11. Trình bày quy trình để lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp.
Quy trình lựa chọn nhà cung cấp có thể bao gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Thu thập thông tin về nhà cung cấp: Do có nhiều nhà cung cấp cùng cung cấp một hoặc nhiều chủng loại sản phẩm giống nhau, nên để có quyết định chính xác trong mối quan hệ hợp tác.
- Bước 2: Lập danh sách nhà cung cấp ban đầu: Các nhà cung cấp được cập nhật vào danh sách nhà cung cấp ban đầu.
- Bước 3: Lập tiêu chí đánh giá: Để đánh giá nhà cung cấp, công ty xem xét các vấn đề liên quan đến nhà cung cấp, sắp xếp theo mức độ quan trọng hoặc cho trọng số các tiêu chuẩn.
- Bước 4: Tiến hành đánh giá nhà cung cấp theo tiêu chí đã chọn.
Sau khi xem xét và đánh giá tiềm năng của từng nhà cung cấp, người được phân công đánh giá sẽ tiến hành phân loại chọn lọc nhà cung cấp dựa vào tiêu chí đánh giá, các chuẩn mực lựa chọn, đánh giá và đánh giá lại.
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể thăm quan nhà xưởng và đánh giá trực tiếp cơ sở vật chất, giấy phép thành lập, kinh doanh và khả năng của nhà cung cấp.
- Bước 5: Lập danh sách nhà cung cấp chính thức. Danh sách nhà cung cấp được chọn phải lập theo thứ tự từ kết quả đánh giá.
- Bước 6: Lưu hồ sơ. Danh sách nhà cung cấp được chọn được cập nhật thường xuyên và phải duy trì hồ sơ các kết quả đánh giá và mọi hành động cần thiết phát sinh từ việc đánh giá.
- Bước 7: Đánh giá lại nhà cung cấp: Trong thời gian định kỳ, hoặc đột xuất công ty tiến hành đánh giá lại nhà cung cấp có tên trong danh sách nhà cung cấp chính thức và vẫn đang cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho Công ty.
12. Trình bày các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà cung cấp trong doanh nghiệp thương mại.
Để lựa chọn nhà cung cấp, doanh nghiệp cần xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp.
* Các tiêu chuẩn chính:
+ Chất lượng của nhà cung cấp: nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng hàng hóa... điều này thường được thể hiện qua tiêu chuẩn chất lượng mà họ đạt được qua các kì kiểm tra và đánh giá chất lượng như các tiêu chuẩn ISO, huy chương lại các hội chợ...
+ Thời hạn giao hàng: thời hạn giao hàng có, được đảm bảo không: nhà cung cấp thường xuyên giao hàng đúng hẹn hay sai hẹn và tại sao lại sai hẹn
+ Giá thành hàng mua bao gồm giá mua và chi phí mua hàng, điều kiện thanh toán..; để đánh giá giá thành mua hàng cần căn cứ vào giá thị trường, chi phí vận chuyển, thuế, các ưu đãi trong thanh toán và mua hàng...
*Các tiêu chuẩn khác:
+ Khả năng kĩ thuật của nhà cung cấp: khả năng trong đổi mới sản phẩm, trong đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ trong các hoàn cảnh đặc biệt, hoặc trong các đơn đặt hàng đặc thù; khả năng kĩ thuật giúp nhà cung cấp có khả năng thích ứng với các đòi hồi của thị trường.
+ Dịch vụ sau bán và dịch vụ bảo trì.
+ Khả năng sản xuất của nhà cung cấp: khả năng sản xuất của nhà cung cấp bảo đảm tính liên tục cũng như chất lượng của cung cấp hàng hóa, cụ thể bao gồm chất lượng của trang thiết bị, khả năng nhân sự, tổ chức sản xuất, hệ thống kiểm tra chất lượng, điều kiện làm việc.
+ Khả năng tài chính của nhà cung cấp: họ đang ở giai đoạn ổn định và phát triển với tình hình tài chính lành mạnh hay tang ở thời kỳ thua lỗ và khó khăn về tài chính.
13. Trình bày các yếu tố thuộc về doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc xác định nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp thương mại.
- Kế hoạch bán hàng và mua hàng của doanh nghiệp. Kế hoạch bán hàng và mua hàng là căn cứ quan trọng nhất để xác định nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ phải đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ hoạt động bán hàng. Tương thích với từng loại kế hoạch bán hàng và mua hàng, doanh nghiệp sẽ xác định kế hoạch dự trữ tương ứng.
- Chính sách mua hàng của doanh nghiệp. Chính sách mua hàng của doanh nghiệp quan hệ chặt chẽ với nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp áp dụng chính sách mua hàng đúng thời điểm, lượng hàng dự trữ sẽ ở mức thấp nhất (đi liền với mộ hình dự trữ đúng thời điểm). Ngược lại, nếu doanh nghiệp mua hàng theo lô lớn nhằm đầu cơ, tích trữ khai thác các cơ hội thị trường vì giá cả mua hàng có thể gia tăng, khi đó lượng hàng dự trữ sẽ gia tăng tương ứng.
- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Nguồn lực tại chính ảnh hưởng đến quy mô, trình độ dự trữ và điều kiện cơ sở vật chất kho bãi. Nếu doanh nghiệp lượng vốn lưu động lớn thì có thể tăng mức dự trữ của mình nhằm bình ổn giá cả đầu vào. Ngoài ra, với nguồn lực tài chính lớn, doanh nghiệp sẽ gia tăng khả năng dự trữ thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng kho bãi.
Một số doanh nghiệp có nguồn lực tài chính tốt có thể tiến hành đầu tư vào khâu sản xuất. Khi đó nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp bao gồm cả dự trữ nguyên vật liệu đầu vào sản xuất và thành phẩm.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng kho bãi. Với rất nhiều loại hàng hoa đòi hỏi phải có cơ sở vật chất dự trữ chuyên biệt thì yếu tố cơ sở hạ tầng kho bãi đóng vai trở then chốt trong xác định nhu cầu dự trữ. Điều kiện cơ sở hạ tầng kho bãi được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp. Bao gồm hệ thống cơ sở vật chất của doanh nghiệp và khả năng đi thuê ngoài.
- Trình độ quản lý cung ứng của doanh nghiệp. Trình độ quản lý của doanh nghiệp bao gồm trình độ của đội ngũ nhân sự tham gia vào quá trình quản trị cung ứng hàng hóa và mức độ tin học hóa của hệ thống quản trị duy trì cả doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp có trình độ quản lý cung ứng của doanh nghiệp tốt, lượng hàng dự trữ có thể giảm thiểu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro