Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Kinh nghiệm làm phần nghị luận xã hội

Trước hết mình muốn xác nhận tư tưởng một chút. Làm phần này khó không? Mình xin khẳng định là không khó. Dễ đạt được điểm tuyệt đối hơn phần nghị luận văn học (tức câu làm văn 5đ). Kĩ năng phần này thành thật mà nói không cần nhiều. Không cần dùng những từ quá hoa mỹ. Đánh thẳng vào vấn đề là ok.

NHƯNG, nếu không biết thì lại thành ra là khó và mất thời gian. Không biết ở đây là không biết về vấn đề cần nghị luận. Vì là nghị luận xã hội nên cần tới những hiểu biết thực tế của bản thân, thế nên có thể bạn sẽ gặp vào cái đề "không biết nó đang nói gì nữa". Như đề NLXH của năm 2018 ấy :))  đọc chỉ muốn khóc một dòng sông... Nhưng dù là không biết tí ti gì, thì nếu ước đoán, viết theo form thì bạn vẫn có thể được một nửa số điểm. Điểm bài này trung bình thường rơi và khoảng 1.25-1.5 là nhiều. Viết lạc đề, không biết viết gì thì thấp hơn. Còn viết đủ phần cơ bản + mở rộng/phản đề thì sẽ là 1.75/2đ.

NLXH có 2 dạng bài chính là nghị luận về một tư tưởng đạo lý hoặc về vấn đề xã hội. Với kinh nghiệm của mình, mình khuyên các bạn, nhất thiết phải vạch vài dòng ra trước khi viết vào bài. Không tốn thời gian lắm đâu. Khi vừa đọc đề, vừa viết vài ý ra, mất khoảng 3-5' là cùng. Rồi hệ thống lại. Nếu bạn có thể ghi nhớ được, nằm lòng dàn ý rồi thì ok. Nhưng thường thì trong quá trình viết sẽ quên đi những gì mình đã nghĩ, có thể vài ý quan trọng sẽ bị bỏ qua. Hết sức lưu ý nhé.

Rồi, giờ thì tới từng dạng đề một. Chắc trên mạng cũng có dàn ý chi tiết, và các bạn chắc cũng được học kĩ lắm rồi, nên mình không nhắc lại nhiều làm gì. Dưới đây mình chỉ chia sẻ về cách mình làm bài mà thôi.

#1. Nghị luận về tư tưởng đạo lý

Khi đọc đề, lập tức gạch lại những từ/câu quan trọng, trong quá trình viết bám theo những thứ đó. 

Để tiết kiệm thời gian, mình thường vào đề trực tiếp, với những câu quen thuộc như, "trong thời đại ngày nay, có câu nói của...đáng suy ngẫm" vv. Điểm phần này tính ra khá ít so với tổng thể, thế nên mở đoạn và kết đoạn chỉ cần liên quan đến đề là được. Nếu bạn có thể lập tức nghĩ ra cái mở đoạn hay thì hãy viết, nếu không thì cứ trực tiếp. Tránh lạc đề, tránh lãng phí thời gian, mà lại chẳng đáng nhiêu điểm

Ngay sau đó phải khẳng định quan điểm của bản thân, câu nói/đạo lý đó đúng hay sai. Rồi lập luận, sao đúng/sao lại sai. Nếu bế tắc, có thể dựa vào văn bản ở trên. Thường thì, tư tưởng đạo lý được rút ngay từ bài đọc ở trên. Không hoàn toàn có thể dùng văn bản ở trên, nhưng một số đoạn có thể rút được.

Bạn có thể vừa lập luận, vừa đưa ra dẫn chứng. Mình thường lập luận hết rồi đưa ra dẫn chứng/ví dụ minh họa. Cảm giác nó tách ra thì giám khảo chấm sẽ dễ hơn. Bạn nên tránh viết nó lồng ghép quá, rất khó nhìn ra ý. Một người cần chấm nhiều bài, thế nên chỉ nhìn ý là chính. Nếu bạn để giám khảo nhìn kĩ bài của mình thì khả năng cao sẽ bị chấm thấp hơn vì bị soi ra vài lỗi nào đó. Gọn thoáng, dễ nhìn nên được ưu tiên. 

Ước lượng thời gian để viết phần mở rộng/phản đề ngắn hay dài. Nhưng dù dài tới đâu cũng không được át phần lập luận ở trên. Đã nêu quan điểm đúng/sai rồi thì làm bật phần đó lên, còn phần này chỉ là phụ. Nên cố gắng viết vài ba dòng phần này vào. Như thế sẽ được đánh giá cao hơn các bài khác -> khả năng điểm cũng cao hơn.

Nếu phần mở rộng/phản đề không nghĩ ra được gì nhiều, thì nên viết nhiều hơn ở phần bài học. Thường thì bài học mình sẽ là phần kết bài luôn, đỡ dài dòng.

Dàn: Mở - đúng/sai - lập luận - dẫn chứng/chứng minh - mở rộng/phản đề - bài học - kết

#2. Nghị luận về một vấn đề xã hội

Như phần trên, mình ưu tiên gọn ở phần mở. Chỉ nêu sơ sơ biểu hiện/cảm nghĩ về vấn đề đó. Sau đó thì đi sâu vào từng khía cạnh, từng biểu hiện của vấn đề cụ thể ra sao.

Sau đó thì tới ảnh hưởng của vấn đề này. Thường thì các bài này có thể ghi từ mức độ bản thân -> gia đình - > xã hội. Chỉ là thường thôi nhé, tùy bài tất nhiên là nó khác.

Tới giải pháp, theo thứ tự đó luôn, để liền mạch.

Hết giải pháp thì tới mở rộng/phản đề. Có thể nhìn theo chiều hướng khác không. Biểu hiện như vậy thì có thể nhìn nhận khác không.

Tới bài học cho các nhân/người khác (mình cũng thường sử dụng như là phần chốt luôn)

Dàn: Mở - biểu hiện - ảnh hưởng - giải pháp - mở rộng/phản - bài học - kết

______

Theo kinh nghiệm của mình thì bài NLXH mà đạt điểm cao thường là những bài có ý đột phá, có tư tưởng mà các bài xung quanh không có hoặc không nói lên được. Phản đề tốt cũng gây ấn tượng mạnh nữa. Chịu khó đầu tư vào suy nghĩ/lập luận (mà điều này quan trọng cho sau này nữa chứ) mình nghĩ là không thừa. Đây cũng là lý do mình nói là NLXH không khó nè

Bữa tới là nốt kinh nghiệm về làm NLVH nhé (phần này mình hơi kém :vv). Sau đó sẽ là đề và bài mình đã làm, các bạn có thể tham khảo (hoặc không). Do các bạn lựa chọn mà.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro