Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

VAI TRÒ, HẠN CHẾ, XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

   V.I.LêNin nhận xét rằng: "Sự phát triển nhanh chóng và sự trì truệ là hai xu thế cùng song song tồn tại trong nền kinh tế độc quyền. Đó cũng chính là một biểu hiện quan trọng thuộc chủ nghĩa tư bản độc quyền. Hai xu thế phát triển nhanh chóng và trì truệ được thể hiện rõ qua vai trò và hạn chế của chủ nghĩa tư bản."

- Vai trò của chủ nghĩa tư bản:

   Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, chủ nghĩa tư bản đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thế giới loài người, nhưng nó vẫn có những mặt tích cực đối với sản xuất, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đời sống xã hội.

   Đầu tiên là: Tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Một mặt, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột, làm giàu nhanh chóng, mặt khác, những nhân tố đó có tác động mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tiến bộ khoa học.

   Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao. Từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí, từ giai đoạn cơ khí hóa sang tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.

   Thứ hai là, chú trọng đến giáo dục nâng cao tri thức, sự hiểu biết cho người lao động. Giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường khả năng chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế nhân loại bước vào thời kì mới: nền kinh tế tri thức. Thực hiện xã hội hóa sản xuất: Quá trình xã hội hóa biểu hiện ở sự phát triển phân công lao động xã hội, hợp tác lao động, tập trung hóa, liên hiệp hóa sản xuất...làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết vào một hệ thống sản xuất, một quá trình sản xuất xã hội.

   Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.

- Hạn chế của chủ nghĩa tư bản:

   Bên cạnh mặt tích cực, chủ nghĩa Tư Bản cũng gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại:

   Trước hết, Chủ Nghĩa Tư Bản gắn liền với quá trình tích lũy tư bản: Tích lũy tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản để mở rộng sản xuất, tăng thêm quy mô bóc lột. Thực chất, đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất nhỏ lẻ và nhân dân tự do, nhờ vào hoạt động buôn bán, trao đổi không ngang giá qua đó mà thực hiện sự bóc lột, nô dịch, đối với những nước lạc hậu.

   Chủ nghĩa tư bản là thủ phạm gây ra hàng trăm cuộc chiến tranh giành thuộc địa. Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và các khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả năng nề. Đặc biệt, là hai cuộc chiến tranh thế giới.

   Chủ nghĩa tư bản còn phải chịu trách nhiệm về nạn nghèo đói, bệnh tật của hàng triệu con người, nhất là ở các nước chưa phát triển, tạo ra hố ngăn cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới.

   Tài nguyên ngày càng cạn kiệt đến mức báo động và môi trường bị tàn phá nặng nề. Hậu quả của chiến tranh và cách mạng khoa học - kỹ thuật sự phát triển các công ty, nhà máy, xí nghiệp dẫn đến làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người mà các nước chịu ảnh hưởng đó là các nước nghèo và kém phát triển.

   Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong xã hội. Mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

=> Chủ nghĩa tư bản đã gây nên những hậu quả vô cùng tàn khóc đối với toàn nhân loại. Ra sức bóc lột nhân dân lao động, gây nên hàng trăm cuộc chiến tranh trên toàn thế giới với hậu quả hết sức năng nề. Gieo rét sự đói nghèo và bệnh tật cho xã hội loài người, khắc sâu thêm sự phân hóa giàu-nghèo và nhiều mâu thuẫn giữa các giai cấp, khiến các nước chậm phát triển đã nghèo nay lại nghèo hơn.

- Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản:

   Vận động là một phạm trù của triết học Mác - Lenin dùng để chỉ về một phương thức tồn tại của vật chất, đó là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi.

   Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển, một mặt đã thúc đẩy lực lượng sản xuất rất mạnh mẽ, tạo ra cơ sở vật chất – kỷ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại, mặt khác làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó - mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thêm gay gắt. Theo sự phân tích của C.Mác và V.I.Lênin, đến một chừng mực nhất định nào đó, quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là quan hệ sở hữu mới – sở hửu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập để đáp ửng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời.

   Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học – công nghệ thị trường, đang có khả năng thích nghi và phát triển trong chừng mực nhất định. Mặt khác, các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển tiến bộ của mình. Vì vậy, sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản cũng sẽ bị thay thế bằng một chế độ mới, cao hơn – xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #mac-lenin