suối đi cách xa anh chừng chục mét, rồi mới quỳ xuống nhẹ nhàng hớp chút nuớc. Anh thấy vậy cũng hiểu ý, đứng dậy đem đôi chân uớt sũng nhưng sạch sẽ quay lại ngả đuờng cũ rời khỏi rừng.

“Này, mày không định leo cùng tao à?”

Anh đứng khựng lại, vẫy tay ra hiệu đi theo rồi lại đi tiếp. Cô chốc mỉm cười nhẹ, chạy lon ton theo chân anh rồi đứng bên cạnh.

Đi tới nẻo đuờng vàng cam, có lẽ bên cạnh một đối tuợng kiệm lời nên cô Lan chẳng nói gì thêm. Nhưng mà cô cứ vung vẩy hai tay làm trò truớc mặt anh, mặc cho anh không thèm để ý đến, chốc cô đã chán ngấy thằng bạn nhạt nhẽo của mình, hai người lặng lẽ đi tiếp trên con đuờng vàng cam.

Cô không nhìn vào khu rừng nữa, bởi vì đoạn này bao phủ bởi một vách đá khổng lồ thay vì khu rừng huyền bí. Quay sang trái rõ nhìn thấy khung cảnh núi non trên sát đỉnh núi cao vời vợi, cô kéo tay anh thân mật rồi hai tay vỗ vào nhau như mừng rỡ.

“Việt Anh! Mày nhìn kìa!”

Anh lặng lẽ quay sang nhìn, bỗng anh mở to mắt, công sức anh đi hai ngày duờng như đã chạm đến nơi cao ráo. Khung cảnh núi non gập ghềnh xanh ngát pha chút mờ nhạt màn suơng mờ ảo, rõ ánh nắng hạ giữa trưa đến rọi sáng từng ngóc ngách của các hẻm núi, ngọn đồi nhỏ nhấp nhô xen kẽ những mảnh ruộng bậc thang chồng xếp chéo lên nhau, đến mùa rực ánh vàng úa tựa như nắng hè, đâu đó dòng nuớc chảy nhạt nhòa lẻn loi qua từng bậc thang trong veo và mát lạnh, thung lung lớm chớm những tán cây xanh nhạt nhòa bên cạnh dòng sông chảy siết tựa nhưa vải lụa mềm mại trong suốt, đâu đó bản làng anh sống còn đó nhộn nhịp quộc sống hàng ngày.

Ánh dán mắt mãi không thôi, đến mức cô lan phải kéo cơ thể gầy gò của anh mà anh vẫn mãi không thèm đi.

“Lên kia đã, lên đỉnh đã rồi ngắm.” Cô vỗ tay vào măt anh.

“À ừ…”

Cô cười mỉm đung đưa người đi tiếp, cô đi nhanh chóng mặc anh vẫn lề mề lưu luyến. Một lúc nhận ra cô Lan bỏ xa mình anh mới chạy tới đi cùng.

“Mày mảnh khảnh thế mà vẫn sống đuợc, có ăn gì không đấy.”Cô vừa đi vừa quay sang nói.

“À thì…”Anh gãi cằm.

“Bình thuờng ăn thế nào?”

“Một bữa nửa bát cơm ăn với rau luộc chấm muối. Hôm nào cũng vậy.”

“Đúng là mày còn sống là phép màu!” Cô cười anh.

“Tại… .nhà tao nghèo…dưới núi bản làng nhỏ thôi mà. ”

“Nhà duới núi đúng không? cũng đuợc! Thỉnh thoảng chị đây thuơng tình ném cho tí thịt mà ăn.”

Đi tầm nửa tiếng mà cô Lan cứ loáy hoáy mãi bên tai anh, anh khó chịu những vẫn ráng chịu. Cũng đuợc dịp anh đuợc tâm sự một chút với ai đó nhiều lời khoấy đi cái kiệm lời của anh, ở nhà đến cả bố mẹ anh cũng không nói gì với anh mấy.

Mới đuợc nửa tiếng mà quãng đuờng đã cắt cụp lủm, Theo đó một vách đá chỉ đọng lại truớc mặt, anh chỉ còn đuờng men theo con đuờng dốc nhỏ sát rìa núi chỉ bằng một sải chân bên cạnh, mạo hiểm và dễ rơi, nhưng lại men theo tới đỉnh. Anh hứng thú, nhưng lo sợ cô Lan bên cạnh không đủ sức leo nổi, đôi chân cô co cắp cơ lại duờng như mỏi đến không thể đi nổi nữa, đủ để bỗng anh cụp hứng lại.

“Mày leo đuợc không, lan?” Anh nhẹ nhàng hỏi.

“C… ó… có… Chứ!” Chân cô run bần bật.

Anh thở dài khép lưng xuống. Cởi ba lô ra đặt tạm xuống đuờng.

“Leo lên tao cõng.”

“Ấy thế nhưng mà! Tao tự đi đuợc. ”

“Leo lên nào.” Anh trùm giọng xuống đe dọa.

Cô thảng thốt sợ hãi nhảy bồ cái cơ thể nặng trịch lên ôm vào cổ anh. Ấy thế như một thiếu nữ thuờng tình, buộc phải mó đên cơ thể của thằng đàn ông cô cũng phải đỏ mặt xấu hổ.

“Còn ba lô..?”

Anh ngó lên đỉnh núi sát gần.

“Sắp đến nơi rồi. Tí tao xuống lấy. ”

Anh buớc lên đoạn đuờng, cơ thể anh khó khăn chân lê từng buớc trên bãi sỏi đá gập ghềnh, đoạn đuờng sải và hẹp, anh không thể thoải mái đi lại, hai chân phải khép đoạn đuờng mới đủ chỗ đi, chỗ gấp chỗ phẳng, chỗ ghềnh, chân anh quệt vào bức tuờng đất khổng lồ, cô lan thì sợ hãi quấn chặt lấy người anh, dù mạnh mẽ đến mấy nhưng vẫn chỉ là thiếu nữ, ấy thế anh lại còn phải gồng lên đỡ cô bạn, còn khó khăn hơn cả đoạn đuờng cỏ dại anh từng đi. Tự nhủ phải cố chịu một xíu nữa thôi. Nhiều lần anh lệch chân súyt truợt ngã khiến anh và cô Lan cũng phải thảng thốt. Lê từng buớc, những cục sỏi đá lăn xuống đoạn dốc gập ghềnh. Càng lên cao càng mát lạnh, không quá lạnh nhưng cái thanh mát thoải mái ấy giúp anh bình tĩnh phần nào.

Thả cô Lan đứng trên nền đất phẳng tắp, cuối cùng anh cũng chinh phục đuợc ngọn núi, ngọn núi cuối cùng truớc khi anh nhập ngũ. Cô Lan xấu hổ ngồi bệt xuống đất, anh nhắm mắt lại, bên trong vỡ òa vui suớng, tận huởng khung cảnh và bầu không khí, âm thanh thảnh thót trong lành. Bỗng một tia sáng vệt qua mi mắt.

Ông thức giấc theo tiếng gọi của ông Khoa, ngồi trên chiếc xe bus trống vắng. Tiếng động cơ không còn, chỉ lặng lẽ tiếng chim hót trên mảnh đất Lào Cai. Ông về đến quê rồi.

“Đi nào.” Ông Khoa nói.

Anh bỗng chốc cười mỉm, một nụ cười không guợng ép, một nụ cười như trẻ lại một thời thiếu niên. Đứng dậy ông đi theo ông Khoa.

Buớc qua cửa xe bus, ông cúi đầu.

Khuất trong ánh nắng vàng.

Để sống lại.













































































Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro