Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Huy Cận



Tràng gjang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ.Trước Cánh mạng tôi thường có thú vuj vào chjều chủ nhật hàng tuần đj lên vùng Chèm,Vẽ để ngắm cảnh Hồ Tây và sông Hồng.Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhjều cảm xúc.Tuy nhjên bàj thơ cũng ko chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương. Chúng tôi lúc đó có 1 nỗi buồn thế hệ,nỗi buồn ko tìm được lối ra nên như kéo dài trjền mjên.Tràng gjang là một bàj thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn.Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng,tôi cảm thấy nỗj buồn của mình cũng trải ra theo những lớp sóng:
Sóng gợi tràng gjang buồn đjệp đjệp
Con thuyền xuôj mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Thuyền và nước vốn là 2 khái niệm gần gũi nhưng ko phải bao gjờ cũng gắn bó. Thuyền gợi lên 1 cái gì nổi nênh như kiếp người trong cuộc đời cũ.Nhất là ở đây nỗi buồn chja lj,xa cách đang đón đợi.Tôi chọn lọc trong nhjều khả năng biểu hjện hình ảnh"Củi một cành khô lạc mấy dòng"ko phải là một thân gỗ xuôi dòng,1 đám bèo xanh trôj nổj mà là 1 cành củj khô bập bềnh trôi dạt trên sông.
Lơ thơ cồn nhỏ gjó đìu hju
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chjều
Nắng xuống,trời lên sâu chót vót
Sông dài,bjển rộng bến cô ljêu.
Khung cảnh của buổj chjều trên sông nước, làng xóm đôi bờ vắng lặng.Trong câu đầu của khổ thơ tôi có đọc chữ"đìu hju"của Chjnh phụ ngâm:
Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gjó thổi đìu hju mấy gò.
Cảnh vật vắng vẻ. Đâu đây vẳng lại đôi tiếng lao xao của buổi chợ chjều.Thật ko gì vuj bằng lúc chợ đông và buồn bằng khi chợ chjều tan tác,ko tjếng ngườj thì cảnh vật hoang vắng và xa lạ.Đôi chút âm thanh của cuộc sống con nguời ko làm bớt đj sự vắng lặng nhưng vẫn tạo được ít nhjều vẻ đẹp cuộc sống. Thjên nhjên tạo vật trong buổj chjều tà trên sông nước cùng lạ lùng.Từng vạt nắng từ trên cao rọj xuống tạo nên nhữg khoảng sâu thẳm trên bầu trời.Tôi dùng chữ"sâu"chứ ko dùng chữ"cao".Nếu là"caochót vót"thì quá bình thường.Ko gjan được mở ra 2 chjều,chjều cao và bề rộng tạo nên 1 ko gjan vũ trụ rộng lớn và cũng là những nỗj buồn vô tận.Câu thơ đề từ của bài"Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"cũng được láy trog ý thơ"Sông dài,bjển rộng,bến cố ljêu".Trog ko gjan buồn,xa vắng đó aj cũng muốn tìm đến nhữg dấu vết gần gũi của sự sống cuộc đời:
"Bèo dạt về đâu,hàg nối hàg
. . .
Lặg lẽ bờ xah tiếp bãi vàg"
Nhữg dấu hjệu gần gũi nhất của cuộc sốg đều ko có.Ko 1 chjếc cầu nhỏ,1 chuyến đò ngag để cuộc sống đi về trog thân tìh gần gũi.Cả 4 câu thơ đều buồn,mỗj câu mag một nỗi buồn rjêng.Cảnh vật có đổj thay nhưg cũg một dáng vẻ,tất cả đều trôi nổi,mông lung,vô địh.Ko có nhữg dấu vết của con người.Nhắc đến từg hình ảnh lại thấy tha thiết nhớ cuộc sống của con người. Thjên nhjên tạo vật buồn nhưg đôi lúc bộc lộ vẻ đẹp kì vĩ lạ lùng

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
. . .
Ko khói hoàg hôn cũng nhớ nhà"
Câu thơ đầu có học được chữ"đùn"trog bài dịch thơ Đỗ Phủ:

Lưg trời sóg gợn,lòg sôg thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa
Mây trắg hết lớp này đến lớp khác nhữg búp bông trắg nở ra trên trời cao,ánh chjều trước khj vụt tắt rạng lên vẻ đẹp.Cáh chjm bay liệng gợn lên một chút ấm cúng cho cảh vật nhưg nhỏ bé,môg lug quá.Và nỗi buồn đến đây càng thêm da djết trog thươg nhớ.Nó chỉ đóng khug trog cảh sôg nước ở trước mắt mà mở ra đến nhữg chân trời của miền quê xa.2 chữ"dợn dợn"của tôi thườg bị đọc in thàh"dờn dợn"như thế chẳg có ý nghĩa gì.Trog bài thơ Tràg gjang có nhjều đjệp ngữ như"điệp điệp,sog sog,dợn dợn".Mỗi từ điệp như thế đều có ý nghĩa riêg về nộj dung cũg như nghệ thuật.Bài thơ kết thúc bằg nỗi nhớ quê hươg da diết.Tôi nói khác ý thơ của Thôi Hiệu:
Quê hươg khuất bóng hoàg hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng aj
vì lúc đó tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời nhà Đườg.
Tôi thườg nói vui rằng cảh trên sôg nước có khói sóg làm cho Thôi Hiệu buồn nhớ quê;còn tôi thì ko có khói sóg cũg da diết nhớ quê hươg.Bài Tràg gjag đã kết hợp được thơ ca truyền thốg,nhữg nét cổ điển của thơ Đườg,với nhữg nét hiện đại.Nhữg hìh ảnh"con thuyền xuôi mái,củi một càh khô bèo,dạt về đâu hàg nối hàg"mag tíh chân thực của đời thườg,ko ước lệ.Và cũg có nhữg hìh ảnh mag vẻ đẹp tượg trưg.Tìh yêu quê hươg trog bài Tràg gjag gợi lên và mở ra 1 tìh yêu lớn lao hơn mỗi mjền quê, mỗi cảh vật.Tình yêu đó mag nỗi buồn sôg núi,nỗi buồn về đất nước

Không gian nghệ thuật thơ Huy Cận là cả một thế giới bên trong sâu lắng, bàng bạc mông mênh cảm xúc. Lấy cảm hứng từ vũ trụ và thiên nhiên, thơ Huy Cận là cõi bao la trong nỗi buồn mênh mang, là sự cảm nhận thân phận bé nhỏ cô độc của con người trước vũ trụ, là cái hữu hạn đời người trước vô tận của đất trời...

Đi tìm những nét đặc trưng trong thi pháp nghệ thuật của Huy Cận, thế giới nội tâm sâu lắng qua hình ảnh của không gian như: Dòng sông, bầu trời, con đường, biển cả... Song tất cả cũng để toát lên nỗi buồn thiên cổ, nỗi buồn như từ thuở con người cảm nhận được kiếp người, cảm nhận cái tôi bé nhỏ của một linh hồn lạc loài chấp chới. Phải đến sau Cách mạng tháng Tám, cuộc sống mới đã thổi vào hồn thơ Huy Cận một nguồn gió mới làm thay đổi điểm nhìn, cách nhìn của nhà thơ. Vẫn bút pháp tài hoa lãng mạn, vẫn cảm hứng về vũ trụ nhưng hồn thơ thi nhân căng tràn nhựa sống, đầy ắp niềm tin "Trời mỗi ngày lại sáng". Điểm nhìn đã thay đổi tất yếu tứ thơ cũng thay đổi, hình tượng thiên nhiên, vũ trụ cũng thay đổi và tạo nên thông điệp mới về con người, cuộc sống.

1. Bắt đầu từ những vần thơ trong tập Lửa thiêng, không gian nghệ thuật của Huy Cận thường gắn liền với những dòng sông mênh mông nước: "Nắng đã xế về bên xứ bạn/ Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy" (Vạn lý tình). Sông nước cứ duềnh lên, mênh mông không tìm thấy đâu là bến bờ. Đó chính là dòng cảm xúc. Không gian nghệ thuật của nhà thơ như kéo dài vô tận: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song/ Thuyền về nước lại sầu trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng" (Tràng giang). Giữa cái mênh mông của sông dài trời rộng, một con thuyền trôi xuôi, một cành củi khô lạc giữa dòng, đó là biểu tượng thân phận con người bơ vơ giữa dòng đời, giữa thiên nhiên. Cái cảm giác cô đơn của con người trong thơ Huy Cận không chỉ đặt trong không gian ba chiều mênh mông bát ngát mà còn có cả chiều thứ tư: Chiều thời gian vô tận (sóng gợn tràng giang), đó là nỗi buồn nhân thế từ ngàn xưa vọng về theo cơn sóng gợn để lay động tâm thức nhà thơ. Không gian vô định, thời gian vô tận chỉ con người nhỏ bé hữu hạn. Giáo sư Phan Cự Đệ đã gọi đó là "Cái buồn trong cuộc đời thực thành những dòng lệ trong văn chương".

2. Theo quan niệm mỹ học của các nhà thơ mới, cái đẹp luôn gắn với cái buồn, cái buồn trong Tràng giang cứ chất chồng tầng tầng lớp lớp, cứ luôn hiện hữu như từng cơn sóng gợn mặt nước sông dài, và thiên nhiên được cá thể hóa thành "Củi một cành khô" lạc giữa dòng trôi vô định, thành những cánh bèo dật dờ nước cuốn: "Bèo dạt về đâu hàng nối hàng/ Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật/ Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng" (Tràng giang).

Thân phận bọt bèo, trôi về đâu? Không gian với tính ước lệ tượng trưng qua hình ảnh những cánh bèo trôi. Nhà thơ mang cả nỗi buồn thời thế, mang cả tâm trạng cô độc trong thế giới nội tâm sâu thẳm trong không gian hiu quạnh. Không một con đò, không một chiếc cầu, không chợ, không khói chiều, chỉ có thi nhân cô độc dưới bóng chiều lặng ngắm những cánh bèo cứ lặng lẽ nối tiếp nhau phiêu dạt qua bờ xanh bãi vàng hiu hắt để nỗi buồn cứ dợn lên cứ lan tỏa thấm sâu nỗi nhớ quê nhà của thân phận lạc loài.

Không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật được xây dựng bằng hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm, là thông điệp của người nghệ sĩ.

Không gian bên ngoài đi vào thơ Huy Cận thành thế giới nội tâm, nhà thơ thường chọn những khoảng cách vô tận mang tính đối lập: "Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu" (Tràng giang); "Lên bề cao hay đi xuống bề sâu?/ Không biết nữa - Có chút gì làm ngợp" (Đi giữa đường thơm); "Nắng đã xế về bên xứ bạn/ Chiều mưa trên bãi, nước sông đầy" (Vạn lý tình).

Không có sự giao thoa, chỉ có khoảng cách mưa - nắng, dài - rộng, lên - xuống, cao - sâu... Ngay cả trong lời tự tình tuyệt đẹp của Ngậm ngùi, không gian cũng bị chia cắt trên cũng một bãi sông: "Nắng chia nửa bãi chiều rồi/ Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu" (Huy Cận).

Đó chính là nỗi cô đơn giằng xé đến tột cùng. Nếu như Xuân Diệu: "Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn", thì Huy Cận lại mang đến một trường liên tưởng rất lạ tạo cho người đọc một cảm giác không gian như đè nén lên tâm can để con người có thể cân đo không gian trong thoáng mơ hồ: "Tai nương giọt nước mái nhà/ ghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn" (Buồn đêm mưa). Cái buồn vô cớ mà vẫn cứ buồn, chừng như cái buồn ấy cứ chực chờ một ngoại cảnh nào đó có tác động hay không thì vẫn tuôn tràn. Những giọt mưa là những giọt buồn tích tụ, lắng đọng trong cảm giác lả tả mơ hồ của cõi vô thức.

3. Không gian nghệ thuật luôn có ranh giới với không gian vật chất bên ngoài, nó là thế giới tinh thần là điểm nhìn của nhà thơ. Huy Cận chọn không gian của buổi chiều trong Ngậm ngùi: "Tay anh em hãy tựa đầu/ Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi"...

Trong tập thơ Lửa thiêng, Huy Cận không vẽ nên những bức tranh hoành tráng của thiên nhiên, không tô vẽ sắc màu rực rỡ mà chủ yếu là sắc màu tâm tưởng, bàng bạc, đìu hiu heo hút của ngôi làng vùng sơn cước, là tiếng thở dài, tủi nhục của người dân mất nước, là tâm trạng cô đơn đến tột cùng của con người trước vũ trụ...

Và có lẽ phải đến cuối những thập niên 50 của thế kỷ 20, tâm hồn thơ Huy Cận mới dạt dào nhựa sống thời đại: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa/ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi" (Đoàn thuyền đánh cá).

Không là "Nắng chia nửa bãi", không là "Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư" mà là một bầu trời lồng lộng cao rộng in ráng đỏ xuống mặt biển bao la, là nhịp điệu cuộc sống mạnh mẽ, tấp nập, mặc cho bóng đêm đổ ập vào. Sóng cồn lên nhốt ánh sáng bằng động tác sập cửa nhanh mạnh, dứt khoát. Bóng đêm phủ trùm nhưng con người không bơ vơ, rợn ngợp mà đầy ắp niềm lạc quan yêu đời: "Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng" (Đoàn thuyền đánh cá).

Đó là cách đặt con người ngang tầm vũ trụ, con thuyền là gạch nối để liên kết trời và biển. Nhà thơ khắc tạc không gian đầy sắc màu: Lấp lánh của cá song giữa ánh trăng vàng chóe rồi vẩy bạc đuôi vàng, rạng đông... Đó là những màu tươi sáng của cuộc sống ấm no, của hạnh phúc. Tầm thước con người trở nên rộng lớn, bài thơ là khúc tráng ca về lao động, về tình yêu thiên nhiên, cuộc sống.

NỖI ÁM ẢNH KHÔNG GIAN TRONG BÀI THƠ "TRÀNG GIANG" CỦA HUY CẬN

27/03/2011,09:13:26 | 0 bình luận | 4022 lượt xem |

NGUYỄN THANH TUẤN

Năm 1940 tập thơ "Lửa thiêng" của Huy Cận xuất hiện như một mảnh hồn đầy ảo não giữa trời thơ mới đang đi dần vào bế tắc. Điều được quan tâm nhất là trong hồn thơ ảo não ấy Huy Cận vẫn giữ được nét trong trẻo lạ thường. Ngay từ khi mới "trình làng" tập thơ đã tạo được ấn tượng mạnh và thu hút mọi sự chú ý khiến người ta phải thốt lên rằng: "Huy Cận là nhà thơ của nỗi khắc khoải không gian". Riêng đối với bài thơ "Tràng giang" thì không gian đã trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng lạ thường.

Nỗi buồn là mảnh hồn của tác giả được thả xuống dòng sông mênh mang vô định trôi nổi bồng bềnh rồi tan chảy suốt dọc bài thơ. Khổ thơ đầu mở ra một không gian lạ với những cảnh vật còn lạ thường hơn: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song/ Thuyền về nước lại sầu trăm ngả/ Củi một cành khô lạc mấy dòng". Dòng sông quê hương gắn bó thân thương muôn đời là thi tứ cho biết bao nhà thơ say đắm: "Anh ở biên cương/ Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt/ Ở nơi đây mùa này con nước/ Lắng phù sa in bóng đôi bờ" (Gửi em ở cuối sông Hồng – Dương Soái). "Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước sông xanh soi bóng những hàng tre" (Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh). Dòng sông trong thơ Dương Soái và Tế Hanh gần gũi cụ thể như bao dòng sông tuổi thơ ta tắm mát. Ngược lại dòng sông trong thơ Huy Cận lại dị thường biết bao dị thường ở chỗ nó như muốn vượt ra muốn phá bỏ hoàn toàn những cái quen thuộc cái cụ thể để vươn tới cái vô cùng và vĩnh cửu. Bằng các cặp từ gây ấn tượng mạnh: "tràng giang" "điệp điệp" "song song" "mấy dòng" khiến cho dòng sông của Huy Cận không phải là một dòng sông bình thường mà là dòng sông vũ trụ mênh mông.

Khi đánh giá thơ ông Xuân Diệu nói rất tình: "Thơ Huy Cận không gắn đến cái hằng ngày cái trước mắt mà là cái ngàn năm". Đây là một quan niệm nhân sinh mới mẻ thể hiện sự vụt tỉnh của ý thức cá nhân thôi thúc Huy Cận sáng tạo nên một hình ảnh tương phản thể hiện rõ cảm quan buốt nhói về thời gian ngay trên chính dòng sông "Tràng giang". Lọt thỏm giữa dòng sông vũ trụ mênh mông vô định là những hình ảnh lẻ mọn nhỏ nhoi khiến cho không gian trở nên thật khác lạ: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp". Câu thơ dung chứa cả hai đợt sóng sóng nước và sóng lòng. Đây là con sóng đa tầng nghĩa khiến cho dòng sông cựa mình biến thành một thực thể vô thường. Nhạc sóng và nhạc lòng không gian vũ trụ và không gian tâm tưởng hoà quện vào nhau tạo thành thứ sắc màu tâm lý màu buồn đổ bóng lên vạn vật: "Con thuyền xuôi mái nước song song". Hai chữ "xuôi mái" đầy bất lực và phó mặc tất cả mọi quyền lực được trao trọn cho số phận cho sự chiếm lĩnh của không gian và thời gian.

Tê tái nhất vẫn là hình ảnh "Củi một cành khô lạc mấy dòng". Đây là câu thơ cô đơn nhất xót xa nhất trong bài thơ. Câu thơ bảy chữ vỡ vụn thành sáu mảnh đầy nhói buốt: "Củi - một - cành - khô - lạc - mấy dòng". "Củi" là trạng thái chết chóc của cô đơn vì cô đơn vốn là cội nguồn của cái chết. Xưa nay không ai chết vì buồn nhưng lại chết vì cô đơn. "Một" là số từ gợi sự lẻ loi đơn độc bởi cô đơn thường là một mình (Đôi khi nỗi cô đơn khủng khiếp đến mức đang tắm mình trong đám đông mà vẫn cô đơn). "Cành" là cái nhỏ nhoi yếu ớt gợi thân phận của kiếp người. "Khô" là trạng thái cằn cỗi thiếu sức sống "lạc" là sự trôi dạt bơ vơ. "Mấy dòng" là cái mênh mông vô định của không gian cũng là sự lạc loài bơ vơ của cảm xúc. Câu thơ trải qua một cuộc hành trình từ kiếp củi đến kiếp người. Đó là hành trình đầy cô đơn tuyệt vọng của con người nhỏ nhoi yếu ớt bị lọt thỏm giữa vũ trụ mênh mông rợn ngợp. Trạng thái khô héo cô đơn và chết chóc ngay trong sự sống mới càng trở nên buốt nhói hơn vì nước là sự sống là cội nguồi của sự sống được bắt đầu từ những hạt Coasepva. Một quan niệm nhân sinh hiện đại sự tự ý thức về nỗi cô đơn được hình thành trên cơ sở của sự thức tỉnh ý thức cá nhân mạnh mẽ mà trước đó chưa từng có.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu/ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều/ Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu". Không gian thơ càng trở nên rợn ngợp và ám ảnh hơn khi tứ thơ đột ngột được nhấc bổng lên để toả ra đôi bờ và phía "cồn nhỏ" "làng xa" gợi cảm giác về vũ trụ quá rộng nhưng rỗng và lạnh. Huy Cận diễn tả không gian 3D bằng hai câu thơ đầy tài hoa: "Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu". Không gian trong thơ cổ thường bị đập bẹp với hai chiều cao-thấp. Huy Cận cũng làm như vậy nhưng khi diễn tả chiều rộng ông bổ sung thêm chiều sâu "sâu trót vót" khiến không gian được dựng dậy mở rộng về tứ phía tạo không gian hình lập phương ba chiều hiện đại đầy ám ảnh. Huy Cận còn khéo léo tạo ra nỗi ám ảnh dai dẳng cho người đọc bằng thủ pháp đối lập giữa hai khổ thơ. Nếu khổ thơ thứ nhất là sự nhói buốt bởi cái nhìn nhỏ nhoi và hữu hạn của kiếp người trong sự "vô thủy vô chung" của không gian thì khổ thơ thứ hai lại choáng váng trước cái thăm thẳm vô cùng của vũ trụ.

"Bèo dạt về đâu hàng nối hàng/ Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật/ Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng". Khổ thơ thứ ba này là cái rùng mình lạnh toát mồ hôi của sự đứt mối giao cảm. Vạn vật vỡ vụn đứt mối liên hệ dồn con người về phía cô đơn và ngột thở trong cái không gian ba chiều hun hút. Nỗi cô đơn của khổ thơ được diễn tả bằng hình ảnh cánh bèo truyền thống nhưng mang linh hồn hiện đại "Bèo dạt về đâu hàng nối hàng". Câu thơ là sự ngân dài qua ba biến tấu từ kiếp "củi" đến kiếp "bèo" và cuối cùng là kiếp "người". Đặc sắc nhất là chữ "dạt" đứng sau chữ "bèo" gợi sự chới với chơi vơi. Càng ấn tượng hơn nữa là hai chữ "không": "không cầu" "không đò" như những nhát dao cắt đứt mọi mối liên hệ dù là mỏng manh nhất khiến thế giới thống nhất trở nên vỡ vụn vạn vật hoàn toàn bị cô lập. Đây là thủ pháp nghệ thuật dùng cái không để diễn đạt cái có Lấy cái "không cầu" "không đò" để diễn tả nỗi cô đơn đã chiếm lĩnh hết vị trí của ôxi trong cái không gian hình lập phương ba chiều ấy. Một đặc trưng nữa của thơ mới là cái buồn gắn với cái đẹp tác giả cũng tạo ra một câu thơ lấp lánh vẻ đẹp như dòng sông dưới ánh trăng nhưng hoang vắng và lặng lẽ như "cõi không người": "Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng". Hai chữ "bờ xanh" và "bãi vàng" khiến câu thơ đẹp như trong miền cổ tích ngày xưa hay từ lời ru đưa nôi nhưng hoang vắng lạ thường. Thực chất đây là thủ pháp dùng cái lặng lẽ ở bên ngoài để rồn tụ để lắng đọng những cái đang náo động đang nhảy múa toán loạn bên trong. Đó là nỗi khắc khoải nỗi khát khao của tâm hồn ham sống cho ra sống.

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa/ Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Khổ thơ cuối cùng là đỉnh điểm của cảm xúc là sự lắng tụ ý tưởng của bài thơ. Tác giả tạo ra hai hoàng hôn hoàng hôn của cảnh vật với sự đối lập của hai phạm trù không gian không gian của dáng chiều và không gian của cánh chim. Dáng chiều đẹp và hoành tráng với núi mây kỳ vĩ bao la cánh chim lại nhỏ nhoi yếu đuối nhưng chính cánh chim ấy mang một tầm vóc phi thường. Chỉ cần nghiêng cánh mà cả dáng chiều hấp hối đã đổ sập xuống. Đấy là thủ pháp cường điệu hoá dùng để diễn tả hữu hiệu nhất cái đẹp không bền vững cứ chới với chơi vơi... Đặt chúng trong pháp tư duy tổng thể ta thấy xuất hiện hoàng hôn lòng. Thông qua phút hoàng hôn chấp chới ấy tác giả muốn nhấn mạnh rằng: sự sống thì quá đỗi nhỏ nhoi cái cô đơn lại quá đỗi khổng lồ giữa không gian vô định.

Hai câu thơ cuối cùng xuất hiện đầy bất ngờ vừa quen lại vừa lạ. Quen vì nó được gợi tứ từ hai câu thơ cổ của nhà thơ Thôi Hiệu: "Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu" (Hoàng Hạc lâu). Lạ vì mãi cho đến hai câu cuối cùng mới thấy sự xuất hiện của con người mà lại là con người của cảm thức cá nhân mới mẻ. Thôi Hiệu phải nhìn thấy khói sóng phải có khói mới nhớ nhà còn Huy Cận thì "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Nỗi nhớ như đầy ắp và luôn trào ra khỏi cái vực thẳm của tâm hồn cô đơn trước không gian ám ảnh. Đây không đơn thuần là nỗi nhớ nhà nhớ gia đình mà là nỗi nhớ quê hương nhớ đất nước ngay khi đang đứng chân trên chính quê hương đất nước đang tắm mình trong không gian của quê hương đất nước mình. Đây chính là nỗi buồn "vong quốc" của một thế hệ nhà thơ như tác giả vì quê hương đất nước không còn là của mình mà đã bị giặc chiếm.

Bằng biện pháp sắp đặt các sự vật của vũ trụ trong "mối quan hệ vô quan hệ" các thủ pháp nghệ thuật tu từ và tạo ra mối tương quan giữa các từ ngữ trong bài thơ "Tràng giang" Huy Cận đã đem đến cho người đọc nhiều khoái cảm thẩm mỹ mới lạ về không gian vũ trụ và con người với ý thức cá nhân bừng tỉnh mà trước đây chưa từng có. Đặc biệt hơn cả là tác giả đã nhẹ nhàng "đánh bẩy" người đọc vào nỗi ám ảnh không gian dai dẳng lạ thường. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: