oc' lo*n 3
Câu 3: Nêu các chức năng của đạo đức? Phân tích chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức? Từ đó rút ra ý nghĩa với bản thân?
Khái niệm đạo đức: Khái niệm đạo đức: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích XH, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể hay toàn XH.
Đạo đức là một hình thái ý thức XH vì vậy nó cũng như các quan điểm về giá trị, gnhệ thuật, tôn giáo, triết học, đều nảy sinh từ một chế độ KTXH nhất định và biến đổi cùng với sự biến đổi của cơ sở kinh tế sinh ra nó.
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người, loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi, mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.
Đạo đức là một hế thống các giá trị: giá trị học phân loại các hiện tượng giá trị một cách truyền thống về các lĩnh vực của đời sống như vật chất tinh thần, sản xuất và tiêu dùng, giá trị nhận thức, đạo đức...trong đó đạo đức là một hiện tượng XH mang tính chuẩn mực, mệnh lệnh đánh giá rõ rệt. Các giá trị đạo đức thường được biểu hiện dưới hình thức khẳng định và phủ định.
Khái niệm đạo đức học: Đạo đức học là một môn khoa học nghiên cứu về đạo đức, về những quy luật phát sinh, phát triển, tồn tại của đời sống đạo đức con người và xã hội. Nó xác lập nên hệ thống những khái niệm, phạm trù, những chuẩn mực đạo đức cơ bản, làm cơ sở cho ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của con người.
Khái niệm đạo đức: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích XH, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể hay toàn XH.
Đạo đức là một hế thống các giá trị
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người
Đạo đức là một hình thái ý thức XH
Các chức năng của đạo đức:
- Chức năng điều chỉnh hành vi.
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng nhận thức.
Phân tích chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức:
- Vai trò: là một chức năng đặc thù của đạo đức. Chức năng này được yêu cầu tất yếu của xã hội quy định vì hành vi đạo đức là sự thể hiện cả ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức và thực tiễn đạo đức.
- Đặc trưng cơ bản:
• Mang tính tự nguyện: thông qua kết quả của quá trình nhân thức để thấy được: 1.yêu cầu của đạo đức XH trong các mối quan hệ; 2.các khái niệm, phạm trù, nguyên tắc của đạo đức. Từ đó mỗi cái nhân tự giác điều chỉnh hành vi đạo đức trong các mối quan hệ cho phù hợp với yêu cầu của XH. Qua đó vừa thỏa mãn yêu cầu đạo đức, lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân lại vừa đáp ứng được yêu cầu XH vì hạnh phúc của mỗi người, của cộng đồng.
• Sự điều chỉnh còn được đặc trưng bởi hệ thống các mệnh lệnh đã được XH quyết định và thừa nhận, bởi lương tâm phán xét, dư luận xã hội đã lên án, tấm gương sáng về đạo đức hoặc thể hiện ở những điều nên làm và nên tránh.
- Đối tượng: tất cả thành viên trong XH đều phải tự điều chỉnh hành vi của mình.
- Hình thức: chủ yếu thông qua bản thân mỗi người, qua dư luận XH, ý thức đạo đức của mỗi cá nhân, qua khen - chê - lương tâm...
Trong XH có giai cấp điều chỉnh hành vi đạo đức mang tính giai cấp.
- Cần phân biệt sự điều chỉnh hành vi đạo đức với điều chỉnh hành vi của pháp luật. PL do nhà nước ban hành mang tính chất bắt buộc, cưỡng chế. Còn đạo đức hình thành trên cơ sở dư luận XH, mang tính khuyên nhủ. Trong thực tế nên kết hợp cả 2 phương thức điều chỉnh này để điều chỉnh hành vi sao có lợi cho bản thân, góp phần đảm bảo XH phát triển, trật tự XH.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro