Địa học kì I 11
BÀI 6
HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ
- Trung tâm Bắc Mĩ => lãnh thổ cân đối => thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
- Bán đảo A-lax-ca và Hawai.
2. Vị trí địa lí
- Nằm ở Tây bán cầu.
- Giữa 2 đại dương: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Tiếp giáp Canada, Mehico và vịnh Mehico và Mĩ Latinh.
II. Điều kiện tự nhiên
1. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ
a. Miền Tây
- Địa hình: là vùng núi trẻ Coocdie, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên, ven biển là những đồng bằng nhỏ.
- Khí hậu: ôn đới, cận nhiệt hải dương và cận nhiệt, ôn đới lục địa.
- Tài nguyên: nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn, đất đồng bằng phì nhiêu.
b. Miền Đông
- Địa hình: gồm dãy núi già Apalat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương Đặc điểm tự nhiên:
- Khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương & cận nhiệt đới.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản: than đá, quặng sắt.
+ Nguồn thuỷ năng phong phú.
+ Đất phì nhiêu
c. Vùng đồng bằng trung tâm:
- Địa hình: Phía bắc và phía Tây là địa hình gò đồi thấp, phía Nam là đồng bằng phù sa.
- Khí hậu: Ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt đới (ven vịnh Mêhicô).
- Tài nguyên: Than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Đất phù sa màu mỡ, rộng.
- Đồng cỏ rộng.
2. A-la-xca và Hawai
a. A-la-xca
- Là bán đảo rộng lớn.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
- Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí thiên nhiên.
b. Hawai: Nằm giữa Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
III. Dân cư
1. Gia tăng dân số
- Dân số đứng thứ 3 trên thế giới.
- Dân số tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á.
- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động.
2. Thành phần dân cư
- Đa dạng:
+ Có nguồn gốc chủ yếu từ châu Âu.
+ Gốc châu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh.
+ Dân Anhđiêng còn 3 triệu người.
3. Phân bố dân cư
- Tập trung ở:
+ Vùng Đông Bắc và ven biển.
+ Sống chủ yếu ở các đô thị.
- Dân cư có xu hướng chuyển từ Đông Bắc xuống phíaNam và ven Thái Bình Dương.
TIẾT 2: KINH TẾ
I. Qui mô nền kinh tế
- Đứng đầu thế giới.
II. Các ngành kinh tế
1. Dịch vụ: phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP –năm 2004.
a. Ngoại thương
- Đứng đầu thế giới.
b. Giao thông vận tải
- Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì
- Thông tin liên lạc rất hiện đại.
- Ngành du lịch phát triển mạnh.
2. Công nghiệp: là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
- Tỉ trọng trong GDP giảm dần: 19,7% năm 2004.
- Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp điện.
+ Công nghiệp khai khoáng.
- Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng các ngành hiện đại.
- Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.
3. Nông nghiệp: đứng hàng đầu thế giới
- Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% năm 2004.
- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm thuần nông tăng dịch vụ nông nghiệp.
- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ các vành đai chuyên canh vùng sản xuất nhiều loại nông sản theo mùa vụ.
- Hình thức: chủ yếu là trang trại: số lượng giảm dần nhưng diện tích trung bình tăng.
- Nền nông nghiệp hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh.
- Là nước xuất khẩu nông sản lớn.
- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
BÀI 7
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
TIẾT 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển
- Sau chiến tranh thế giới II, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.
- Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.
- 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- 1958: cộng đồng nguyên tử.
- 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC).
- 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước.
2. Mục đích và thể chế của EU
- Mục đích:
+ Xây dựng phát triển khu vực mà nơi đó hàng hóa, người, vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết kinh tế, luật pháp, an ninh và ngoại giao.
- Thể chế:
+ Hội đồng châu Âu
+ Nghị viện
+ Hội đồng bộ trưởng
+ Ủy ban liên minh
II. Vị thế của EU trong nền KT thế giới
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng cùng đồng tiền Euro EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước.
2. Tổ chức thương mại hàng đầu
- Kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.
- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung 1 mức thuế.
- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản.
TIẾT 2: EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
I. Thị trường chung Châu Âu
1. Tự do lưu thông
- 1993, EU thiết lập thị trường chung
a. Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việc
b. Tự do lưu thông dịch vụ
c. Tự do lưu thông hàng hóa
d. Tự do lưu thông tiền vốn
2. Euro – đồng tiền chung Châu Âu
- 1999: chính thức lưu thông
- 2004: 13 thành viên sử dụng
- Lợi ích:
+ Nâng cao sức cạnh tranh
+ Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
+ Thuận lợi việc chuyển vốn
+ Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp
II. Hợp trong sản xuất và dịch vụ
1. Sản xuất máy bay Airbus
- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập, nhằm cạnh tranh với các công ty của Hoa Kỳ
2. Đường hầm giao thông Măng-sơ
- Nối liền nước Anh với lục địa hoàn thành vào 1994
- Lợi ích:
+ Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược lại
+ Đường sắt siêu tốc phục vụ có thể cạnh tranh với hàng không
III. Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion)
1. Khái niệm
Người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp kinh tế, XH, văn hóa một cách tự nguyện vì lợi ích
chung các bên tham gia
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
Hình thành tại biên giới Hà Lan, Đức và Bỉ.
TIẾT 4: CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Nằm ở trung tâm Châu Âu, tiếp giáp 9 nước, giáp biển Bắc và Ban-tich.
Thuận lợi thông thương với các nước khác, cầu nối giữa Đông Tây Bắc Nam của châu Âu. Có vai trò chủ chốt trong EU (là một trong những nước sáng lập ra EU).
- Khí hậu: ôn đới với nhiều cảnh quan đa dạng => du lịch.
- Nghèo khoáng sản, đáng kể là than và muối mỏ.
II. Dân cư và xã hội
- Mức sống cao.
- Dân số già, tỉ suất sinh thấp => chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích gia đình đông con.
- Dân số tăng chủ yếu do nhập cư.
- Giáo dục đào tạo được chú trọng.
III. Kinh tế
1. Khái quát
- Là cường quốc kinh tế, đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm chủ yếu 70%, nông nghiệp và công nghiệp là 30%.
2. Công nghiệp
- Nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao.
- Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại => sản phẩm chất lượng cao.
- Người lao động sáng tạo.
3. Nông nghiệp
- Được cơ giới hóa, chuyên môn hóa, áp dụng kĩ thuật cao nên năng suất tăng mạnh.
- Nổi tiếng là lúa mì, gia súc, sữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro