câu 10
10. Phân tích quan điểm của triết học Mác- Lênin về vấn đề con người và bản chất con người (hướng vận dụng và ý nghĩa)
- Triết học Mác- Lê-nin cho rằng con người là một thực thể thống nhất giữa hai mặt:mặt sinh vật và mặt xã hội- Triết học Mác- Lê-nin cho rằng con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử.Con người là thực thể thống nhất giữa hai mặt sinh vật và xã hội:- Triết học Mác- Lê-nin đã nhìn nhận con người dựa trên các phương diện sau:+Con người xét về nguồn gốc là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên.+Con người là một thực thể thống nhất giữa hai mặt sinh vật và xã hội.*Mặt sinh vật của con người:- Con người là một bộ phận của tự nhiên, là một sản phẩm tiến hóa lâu dài của tự nhiên.- Sự tồn tại của con người cũng chịu sự tác động và chi phối của những quy luật tự nhiên, tất cả quy luật chi phối giới tụ nhiên đều chi phối con người.*Mặt xã hội của của con người:- ngoài nhu cầu về vật chất con người còn có thên nhu cầu về tinh thần.- Những quy luật chi phối xã hội đều chi phối con người.Chính mặt xã hội là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt con người với những loài động vật khác.Sự tác động qua lại giữa mặt sinh vật và mặt xã hội:- Hai phương diện xã hội và sinh vật của con người tồn tại trong tính thống nhất, quy định lẫn nhau,tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng sáng tạo cúa con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó.Bản chất của con người:- Bản chất con người được thể hiện qua câu nói nổi tiếng của Cmac: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa tất cả các quan hệ xã hội"- Các khái niệm:+Tổng hòa: là các quan hệ xã hội đan xen và tác động lẫn nhau, phụ thuộc, thống nhất và đấu tranh lẫn nhau.+Trong tính hiện thực của nó: con người trong triết học Mác- Lê-nin là con người cụ thể-lịch sử ( tức con người bằng xương bằng thịt ) qua đó phê phán những quan điểm về con người của triết học trước triết học Mác- Lê-nin quan niệm về con người chung chung trừu tượng, không gắn liền với giai cấp xã hội.VD: Trong triết học Phôi- ơ- bắc xem xét con người như là một cơ thể sinh vật có ý thức và tình cảm, như tình yêu, tình bạn, không thấy mặt xã hội và hoạt động thực tiễn của con người. - Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xax hội:+Bằng lao động và chính lao động là cơ sở quyết định sự hình thành của con người+Quan hệ xã hội của con người bao gồm: quan hệ vật chất, quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất của vật chất. Giữ vai trò quyết định bản chất và sự thay đổi bản chất con người.Triết học Mác- Lê-nin quan niệm bản chất con người hình thành và thay đổi cùng với sự hình thành và thay đổi của các quan hệ xã hội, quan hệ vật chất, quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất của cải vật chất giữ vai trò quyết định sự hình thành và thay đổi bản chất của con người.VD: Quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc phạt tù những người vi phạm pháp luật vho rằng đưa họ đi cải tạo, lao động và dạy nghề thì không ít thì nhiều bản chất của họ sex thay đổi vì điều kiện kinh tế đã thay đổi.Vì thế, muốn thay đổi bản chất của con người thì phải làm cho môi trường sống có tình người nhiều hơn.Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử:- Con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài.- Con người trong hoạt động thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn tác đọng vào giới tự nhiên làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sửÝ nghĩa phương pháp luận:- Khi lí giải một cách khoa học những vấn đề cơ bản về con người, thì phải đi từ phương diện xã hội, những quan hệ kinh tế-xã hội của con người- đó là điều căn bản có tính quyết định.- Cần phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người cũng là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.- Một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế- xã hội áp bức và bóc lột,ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của con người.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro