Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ODA Nhật Bản

II. TỔNG QUAN VỀ ODA NHẬT BẢN

Nhật Bản bắt đầu chương trình ODA cho các nước đang phát triển

từ năm 1954. Nhìn chung, mức viện trợ ODA của Nhật theo xu hướng

ngày càng tăng lên.

1. Quan điểm của Nhật Bản về ODA

Với hơn 50 năm hợp tác kinh tế, Quốc Hội Nhật Bản thông qua

Hiến Chương ODA (ODA Charter) tháng 6 năm 1992. Hiến Chương

ODA nhằm tăng cường sự hiểu biết và thu hút sự hỗ trợ rộng rãi trong

nước và quốc tế đối với các chương trình ODA. Hiến chương ODA là

một sự đánh giá tổng hợp về chính sách viện trợ của Nhật Bản dựa trên

các kết quả đã đạt được, các kinh nghiệm và các bài học rút ra từ các

chương trình. Hiến chương nhấn mạnh vào các điểm: nhân đạo, bảo vệ

môi trường, hỗ trợ các nỗ lực phát triển kinh tế của các nước đang phát

triển.

Theo Hiến chương này, ODA của Nhật được thực hiện dựa trên

việc đánh giá tổng hợp yêu cầu của nước muốn nhận ODA, tình hình kinh

tế của nước này cũng như quan hệ song phương của Nhật và nước này,

tuân theo các nguyên tắc sau:

Theo đuổi việc phát triển và bảo vệ môi trường

Tránh sử dụng ODA cho các mục đích quân sự

Xem xét đến vấn đề chi phí quân sự, phát triển và sản xuất vũ khí huỷ

diệt và tên lửa của nước nhận viện trợ

Xem xét các nỗ lực phát huy dân chủ và chuyển đổi sang nền kinh tế

thị trường và các tình trạng liên quan đến các nhu cầu tối thiểu của con

người và nhân quyền tại quốc gia nhận viện trợ.

ODA Nhật được thực hiện theo các phương châm và nguyên tắc nói trên.

2. Lịch sử cung cấp ODA của Nhật Bản

Có thể phân chia lịch sử cung cấp ODA của Nhật Bản làm 04 giai

đoạn như sau:

Giai đoạn 1: (Từ 1954 đến 1963) Viện trợ mang ý nghĩa bồi thường

chiến tranh.

Giai đoạn này Nhật Bản cung cấp viện trợ chủ yếu cho một số quốc

gia Đông Nam Á như Miến Điện, Philippine, Indonesia, Lào, Việt

Nam.

Giai đoạn 2: (Từ 1964 đến 1988) Tăng cường và đa dạng hoá viện

trợ.

Giai đoạn này nền kinh tế Nhật phát triển mạnh. Bên cạnh đó, Chính

phủ Nhật muốn mở rộng quan hệ và gây ảnh hưởng với nhiều nước

đang và chậm phát triển. Giai đoạn này, ngoài khu vực Đông Nam Á,

Nhật đã mở rộng viện trợ ODA cho các khu vực khác như Đông Á,

Phi Châu và Nam Mỹ.

Giai đoạn 3: (Từ 1989 đến 1995) Vươn lên là cường quốc số 1 thế

giới về viện trợ song phương.

Nền kinh tế Nhật rất hùng mạnh trong giai đoạn này. Lần đầu tiên

Nhật vượt qua Mỹ, trở thành quốc gia cung cấp viện trợ song phương

lớn nhất trên thế giới vào năm 1989 (đạt 8,4 tỷ USD trong khi viện trợ

của Mỹ là 8,1 tỷ USD).

Đối tượng nước nhận viện trợ cũng được mở rộng đến hầu hết các khu

vực trên thế giới.

Giai đoạn 4: (từ 1996 đến nay) Cắt giảm viện trợ và thay đổi mục tiên

đầu tư

Do suy thoái kinh tế trong nước dẫn đến thâm hụt ngân sách buộc

Chính phủ Nhật Bản phải cắt giảm khối lượng viện trợ kể từ năm

1996. Đồng thời với quá trình cắt giảm viện trợ, mục tiêu viện trợ

cũng có những thay đổi đáng chú ý.

3. Thực hiện ODA của Nhật Bản

Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất trên thế giới, với ngân sách

tài trợ mỗi năm khoảng 10 tỷ USD.

Nhật Bản đã cung cấp ODA cho hơn 150 nước và là nước viện trợ

ODA song phương lớn nhất tại 47 nước trong tổng số 150 nước nhận viện

trợ trên. Từ năm đầu thập niên 1990 đến năm 2000, trong khi viện trợ

ODA của các nước của Uỷ Ban hỗ trợ phát triển (DAC) thuộc OECD

giảm nhẹ thì ODA Nhật Bản tăng gần 50%.

Để trở thành nhà cung cấp tài trợ lớn nhất trên thế giới hiện nay,

Nhật Bản đã phải trải qua một quá trình phát triển kinh tế xã hội lâu dài

và bền bỉ. Mới chỉ cách đây hơn 50 năm, Nhật Bản còn là một trong

những nước nhận viện trợ của nước ngoài. Sau Đại chiến Thế giới lần thứ

II (1945), nền kinh tế Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Để ổn

định và phát triển đất nước, Nhật Bản đã tự nỗ lực rất cao, đồng thời tiếp

nhận nhiều nguồn viện trợ song phương và đa phương.

Theo tổng kết năm 1994, tổng số viện trợ ODA Nhật Bản đạt 12,3

tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trước (11,26 tỷ USD). Trong 21 nước

thành viên của Uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC), thuộc OECD, Nhật Bản

vẫn là nước tài trợ lớn nhất, chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng số.

Nhật Bản thường dành trên 60% tổng số vốn ODA của mình để ưu

tiên cho 3 lĩnh vực: (1) Cơ sở hạ tầng hành chính và xã hội, (2) Cơ sở hạ

tầng kinh tế, (3) Hỗ trợ sản xuất.

4. Các loại hình ODA Nhật Bản

Hình thức cung cấp ODA của Nhật Bản rất đa dạng, bao gồm:

Viện trợ không hoàn lại

Hỗ trợ kỹ thuật,

Cho vay với các điều kiện ưu đãi

Hỗ trợ khẩn cấp quốc tế

Đóng góp cho các tổ chức đa phương.

Trong các hình thức này, đáng chú ý là ba loại ODA song phương sau:

Viện trợ không hoàn lại (Grant Aid) là viện trợ dành cho các nước

đang phát triển mà không yêu cầu nước nhận viện trợ phải hoàn lại

nguồn vốn viện trợ. Mục tiêu chính của viện trợ không hoàn lại là

nhằm phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của con người, phát triển

nguồn nhân lực, và xây dựng cơ sở hạ tầng. Cơ Quan Hợp Tác Quốc

Tế Nhật Bản - JICA chịu trách nhiệm thực hiện các dự án viện trợ

không hoàn lại của Nhật Bản.

Hợp tác kỹ thuật (Technical Cooperation) nhằm mục đích tăng cường

nguồn nhân lực và xây dựng thể chế thông qua chuyển giao kỹ thuật và

kiến thức thích hợp cho các nước nhận viện trợ. JICA chịu trách nhiệm

thực hiện hợp tác kỹ thuật và cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ hài hoà cho

các nước nhận viện trợ.

Cho vay song phương (vốn vay bằng đồng yên) (ODA Loan, YEN

Loan) là cho chính phủ các nước nhận viện trợ vay ưu đãi. Vốn vay

chủ yếu được sử dụng để nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như

đường xá, cầu cống, hệ thống bưu chính viễn thông và phát triển nông

nghiệp. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) chịu trách nhiệm

thực hiện các dự án cho vay song phương.

5. Các khu vực ưu tiên của ODA Nhật Bản

Lập trường cơ bản của Nhật Bản là tập trung ODA cho khu vực

Đông Á và các nước thành viên của ASEAN do các đặc điểm như sự gần

gụi về địa lý chính trị, kinh tế.

Bên cạnh đó, tính đến các khó khăn kinh tế và nghèo đói toàn cầu,

Nhật Bản cũng mở rộng cung cấp ODA sang các khu vực Châu Phi,

Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh, Đông Âu và Châu Đại Dương.

6. Các lĩnh vực ưu tiên của ODA Nhật Bản

ODA Nhật dành ưu tiên cho các lĩnh vực sau:

Tiếp cận với các vấn đề toàn cầu: như môi trường, dân số.

Nhu cầu tối thiểu của con người (Basic Human Needs - BHN): cung

cấp các cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.

Phát triển nhân lực, nghiên cứu và các nỗ lực khác nhằm tăng cường

việc phổ biến công nghệ.

Cải thiện cơ sở hạ tầng

Cải cách cơ cấu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dau