on thi tot nghiep_van
Bài 1: KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX Câu 1: Nêu những chặng đường chính của quá trình phát triển văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975? - Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 - Chặng đường từ năm 1955 đến 1964 - Chặng đường từ năm 1965 đến 1975 Câu 2: Nên ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975? - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước - Nền văn học hướng về đại chúng - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Bài 2 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (HỒ CHÍ MINH) PHẦN I: TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH. Câu 1: Nêu quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh? - Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng vụ cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần chiến đấu như chiến sĩ ngoài mặt trận. - Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người rất coi trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và luôn đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. - Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi : Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết cái gì ? Viết như thế nào ?
Câu 2: Nêu những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh? * Văn chính luận - Viết nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh... - Những ánh văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại. - Tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp(1925) ; Tuyên ngôn độc lập(1945) ; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946) * Truyện và kí - Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân. - Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tác giả tạo nên những tình huống truyện độc đáo, bằng trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng. - Tiêu biểu : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922) ; Vi hàng (1923) ; Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) ; Nhật ký chìm tàu (1931) ; Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963) *Thơ ca - Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng. - Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.
PHẦN II: TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Câu1. Nêu hoàn cảnh ra đời bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh? - Ngày 19/ 8/ 1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/ 8/ 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. - Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang - Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. - Ngày 2/ 9/ 1945, tại quảng trường Ba Đình- Hà Nội , Người thay mặt Chính Phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào. - Vào thời điểm đó tại phía Nam, Pháp nấp sau lưng Anh đang âm mưu chiếm lại Việt Nam. Phía Bắc, quân đội Tưởng- tay sai đế quốc Mỹ chực sẵn ở biên giới sẵn sàng vào Việt Nam. Bác viết bản Tuyên ngôn khi biết rõ âm mưu đó của Anh, Pháp và Mỹ
Câu 2. Đối tượng và mục đích sáng tác của bản Tuyên ngôn độc lập? * Đối t¬ượng - Viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới. - Nhằm vào đế quốc Mỹ, Anh, Pháp. *Mục đích - Viết để tuyên bố quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. - Bác bỏ lý lẽ của kẻ thù, ngăn chặt âm mưu của đế quốc Mỹ, Anh, Pháp.
BÀI 3: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU- NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC Câu 1 Tại sao Phạm Văn Đồng lại khẳng định cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ của dân tộc? - Vì trước hết thơ văn của ông đã làm sống lại phong trào chống Pháp bền bỉ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ 1860 trở về sau. - Thơ văn yêu nước của NĐC là khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước, là những trang bất hủ ca ngợi cuộc đấu tranh oanh liệt của nhân dân ta. - Là một thi sĩ mù yêu nước, những tác phẩm của ông "ngoài giá trị văn nghệ còn ...soi sáng tâm hồn trong sáng...của tác giả...ghi lại lịch sử của một thời... - Cuộc đời và thơ văn của NĐC là một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn. - Đối với NĐC cầm bút, viết văn là một thiên chức. Cách nhìn mới mẻ và sâu sắc của tác giả về Nguyễn Đình Chiểu.
Bài 4: TÂY TIẾN (QUANG DŨNG) Câu hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng? - Tây tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, địa bàn hoạt động ở tây Bắc Bộ Việt Nam và biên giới Việt-Lào. - Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, thanh niên Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng. - Đơn vị Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. - Khi viết bài thơ này, tác giả đã chuyển đơn vị, xa đoàn quân Tây Tiến. Nhớ đồng đội cũ, ông viết bài thơ Tây Tiến năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh.
Bài 5: VIỆT BẮC (TỐ HỮU) PHẦN I: TÁC GIẢ Câu 1: Tóm tắt các chặng đường thơ Tố Hữu từ năm 1937 đến 1977? 1) Từ ấy (1937-1946) - Nội dung: Là niềm hân hoan của một tâm hồn trẻ đang "băn khoăn đi tìm kiếm lẽ yêu đời" đã gặp được ánh sáng lý tưởng tìm thấy lẽ sống. Tập thơ được chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. - Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Tâm tư trong tù.. 2) Việt Bắc (1946-1954) - Nội dung: Là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống pháp với những chặng đường gian lao anh dũng của dân tộc. Tập thơ tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, những người Phụ nữ... - Tác phẩm tiêu biểu: Cá nước, Hoan hô chiến sỹ Điện Biên, Việt Bắc... 3) Gió Lộng (1955-1961) - Nội dung: Ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, hướng tình cảm đến miền Nam ruột thịt với ý chí thống nhất Đất nước. - Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xuân 61, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan. 4) Ra Trận (1962-1971); Máu và Hoa (1972-1977) - Nội dung: Ca ngợi, cổ vũ cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ, tập thơ mang đậm tính chính luận - Thời sự, chất sử thi. - Tác phẩm tiêu biểu: Bác ơi!, Kính gửi cụ Nguyễn Du, Mẹ Suốt...
Câu 2: Nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? * Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc - Thường khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, đời sống cách mạng, hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của cả dân tộc. - Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ - cái tôi công dân - cái tôi cộng đồng dân tộc. - Thơ Tố Hữu khắc sâu tình đồng chí, nghĩa đồng bào, lòng yêu dân, yêu nước, ân tình cách mạng. * Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi - Thơ tố Hữu thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân. - Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phong cách của dân tộc mang tầm vóc lịch sử và thời đại. - Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc. Số phận cá nhân hòa số phận dân tộc, cộng đồng. * Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng. - Giọng tâm tình. Cách xưng hô mang tính chất trò chuyện, gần gũi, thân mật - Chất Huế trong thơ do thừa hưởng từ gia đình và quê hương, tạo giọng điệu tha thiết ngọt ngào. * Nghệ thuật thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà - Sử dụng đa dạng các thể thơ, nhất là thể thơ truyền thống. - Từ ngữ, lối nói quen thuộc của dân tộc. Sự so sánh, ví von truyền thống. - Sử dụng từ láy, phối hợp âm thanh, nhịp điệu, vần điệu, tạo chất nhạc chứa đựng cảm xúc dân tộc .
PHẦN II: BÀI THƠ VIỆT BẮC Câu hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu - Ra đời khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc nước ta được giải phóng. - Tháng 10/1954 những người kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ này để tái hiện những kỷ niệm cách mạng và kháng chiến.
Bài 6: ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA (THANH THẢO) Câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về Lor-ca? - Tên đầy đủ: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a-Lor-ca (1898-1936) là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực của nghệ thuật: Thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu... - Lor-ca cổ vũ nhân dân đấu tranh, đòi quyền sống và là người khởi xướng những cách tân nghệ thuật - Hoảng sợ trước ảnh hưởng xã hội to lớn của Lor-ca, năm 1936 bọn phát xít đã bắt giam và bắn chết ông. - Cái chết của Lor-ca đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trên thế giới. Tên tuổi Lor-ca từ đó trở thành một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.
Bài 7: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( NGUYỄN TUÂN) Câu hỏi: Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân? - Xuất xứ: In trong tập tuỳ bút Sông Đà (1960) - Hoàn cảnh sáng tác: Là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc của tác giả vào những năm 1958-1960 vừa để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa để khám phá vẻ đẹp tâm hồn của người lao động vùng Tây Bắc.
Bài 8: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ( HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG) Câu hỏi: Cách đặt tiêu đề và kết thúc văn bản bằng câu hỏi: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường? có ý nghĩa gì? - Thu hút sự chú ý đối với người đọc, muốn tìm hiểu khám phá vẻ đẹp của dòng sông Hương. - Thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên và quê hương xứ Huế. - Giúp người đọc hiểu về nét đẹp của dòng sông: Sông Hương = sông thơm - Sự trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với người đã khai phá miền đất này.
Bài 9: VỢ NHẶT (KIM LÂN) Câu hỏi: Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện Vợ Nhặt- Kim Lân? - Lấy vợ là một trong ba việc lớn nhất của đời người: Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu : Hệ trọng, tốn nhiều tiền của, mất nhiều thời gian. - Vợ nhặt : Không tốn tiền của, không mất công sức. Vợ lại có thể nhặt được như một thứ đồ vật, một thứ bỏ đi, không giá trị Con người bị đặt ngang hàng với đồ vật, bị hạ thấp. Giá trị con người bị coi thường, khinh rẻ, nhân phẩm bị hạ thấp. - Nhan đề có giá trị tố cáo sự bi đát cùng quẫn của đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.
Câu hỏi. Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm? - Được viết từ một cuốn tiểu thuyết viết dở có tên là : Xóm ngụ cư ( 1946 ). - Được viết khi nhân dân ta vừa trải qua nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân và phát xít gây ra. - Tác phẩm viết về chính mình, làng xóm mình, người thân mình. - Xuất phát từ cuộc đời thực tác giả cứ tự dưng nhớ ra, tự dưng ghi lại rồi thành truyện.
Bài 10: VỢ CHỒNG A PHỦ (TÔ HOÀI) Câu hỏi: Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài? - Mị- một cô gái con nhà nghèo xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do hạnh phúc bị A Sử "cướp" về làm vợ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra. - Lúc đầu Mị định tự tử nhưng lòng hiếu thảo với cha không cho phép. Mị sống mà như chết. Lâu dần trở nên tê liệt, chỉ lùi lũi như "con rùa nuôi trong xó cửa" . - Trong một đêm mùa xuân, nghe thấy tiếng sáo, Mị bồi hồi nhớ laị ngày trước... Mị muốn đi chơi tết, nhưng bị A Sử trói đứng Mị vào cột nhà. - A Sử đi chơi tết, cậy thế con nhà quan bị A Phủ đánh. A Phủ bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí. - Vì không may bị hổ vồ mất một con bò, A Phủ bị trói đứng vào cọc phơi sương, nhịn đói suốt mấy ngày đêm - Mị cắt dây trói cứu A Phủ, hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài. - Mị và A Phủ được giác ngộ cách mạng và trở thành du kích.
Bài 11: RỪNG XÀ NU (NGUYỄN TRUNG THÀNH) Câu hỏi: Giải thích ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành? - Rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm, cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này. - Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống và tinh thần của dân làng Xô Man. - Cây xà nu là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất. Bài 12: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH ( NGUYỄN THI) Câu hỏi: Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi)? - Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. - Tinh thần chiến đấu dũng cảm. - Giàu tình nghĩa.
Bài 13: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NGUYỄN MINH CHÂU) Câu hỏi: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu? - Biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về Biển và cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân hàng chài. - Là hình ảnh gợi cảm có sức ám ảnh về sự bấp bênh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi - Là biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
Bài 14: THUỐC (LỖ TẤN) Câu 1: Giải thích nhan đề truyện ngắn Thuốc - Lỗ Tấn? - Thuốc: dùng để chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu người cách mạng, thể hiện sự mê muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. - Tìm Thuốc để chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời những người làm cách mạng. - Nhan đề thể hiện nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật nội tâm: Bình dị, hàm súc, trầm lắng mang tính triết luận sâu sắc. -"Thuốc": Là một dấu hỏi, đặt ra hai phương án: Thuốc chữa bệnh cho con người hay là thuốc độc giết người? Trước hết đó là câu chuyện kể về một phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân lạc hậu, tăm tối ở Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Nhưng tác phẩm còn đề cập đến một vấn đề sâu xa hơn: Xã hội Trung Hoa thời kỳ này là một xã hội cổ hủ, lạc hậu. Con người không chỉ u mê trong nhận thức khoa học( về chữa bệnh) mà còn u mê trong cả việc nhận thức chính trị, xã hội( về những người cách mạng). Thật là một căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chữa chạy, nếu dân tộc Trung Hoa muốn tự giải phóng khỏi hàng nghìn năm phong kiến tối tăm, lạc hậu. - Thuốc: Chính là phương thuốc chữa bệnh u mê, căn bệnh tinh thần cho người dân, căn bệnh đó đòi hỏi phải có một phương thuốc đặc biệc - Nhan đề tác phẩm không đơn thuần là chuyện chống mê tín dị đoan mà cao hơn là sự giác ngộ, một sự nhận thức đúng đắn, một cuộc cách mạng thực sự. Xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn tìm đường và Lỗ Tấn cũng đang tìm đường.
Câu 2: Tóm tắt ngắn gọn truyện Thuốc - Lỗ Tấn? - Sáng sớm mùa thu lão Hoa Thuyên chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc để chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sỹ cách mạng Hạ Du. - Bà Hoa cho con ăn bánh bao với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh - Những người khách trong quán trà bàn về Thuốc, về Hạ Du . - Bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm con ngoài nghĩa địa trong sự đau khổ tột cùng .
Câu 3: Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn? - Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài. - Năm 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc uống mà chết. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học nghề thuốc, ông đã học nghề hàng hải với ước mơ mở mang tầm nhìn và nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc. - Nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật. Ông chọn nghề y. Đang học dở Đại học y khoa thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Do một lần xem phim, ông thấy cảnh những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông bỗng giật mình mà nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ. - Lố Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Tạp văn có Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng... Dù ở thể loại nào các tác phẩm của ông cũng đều nhằm mục đích chiến đấu. Ngòi bút ông như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật: điềm tĩnh, tỉnh táo, phanh phui các ung nhọt với một mong ước nóng bỏng là đem lại sức khỏe cho nhân dân.
Bài 15: SỐ PHẬN CON NGƯỜI (SÔLÔKHỐP) Câu hỏi 1: Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn " số phận con người " của Sôlôkhốp? -Người kể chuyện ( tác giả ) tình cờ gặp anh lái xe An-đrây và cậu bé Va- ni- a trên vùng sông Đông. An-đrây đã kể lại cho tác giả nghe về cuộc đời của mình. - Năm 1922, cả nhà chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê nên sống sót, sau đó anh đã có được một tổ ấm gia đình. Khi chiến tranh bùng nổ, anh lên đường ra mặt trận chiến đấu được một năm thì bị giặc bắt làm tù binh. - Sau hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh của phát xít Đức, anh vượt trại tù trở với Hồng quân và tiếp tục chiến đấu. Thời gian sau anh nhận được tin vợ và hai con gái của mình bị quân Đức giết hại. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, bất hạnh lại ập đến với Xô-cô-lốp khi anh nhận được tin con trai mình đã hy sinh. - Chiến tranh kết thúc, vượt lên trên nỗi bất hạnh, Xô-cô-lốp đã nhận nuôi cậu bé mồ côi Va-nia với hy vọng hai tâm hồn cô đơn sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho nhau để chiến thắng số phận.
Câu hỏi 2: Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Sôlôkhốp? - Tham gia cách mạng sớm. 1922, ông chuyển lên Mat-xitcơva và vừa lao động vừa học. - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông tham gia chiến đấu chống phát xít với tư cách là phóng viên mặt trận có mặt ở nhiều chiến trường. - Sau chiến tranh tiếp tục hoạt động xã hội, được nhà nước phong tặng anh hùng Liên Xô. Sự nghiệp: Năm 1924, bắt đầu viết truyện ngắn. 1825 bắt đầu viết tiểu thuyết " Sông Đông êm đềm" và "Thảo nguyên xanh". Ngoài ra còn những tác phẩm " Đất vỡ hoang", " Họ chiến đấu vì tổ quốc". - Sứ mệnh cao cả nhất của văn học: Ca ngợi nhân dân- người lao động - người xây dựng, nhân dân - người anh hùng. - Nổi bật trong phong cách nghệ thuật là tôn trọng nghệ thuật.
Bài 16 : ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (HÊ-MING-UÊ ) Câu hỏi : Hãy nêu những nét chính về cuộc đời Hê-ming-uê? - Sinh năm 1899 - 1961, là nhà văn Mỹ nổi tiếng thế giới. - Ông yêu thiên nhiên hoang dại, từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó cùng với một số trí thức, nghệ sĩ, ông tự xưng là "thế hệ vứt đi". - Chiến tranh thế giới thứ hai, tham gia quân đội quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt trận, sáng tác văn chương.. - Được giải Nô- ben về văn học 1954. - Tác phẩm chính: Ông già và biển cả, gĩa từ vũ khí, chuông nguyện hồn ai...
Câu 2. Nguyên lý "Tảng băng trôi" trong phong cách nghệ thuật của Hemingway. - Tảng băng trôi là hình ảnh Hemingway đưa ra dùng để thể hiện yêu cầu của ông đối với văn chương: Nó phải là một Tảng băng trôi, bảy phần chìm, chỉ một phần nổi. - Nguyên lý đó xuất phát từ một phản ứng đối với thứ văn chương hoa mĩ đang thịnh hành đầu thế kỷ XX ở Mỹ. Tuy nhiên, nguyên lí Tảng băng trôi không chỉ là một vấn đề thời sự, mà còn thể hiện một tiêu chí giá trị đặc biệt của lối viết ở thế kỷ XX. Nó có cơ sở trong lý luận văn học Đông cũng như Tây: Xưa hay nói đến Ý tại ngôn ngoại, nay người ta cũng nói đến Mạch ngầm văn bản, tính đa nghĩa hoặc rộng hơn nữa là tính đa âm của văn bản. - Nó thể hiện một bước dân chủ hóa của nghệ thuật, tức là nhà văn không trực tiếp công khai làm cái loa phóng thanh, phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà nói lên bằng hình tượng có nhiều sức gợi, để người đọc tự rút ra phần ẩn ý. - Nguyên lý Tảng băng trôi đã khiến nhà văn thiên về những kỹ thuật có khả năng hàm ẩn ý nghĩa, song như vậy không có nghĩa là nhà văn không có chủ kiến trong thái độ của mình trước hiện thực. Trong tác phẩm, thái độ ấy bộc lộ bằng những giọng nói trái ngược, khó xác định, có khi vừa trữ tình vừa mỉa mai, hoặc vừa tả thực vừa biểu tượng. Quả là sau khi Hemingway xuất hiện, có cả một thế hệ nhà văn trẻ đã đổi mới lối viết.
Chuyên đề 2 VẬN DỤNG KIẾN THỨC XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG ĐỂ VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGẮN Số tiết: 6 tiết
I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ ( 3 tiết ) 1. Lí thuyết 1.1. Khái niệm Tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận bao gồm các vấn đề về nhận thức( lí tưởng, mục đích sống); tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, chăm chỉ, cần cù, hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỷ, bao hoa, vụ lợi...); về quan hệ gia đình( tình mẫu tử, anh em...); về quan hệ xã hội ( tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...); về cách ứng xử, hành động mỗi người trong cuộc sống.. 1.2. Các thao tác thường sử dụng Giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luân 1.3. Cách làm bài Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí 1.4. Yêu cầu hành văn - Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, bố cục rõ ràng. - Có thể dùng biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng cần phải phù hợp 2. Thực hành GV hướng dẫn HS khảo sát từng dạng đề cụ thể ( trong SGK, SGV, sách tham khảo...) theo trình tự các bước nêu ở bên dưới : Đề 1: Anh ( chị ) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? ( Một khúc ca) Đề 2: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: " Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" Đề 3 : Anh ( chị ) suy nghĩ gì về ý kiến:" Phê phán thói thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết". Đề 4: Gơt - đại thi hào người Đức viết: " Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình, đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn". Anh ( chị ) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Hướng dẫn tìm hiều đề Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết: - Mở bài - Thân bài - Kết luận Hướng dẫn HS tự hoàn thiện bài văn nghị luận ngắn ( không quá 400 từ) GV nhận xét, đánh giá ( về nội dung, về diễn đạt, dùng từ, đặt câu...)
3. Phần gợi ý nội dung các đề bài Đề 1 1. Tìm hiểu đề - Câu thơ viết dưới dạng câu hỏi, nêu vấn đề " sống đẹp " trong đời sống của mỗi con người. - Để sống đẹp mỗi con người cần xác định: Lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp; tâm hồn tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ sáng suốt; hành độngh tích cực lương thiện. - Học sinh muốn trở thành người sống đẹp cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách. - Có thể vận dụng các thao tác lập luận: + Giải thích ( sống đẹp ) + Phân tích( các khía cạnh của biểu hiện sống đẹp ) + Chứng minh, bình luận( nêu những tấm gương người tốt, phê phán lối sống ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu nghị lực)... 2. Lập dàn ý a. Mở bài - Trình bày theo nhiêù cách khác nhau( diễn dịch, qui nạp, phản đề ) - Trích đề. b. Thân bài - Giải thích thế nào là sống đẹp? - Phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp. Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống, trong văn học. - Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống. - Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp. c. Kết luận - Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp. - Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân.
Đề 2 - Hiểu và xác định được ý nghĩa câu nói - Mục đích học tập của học sinh, sinh viên thời nay: + Học để biết: Tiếp thu kiến thức + Học để làm: Yêu cầu thực hành, học đi đôi với hành + Học để chung sống: Vận dụng kiến thức để có sự hòa đồng. + Học để tự khẳng định mình: Từng bước hoàn thiện nhân cách, trở thành con người hoàn hảo. - Ýnghĩa câu nói: Tiếp thu kiến thức --> vận dụng kiến thức--> hoàn thiện nhân cách để tự khẳng định mình trong cuộc sống. - Để ra hướng phấn đấu bản thân. Đề 3 - Mục đích của câu nói: Nhắc nhở con người hãy có ý thức tôn trọng những chuẩn mực, pháp lý và đạo lý, từ đó tự giác sống có trách nhiệm hơn với bản thân và trách nhiệm với cộng đồng. - Ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết... đó là truyền thống lâu đời trong lịch sử, nhưng phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người chưa có truyền thống, nên thường sơ sài, qua loa, chưa có hiệu quả. - Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh là thế nào?( Sự vô cảm, vô trách nhiệm, ...); tại sao phải phê phán? ( thói xấu, sự ích kỷ, thiếu hòa đồng...) - Sự vị tha, tình đoàn kết là thế nào? ( Nhân hậu, bao dung, hòa đồng, cao thượng, tương thân tương ái...); Tại sao phải ca ngợi? ( Lối sống đẹp, nhân cách cao cả, có văn hóa, thể hiện nếp sống lịch sự, văn minh...) - Cần phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh, đây là việc làm quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Bởi cái xấu, cái ác luôn tồn tại xung quanh chúng ta. - Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh và ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết là hai mặt của một vấn đề. Chúng tồn tại song song trong xã hội. - Cần có suy nghĩ và thái độ như thế nào? Từ đó nhận thức để tự hoàn thiện mình.
Đề 4 - Cần thấy được nội dung chính trong ý kiến của Gớt: Thực tiễn là thước đo chân lí; kết quả hoạt động thực tế của bản thân là căn cứ để mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện mình. - Nhận thức về bản thân là hiểu biết được trình độ, năng lực, bản lĩnh...của mình. - Nhận thức về bản thân có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống - Những thành công và thất bại từ thực tién học tập, lao động, giao tiếp... giúp con người nhận thức đúng đắn về bản thân và có thêm động cơ phán đấu để hoàn thiện chính mình
II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG ( 3 tiết ) 1. Lí thuyết 1.1. Khái niệm Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc như: vấn đề tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt... Từ những hiện tượng đó người viết tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng đạo đức mà bàn bạc đánh giá. 1.2. Các thao tác thường sử dụng Giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận 1.3. Cách làm bài Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, tốt - xấu, lợi - hại Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. Rút ra bài học ý nghĩa, liên hệ bản thân.
1.4. Yêu cầu hành văn - Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, bố cục rõ ràng - Có thể sử dụng biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm 2. Thực hành GV hướng dẫn HS khảo sát từng dạng đề cụ thể ( trong SGK, SGV, sách tham khảo...) theo trình tự các bước nêu ở bên dưới :
Đề 1: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Đề 2: Anh ( chị ) suy nghĩ gì về hiện tượng " nghiện" karaoke và intơnet trong nhiều bạn trẻ hiện nay? Đề 3: Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh (chị ) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
Đề 4: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động " nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" . a. Hướng dẫn tìm hiều đề b. Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết: - Mở bài - Thân bài - Kết luận c. Hướng dẫn HS tự hoàn thiện bài văn nghị luận ngắn ( không quá 400 từ) d. GV nhận xét, đánh giá ( về nội dung, về diễn đạt, dùng từ, đặt câu...)
3. Phần gợi ý nội dung các đề bài Đề 1 1. Tìm hiểu đề - Thể loại: Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Nội dung kiến thức: Sự hiểu biết và kiến thức đời sống, xã hội - Thao tác: Phân tích, so sánh, bác bỏ... 2. Lập dàn ý a. Mở bài - Khẳng định thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm chung của toàn xã hội. - Tuổi trẻ học đường trực tiếp góp sức và có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông. b. Thân bài - Tại sao phảo thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông? (Góp phần giữ gìn trật tự xã hội, nếp sống văn minh, lịch sự, giảm thiểu tai nạn không đáng có...) - Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra trầm trọng ở nước ta, đe dọa đến tính mạng, tài sản, và sự phát triển của đất nước. - Tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả tai hại, tác động xấu đến nhiều mặt trong cuộc sống. (suy sụp tinh thần, để lại di chứng, gánh nặng cho gia đình, xã hội, tàn tật suốt đời, gây nỗi ám ảnh về tinh thần...). - Giảm thiểu tai nạn giao thông là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. - Nguyên nhân của tai nạn giao thông: Phóng nhanh, vượt ẩu, uống rượu, say xỉn, không tham gia và thực hiện đúng nội qui, qui định an toàn giao thông, kém hiểu biết về an toàn giao thông... - Tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông như thế nào? ( Nguyên túc thực hiện an toàn giao thông, tham gia các cuộc vận động tuyên truyền về an toàn giao thông... ) c. Kết luận - Đánh giá ý nghĩa của việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông - Khẳng định việc thực hiện tốt an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào? - Liên hệ bản thân Đề 2 - Thế nào là " nghiện"? + Ham hố, say mê, điên cuồng, không có không chịu được + Quên thời gian, công việc, học tập + Bằng mọi giá thảo mãn được nhu cầu + Sẵn sàng vứt bỏ tất cả, hủy hoại nhân cách...
- Mặt tích cực của việc "nghiện" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét? + Giải trí, giao lưu, gần gũi, thân thiện + Khai thác thông tin, phục vụ học tập, công tác
- Mặt tiêu cực của việc "nghiện" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét? + Dùng vào mục đích xấu, dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, nhân cách pháp luật: nghiện hút, trộm cắp, cướp của, giết người, ... + Hủy hoại nhân cách, xa lánh mọi người, sống ích kỷ + Tốn kém tiền của, ảnh hưởng lớn đến người thân trong gia đình...
- Làm thế nào để dùng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét bổ ích và thiết thực? + Biết giới hạn, điểm dừng, dùng vào mục đích chính đáng: Học tập, nghiên cứu,... + Thời đại CNTT phát triển, mỗi chúng ta phải biết tiếp cận có mục đích, có văn hóa, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ... - Tuổi trẻ hiện nay nên sử dụng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét như thế nào cho đúng và phù hợp với lửa tuổi, tâm lí, trình độ... - Suy nghĩ và hành động, bài học liên hệ bản thân.
Đề 3 - Thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng nhân ái. - Để làm được việc đó đòi hỏi có lòng kiên nhẫn. vị tha, đức hi sinh của những tấm lòng vàng. - Những đứa trẻ cơ nhỡ, lang thang có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, thường có tâm trạng mặc cảm. Vì vậy thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiến sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một việc làm đòi hỏi khéo léo, tế nhị, có tình yêu thương và sự hi sinh rất lớn. - Cần phê phán thái độ ngược đãi trẻ em, thói thờ ơ ghẻ lạnh, vô cảm, vô trách nhiệm đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội. - Khẳng định đây là một nghĩa cử cao đẹp, truyền thống đạo lí "thương người như thể thương thân" , lá lành đùm lá rách... của người Việt Nam. - Lấy ví dụ minh họa ( những câu ca dao, tục ngữ, dẫn chứng thực tế...) bằng những hoạt động từ thiện mà em biết, hoặc đã tham gia trong trường, lớp, khu dân cư, hoặc trong cuộc sống, xã hội hàng ngày... - Đánh giá liên hệ bản thân . - Đề xuất ý kiến.
Đề 4 - Giới thiệu chung về nền giáo dục hiện nay để thấy được lý do mà Bộ giáo dục đưa ra cuộc vận động "hai không". - Mục đích cuộc vận động là: Dạy thật, học thật, chất lượng thật. Hướng tới một nền giáo dục sạch trong toàn quốc. - Cần chỉ rõ ý nghĩa và nội dung hai vấn đề: + Nói không với tiêu cực trong thi cử. + Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục. - Hiểu bệnh tiêu cực trong thi cử là gì? ( Chạy điểm, chạy trường, chạy lên lớp, chạy chuyển lớp, chuyển trường...; quay cóp, gà bài để được điểm cao...) - Hiểu bệnh thành tích trong giáo dục là gì? ( Chạy theo thành tích ảo, số liệu báo cáo thì cao nhưng thực chất thì rỗng tếch, thích được khen thưởng, lấy lòng cấp trên...) - Nói không với tiêu cực trong thi cử là thế nào? Tại sao phải nói không? - Nói không với bệnh thành tích là thế nào? Tại sao phải nói không? - Để hướng tới một nền giáo dục sạch thì bản thân có suy nghĩ và hành động như thế nào? - Đánh giá tính đúng đắn và sự cần thiết của cuộc vận động hai không. - Bày tỏ quan điểm bản thân: Đánh giá tính thời sự của cuộc vận động này trong giai đoạn và tình hình hiện nay( phù hợp hay không phù hợp? cần thiết hay không cần thiết? thực hiện ở mức độ nào? ) - Hướng phấn đấu và học tập của bản thân.
Chuyên đề 3 THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN. ( Số tiết: 7 tiết )
1. TÁC PHẨM "VỢ NHẶT" (KIM LÂN). Câu 1: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn "Vợ nhặt" (Kim Lân)? - Giữa lúc đói kém nhất Tràng lại lấy vợ. - Nuôi mình chẳng xong lại còn đèo bòng. - Người như Tràng mà lại có người theo không về làm vợ. Tình huống độc đáo. - Chỉ bằng một câu hò bâng quơ, một câu nói đùa hoá thật - lo sợ khi thấy người đàn bà theo về nhà - tặc lưỡi và vui sướng vì kiện này. Tình huống độc đáo. - Trên đường về nhà : Ngượng ngập, lúng túng- vui sướng, thú vị. - Về đến nhà : Vừa ngượng, vừa ngỡ ngàng, không dám tin vào thật. Tình huống độc đáo. - Thở phào nhẹ nhõm khi thấy mẹ bằng lòng. - Người đàn bà vì cái đói chấp nhận theo không một người đàn ông xa lạ về làm vợ vô điều kiện. - Thị làm vợ Tràng như một trò đùa.
Câu 2: Tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn "Vợ nhặt" (Kim Lân)? - Khi nhìn thấy người đàn bà xa lạ trong nhà chào mình bằng u, bà không tin vào tai mình nữa: Ngạc nhiên - sững sờ-> hiểu ra sự thật- cúi đầu nín lặng-khóc- cười và nói toàn chuyện vui. Khóc vì vui: con trai có vợ; Khóc vì buồn: thân phận con trai bà nghèo hèn; Khóc vì tủi: bổn phận làm mẹ của bà chưa tròn. Khóc vì thương con dâu: vì cái đói nên mới phải theo không làm vợ con mình. Khóc vì nghèo túng: muốn có vài mâm cơm báo gia tiên, nhưng lực bất tòng tâm. - Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới thật tội nghiệp: Một cái mẹt rách, một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối, một nồi cháo cám. - Bà nói toàn chuyện vui. - Sáng hôm sau bà cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên...xăm xắn thu dọn, quét tước - Người mẹ nghèo khổ ấy chẳng có gì đáng giá cho con, nhưng bà có một thứ còn quí hơn vàng, đó là tình thương yêu, sự đùm bọc, che chở của lòng mẹ. Nhân vật được xây dựng thành công nhất trong tác phẩm. Câu 3: Giá trị nhân đạo của truyện ngắn "Vợ nhặt" (Kim Lân)? - Sự khao khát tổ ấm gia đình và tình thương giữa những người nghèo khổ vẫn vượt lên tất cả. Họ cưu mang đùm bọc nhau trong cả những lúc đói kém nhất, ngay cả khi cái chết đang kề bên. Đây là chủ nghĩa nhân đạo và cảm động nhất của tác phẩm. - Chọn tình huống vợ nhặt, Kim Lân không nhằm miêu tả sự mất giá, tha hoá con người mà ngược lại đã khẳng định khát vọng sống và nhân phẩm của họ. Những con người nằm bên bờ vực của cái chết mà vẫn vượt qua mọi mặc cảm của đói nghèo để hướng tới sự sống với một niềm tin mãnh liệt. Đúng là sự sống vẫn nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ hi sinh... Câu 4: Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt" (Kim Lân)? - Xấu xí, nhà nghèo, dở hơi, dân ngụ cư, bị mọi người khinh rẻ - lại có vợ nhặt . - Giữa lúc đói kém nhất Tràng lại lấy vợ. - Nuôi mình chẳng xong lại còn đèo bòng. - Người như Tràng mà lại có người theo không về làm vợ. Tình huống độc đáo. - Chỉ bằng một câu hò bâng quơ, một câu nói đùa hoá thật - lo sợ khi thấy người đàn bà theo về nhà - tặc lưỡi và vui sướng vì kiện này. Tình huống độc đáo. - Trên đường về nhà : Ngượng ngập, lúng túng- vui sướng, thú vị. - Về đến nhà : Vừa ngượng, vừa ngỡ ngàng, không dám tin vào thật. Tình huống độc đáo. - Thở phào nhẹ nhõm khi thấy mẹ bằng lòng. - Sớm hôm sau Tràng thấy cuộc đời đã thay đổi..như từ trong giấc mơ đi ra...xung quanh cái gì cũng mới mẻ, khác lạ. Niềm vui sướng hạnh phúc của Tràng gắn liền với ý thức về bổn phận và trách nhiệm: bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cá nhà của hắn...nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng... hắn thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
2. TÁC PHẨM "VỢ CHỒNG A PHỦ" (TÔ HOÀI). Câu 1 : Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ khi về làm dâu nhà Pá Tra đến đêm hội mùa xuân. - Một cô gái Hmông đẹp người đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, ham sống, giàu lòng yêu đời và tài hoa... phải đổi cả cuộc đời và tuổi trẻ của mình vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ để lại. - Mị bị Asử cướp về làm vợ, phải sống chuỗi ngày đau thương, tủi nhục, tăm tối. Danh nghĩa là dâu nhưng thực tế Mị chỉ là một thứ nô lệ không công cho nhà PáTra. - Mị không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đầy đọa về tinh thần. Cô phải làm việc suốt từ sáng sớm đến đêm khuya: Mị tưởng mình là con trâu con ngựa. Cô gần như tê liệt hết sức sống, mất khái niệm thời gian: lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa... ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi...ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Cuộc đời Mị thu lại trong cái khung cửa sổ ấy mà chết dần, chết mòn theo năm tháng. Tâm hồn lạnh lẽo, trống vắng. Không dĩ vãng, không cả tương lai, không muốn đổi thay số phận, cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy bao giờ chết thì thôi. - Lúc đầu Mị định tự tử,nhưng lòng hiếu thảo với cha không cho phép. Cô sống mà như chết. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay. Phản ứng chứng tỏ Mị đã ý thức được hoàn cảnh đau khổ, tủi nhục triền miên của đời mình. - Từ phản ứng đêm nào cũng khóc, đến đêm nay- một đêm tình mùa xuân văng vẳng tiếng sáo gọi bạn, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng... Lòng Mị thiết tha bồi hồi...Mị uống rượu, cứ uống ừng ực từng bát một.... Mị muốn đi chơi...Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa...Hành động của con người ý thức được cuộc sống hiện tại, bất chấp bạo tàn. Mị hành động theo sự thôi thúc của trái tim ngày Tết. - Hơi rượu đã tiếpthêm nghị lực cho Mị. Mị đã vượt ra khỏi tâm trạng dửng dưng bấy lâu nay. Trong tâm hồn tưởng như tê liệt vì khổ đau ấy vẫn âm ỉ ngọn lửa của lòng ham sống, khát khao hạnh phúc tự do. Chỉ cần có làn gió nhẹ thổi qua là có thể cháy bùng lên mạnh mẽ. - Giữa lúc lòng ham sống của Mị trỗi dậy gần như đến điểm đỉnh thì cũng chính là lúc A Sử xuất hiện. Hắn trói đứng Mị vào cột nhà, bằng một chiếc thắt lưng, một thúng sợi đay và quấn cả tóc Mị vào cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Khao khát vẫn cháy bùng. Mị không biết mình bị trói...Mị vùng bước đi. Lòng Mị vẫn bồi hồi theo tiếng sáo gọi bạn.
Câu hỏi 2. Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ đêm hội mùa xuân cho đến khi trốn khỏi Hồng Ngài. - Bắt nguồn từ sự gặp gỡ giữa hai con người nghèo khổ cùng cảnh ngộ. Sự xuất hiện của A Phủ cùng những đòn tra tấn dã man, kể cả việc A Phủ bị trói đứng vào cột nhà, Mị hoàn toàn thản nhiên, bởi cô đã quá quen với mọi ngang trái trong ngôi nhà này. - Sau đêm hội mùa xuân, Mị tiếp tục chấp nhận hiện thực của mình. Chấp nhận những trận đòn vô lý và dã man hơn trước của người chồng vũ phu. - Một đêm Mị nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị nhớ lại tình cảnh của mình cũng bị trói như thế. Từ thương mình đến thương người- tình thương giữa những con người nghèo khổ cùng cảnh ngộ- Tình thương đã thắng sự sợ hãi, đưa Mị tới một hành động táo bạo: Cắt dây trói cứu A Phủ. Hành động tuy bất ngờ nhưng tất yếu, phù hợp phép biện chứng tâm hồn của nhân vật. Bởi Mị từng dám chết khi không chấp nhận kiếp sống trâu ngựa, từng sẵn sàng cam chịu nô lệ để trả nợ cho bố, thì sao không dám chết để cứu một con người chịu oan nghiệt như A Phủ? - Khi A Phủ chạy, khao khát tự do, lòng ham sống lại bừng tỉnh trong Mị. A Phủ cho tôi đi . Ở đây thì chết mất. Hai câu nói duy nhất trong suốt cuộc đời câm lặng của Mị, tuy ngắn ngủi nhưng dứt khoát, quyết định cuộc đời cô. - Mị chạy theo A phủ. Hai con người nghèo khổ, tội nghiệp dìu nhau chạy xuống núi. Mị đã tự giải thoát cuộc đời mình. Mị cắt dây trói cứu A phủ cũng là đồng thời Mị tự cắt sợi dây vô hình trói chặt cuộc đời cô vào ngôi nhà địa ngục Thống lý Pá Tra. Đó là một kết quả tất yếu của một quá trình sức sống tiềm tàng luôn âm ỉ không ngừng trong tâm hồn Mị. - Từ trong địa ngục giam cầm, Mị đã vùng lên tìm lẽ sống, làm lại cuộc đời. Tác giả miêu tả quá trình diễn biến tâm lý Mị rất tự nhiên, sinh động. Vừa bất ngờ vừa tất yếu, hợp qui luật cuộc sống.
Câu 4: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ? * Giá trị hiện thực của tác phẩm: - Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc niền núi Tây Bắc trước ngày giải phóng. Hiện thân của chế độ phong kiến khắc nghiệt, tàn ác mà điển hình là cha con Pá Tra. - Chúng lợi dụng thần quyền và cường quyền, cùng hủ tục phong kiến nặng nề biến những người lao động thành nô lệ không công, lao động khổ sai như trâu ngựa để làm giàu cho chúng. - Tố cáo cách xử kiện vô lý , quái gở và hình thức bóc lột là cho vay nặng lãi để cột chặt người lao động vào số phận nô lệ. - Cuộc sống bi thảm của người lao động miền núi dưới hai tầng áp bức là phong kiến và đế quốc thực dân cùng sự tra tấn, đọa đầy dã man kiểu Trung cổ. - Mạng sống và phẩm giá con người bị coi thường và khinh rẻ. * Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: - Niềm cảm thông sâu sắc đối với những số phận bất hạnh của người lao động miền núi (Mị và A Phủ). - Lên án gay gắt thế lực phong kiến, khám phá ra những phẩm chất tốt đẹp của người lao động- dù bị đọa đầy giam hãm vẫn không mất đi sức sống và tìm cơ hội vùng dậy. - Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng thực sự của người lao động là đi từ tự phát đến tự giác, từ tăm tối đến ánh sáng dưới sự dìu dắt của Đảng. - Tác phẩm chỉ rõ: chỉ có con đường làm cách mạng thì mới thoát khỏi kiếp nô lệ, đó là con đường tất yếu của lịch sử.
3. TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU (NGUYỄN TRUNG THÀNH). Câu 1: Phân tích hình tượng cây xà nu? - Cây xà nu được miêu tả từ nhiều góc độ, xuất hiện suốt từ đầu đến cuối tác phẩm và nó trở thành biểu tượng nghệ thuật không chỉ đại diện cho một đời người, mà đại diện cho một thời, một nước. - Cây xà nu có mặt trong đời sống của dân làng, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống sinh hoạt của người dân: Làm đuốc, thắp sáng, làm bảng học chữ, làm củi nấu ăn. Xà nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng như: Làm chông đánh giặc, làm đuốc dẫn đường, nhựa xà nu đốt đôi tay Tnú. Cây xà nu trở thành nhân chứng về tội ác của chiến tranh hủy diệt. - Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời như dân làng Xô Man yêu tự do. Cây xà nu chịu nhiều đau thương như dân làng Xô Man dưới làn bom đạn Mỹ. Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, dẻo dai như thế hệ làng Xô Man lớp này tiếp lớp khác đứng lên đánh đuổi giặc Mỹ. - Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. Nó được dùng như một ẩn dụ gợi cho người đọc nghĩ đến con người Tây Nguyên yêu tự do, dồi dào sức sống, bất khuất kiên trung, thủy chung với cách mạng. Vì thế cây xà nu mang ý nghĩa thẩm mỹ và giàu giá trị nhân sinh. Nó trở thành linh hồn tác phẩm. - Tác phẩm mang tính sử thi bởi nó là tiếng nói của lịch sử và thời đại, mang tầm vóc hoành tráng về con người và rừng núi Tây nguyên trong những năm chống Mỹ cứu nước.
Câu 2 : Cảm nhận của em về hình ảnh Đôi bàn tay Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu. - Một trong những hình ảnh giàu tính nghệ thụât, tạo sức ám ảnh cho người đọc là hình ảnh đôi bàn tay Tnú: Lúc nhỏ bàn tay tình nghĩa, thủy chung; lúc vượt ngục bàn tay nắm chặt tay Mai nóng bỏng yêu thương; khi bị giặc bắt tra tấn, 10 ngón tay bị đốt bằng nhựa Xà nu. - Đôi bàn tay mỗi ngón cụt một đốt vẫn cầm súng lên đường tìm thằng Dục để trả thù. Đôi bàn tay là biểu tượng cho lòng kiên trung, sự gan dạ, bền bỉ và sức dẻo dai của Tnú. Đôi bàn tay là chứng tích đau thương mà Tnú mang theo suốt cả cuộc đời. - Cuối tác phẩm đôi bàn ấy lại xuất hiện, đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc ngay trong hầm cố thủ của nó. Cuộc đời Tnú vừa có ý nghĩa cá thể vừa có ý nghĩa điển hình cho người anh hùng Tây nguyên trong thời đại chống Mĩ cứu nước, mang dáng dấp của những anh hùng trong trường ca Đam Săn. Tham khảo thêm đoạn trích trong SGV Ngữ văn 12, tập 2, trang 46
Câu 3: Phân tích hình tượng con người Tây Nguyên, thể hiện qua truyện ngắn "Rừng Xà nu" của Nguyễn Trung Thành? * Cuộc đời Tnú gắn liền với cuộc đời làng Xô Man. Âm hưởng sử thi chi phối tác giả trong khi xây dựng nhân vật này. Tnú có cuộc đời tư nhưng không được quan sát từ cái nhìn đời tư. Tác giả xuất phát từ vấn đề cộng đồng để phản ánh đời tư của Tnú. + Phẩm chất, tính cách của người anh hùng: - Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết). - Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung thành): + Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay). + Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn. + Số phận của người anh hùng gắn liền với số phận cộng đồng. Cuộc đời Tnú đi từ đau thương đến cầm vũ khí thì cuộc đời của làng Xô Man cũng vậy. + Khi bị địch tra tấn, mười ngón tay như mười ngọn đuốc sống : tố cáo tội ác kẻ thù; soi sáng ý chí kiên cường của Tnú. + Tnú đã biến đôi bàn tay mỗi ngón cụt một đốt trở thành bàn tay báo thù: Bóp chết tên chỉ huy đồn giặc; tiếp tục cầm súng chiến đấu, . . Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyện một thời, một nước. Như vậy, câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa cuộc đời một dân tộc. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn. *Các nhân vật khác: cụ Mết, Mai, Dít, Heng. - Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung. + Cụ Mết : Già làng có uy tín và được kính trọng. Là người cổ động, tổ chức, điều hành phong trào đấu tranh. Trầm tĩnh, sáng suốt, dày dặn kinh nghiệm àỞ cụ toát lên vẻ đẹp quắc thước, cứng cỏi, lẫm liệt, mạnh mẽ. Là nhân vật gạch nối giữa quá khứ và hiện tại. là điểm tựa vững chắc cho thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn. Cụ Mết tượng trưng cho lịch sử, cho truyền thống hiên ngang, bất khuất, cho sức sống bền bỉ của dân làng Xô Man. + Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh. + Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.
4. TÁC PHẨM : NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (NGUYỄN THI). Câu 1 : Phân tích và so sánh tính cách của nhân vật Việt và Chiến. + Nét tính cách chung của hai chị em: - Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba và má). - Hai chị en có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc. - Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm - Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm. Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và Chiến cũng là của tuổi trẻ miền Nam trong những năm tháng ấy: "Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù". - Hai chị em Việt đều có những nét rất ngây thơ thậm chí có phần trẻ con (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi tên tòng quân). + Nét riêng ở Chiến: - Hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến không chỉ "nói in như má" mà còn học được cách nói "trọng trọng" của chú Năm,... - Tính cách "người lớn" ở Chiến còn thể hiện ở sự nhường nhịn. Tuy có lúc giành nhau với em tranh công bắt ếch, đánh tàu giặc...cuối cùng bao giờ cô cũng nhường em hết trừ việc đi tòng quân. Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật được hồi tưởng qua Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc . + Nét riêng ở Việt: - Nếu Chiến có dáng dấp một người lớn thực sự thì ở Việt là sự lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. - Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu. - Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc "lăn kềnh ra ván cười khì khì", lúc lại rình "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay". - Vào bộ đội Việt đem theo một chiếc ná thun - Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở nên một anh hùng (ngay từ bé, Việt đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình. Khi trở thành một chiến sĩ, mặc dù chỉ có một mình, với đôi mắt không còn nhìn thấy gì, với hai bàn tay đau đớn, Việt vẫn quyết tâm sống mái với quân thù) - Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn nhiên và còn bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiến sĩ. Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống. Câu 2: Những biẻu hiện của khuynh hướng sử thi qua truyện ngắn. + Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương. + Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ. + Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt. + Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp. "Trăm dòng sông đổ vào một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm..., rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta...". Truyện kể về một dòng sông nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Truyện về một gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương. + Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. 5. TÁC PHẨM "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" (NGUYỄN MINH CHÂU). Câu 1: Cảm nhận của em về hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn. - Tác giả gọi một cách phiếm định "người đàn bà". Điều tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị. + Cao lớn , thô kệch, rỗ mặt + Khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt + Dáng đi mệt mỏi, chập chạp như một bà già + Lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng. Hiện thân của sự đói nghèo, vất vả, lam lũ, cam chịu, chịu nhiều bất hạnh. Chịu đựng sự ngược đãi thô bạo của chồng, không hề kêu ca, chống trả... lòng vị tha, tình yêu thương và đức hi sinh - Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện: + Lúc đầu chị ta sợ sệt, lúng túng, đáng thương tội nghiệp, xưng hô lễ phép: con - quí tòa. Sau khi chánh án tòa khuyên chị li hôn thái độ thay đổi: chủ động, mạnh dạn đề xuất ý kiến, xưng hô: chị - các chú + Người đàn bà hàng chài nhìn người chồng vũ phu chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh đáng thông cảm, chia sẻ. Người đàn bà quê mùa thất học này lại là người thấu hiểu lẽ đời. Chị chấp nhận sự hành hạ, đánh đập dã man của chồng để gia đình chị luôn có một người đàn ông chèo lái con thuyền, để chị được hạnh phúc khi nhìn đàn con được ăn no.
Câu 2: Trình bày hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong truyện ngắn. * Khung cảnh thiên nhiên - " Một cảnh đất trời cho", " từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa, và đẹp thực đơn giản và toàn bích", đó là "bức tranh nghệ thuật của tạo hóa" choáng ngợp trước cảnh tượng tuyệt đẹp, mĩ lệ, tươi mát của vùng trời nước mênh mang, khoáng đạt - Đứng trước nghệ thuật tuyệt tác của tạo hóa, người nghệ sĩ trở nên bối rối, như bị bóp nghẹt trái tim, phát hiện ra " bản thân cái đẹp chính là đạo đức"rung động thực sự, trong khoảnh khắc của cuộc sống anh cảm thấy tâm hồn mình như được thăng hoa, thanh lọc, gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi. * Cuộc sống của gia đình làng chài - Người nghệ sĩ chứng kiến cảnh tượng một người đàn ông đánh vợ dã man: + lão đàn ông hùng hổ, mặt đỏ gay. + lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà. - Người đàn bà cam chịu nhẫn nhục - Đứa con thương mẹ đánh lại cha, bị cha đánh ngã dúi xuống đất. Anh kinh ngạc đến sững sờ "cứ đứng há mồm ra mà nhìn". Đằng sau cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa lại có cả cái ác, cái xấu. Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí, luôn luôn tồn tại những mặt đối lập , mâu thuẫn: đẹp - xấu, thiện - ác. Đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, giữa hình thức bên ngoài với nội dung bên trong; đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
Chuyên đề 4 THỂ LOẠI THƠ ( số tiết : 6 tiết )
I. Đàn ghi ta của lor - ca - Thanh Thảo
Đề1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài " Đàn ghi ta của Lor-ca"- Thanh Thảo
" Tây Ban Nha ..................... máu chảy"
* Nội dung: - Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca - Nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân. - Người nghệ sĩ tài hoa và phóng khoáng, yêu tự do: "hát nghêu ngao" - Những hình ảnh thực diễn tả cái chết thảm khốc của Lor-ca: "áo choàng bê bết đỏ" - Xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân, về cái đẹp bị huỷ diệt. * Nghệ thuật: - Một loạt các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: " tiếng ghi ta nâu" " tiếng ghi ta lá xanh" "tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan"... tiếng đàn bàng hoàng, chao đảo - Nghệ thuật đối lập: giữa cái tự do, vô tư của nghười nghệ sĩ và sự tàn bạo của kẻ thủ (hát nghêu ngao/áo choàng bê bết đỏ...)
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: (9 dòng cuối) " đường chỉ tay đã đứt ............................... li la li la li la..." * Nội dung: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Ga-xi-a Lor-ca. - Cuộc đời ngắn ngủi, thế giới vô cùng để cho Lor-ca có được một sự giải thoát thực sự và không trở thành một bức tường kiên cố cản trở sự cách tân nghệ thuật của những người đến sau (đường chỉ tay đã đứt, Lor-ca bơi sang ngang...) - Các hành động: "ném lá bùa", "ném trái tim" - tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn. Xót thương, tiếc nuối cuộc đời Lor-ca bằng tình cảm chân thành, sự kính trọng và tri âm của Thanh Thảo. * Nghệ thuật: - Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng - Chuỗi âm thanh luyến láy li la li la li la...
II. Sóng (Xuân Quỳnh) Đề 1: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Dàn ý a. Mở bài Tình yêu là một trong những đề tài muôn thuở của thơ ca. Từ xưa đến nay thơ yêu phụ nữ thì nhiều nhưng thơ phụ nữ yêu thì quả là ít ỏi. Xuân Quỳnh là một trong số trường hợp ít ỏi đó. Tình yêu trong thơ chị thường đặt ra nhiều trăn trở, suy tư. Những suy nghĩ của nhà thơ tưởng chừng như tản mạn, không theo một lôgíc cụ thể, nhưng thực sự khêu gợi trí tưởng tượng, tạo ra những bất ngờ thú vị bằng chất thơ bay bổng, hồn nhiên, say đắm. Bài thơ Sóng là một minh chứng cho điều đó. Tứ thơ toàn bài xoay quanh một hình tượng sáng tạo có giá trị thẩm mĩ - hình tượng sóng - thể hiện những trạng thái của tình yêu thấm đẫm chất trữ tình, trong sáng, thiết tha. b. Thân bài * Hình tượng sóng qua nhạc điệu bài thơ - Hình tượng sóng diễn tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú, da dạng, vừa thiết tha, sôi nổi của một trái tim đang rạo rực yêu đương. Hình tượng sóng hiện lên qua hình ảnh và nhịp điệu nhịp nhàng, lúc sôi nổi, dồndập, lúc dịu êm, sâu lắng như nhịp sóng ngoài biển khơi, cũng như nhịp của con sóng tình cảm của một trái tim khao khát yêu thương: Dữ dội và dịu êm ồn ào và lặng lẽ - Âm điệu những dòng thơ 5 tiếng như những đợt sóng vỗ suốt chiều dài của bài thơ. Dù ở trên mặt nước hay dưới lòng sâu, con sóng vẫn luôn hiện hữu và vĩnh hằng: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được
* Hình tượng sóng thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình - Trăn trở trong tình yêu : Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu ? thể hiện tâm trạng của người đang yêu suy tư về sự huyền diệu, cái bí ẩn của tình yêu, cố gắng tìm ngọn nguồn của tình yêu nhưng không có được lời giải đáp. Vì tình yêu vốn không theo qui luật của lí trí. Câu trả lời không phải để giải đáp mà chỉ là một cảm nhận chân thành như một lời thú nhận : Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau - Nỗi nhớ trong tình yêu: Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Tình yêu đi liền nỗi nhớ. Nỗi nhớ bao trùm không gian bao la. Khắc khoải trong mọi thời gian, choán đầy cả trong tiềm thức, đi cả vào trong những giấc mơ. - Khát vọng tình yêu được thể hiện qua các cặp từ khẳng định: + Tuy - Vẫn + Dẫu - Vẫn - Khát vọng tình yêu được khẳng định qua ý chí: + Chiều dài: Đi qua... + Chiều rộng: Về xa... - Sự tin tưởng, thủy chung trong tình yêu: Nếu: ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở thì người con gái đang yêu: Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương Niềm tin và lòng thủy chung thật cảm động. Con sóng lúc nào cũng hướng tới bờ, cũng giống như tình yêu của em lúc nào cũng hướng tới anh, dù thời gian có chia cách, không gian có ngăn trở. Sóng chính là cái tôi thứ hai của XQ - một cái tôi khao khát tình yêu vĩnh hằng . Sóng là ẩn dụ về tình yêu của Em: Chung thuỷ, mãnh liệt. Nếu bờ là bến đậu của sóng, thì anh và em là bến đậu của tình yêu. * Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh. - Người phụ nữ trong thơ XQ yêu mạnh bạo, chân thành, yêu hết mình, quên mình, đòi hỏi sự thuỷ chung tuyệt đối. - Hai khổ cuối khẳng định tính chất vĩnh cửu của tình yêu. Có thể xem đó là triết lý tình yêu, đồng thời là triết lý nhân sinh, là khát vọng yêu và sống của XQ. c. Kết luận - Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. - Khẳng định triết lý nhân sinh cao đẹp: đó là sự hoá thân cho tình yêu vĩnh cửu.
Đề 2 : Anh ( chị ) hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để chứng minh rằng : Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
Dàn ý a. Mở bài Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài thơ là tiếng nói của tình yêu, là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ, gắn liền với cuộc sống. - Sóng là lời đối thoại giữa Em và Anh, thực chất đó là lời độc thoại nội tâm của một người phụ nữ đang yêu; đây còn là tiếng nói hồn nhiên, chân thành của một trái tim phụ nữ đang khát khao yêu đương. b. Thân bài - Bài thơ có hai hình tượng hai nhân vật trữ tình là Sóng và Em ( cái tôi trữ tình của nhà thơ). Quan hệ giữa chúng là quan hệ thống nhất, hai mà một, không tách rời nhau. Sóng là ẩn dụ, chỉ tâm trạng của người con gái đang yêu, hay đúng hơn là chỉ chính Em - người đang yêu và suốt đời mong được sống trong tình yêu. - Dùng hình tượng sóng Xuân Qùynh đã diễn tả một qui luật muôn thuở của tình yêu: Tình yêu gắn liền với tuổi trẻ, tuổi trẻ luôn khát khao yêu đương, tình yêu là sự trẻ trung của tâm hồn: Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ - Bằng hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh diễn tả sự băn khoăn, trăn trở của đôi lứa yêu nhau : Muốn giải thích , cắt nghĩa về tình yêu, về người yêu và về chính bản thân mình, nhưng đều không có câu trả lời thỏa đáng. Vì khó giải thích, cắt nghĩa, nên tình yêu luôn luôn mới mẻ, luôn luôn là sự khám phá : Em cùng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau - Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Bằng việc khai thác trạng thái đa dạng, đối lập của hình tượng Sóng, tác giả đã diễn tả nỗi cồn cào, khắc khoải của những người yêu nhau. - Nhân vật trữ tình bày tỏ khát vọng về một tình yêu thủy chung và vĩnh cửu : Em muốn hóa thân thành sóng để còn tồn tại mãi mãi của tình yêu : Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ Nhờ khai thác sáng tạo tính đối lập, đa dạng, phức tạp, vĩnh hằng của hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh bộc lộ sinh động những trăn trở, lo âu, khát vọng... của người phụ nữ với một tình yêu thiết tha mạnh mẽ. c. Kết bài - Trái tim khao khát, hạnh phúc của người phụ nữ đã được thể hiện rõ ở bài thơ Sóng. Trái tim ấy thật chân thành, đằm thắm, chứa dựng những tình cảm rộng lớn, mạnh mẽ. Có khả năng làm cho tình yêu đôi lứa biến thành một giá trị tinh thần cao quí của con người.
III. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) Đề 1: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa về đất nước như thế nào qua đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi ................................................. Cùng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ ( Trích trường ca "Mặt đường khát vọng") Dàn ý a. Mở bài - Đất nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệt là trong thơ ca hiện đại. Một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kỳ chống Mĩ là Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của mình về đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng. Hai mươi chín dòng thơ đầu có thể xem như một số định nghĩa về đất nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động, gợi cảm với giọng thơ sôi nổi, thiết tha: - Trích đề b. Thân bài - Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những liên tưởng kì thú. ý nghĩa về đất nước được nhà thơ diễn đạt qua chiều dài của thời gian - đất nước đã có từ lâu đời, và qua chiều rộng của không gian - đát nước là cội nguồn của dân tộc. * Đất nước đã có từ lâu đời - Không định nghĩa bằng những sử liệu, những khái niệm trừu tượng, nhưng nhà thơ đã giúp ta cảm nhận ý nghĩa đất nước bằng những điều thật cụ thể, thân thuộc, bình dị. Đất nước đã có từ ngày đó... qua sự tích trầu cau, qua truyền thuyết Thánh Gióng: Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc - Sự tích trầu cau biểu hiện tình nghĩa vợ chồng gắn bó thủy chung. Truyện Thánh Gióng thể hiện tinh thần bất khuất chống xâm lược của dân tộc ta từ thời dựng nước. Qua lời kể của người mẹ thân yêu, tuổi thơ ta thấm nhuần những tình cảm đầu đời về đất nước. - Đất nước còn hình thành những thuần phong mĩ tục. Hình ảnh: Tóc mẹ thì bới sau đầu, gợi lại cội nguồn dân tộc, là một trong những đặc thù của văn hóa Việt Nam không bao giờ bị ngoại lai, dù phải trải qua hàng ngàn Bắc thuộc. - Đất nước cũng hình thành từ lối sống giàu tình nặng nghĩa: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. - Theo tiến trình phát triển, dân tộc ta tiến lên nền văn minh nông nghiệp, từ việc xây dựng mái nhà che mưa trú nắng: cái kèo cái cột thành tên, đến cuộc sống lao động nông nghiệp vất vả để lo cái ăn: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất nước có từ ngày đó... - ý thơ chợt quay về hiện thực đời thường thật cụ thể, gần gũi, gắn bó với mỗi người chúng ta: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đó cũng là nơi khắc ghi những kỷ niệm riêng tư thơ mộng tuyệt vời: Đất nước là nơi ta hò hẹn Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm - Đất nước còn là giang sơn yêu quí qua làn điệu dân ca trữ tình: Đất là nơi " con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi " con cá ngư ông móng nước biển khơi" * Đất nước là cội nguồn của dân tộc - Cùng với thời gian đằng đẵng, hình ảnh đất nước còn trải rộng trong không gian mênh mông, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng dân Việt từ thuở sơ khai qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên: Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng ... Đất là nơi chim về Nước là nơi Rồng ở - Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ máu thịt giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai: Những ai đã khuất Những ai bây giờ Dặn dò con cháu chuyện mai sau - Tất cả đều ý thức một cách sâu sắc về nguồn gốc tổtiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc : Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhờ ngày giỗ tổ c. Kết bài - Nguyễn Khoa Điềm đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa dân tộc, xuyên suốt chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước. - Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liệu văn hóa dân gian, từ ca dao, dân ca, đến các truyền thuyết lịch sử, từ phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta qua những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đạm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.
Đề 2. Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Đất nước( trích trường ca " Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ cảm nhận mới mẻ về đất nước cũng như những lời nhắn nhủ tâm tình của tác giả đối với thế hệ sau: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần đất nước Khi hai đứa cầm tay Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đát nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời Dàn ý a. Mở bài - Giới thiệu tác giả và đoạn trích - Trích đề b. Thân bài * Cảm nhận về đất nước: 9 dòng thơ đầu - Đất nước có trong tình yêu đôi lứa : Trong anh và em hôm nay Đều có một phần đất nước à Giọng điệu tâm tình, nhà thơ đưa ra một nhậ thức mới mẻ : Đất nước thật gần gũi thân thiết như được hóa thân trong mỗi con người chúng ta. - Đất nước là sự kết tinh của tình đoàn kết và thương yêu: Khi hai đứa cầm tay Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn to lớn à Cảm nhận tinh tế và mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, sự kết hợp các kiểu câu đối xứng, tác giả muốn gửi đến người đọc một thông điệp: Đất nước là sự thống hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ Quốc, cá nhân với cộng đồng. - Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước: Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đát nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng à Không chỉ nói lên quan niệm đất nước là sự thống nhất giữa các thế hệ hôm qua, hôm nay, ngày mai, những câu thơ trên còn mở ra một tầng ý nghĩa mới đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước... đất nước sẽ tốt đẹp hơn, tháng ngày mơ mộng sẽ trở thành hiện thực. * Trách nhiệm với đất nước: 4 dòng thơ còn lại Em ơi em đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời - Sự sáng tạo của nhà thơ trong việc biểu hiện mối quan hệ giữa đất nước với ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trong cộng đồng, đây cũng chính là bức thông điệp gửi đến thế hệ sau: Phải biết gắn bó, san sẻ, hóa thân,... làm nên đất nước... - Nhân dân đã hóa thân thành đất nước. Đoạn thơ đã tập trung làm nổi bật tư tưởng đất nước của nhân dân c. Kết luận - Khái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn thơ - Rút bài học, ý thức trách nhiệm đối với đất nước Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau đây của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ tư tưởng "Đất nước của nhân dân": Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu ........................................................ Những cuộc đời đã hóa núi sông ta. (Trích trường ca " Mặt dường khát vọng" ) Dàn ý - Cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu về địa lý, về những danh lam thắng cảnh trên klhắp các miền đất nước : núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiên không còn là thắng cảnh thiên nhiên thuần tuý, mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, sự đóng góp của nhân dân, sự hoá thân của những con người vô danh... Những người vợ nhơ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu .................. Con Cóc, con Gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh - Thiên nhiên đất nước hiện lên như một phần máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước, đã đặt tên, ghi dấu về cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất, Từ những hình ảnh, những cảnh vật hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã qui nạp thành một khái quát sâu sắc: Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi ................. Những cuộc đời đã hoá núi sông ta - Tư tưởng đất nước của nhân dân đã chi phối cách nhìn của nhà thơ khi chiêm nghiệm về lịch sử bốn nghìn năm của đất nước. Nhàthơ không ngợi ca các triều đại nổi tiếng, cũng không ngợi ca những anh hùng đã được ghi lại trong sử sách mà lại tập trung nói tới những con người vô danh, bình dị. Đất nước trước hết là của nhân dân, những con người bình dị, vô danh đó: Họ đã sống và chết ........... Những họ đã làm ra đất nước - Họ lao đọng và chống giặc ngoại xâm, họ gìn giữ và truyền alị cho các thế hệ mai sau những giá trị văn hoá, văn minh, tinh thần và vật chất của đất nước: từ hạt gạo, hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, tên xã, tên làng, đến những thần thoại, câu ca dao, tục ngữ... Mạch cảm xúc, suy nghĩ của bài thơ cứ dồn tụ đẫn đến cao trào, làm bật lên tư tưởng cốt lõi của bài thơ vừa bất ngờ, và giản dị, và độc đáo: Để Đất Nước nước này là Đất Nước của Nhân dân Đất Nước củaNhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
IV. Tây Tiến Đề 1 : Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng? "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! .. .. . . . . . .. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi". * Khái quát về nỗi nhớ - Ba hình ảnh hiện về trong nỗi nhớ: Sông Mã, Tây Tiến, rừng núi. - Điệp từ : nhớ, chơi vơi à nỗi nhớ dàn trải, tha thiết, gợi khoảng cách về không gian, thời gian. * Câu 3,4: Vẻ đẹp của người lính trên đường hành quân. - Sương lấp đoàn quân mỏi: Sự gian lao của người lính trên đường hành quân. - Hoa về trong đêm hơi: Vộn cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng.
* Câu 5->8: Bức tranh thiên nhiên miền Tây: - Từ láy tạo hình : diễn tả sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây. - Hình ảnh Súng ngửi trời : thể hiện sự tinh nghịch, ngộ nghĩnh của người lính, vẫn vui đùa trước mọi hoàn cảnh khó khăn. - Phép đối : Ngàn thước lên cao>< ngàn thước xuống à Diễn tả dốc núi vút lên đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. - Câu thơ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi : Dùng toàn thanh bằng à Vẻ đẹp thơ mộng, yên bình của bản làng Tây Bắc, cũng là tâm hồn cua rngười lính vẫn hướng về cuộc sống đời thường. * Câu 9-> 12 : Vẻ đẹp của người lính trong tư thế hi sinh. - Từ láy : chiều chiều, đêm đêm cùng những hình ảnh thác gầm thét, Cọp trêu người à Những khó khăn và những nguy hiểm nối tiếp nhau. - Cách nói giảm : Không bước nữa, bỏ quên đời : Cái chết nhẹ nhàng nhưng vẫn thiêng liêng trang trọng. * Hai câu cuối : Khẳng định, kết lại nỗi nhớ. Nhớ ôi !... - Nỗi nhớ da diết của tác giả và những người lính Tây Tiến. - Nhớ về những kỉ niệm của cuộc sống đời thường ấm áp : cơm lên khói, thơm nếp xôi.
Đề 2 : Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, . . . . . Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa" * 4 câu đầu: Nỗi nhớ của tác giả và vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây tiến trước cuộc sống, con người miền Tây. - Cảnh đêm hội: lung linh, huyền ảo. - Tâm trạng người lính Tây Tiến : ngạc nhiên, ngỡ ngàng, say mê, vui sướng. * 4 câu sau: Vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến trước thiên nhiên miền Tây và nỗi nhớ của tác giả: - Với ngòi bút gợi tả, thiên nhiên miền Tây hiện lên hoang sơ nhưng mĩ lệ và nên thơ. - Câu hỏi tu từ: có thấy, có nhớ: nỗi nhớ tha thiết của tác giả về thiên nhiên miền Tây.
Đề 3 : Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến ? "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc . . . . . . . . . . Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi" Gợi ý 1. Chân dung người lính Tây Tiến: Tây tiến đoàn binh không mọc tóc ................. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm + Ngoại hình: Diện mạo khác thường, nhưng vẫn lẫm liệt oai phong: Không mọc tóc, mắt trừng, dữ oai hùm. Dáng vẻ ấy như hòa cùng núi rừng, tương xứng với vẻ hào hùng dữ dội của Tây Bắc. + ý chí: Người lính chịu nhiều gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật, nhưng ốm mà không yếu, dữ mà không tợn. Lần lượt vượt qua sự hiểm trở của núi rừng, sự rình mò của thú dữ, sự dãi dầu của thân xác, sự hoành hành của bệnh tật và cuối cùng là cái chết. Nhưng tất cả không làm cho họ nhụt chí: Bỏ quên đời, chẳng tiếc đời xanh, gửi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Nội...Thật ngang tàng, bất cần, với thái độ kiên định, sắt đá, coi thường cả cái chết. Quyết hiến dâng đời trai trẻ cho quê hương đất nước. + Tâm hồn: Mộng mơ, hào hoa, tình tứ. Dịch bệnh phải bó tay trước sức sống dẻo dai của những người lính đa tình này : Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 2. Khúc ca bi tráng - Lời thơ trang trọng. Cái chết của người chiến sĩ Tây Tiến thật đẹp, đó là ý chí hào hùng, quyết dâng hiến đời trai trẻ cho đất nước. Vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Câu thơ đã toả sáng một phương châm sống, một triết lý sống, một lẽ sống rất cao đẹp của tuổi trẻ thời bấy giờ: Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Quang Dũng đã vẽ lại hình ảnh cuả đồng đội với tất cả tấm lòng khâm phục và nỗi nhớ thương da diết của mình. - Nhắc đến sự hào hùng chính là nói đến cái Tráng. Nhưng không thể không nhắc đến cái Bi. Lại một lần nữa nhà thơ không dấu diếm một sự thật đau lòng trong chiến tranh. Nhà thơ nhìn thẳng vào cái Bi, nhưng đem đến cho nó một vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng và sang trọng: áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Không một giọt nước mắt, không một nén hương, không một manh chiếu, chỉ có con sông Mã thay lời sông núi tấu lên khúc nhạc buồn bi tráng tiễn đưa hương hồn người chiến sỹ. 3. Nỗi nhớ bâng khuâng - Với những kỷ niệm sâu sắc về một thời chiến đáu đầy gian khổ hi sinh, người lính Tây Tiến luôn gắn bó với miền Tây Bắc Bộ của Tổ Quốc. Cái chết vẫn không làm cho người chiến sỹ Tây tiến quay đầu, các anh vẫn Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
V. Việt Bắc (Tố Hữu). Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu : Ta về mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. - Mở đầu bằng một câu hỏi tu từ: Mình có nhớ ta? đó vừa là lời thoại vừa là cái cớ để giãi bày tình cảm. Kiểu giãi bày kín đáo, tế nhị: Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Hoa là phong cảnh của thiên nhiên- đại diện cho nét đẹp núi rừng Việt Bắc. Thiên nhiên và con người đều mang đến chất trữ tình say đắm. Cả Hoa và Người đều không thể tách rời trong nỗi nhớ của người ra đi. Chính điều đó làm tăng thêm vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh núi rừng Việt Bắc. - Những câu thơ tiếp theo tràn ngập ánh sáng, đường nét, âm thanh và màu sắc. Cảnh và người hoà quyện tạo nên một nét đặc trưng của Việt Bắc: Màu đỏ tươi của bông hoa chuối rừng, màu trắng tinh khiết của hoa mơ, điểm thêm vào đó là một vẻ đẹp khoẻ khoắn, thánh thiện của con người lao động giữa khung cảnh núi rừng bao la: - Đoạn thơ dựng lên cả mùa xuân, hạ, thu cùng với tất cả những nét đặc trưng vốn có của thiên nhiên. Nhớ về Việt Bắc không chỉ là nỗi nhớ thiên nhiên mà còn là nỗi nhớ thương những con người Việt Bắc cần cù, chịu khó, bất khuất, thuỷ chung với cách mạng. Đoạn thơ cứ xen kẽ một câu tả cảnh ,lại một câu tả người. - Trong nỗi nhớ của người ra đi thì nỗi nhớ về những kỷ niệm với con người Việt Bắc là nỗi nhớ sâu sắc nhất. Bao trùm lên cả đoạn thơ là một nỗi nhớ đến khắc khoải, da diết. Những câu thơ lục bát cứ nhẹ nhàng, nhuần nhuyễn, câu nọ gợi câu kia, ý nọ tiếp nối ý kia tuôn trào mạch cảm xúc vô tận. - Với cách xưng hô Mình -Ta, nhịp điệu bài thơ trầm bổng mang âm hưởng bâng khuâng, êm đềm như một khúc hát ru kỷ niệm. Đặc biệt điệp từ nhớ được lặp đi lặp lại nhiều lần và mỗi lần lại mang một sắc thái khác nhau với mức độ tăng tiến, ngày càng cụ thể rõ nét. - Đoạn thơ chỉ gồm mười câu nhưng là sự kết tinh của cả bức tranh Việt Bắc. Giá trị tạo hình và biểu cảm của bài thơ dựng lên khá chân thực một bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc. Với một cấu trúc cân đối, hài hoà, hợp lý giữa cảnh và người, tất cả đều hoà quyện trong nỗi nhớ của người ra đi. Một mặt nào đó, đoạn thơ là tấm lòng, là tiếng nói của chính tác giả về chiến khu Việt Bắc- cội nguồn của dân tộc.
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: " Mình về mình có nhớ ta ....................................... Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay". * Nội dung : Bốn câu đầu: - Lời hỏi tha thiết mặn nồng của người ở lại với người ra đi về xuôi. - Gợi nỗi nhớ tha thiết về một thời kì cách mạng, vùng cách mạng. Bốn câu sau: Câu trả lời trĩu nặng nghĩa tình của người ra đi về xuôi: - Tâm trạng của người chia tay: Nhớ nhung vương vấn. - Cảnh chia tay lưu luyến, bịn rịn, không biết nói sao cho hết tình cảm của hai người. à Tình cảm cách mạng và đạo lí cách mạng. * Nghệ thuật: - Kết cấu đối đáp, giọng điệu trữ tình, ngọt ngào. - Điệp từ Nhớ, đaịi từ Mình- Ta. - Sử dụng từ láy, câu hỏi tu từ, hình ảnh hoán dụ, . . . .
Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu? Mình đi có nhớ những ngày . . . .. . . . . . .. . Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa" * Nội dung: - Câu 1,2: Câu hỏi gợi nhớ những tháng ngày kháng chiến ở Việt Bắc - Câu 3-> 6: Câu hỏi gợi nhớ không gian, thiên nhiên Việt Bắc - Câu 7,8: Câu hỏi gợi nhớ cuộc sống, con người Việt Bắc - Cau 9->12: Câu hỏi gợi nhớ kỉ niệm kháng chiến và những địa danh Việt Bắc * Nghệ thuật: - Kết cấu đối đáp, giọng điệu trữ tình ngọt ngào. - Phép tương phản, đối lập. - Phép ẩn dụ, hoán dụ. - Điệp từ "nhớ", đại từ "mình", . . . .
Đề 4: Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu? "Những đường Việt Bắc của ta . . . . . . . . . . . . . . . Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng" Gợi ý - Mở đầu đoạn thơ là một cái nhìn bao quát: Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Câu thơ bình dị mà chứa chất bao niềm tự hào về quang cảnh ra trận và khí thế của ta trên chiến trường. Trên các nẻo đường Việt Bắc, đêm nối đêm cứ rầm rập tiến quân ra trận. - Từ láy rầm rập diễn tả được bước chân đi đầy khí thế và sức mạnh áp đảo của một tập thể đội ngũ chỉnh tề. Cuộc ra trận của ta bỗng trở thành một cuộc diễu binh hùng tráng - Hình ảnh đoàn quân ra trận được miêu tả cụ thể hơn ở những câu thơ sau: Quân đi điệp điệp trùng trùng ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Từ láy: Điệp điệp trùng trùng, gợi hình ảnh những đoàn quân ra trận nối dài vô tận và hùng vĩ. Hình ảnh thơ được viết với bút pháp cường điệu mang đậm màu sắc anh hùng ca. Vì vậy sức mạnh của đoàn quân được nâng ngang tầm với sức mạnh của sông núi. - Câu thơ thứ hai vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng sâu xa: ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan. Trước hết nó diễn tả đoàn quân đi trong đêm, đầu súng lấp lánh ánh sao trời, kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị, tạo cho người chiến sĩ một vẻ đẹp vừa bình dị vừa cao cả, vĩ đại. - Tiếp nối những binh đoàn bộ đội, là dân công tiếp tế lương thực, đạn dược. Họ cũng là những chiến sĩ rầm rập lên đường, nam nữ thanh niên cũng vào trận đầy khí thế: Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay - nói lên được bước chân đầy sức mạnh tiến công của anh chị em dân công, vừa khái quát được sức nặng của những gánh hàng tiếp tế ra tiền tuyến. Câu thơ giàu màu sắc tạo hình, vừa bay bổng vừa lãng mạn. Đoàn dân công đi vào chiến dịch mà như thể đi trong đêm hội hoa đăng. Thật đẹp đẽ và cũng thật tự hào về khí thế và niềm vui ra trận của quân ta. - Một không khí khẩn trương và rộn ràng nhưng cũng thật tưng bừng và náo nhiệt: Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên Chỉ bằng một hình ảnh thơ, Tố Hữu đã diễn tả được cái đông đảo hùng mạnh của lực lượng cơ giới. Hai câu thơ có sự đối lập về hình ảnh, làm nổi bật sự trưởng thành lớn mạnh của quân ta và niềm tin tất thắng của những người ra trận. - Sự cố gắng và trưởng thành trong kháng chiến đã mang lại những chiến thắng vang dội trên khắp mọi miền: Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng Một loạt những địa danh được nhắc đến trong niềm vui bất tận. Tác giả liệt kê những trận đánh, những chiến thắng trên những địa danh thân yêu của đất nước./. ------------
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro