Ôn tập AI
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Trí tuệ nhân tạo :
Câu 1:
Viết chương trình prolog để tính trung bình 3 số đầu vào :
Chương trình:
domains /*Phần khai báo các biến */
a,b,c = real.
predicates /*khai báo các vị từ được sử dụng trong chương trinh */
nhap.
TBC(a,b,c).
clauses /*Các mệnh đề đã có,nó chính là tri thức mà ta có*/
nhap :- write("
Chuong trinh tim Trung binh cong cua 3 so nhap tu ban phim"),
write("Nhap A = "),readReal(A),
write("Nhap B = "),readReal(B),
write("Nhap C = "),readReal(C),
TBC(A,B,C).
TBC(A,B,C) :- D=A+B+C,
Result=D/3,
write("
Trung binh cong = ",Result).
goal /*Đích cần tìm */
nhap.
Câu 2:
Viết chương trình prolog đế tính ai là cháu của toto, khi biết toto sinh ra mơ , mận. Mơ sinh ra ấm , bát. Mận sinh ra chén, đĩa.
Chương trình:
domains
bo,con,ong,chau = symbol.
predicates
sinh(symbol,symbol).
ongChau(ong,chau).
clauses
sinh(toto,mo).
sinh(toto,man).
sinh(mo,am).
sinh(mo,bat).
sinh(man,dia).
sinh(man,chen).
ongChau(X,Y) :- sinh(X,Z),sinh(Z,Y).
goal
ongChau(X,Y),write(X," la ong cua ",Y),nl,fail.
Câu 3:
Nêu 5 loại tri thức:
Trả lời :
- Tri thức thủ tục : diễn tả cách mà vấn đề được giải quyết. Dạng tri thức này cho biết phương hướng thực hiện. Các luật, các chiến lược , các lịch và các thủ tục là các dạng đặc trưng của tri thức thủ tục.
Ví dụ : các luật, các chiến lược, lịch , các thủ tục.
- Tri thức mô tả : cho biết một vấn đề được thấy như thế nào . Tri thức này gồm các khẳng định đơn giản , mang giá trị đúng hay sai. Nó cũng có thể gồm xâu các khẳng định để diễn tả đầy đủ hơn về đối tượng hay khái niệm nào đó.
Ví dụ : các khái niệm, các đối tượng, các sự kiện.
- Tri thức meta : diễn tả tri thức về tri thức. Loại tri thức này giúp lấy ra tri thức thích hợp nhất để giải vấn đề. Các chuyên gia dùng nó để tăng hiệu quả giải vấn đề bằng cách hướng suy lý về miền tri thức có khả năng.
Ví dụ : tri thức về các dạng tri thức khác và cách sử dụng chúng
- Tri thức may rủi : diễn tả luật may rủi dẫn dắt quá trình suy lý. Tri thức may rủi thường được gọi là tri thức nông cạn. nó dựa vào kinh nghiệm , tri thức có được do giải quyết vấn đề trước đó. Các chuyên gia thường lấy các tri thức căn bản về vấn đề , đó là tri thức sâu, như các điều luật cơ bản , các quan hệ chức năng ....rồi chuyển chúng thành các may rủi đơn giản khi giải quyết vấn đề.
Ví dụ : các luật may rủi.
- Tri thức cấu trúc : diễn tả các cấu trúc của tri thức. loại tri thưc này mô tả mô hình trí tuệ tổng quát của chuyên gia về một vấn đề.
Ví dụ : các tập luật, các quan hệ khái niệm, khái niệm về quan hệ của đối tượng.
Câu 4 : Định nghĩa kỹ thuật miêu tả tri thức luật :
Trả lời :
Câu 5 : ví dụ trường hợp cháy luật ( Định nghĩa luật, đ/n cháy, ví dụ khi vế trái đúng vế phải )
Trả lời:
- Định nghĩa luật (RULE):là
Cấu trúc tri thức dùng để liên kết thông tin đã biết với các thông tin khác; các thông tin này có thể được suy diễn để người ta hiểu biết thêm.
- Định nghĩa cháy ( firing):
Cháy là qua trình mà có thông tin ở vế trái đúng thì sẽ có thông tin ở vế phải .
Note : trong hệ thống dựa trên các luật , tri thức về lĩnh vực được nắm bắt trong một tập và được đưa vào cơ sở tri thức của hệ thống.Hệ thống dùng các luật này cùng với các thông tin trong bộ nhớ để giải bài toán . Khi câu IF của luật khớp với thông tin trong bộ nhớ , hệ thống thực hiện các hoạt động mô tả trong câu THEN của luật. Lúc này luật được xem như đã thực hiện , hay "cháy" ; câu THEN được bổ sung vào bộ nhớ . Mệnh đề mới này cũng có thể làm cho các luật khác được thực hiện.
- Ví dụ :
Ban đầu cơ sở tri thức có 2 luật , và bộ nhớ làm việc là rỗng. Khi nhận được trả lời "xanh" cho câu hỏi " quả bóng màu gì?", bộ suy diễn của hệ thống trí tuệ nhân tạo dựa trên luật sẽ thực hiện các luật và rút ra được thông tin mới " tôi sẽ mua quả bóng".
+ Cơ sở tri thức :
IF màu của quả bong là xanh
THEN tôi thích quả bóng
IF tôi thích quả bóng
THEN tôi sẽ mua quả bóng
Hỏi : Quả bóng màu gì?
Trả lời : Xanh
+ Bộ nhớ làm việc :
Màu của quả bóng là xanh
Tôi thích quả bóng
Tôi sẽ mua quả bóng
Câu 6 :
Hãy liệt kê các kỹ thuật thể hiện tri thức : 6 kỹ thuật
a) Bộ ba OAV:( Đối tượng - thuộc tính - giá trị )
- kỹ thuật dùng OAV là kỹ thuật thể hiện đồ họa theo đồ thị
- một O-A-V là một mệnh đề phức tạp . Nó chia mệnh đề thành 3 phần, ứng với đối tượng, thuộc tính và giá trị của thuộc tính.
- Ví dụ : câu "Ngôi nhà cao 6m" theo cấu trúc O-A-V thì
+ Đối tượng được xác định là "ngôi nhà"
+ thuộc tính là " cao"
+ giá trị là " 6m"
b) Tri thức luật:
Luật thuộc dạng tri thức thủ tục . Nó gắn thông tin đã cho với một vài hoạt động . Các hoạt động này có thể là khẳng định về thông tin mới hay là thủ tục sẽ được thực hiện. Như vậy luật mô tả cách giải quyết vấn đề.
Về mặt logic, cấu trúc của luật kết nối một hay nhiều giả thiết , hay cái có trước trong câu IF, với một hay nhiều kết luận , hay được gọi là kết quả trong câu THEN.
Ví dụ cụ thể xem vở ghi.
c) Tri thức khung:
- Đ/n : là tri thức cho biết thuộc tính và giá trị của các đối tượng một cách đa dạng.
- Ví dụ : Con trâu có các thuộc tính : tên, Ăn gì, số chân, dạng sừng
Trâu : ăn cỏ, 4 chân, sừng có dạng Y
Xem thêm vở ghi
d) Bảng đen :
- Đ/n : Bảng đen là một thiết kê trong đó vài hệ chuyên gia dùng chung thông tin một nguồn.
- Mô hình bảng đen là hệ thống có nhiều thành phần độc lập, có cơ sở dữ liệu và tri thức chung . Các thành phần khác nhau trao đổi với nhau thông qua phần chung là " bảng đen".
e) Mạng ngữ nghĩa:
- Đ/n : là phương pháp thể hiện tri thức bằng cách dùng đồ thị gồm các nút và các cung; nút thể hiện đối tượng và cung thể hiện quan hệ giữa các đối tượng .
f) Tri thức logic:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro