Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Next


Câu 31: Vai trò của phản xạ trong đời sống ? Nêu mối quan hệ giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện ?

- Vai trò của phản xạ trong đời sống: giúp cơ thể phản ứng kịp thời với những thay đổi của môi trường.

- Mối quan hệ giữa PXKĐK và PXCĐK: PXKĐK là cơ sở để hình thànhPXCĐK.

Câu 32. Chỉ ra sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ ?

Cung phản xạ

Vòng phản xạ

- Không có luồng thông báo ngược

- Xảy ra nhanh. Thời gian ngắn

- Đơn giản hơn,thường chỉ được hình thành bởi 3 nơron: hướng tâm, trung gian, li tâm.

- Kết quả thường thiếu chính xác

- Có luông thông báo ngược

- Xảy ra chậm hơn. Thời gian kéo dài

- Phức tạp hơn. Kết hợp của nhiều cung phản xa. Nên số nơron hướng tâm, trung gian và li tâm tham gia nhiều hơn

- Kết quả thường chính xác hơn.

Câu 33. Nêu các điều kiện để thành lập một phản xạ có điều kiện ?

- Kết hợp giữ kích thích CĐK và kích thích KĐK

- KTCĐK phải tác động trước vài giây so với KTKĐK

- Quá trình kết phải lập đi lập lại nhiều lần và củng cố thường xuyên.

Câu 34: Giải thích câu "Ăn phải nhai, nói phải nghĩ".

- Ăn phải nhai vì nhai làm cho thức ăn được nghiền nhỏ, ngấm đều dịch tiêu hóa giúp cho sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng đạt hiệu quả cao.

- Nói phải nghĩ: Nói là một phản xạ, để lời nói đúng giá trị từng hoàn cảnh thì phải cân nhắc tức là chuyển phản xạ thành nhiều phản xạ để lời nói có độ chính xác cao

Câu 35: Một bạn học sinh lớp 8 đã làm thí nghiệm để tìm hiểu thành phần hoá học của xương : bạn ngâm một xương đùi ếch trưởng thành vào dung dịch HCl 10% trong thời gian 20 phút, sau đó vớt ra uốn thử rồi đem xương đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Bằng kiến thức đã học em hãy nêu kết quả thí nghiệm và giải thích hiện tượng ?

- Giải thích : Khi ngâm xương vào trong dung dịch HCl 10% trong khoảng thời gian 20 phút chất vô cơ trong xương sẽ bị phân hủy hết chỉ còn chất hữu cơ.Nên khi uốn xương dẻo, khi đốt xương cháy hết.

Câu 36:Vì sao xương người già dễ bị gãy và khi gãy lại chậm phục hồi ?

- Tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ trong xương thay đổi theo lứa tuổi.

- Ở người già, hữu cơ giảm -> giảm tính dẻo và đàn hồi -> xốp, giòn ->dễ bị gãy khi có va chạm mạnh.

- Ở người già, sự phân hủy cao và quá trình tạo xương chậm (ở màng xương và sụn tăng trưởng) nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi và không chắc chắn.

Câu 37: Sự to ra và dài ra của xương người là do đâu ? Tại sao ở tuổi trưởng thành con

người không cao thêm được nữa ?

- Xương to ra là do sự phân chia của các tế bào màng xương tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.

- Ở người trưởng thành không cao thêm nữa là do: Đến tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng phân chia để tạo ra các tế bào mới và hóa xương.

Câu 38: Máu thuộc loại mô gì ? Giải thích ?

- Máu cấu tạo gồm 2 thành phần : tế bào máu (45% - thứ yếu) , huyết tương chiếm (55%-chủ yếu) .

- Tế bào máu nằm rải rác trong huyết tương.

- Chức năng: dinh dưỡng và liên kết các cơ quan trong cơ thể, là thành phần tạo nên môi trường trong

TRANG 10

Huỳnh Thị Thanh Nhã – No save – No copy

Câu 39: Trong cơ thể người mỗi loại tế bào có hình dạng và cấu trúc khác nhau phù hợp với chức năng của chúng. Nêu tên và chức năng của mỗi loại tế bào sau :

1.Loại tế bào có hình dạng không cố định, thay đổi liên tục.

- Tế bào bạch cầu: khả năng miễn dịch, tiêu diệt kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

2. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể .

- Tế bào thần kinh :Tiếp nhận, xử lý và dẫn truyền xung thần kinh đến tất cả các cơ quan bộ phận

trong cơ thể

3. Loại tế bào có hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân .

- Hồng cầu: Tham gia vận chuyển khí O2 và khí CO2 trong máu

Câu 40: Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú ?

- Cơ chi trên -> các nhóm cơ phụ trách của bàn tay, ngón tay, rất linh hoạt ( ngón cái phát triển I, đối diện với các ngón còn lại )

- Cơ chi dưới -> nhóm cơ lớn, khỏe -> sự vận động di chuyển linh hoạt, giữ thăng bằng cho cơ thể (Cơ mông, cơ đùi, cơ bụng...)

- Cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói.

- Cơ nét mặt phân hóa giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt

Câu 41: Giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời ?

- Cắt bỏ dây rốn lượng -> CO2 thừa càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với H20 tạo thành H2CO3

-> Ion H+ tăng -> trung khu hô hấp hoạt động -> tạo ra động tác hít thở. Không khí đi qua thanh quản

-> tạo tiếng khóc chào đời.

Câu 42: Nêu nguyên nhân đóng mở, môn vị ? Ý nghĩa của cơ chế đó ?

- Mở: hành tá tràng nồng độ kiềm cao (do dịch mật,dịch tụy tiết ra) -> mở môn vị .

- Đóng : thức ăn từ dạ dạy có nồng độ Axit cao, hành tá tràng nồng độ kiềm giảm -> đóng môn vị

* Ý nghĩa: Sự đóng mở môn vị làm cho thức ăn xuống ruột non từng lượng nhỏ -> sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở ruột non xảy ra triệt để.

Câu 43: Có người nói rằng:"Tiêm vacxin cũng giống như tiêm kháng thể giúp cơ thể

nhanh khỏi bệnh". Điều đó có đúng không ? Vì sao ?

- Sai vì: Tiêm vacxin là tiêm các loại vi khuẩn,vi rút gây bệnh đã chết hoặc được làm yếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó.

Câu 44:.Tại sao khi ghép các cơ quan nội tạng như: gan, thận... người ta thường chọn những người có quan hệ họ hàng gần như bố, mẹ, anh, chị, em ruột ?

- Cơ thể chỉ có thể tiếp nhận những cơ quan ghép có chung kiểu gen, nhóm máu, điều kiện cơ thể, khả năng trùng nhóm máu cao.

Câu 45: Tuyến yên nằm ở vị trí nào trong cơ thể ? Tại sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết ?

- Vị trí: Ở nền sọ có liên quan với vùng dưới đồi ( thuộc não trung gian )

- Vì tuyến yên tiết hoocmon kích thích hoạt động của nhiều TNT khác. Tiết hoocmon ảnh hưởng sự tăng trưởng trao đổi glucozo, chất khoáng, nước và co thắt cơ trơn ( cơ tử cung )

TRANG 11

Huỳnh Thị Thanh Nhã – nosave – nocopy

Câu 46: So sánh sự khác nhau giữa mô cơ vân và mô cơ trơn?

Mô cơ vân

Mô cơ trơn

Hình trụ dài

Hình thoi, đầu nhọn

Tế bào nhiều nhân ( có vân ngang )

Tế bào một nhân ( không vân ngang )

Thành bắp cơ,gắn với xương trong hệ vậnđộng

Tạo nên thành của nội quan

Hoạt động theo ý muốn

Hoạt động không theo ý muốn

Câu 47: Vì sao nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người bình thường luôn ổn định ở 370C và không dao động quá 0,50C?

- Nhiệt độ môi trường tăng cao : cơ thể giảm sự sinh nhiệt, tăng sự tỏa nhiệt. Mạch máu dưới da dãn -> tiết mồ hôi. Nước ra ngoài mang một phần nhiệt của cơ thể.

- Nhiệt độ môi trường giảm mạnh: cơ thể làm giảm sự tỏa nhiệt. Co các mạch máu dưới da, co cơ chân lông -> giảm sự thoát nhiệt (giữ nhiệt cho cơ thể).

Câu 48: Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em có nên nắn lại chỗ xương bị gãy không? Vì sao? Gặp người gãy xương cẳng chân em cần phải xử trí như thế nào?

- Không nên vì thế sẽ làm cho đầu xương gãy đâm vào mạch máu và dây thần kinh làm rách cơ và da.

- Cách xử lí:

Đặt nạn nhân nằm yên.Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.Tiến hành sơ cứu.

+ Đặt hai nẹp gỗ dài 30 - 40cm, rộng 4 - 5cm vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở chỗ các đầu xương. Buộc cố định 2 chỗ đầu nẹp

+ Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương. Băng từ cổ chân vào và quấn chặt quanh vùng cẳng chân bị gãy. Sau đó chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Câu 49: Chứng minh xương là một cơ quan sống?

- Xương được cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết tạo thành, trong chứa các tế bào xương.

Tế bào xương có đủ đặc tính của sự sống: Dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứngSự hoạt động của các thành phần của xương như sau:Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp.Ống xương chứa tủy đỏ, có khả năng sinh hồng cầuXương tăng trưởng theo chiều dài và chiều ngang.TRANG 12.. Huỳnh Thị Thanh Nhã – Nocopy – No save

Câu 50. Giải thích tại sao người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất côlesteron?

Chất colesteron nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.Bệnh này: colesteron ngấm vào thành mạch và Ion Canxi -> mạch hẹp, xơ cứng, vữa ra.Động mạch bị xơ cứng, vữa ra -> sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch (đặc biệt nguy hiểm ở động mạch vành nuôi tim -> gây các bệnh đau tim, ở động mạch não -> gây đột quỵ).

- Động mạch xơ vữa còn gây tai biến trầm trọng: xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết

Câu 51: Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 - 140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần/ phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì của em bé đó.

* Thời gian của một chu kì tim ở trẻ em là: 60/120 = 0,5s < 0,8s -> giảm.

* Ta có tỉ lệ thời gian co tâm nhĩ : co tâm thất : pha dãn chung = 0,1 : 0,3 : 0,4

Vậy thời gian các pha trong chu kì tim của em bé là:

Pha nhĩ co: (0,1 . 0,5) : 0,8 = 0,0625sPha thất co: (0,3 . 0,5) : 0,8 = 0,1875sPha dãn chung: (0,4 . 0,5) : 0,8 = 0,25s

Câu 52: Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3 - 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận.

Trong 3 - 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu, CO2 không ngừng khuếch tán ra.Vì vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

Câu 53: Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?

- Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO2

- CO2 tích tụ nhiều trong máu -> kích thích trung khu hô hấp HĐ mạnh -> loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể.

- Lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường

TRANG 13

                                                                                                      Huỳnh Thị Thanh Nhã - Nocopy- Nosave

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: