SỰ THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP.
___
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.
- Mâu thuẫn dùng để chỉ mối lien hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập.
- Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là điều kiện, tiền đề tồn tại lẫn nhau.
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự ràng buộc lẫn nhau, nương tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập.
Nội dung của quy luật:
- Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Qúa trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng.
- Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối.
=> Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hoá giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới. V.I.Leenin khẳng định: "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập".
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát triển mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
- Phải biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn, biết phân loại và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn phù hợp với từng mâu thuẫn, trình độ phát triển, cũng như tìm ra phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện chín muồi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro