One
Tài Liệu học sinh giỏi sinh cấp trường
Câu 1.
- Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? Tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa.
· Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non:
1. Tiêu hoá lí học: Là quá trình nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá và quá trình đẩy thức ăn di chuyển trong ruột
2. Tiêu hoá hoá học: (Ở ruột non tiêu hoá hoá học là chủ yếu) gồm quá trình biến đổi hoàn toàn thức ăn thành chất dinh dưỡng:
+ Tinh bột Đường đôi Đường đơn
+ Prôtêin Peptit Axitamin
+ Lipit Các giọt mỡ nhỏ Glixerin và Axitbéo
+Axitnucleic Nucleôtit.
· Ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hoá vì : Tại đây xảy ra quá trình tiêu hoá hoàn toàn và tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá, tất cả các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng.
- Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa?
+ Dịch mật do gan tiết ra tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột và tạo môi trường kiềm cho enzim tiêu hoá hoạt động. Góp phần tiêu hoá và hấp thụ mỡ.
+ Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật, dẫn đến giảm khả năng tiêu hoá.
Câu 2. Phân biệt hô hấp thường và hô hấp sâu.
Hô hấp thường
Hô hấp sâu
- Tự nhiên, không ý thức.
- Số cơ tham gia ít hơn, 3 cơ: Cơ nâng sườn, cơ giữa sườn ngoài và cơ hoành.
- Lưu lượng khí được trao đổi ít hơn
- Có ý thức.
- Số cơ tham gia nhiều hơn: 3 cơ , cơ ức đòn chũm, cơ giữa sườn trong, cơ hạ sườn.
- Lưu lượng khí được trao đổi nhiều hơn.
Câu 3
- Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở đâu : ở tế bào gồm quá trình đồng hoá và dị hoá
- Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá?
TRANG 1
Huỳnh Thị Thanh Nhã – Nosave – No copy
- Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá: là hai quá tình mâu thuẫn, nhưng gắn bó chặt chẽ và mật thiết với nhau
Đồng hoá
Dị hoá
- Tổng hợp các chất đặc trưng của tế bào và tích luỹ năng lượng.
- Quá trình đồng hoá đòi hỏi cung cấp năng lượng (phải tiêu hao năng lượng), năng lượng này lấy từ năng lượng mặt trời hoặc năng lượng lấy từ quá trình dị hoá.
- Vật chất được tổng hợp nên có tích luỹ năng lượng thế năng.
- Không có QT đồng hoá thì không có vật chất để sử dụng trong dị hoá.
- Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đặc trưng của tế bào đã tổng hợp được trong quá trình đồng hoá, để tạo thành những hợp chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
- Năng lượng được giải phóng dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
- Không có QT dị hoá thì không có năng lượng cung cấp cho QT đồng hoá và các hoạt động sống của tế bào
Câu 4. (2 điểm)
Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi?
1.Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ô xi trong máu?
+ Đổi 5 lít = 5000 ml
+ Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)
5000.20/100 = 1000 ml O2
2. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao?
+ Tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng
3. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? Vì sao?
+ Khi sống ở núi cao: nhịp tim, nhịp thở phải tăng. Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường
TRANG 2
Huỳnh Thị Thanh Nhã – Nosave – No copy
Câu 5.
Một học sinh độ tuổi THCS nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcalo, trong số năng lượng đó prôtêin chiếm 19%, lipit chiếm 13% còn lại là gluxit. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày. Biết rằng: 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn, giải phóng 4,1 kcal; 1 gam lipit 9,3 kcal; 1 gam gluxit 4,3 kcal.
Số phần trăm Gluixit là: 100%-19%-13% = 68%
1. Tính được số năng lượng của mỗi chất
Số năng lượng prôtêin chiếm 19% là:
2200.19/100 = 418 Kcal
Số năng lượng lipit chiếm 13% là:
2200.13/100 = 286 Kcal
Số năng lượng gluxit chiếm 68% là:
2200.68/100 = 1496 Kcal
2. Tính được số gam prôtêin, lipit, gluxit
Lượng prôtêin là: 418/4,1 = 102 (gam)Lượng lipit là: 286/9,3 = 30,8 (gam)Lượng gluxit là: 1496/4,3 = 347,9 (gam)
Câu 6.
a. Tại sao thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này?
+ Ruột non không phải nơi chứa thức ăn mà chủ yếu là tiêu hoá và hấp thụ thức ăn .
+ Ý nghĩa:
Kịp trung hoà tính axít .Có thời gian để các tuyến tuỵ ,tuyến ruột tiết enzim .Đủ thời gian tiêu hoá triệt để thưc ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
TRANG 3
Huỳnh Thị Thanh Nhã – Nosave – No copy
b. Hãy giải thích vì sao tế bào hồng cầu ở người không có nhân còn tế bào bạch cầu thì có nhân?
Tế bào hồng cầu người không có nhân để: Phù hợp chức năng vận chuyển khí.Tăng thêm không gian để chứa hêmôglôbin.Giảm dùng ôxi ở mức thấp nhấtKhông thưc hiện chức năng tổng hợp prôtêinTế bào bạch cầu có nhân để phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể: Nhờ có nhân tổng hợp enzim, prôtêin kháng thể .Tổng hợp chất kháng độc, chất kết tủa prôtêin lạ, chất hoà tan vi khuẩn
Câu 7.
a. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ?
Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ quan xác định hoặc đưa ra ngoài.
+ Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt...
Tuyến nội tiết: Sản phẩm là các chất tiết (hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng vào máu đưa đến cơ quan đích.
+ Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp..
b. Vì sao nói: tuyến tuỵ là tuyến pha?
+ Tuyến tuỵ là tuyến pha vì tuyến này vừa đóng vai trò là tuyến ngoại tiết, vừa đóng vai trò là tuyến nội tiết.
+ Tuyến tuỵ là tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non.
+ Tuyến tuỵ là tuyến nội tiết: Ngoài ra, tuyến tuỵ còn có các tế bào, điều chế lượng đường trong máu
TRANG 4
Huỳnh Thị Thanh Nhã – Nosave – No copy
Câu 8. Tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người là:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải -> Động mạch phổi -> Phổi (TĐK nhường CO2 nhận O2) -> biến máu đỏ thẩm-> máu đỏ tươi) -> Tĩnh mạch phổi -> Tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái-> Động mạch chủ ->Tế bào của các cơ quan( TĐC nhường O2 cho tế bào nhận CO2)-> máu đỏ tươi ->máu đỏ thẩm -> Tĩnh mạch chủ -> Tâm nhĩ phải.
Câu 9. Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào?
- Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh cao: làm việc liên tục suốt đời không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người.
+ Pha giãn chung làm việc là 0,4 giây, hai pha co giãn nhịp nhàng -> tim hoạt động nhịp nhàng.
+ Thành tim có hạch tự động đảm bảo sự điều hòa hoạt động của tim khi tăng nhịp và giảm nhịp.
+ Hệ tuần hoàn có đội quân bảo vệ cực mạnh tạo ra hệ thống miễn dịch đó là các loại bạch cầu hàng rào bảo vệ, làm cho máu trong sạch.
+ Mao mạch dễ vỡ do đó là cơ chế tự vệ có hiệu quả khả năng đông máu trong máu có hồng cầu và huyết tương, tiểu cầu giải phóng ra enzim và protein hòa tan với ion Ca
+ Mạch vỡ -> thay đổi áp suất tạo ra tơ máu -> gây nên đông máu, nhờ có cơ chế này mà hệ tuần hoàn
luôn là một dòng trong suốt.
Câu 10. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ?
- Huyết áp là áp lực của máu trong mạch do tim co bóp gây ra .Huyết áp ở trong mạch đạt tối đa tương ứng với thời gian tâm thất co và đạt tối thiểu khi tâm thất dãn. Gần tim áp lực càng lớn -> huyết áp lớn, xa tim áp lực càng nhỏ -> huyết áp càng nhỏ.
Câu 11 Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. Bạn hiểu điều đó như thế nào? tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn?
- Người I: 120 mmHg là huyết áp tối đa, 80 mmHg là huyết áp tối thiểu. Người có chỉ số này là huyết áp bình thường.
- Người II: 150 mmHg là huyết áp tối thiểu, 180 mmHg là huyết áp tối đa, người có chỉ số này là Huyết áp cao.
Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn vì:
- Ăn mặn -> nồng độ Na trong huyết tương máu cao -> bị tích tụ hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước -> tăng huyết áp.
- Huyết áp tăng cao -> nhồi máu cơ tim vỡ động mạch, đột quỵ, tử vong.
Câu 12 . Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.
A. Tế bào động vật
- Không có thành tế bào, màng được cấu tạo bằng Protein và
Lipit.
- Không có lạp thể.
- Không có không bào hoặc rất nhỏ.
- Có trung tử.
- Chất dự trữ là glicogen.
B. Tế bào thực vật
- Có thành tế bào, màng được cấu tạo bằng xenlulô.
- Có lạp thể, sắc lạp, bột lạp, lạp thể.
- Có không bào lớn
- Không có trung tử.
- Chất dự trữ là hyđơrat các bon
TRANG 5
Huỳnh Thị Thanh Nhã – Nosave – No copy
Câu 13.Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng?
Tế bào là đơn vị cấu trúc:
- Dạng sinh vật đơn giản và dạng sinh vật phức tạp, đều có đơn vị cấu tạo cơ bản: tế bào đã tạo nên cơ thể sống.
- Mỗi tế bào có nhiều bào quan, mỗi bào quan lại có một cấu trúc riêng biệt và giữ chức năng khác nhau.
- Cấu tạo điển hình của một tế bào gồm: Màng tế bào, cấu tạo bởi chất nguyên sinh, gọi là màng sinh chất. Màng sinh chất có vai trò quan trọng : trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. Tế bào chất : nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào, trong chất tế bào có nhiều bào quan, có chức năng quan trọng như: Ti thể, lạp thể, trung thể,thể gôngi, lưới nội thất, ribôxôm -> thực hiện quá trình sống của tế bào.
* Tế bào là đơn vị chức năng:
- Các dấu hiệu đặc trưng cho sự sống( sinh trưởng,hô hấp,tổng hợp,phân giải) đều diễn ra trong tế bào.
- Tế bào hoạt động thống nhất về trao đổi chất, giữ vai trò điều khiển chỉ đạo.
- Dù ở bất cứ phương thức sinh sản nào: tế bào đều là mắt xích nối thế hệ thông qua vật chất di truyền
Câu 14: Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi hoạt động của tim không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người. Tính chu kỳ ( nhịp tim) và lưu lượng ôxi cung cấp cho tế bào trong 6 phút ( Biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml ôxi)
- Đổi 1 phút = 60 giây
- Vậy 6phút = 360 giây
- Số nhịp tim hoạt động trong 6phút là: 360:0,8 = 450 (nhịp)
- Số ôxi cung cấp cho tế bào trong 6phút là: 450.30 = 13500(mlôxi)
Câu 15:Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 400 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12nhịp/1phút, mỗi nhịp hít vào là 600ml không khí.
a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu? (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô nhấp là 150ml)
- Một người thở bình thường 18 nhịp/phút,mỗi nhịp hít vào 400ml không khí vậy:
+ Khí lưu thông là: 18 ' 400 = 7200 (ml)
+ Khí vô ích ở khoảng chết là: 150 . 18 = 2700 (ml).
+ Khí hữu ích vào đến phế nang là: 7200 – 2700 = 4500 (ml).
* Khi người đó thở sâu 12 nhịp/phút mỗi nhịp hít vào 600ml không khí vậy:
+ Khí lưu thông /phút là: 600 .12 = 7200 (ml)
+ Khí vô ích ở khoảng chết là: 150 . 12 = 1800 (ml)
+ Khí hữu ích vào đến phế nang là : 7200 – 1800 = 5400 (ml)
Câu 16 :Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm
đã đẩy đi được 7560 l máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian
pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi: a. Số lần mạch đập trong một phút?
- Trong một phút đã co và đẩy được lượng máu là: 7560 : (24.60) = 5,25 (lít)
- Số lần tâm thất trái co trong một phút là: (5,25 . 1000) : 70 = 75 (lần)
Vậy số lần mạch đập trong 1phút là: 75 lần
b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim?
- Thời gian hoạt động của một chu kì tim là: 60: 75 = 0,8 (giây)
c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
- Thời gian của pha giãn chung: 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> Thời gian pha thất co là 3x.
Ta có: x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 => x = 0,1s -> Tâm thất co 0,3s
TRANG 6
Huỳnh Thị Thanh Nhã – Nosave – No copy
Câu 17. Phản xạ là gì? Nêu sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm
ứng ở thực vật ( ví dụ chạm tay vào cây trinh nữ lá cụp lại).
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi
trường thông qua hệ thần kinh.
- Sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật
+ Động vật: Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.
+ Cảm ứng ở thực vật: ví dụ hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về trương nước ở các tế bào gốc lá không phải do thần kinh điều khiển.
Câu 18:
So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó.
Các loại mạch máu
Sự khác biệt về cấu tạo
Giải thích
Động mạch
- Thành có 3 lớp : lớp mô liên kết và lớp cơ trơn. Dày hơn của tĩnh mạch.
- Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch.
- Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với
vận tốc cao, áp lực lớn
Tĩnh mạch
- Thành có 3 lớp: lớp mô liên kết và lớp cơ trơn. Mỏng hơn của động mạch.
- Lòng rộng hơn của động mạch.
- Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.
- Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
Mao mạch
- Nhỏ và phân nhánh nhiều.
- Thành mỏng, gồm một lớp biểu bì.
- Lòng hẹp.
- Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô.
- Tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với tế bào
Câu 19: Trình bày sự tiêu hoá thức ăn ở khoang miệng.
- Biến đổi lí học: hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, cơ môi, má và các tuyến nước bọt làm cho thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt -> đưa vào khoang miệng.
- Biến đổi hoá học: hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt. Một phần tinh bột chín trong thức ăn được biến đổi thành đường mantôzơ.
Câu 20: Đồng hoá là gì? Dị hoá là gì? Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
- Đồng hoá là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể . Tích luỹ năng lượng.
- Dị hoá là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản. Giải phóng năng lượng.
- Tỉ lệ :
+ Lứa tuổi: ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá. Ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá.
+ Lao động: dị hoá lớn hơn đồng hoá. Ngược lại nghỉ ngơi : đồng hoá mạnh hơn dị hoá
TRANG 7
Huỳnh Thị Thanh Nhã – Nosave – No copy
Câu 21: Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khoẻ?
- Lọc máu bị trì trệ -> chất cặn bã và các chất độc hại khác tích tụ trong máu -> cơ thể bị phù -> suy thận toàn bộ dẫn tới hôn mê và chết
Câu 22: Em hãy giải thích tại sao có thể nói: " Giữ vệ sinh tai, mũi, họng là góp phần bảo vệ cầu thận khỏi bị hư hại về cấu trúc"
- Nếu giữ vệ sinh tai, mũi, họng thì tai, mũi, họng sẽ chống bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên.
- Các vi khuẩn gây viêm tai, mũi, họng thường gián tiếp gây viêm cầu thận là do : kháng thể của cơ thể tấn công các vi khuẩn này đã tấn công nhầm và làm hư hại cấu trúc của cầu thận.
Câu 23: Hệ nội tiết có đặc điểm gì? Hãy nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
*Đặc điểm:
- Ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng góp phần quan trọng trong việc điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể nhờ hoocmôn từ các tuyến nội tiết tiết ra.
- Tác động thông qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng hơn.
- Giống nhau: các tế bào tuyến đều tiết ra sản phẩm tiết.
- Khác nhau: sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu, còn sản phẩm của tuyến ngoại tiết tập trung vào vào ống dẫn để đổ ra ngoài.
Câu 24: Em hãy giải thích tại sao muốn tránh thai cần phải nắm vững các nguyên tắc sau:
1. Ngăn trứng chín và rụng.
2. Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
3. Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Là do dựa vào điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai:
- Điều kiện cần cho sự thụ tinh: Sự thụ tinh chỉ xảy ra khi trứng gặp được tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử.
- Điều kiện cần cho sự thụ thai: Sự thụ thai chỉ xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung.
Câu 25: Sắp xếp các dữ kiện sau đây sao cho phù hợp với đường đi của chất dinh dưỡng:
1. Phù hợp với đường đi của chất dinh dưỡng:
A. Tĩnh mạch chủ dưới . B. Mao mạch ruột
C. Tĩnh mạch cửa gan . D. Tâm nhĩ phải.
- B->C->A->D
2. Phù hợp với đường đi của nước tiểu:
A. ống đái . B. Thận .
C. Bóng đái . D. ống dẫn nước tiểu.
- B->D->C->A
TRANG 8
Huỳnh Thị Thanh Nhã – Nosave – No copy
Câu 26: Những điểm nêu sau đây, điểm nào là chức năng của enzim amilaza:
A. Xúc tác chuyển hóa Lipít thành Glixêrin và axít béo.
B. Sát trùng đường ruột.
C. Xúc tác quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường.
D. Xúc tác quá trình chuyển hóa Prôtêin thành axít amin.
Câu 27:
1. Một người kéo một vật nặng 10 kg từ nơi thấp lên độ cao 8m thì công của cơ
sinh ra là bao nhiêu ?
A. 50 J; B. 500J C. 1000J; D. 800J.
2. Giải thích ý em cho là đúng?
- Gọi công sinh ra của cơ để kéo vật là A . Ta có: A = F.s Theo bài ra ta có: 10 kg thì trọng lượng F = 100N thay vào ta có : A = 100.8 = 800 (J).
Câu 28:
1. Cấu tạo và chức năng của hồng cầu?
- Cấu tạo: Tế bào không nhân. d = 7-8 mm. Dày 1-2 mm
- Hình dạng: tế bào hình đĩa lõm 2 mặt ( tăng diện tích tiếp xúc )
- Thành phần chủ yếu là Hb + Sắc đỏ có chứa sắt.
- Chức năng:
+ Vận chuyển Ôxi từ phổi -> các tế bào ( liên kết lõng lẽo )
+ Vận chuyển CO2 từ tế bào về tim lên phổi thải ra ngoài
+ Hồng cầu kết hợp chặt chẽ với CO.
+ Môi trường bị CO làm cản trở việc tạo khí giữa cơ thể với môi trường cơ thể bị ngộ độc
2. Cơ chế của hiện tượng đông máu ?
a. Hồng cầu
1. Tế bào máu: b. Bạch cầu
- Thành phần máu: c. Tiểu cầu
2. Huyết tương 90%, nước 10% gồm các chất khác : Na+, Ca++,...
- Quá trình: Các yếu tố trên đều tham gia vào quá trình đông máu tạo nên sợi huyết và cục máu, bịt kín lại vết thương.
- Cơ chế:
1. Huyết tương chứa một loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu (Fibrinogen) và ion canxi (Ca++)
2. Tiểu cầu chứa một loại enzim có khả năng hoạt hóa Fibrinogen -> tơ máu Fibrin
3. Tiểu cầu vỡ -> giải phóng enzim, kết hơn Ca++ -> làm chất sinh tơ Fibrinogen -> thành tơ máu Fibrin ôm giữ tế bào thành cục máu đông
Câu 29: Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 420 ml. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào là 620 ml không khí. ?( Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml ).
1. Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang
của người hô hấp thường và hô hấp sâu?
- Khí lưu thông trong 1 phút ở hô hấp thường là: 18.420 = 7560 (ml)
- Khí ở khoảng chết ở hô hấp thường là ( vô ích ): 18.150 = 2700 (ml)
- Khí hữu ích 1 phút hô hấp thường là: 7560 – 2700 = 4500 (ml)
2. So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu?
- Khí lưu thông trong 1p ở hô hấp sâu: 12.620 = 7460 (ml)
- Khí ở khoảng chết ở hô hấp sâu là:12.150 = 1800 (ml)
- Khí hữu ích 1 phút hô hấp sâu là: 7460 – 1800 = 5660 (ml)
- Lượng khí hô hấp sâu hơn hô hấp thường là: 5660 – 4500 = 1160(ml)
TRANG 8 - Huỳnh Thị Thanh Nhã – No save – No copy
3. Ý nghĩa của việc của hô hấp sâu?
- Hoạt động các cơ liên quan hô hấp mạnh hơn -> lượng khí lấy vào cơ thể nhiều hơn
-> giúp cơ thể khỏe mạnh, khả năng chịu đựng tốt, hiệu quả hô hấp cao(lượng O2 lấy vào nhiều hơn)
VD: nín thở lâu hơn so với hô hấp thường ->người hô hấp sâu lặn tốt hơn người hô hấp thường
Câu 30:
1.Vẽ hình tế bào. Nêu chức năng của các bào quan. Thành phần hóa học?
- Màng sinh chất: tế bào thức hiện TĐC
- Chất tế bào: thực hiện HĐ sống của tế bào
- Lưới nội thất : Tổng hợp, vẫn chuyển chất
- Riboxom: nơi tổng hợp protein
- Ti thể: tham gia hô hấp, giải phóng năng lượng
- Bộ máy gongi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối s/phẩm
- Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào
- Nhân:
+ Nhiễm sắc thể: điều khiển mọi HĐ tế bào, cấu trúc quy định sự hình thành protein, vai trò quyết định trong di truyền.
+ Nhân con: Tổng hợp Arn riboxom
2. Thành phần:
- Phức tạp:
+ Hữu cơ: Protein, gluxit, lipit, axit nucleic.
+ Vô cơ: nước, muối khoáng : Ca, K, Cu,...
2. Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào thực vật và tế bào động vật ?Trong tế bào động vật: bộ phận quan trọng nhất của tế bào là bộ phận nào ? Vì sao?
- Giống: cấu tạo từ 3 thành phần: màng sinh chất, chất tế bào với các bào quan, nhân rõ ràng (có màng nhân)
- Khác nhau:
+ Tế bào động vật: không có thành xenlulôzơ, không có lục lạp, có trung thể, không bào nhỏ giữ vai trò không quan trọng.
+ Tế bào thực vật: có thành xenlulôzơ, có lục lạp, không có trung thể, không bào lớn giữ vai trò quan trọng.
- Trong tế bào động vật: bộ phận quan trọng nhất của tế bào là nhân vì: : điều khiển mọi HĐ tế bào, cấu trúc quy định sự hình thành protein, vai trò quyết định trong di truyền.
TRANG 9
Huỳnh Thị Thanh Nhã – No save – No copy
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro