PHẠM TRÙ THỰC TIỄN
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ PHẠM TRÙ THỰC TIỄN.
___
Trong lịch sử triết học, các nhà triết học duy vật trước Mác không thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức, lý luận nên quan điểm của họ mang tính chất trực quan. Các nhà triết học duy tâm lại tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần, tư tưởng của thực tiễn, họ hiểu họat động thực tiễn như là hoạt động tinh thần, hoạt động của "ý niệm", tư tưởng, tồn tại đâu đó ngoài con người, nói cách khác, họ gạt bỏ vai trò thực tiễn trong đời sống xã hội.
Mac-Ăngghen, những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khắc phục những hạn chế trong quan điểm về thực tiễn của các nhà triết học trước và đưa ra quan điểm đúng đắng, khoa học về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận, Mác- Ăngghen đã thực hiện bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng.
Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của lý luận nhận thức Macxít nói riêng, chủ nghĩa Mac-Lênin nói chung. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn biểu hiện ở 3 hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, họat động chính trị - xã hội, họat động thực nghiệm khoa học.
Họat động sản xuất vật chất là họat động con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Họat động chính trị - xã hội là họat động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến, thúc đẩy xã hội phát triển. Thực nghiệm khoa học là họat động do con người tạo ra lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Trong đó, họat động sản xuất vật chất là loại họat động có vai trò quan trọng nhất, vì nó là hoạt động nguyên thủy nhất và tồn tại một cách khách quan, nó tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu, có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của con ngừơi.
Thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với hoạt động nhận thức. Trong mối quan hệ với nhận thức, vai trò của thực tiễn được biểu hiện trước hết ở chỗ, thực tiễn là cơ sở, động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, Ăngghen khẳng định "chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta cải biến tự nhiên".
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức còn thể hiện ở chỗ, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Theo Mac và Ăngghen thì "Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề của thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý". Tất nhiên, nhận thức xã hội còn có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn lô gic nhưng tiêu chuẩn lô gic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn. => Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức mà còn là nơi nhận thức hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro