Giáo Dục Công Dân 25|11|21
|Thái Nguyên, Trường Phổ Thông Vùng Cao Việt Bắc|
Câu 1:
- Hình thức thi hành pháp luật: thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc. Theo đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi, hành động hợp pháp
- Tuân thủ pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán
Câu 2:
- Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động là:
• Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
• Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
• Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 3:
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật: Là hành động (làm những việc không được làm) hoặc không hành động (không làm những việc pháp luật yêu cầu phải làm), xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình.
+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi: biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
Câu 4:
Bình đẳng giữa vợ và chồng là việc trong sinh hoạt đời sống vợ chồng, mỗi người có quyền và lợi ích ngang nhau. Không ai có quyền hơn người kia về vấn đề gì trong cuộc sống. Tôn trọng nhau đảm bảo quyền lợi cho nhau theo quy định của pháp luật.
Câu 5:
- Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
- Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:
Tuân thủ pháp luật: Không làm những điều pháp luật cấm
Thi hành pháp luật: Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật yêu cầu
Sử dụng pháp luật: Cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép.
Áp dụng pháp luật: Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ quy định pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức
Câu 6:
• Pháp luật quy định cụ thể đối với lao động nữ: có quyền hưởng chế độ thai sản; người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động)
Câu 7:
• Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật mang tính có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật thì vi phạm pháp luật sẽ được phân loại.
• Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật: Là hành động (làm những việc không được làm) hoặc không hành động (không làm những việc pháp luật yêu cầu phải làm), xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình.
+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi: biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
☆
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro