Lee Myeong Seo
Trước giờ học hai tiếng đồng hồ, tôi lấy đôi giày thể thao trong tủ giày, xỏ vào rồi đi ra ngoài. Tôi cần đi bộ đến trường. Dừng lại một lúc nhìn chậu hoa đặt trên sân thượng đang đựng nắm đất lấy từ mộ mẹ, tôi vừa đi xuống cầu thang vừa nghĩ không biết nên trồng hoa gì vào đó. Dù đã lấy bản đồ ra xem nhưng con đường từ chỗ tôi đến trường vẫn thật ngoằn ngoèo và lạ lẫm. Không đi nổi, tôi đành quay lại đường vừa đi, lên cầu vượt sang đường. Đứng trên cầu vịn tay vào lan can nhìn xuống xung quanh, thấy thế gian thật khác. Những mái nhà, những con ngõ nhỏ nối liền với đường lớn bình thường đứng phía dưới không thể trông thấy giờ nằm gọn trong tầm mắt, cửa sổ các tòa nhà cao tầng, ô tô, thùng rác, sân thượng, đèn đường, ống khói của nhà tắm hơi, và cả những chỏm đầu thấp thoáng của người đi đường qua lại.
Góc nhìn khiến những cây sung dâu hay ngân hạnh trồng xen hai bên đường, những con đường hoa nhỏ xinh có vẻ e thẹn trên phố xá, hay những tấm áp phích vẽ tay của cửa rạp hát trở nên khác hơn, lạ lẫm mà tràn đầy sức sống như thể tôi mới thấy lần đầu. Bầu trời nhìn lên từ cầu vượt, giữa những sợi dây điện giăng mắc đan xen, có vẻ như được trả rộng ra tít tắp. Tôi chỉ hay từ dưới nhìn lên cầu vượt chứ chưa từng đứng trên cầu vượt nhìn xuống thế này. Nóc xe hơi chỉ mỏng dẹt chứ chẳng có vẻ gì đáng sợ, tán cây nhìn thật rậm rạp còn cành cây chạm vào cả ô cửa kính của nhà cao tầng. Cứ thế đi tiếp tôi bắt gặp 1 đường hầm và đứng nhòm vào trong. Hay cứ thử đi qua đường hầm này nhỉ? Nhưng tôi không thể ước chừng đường hầm này dài bao nhiêu. Cũng không có dấu hiệu gì cho thấy đây là đường dành cho người đi bộ cả. Tôi cố vươn đầu vào ngó nghiêng trong đường hầm tối đen sâu hút rồi quyết định quay đầu đi về bến xe buýt, bắt xe đến trường.
Sau khi tôi trở lại, không khí trong trường vẫn không có gì thay đổi.
Lũ sinh viên khoa kịch vẫn ra cái dáng vẻ đang đợi Godot(*) ở khắp nơi, các sinh viên khoa nhiếp ảnh thì chạy cuống với túi máy ảnh trên vai, sinh viên khoa nhạc dâu tộc đầu tóc lông mày vuốt ngược mang theo đàn Gayageum, mặt mày lạnh tanh tập trung ở sân khấu nhỏ. Tôi sải bước vào trường. Trước khi bắt đầu buổi diễn hằng ngày, không khí trong trường lúc nào cũng rất sôi nổi, ký ức đăn đo trước kia ngược lại khiến tôi bước nhanh vào cổng trường không chút chần chừ. Trong thời gian tôi rời trường, không biết có phải những nam sinh tôi biết đều đã nhập ngũ hết không mà hiếm thấy khuân mặt nào quen thuộc. Trong số nữ sinh cùng khóa, có người đã uốn xoăn tóc làm tôi không nhận ra, có người lại bắt đầu trang điểm hay đeo trên mình thêm đủ kiểu trang sức phụ kiện, hoặc cũng có người mang đôi mắt khác hẳn. Tôi tiến về phía phòng học và ước chừng bằng mắt những thứ không thay đổi, thư viện, hiệu sách trong góc, thùng thư trong trường, còn cả những băng ghế gỗ ven hồ sen mà tôi thường hay ngồi ngả lưng. Tôi cố tình thở "Phù" một hơi. Hơi ga lẫn trong không khí cũng vẫn vậy.
Buổi học đầu tiên của tôi sau khi trở lại trường là của giáo sư Yun.
Thật tình cờ, phòng học tôi tìm đến lại chính là nơi tôi gặp giáo sư Yun lần đầu tiên. Tôi mở của, đi vào trong và chọn 1 chỗ ngồi phía sau những sinh viên đang túm tụm. Dù đã tự hứa sẽ không ngồi 1 mình ở tít xa nữa nhưng việc nhìn chằm chằm vào lưng nam sinh ngay tước mặt vẫn khiến tôi mất tự nhiên và phải chuyển đến ngồi gần cửa sổ. Sinh viên tái nhập học chăng? Anh và cô ngồi kề vai nhau ở hàng cuối cùng như 1 đôi đang yêu. Anh nhìn có vẻ chín chắn hơn so với độ tuổi của mình. Dù chỉ mới gặp lần đầu nhưng không hiểu sao tôi lại có cảm giác khuân mặt ấy khá thân quen. Dáng người anh rất cao, ngồi mà như chật vật cuộn tròn trên ghế nhìn chăm chú vào mặt cô gái bên cạnh, trao đổi qua lại câu chuyện gì đó. Anh bỗng nhiên quay sang nhìn về phía tôi. Tôi vội vàng đưa tay lên xoa mặt và ngồi ngay người. Nhưng rồi không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào lại tiếp tục quay sang nhìn họ. Tôi gần như dán sát mặt vào bàn, cố nhìn khuôn mặt cô gái. Khí chất tỏa ra từ cô cuốn hút tôi. Dù mặt đã dính chặt bàn, tôi vẫn không tài nào nhìn rõ dung mạo cô. Mái tóc đen dài đổ về phía trước hầu như che kín khuôn mặt. Mỗi khi anh nói gì đó khuôn mặt cố lại cúi xuống 1 chút.
- Lee Myeong Seo.
- Có.
Phái đến tận khi giáo sư Yun điểm danh, tôi mới biết tên anh là Myeong Seo.
Những thứ bất biến trong tích tắc trộn lẫn thời khắc xưa và nay.
Dáng vẻ gầy guộc của giáo sư Yun giống như bậc thang đá trước cửa thư viện, vẫn chẳng hề thay đổi. Giáo sư đứng bên cửa sổ nhìn xuống đám sinh viên biểu tình, vẻ mặt đầy đau khổ, đôi mắt sáng và sâu cũng vẫn như xưa. Khi ở một mình, nghĩ về bản thân 1 năm trước đây, không hiểu sao tôi chỉ thấy mông lung mơ hồ, nhưng bước vào lớp học, mọi thứ trở nên vô cùng sáng rõ nhưng thể chính tôi 1 năm trước đang ngồi ở đó. Gọi đến tên ai, nghe xong câu trả lời giáo sư Yun đều đánh dấu rồi gọi tiếp, nhưng lần này gọi đến tên Lee Myeong Seo, ánh mắt ông lại ngước lên khỏi sổ điểm danh.
- Cậu học kỳ thứ mấy rồi nhỉ?
Giáo sư thoáng mỉm cười, nhìn anh qua cặp kính.
Anh gãi đầu nhoẻn cười. Nụ cười có vẻ ngượng ngùng nhưng kéo dài từ khóe môi đến tận khóe mắt. Nhìn anh cười như vậy, dường như ai cũng có thể cười theo. Anh đang cười, còn cô ngồi bên cạnh vẫn cúi đầu. Tôi muốn biết tên cô nên chăm chú nghe giáo sư Yun gọi tên các sinh viên. Nhưng liệu có phải tôi đã bỏ qua rồi không? Đến tận lúc kết thúc điểm danh, tên cô vẫn không hề được sướng lên. Khi giáo sư Yun gấp cuốn sổ điểm danh, tôi lại một lần nữa nhìn về phía họ.
Lee Myeong Seo. Tôi ghi lại tên anh, người ngồi sát cạnh cô, vào cuốn sổ. Lâu lắm rồi tôi mới ghi tên một người khác vào cuốn sổ của mình như vậy. Trong giờ học thỉnh thoảng tôi lại không kìm lòng mình được mà nhìn về phía họ. Cứ như thế, tôi phát hiện ra anh có mái tóc xoăn, khuân mặt nhìn nghiêng góc cạnh, rồi cả thói quen quay bút chì liên tụ trong khi nghe giảng, nhưng chẳng biết được gì thêm về cô. Từ đầu đến cuối cô vẫn ngồi yên một tư thế, không hề ngẩng mặt lên. Tôi chỉ thấy sống mũi thẳng của cô qua mái tóc dài buông xõa trên bàn. Càng không thể biết tôi càng ngoan cố tò mò về tên của cô, về đôi mắt cô. Cô là ai? Không khí bao bọc xung quanh cô thôi thúc người ta muốn tìm hiểu. Có lẽ cũng bởi vậy mà trong giờ học, ánh mắt giáo sư Yun đôi lúc dừng lại ở phía cô.
Vì là buổi học đầu tiên của học ký mới nên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tổng quát về chương trình học sẽ tiến hành. Sau khi liệt kê các giáo trình và tài liệu phụ trợ, giáo sư Yun còn đưa ra rất nhiều những điều khoản cần chú ý khi đi học, đa phần là mấy lời răn đe kiểu như, đến muộn quá 10 phút thì khoir vào lớp, hay không nộp bài tập định kỳ liên tiếp ba lần sẽ tự động bị đánh trượt. Đây đều là những điều chúng tôi đã nghe các giáo sư nói quá nhiều từ khi mới khai giảng nên các sinh viên bắt đầu mất dần hứng thú. Có người còn tưởng sắp hết giờ nên thu dọn sách vở bút mực đang mở ra trên mặt bàn vào cặp sách.
Giáo sư Yun chỉnh lại kính, nhìn ra ngoài cửa sổ. Từ sân mít tinh bên dưới, tiếng hô khẩu hiệu bỗng chốc ùa vào tận lớp học. Một năm trước cũng đã xảy ra tình cảnh tương tự. Giáo sư Yun nhìn 1 vòng quay lớp rồi cất tiếng hỏi:
- Các bạn đã nghe câu truyện về Christopher chưa?
Christopher?
Ngay khi cái tên Christopher được thốt lên từ miệng giáo sư Yun, trong đầu tôi lập tức hiện lên bộ tiểu thuyết Jang Christopher của Romain Rolland từng đọc từ hồi cấp ba. Bộ sách gồm 10 cuốn tiểu thuyết hóa về cuộc đời nhà soạn nhạc Beethoven, là bộ sách duy nhất mà chị họ tôi - người vốn không thích thú việc đọc sách - dành thời gian đọc nên tôi cũng đọc theo. Nhân vật chính đừng trước tuyệt vọng càng trở nên tích cực hơn đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Cũng vì nhân vật chính sinh ra ở 1 thành phố nhỏ bên bờ sông Line nước Đức mà không biết tự khi nào tôi bắt đầu có ý muốn đếnt hăm dòng sông ấy. Nhân vật chính, trước bất cứ chuyện gì đều không chịu khuất phục mà luôn cố gắng đấu tranh quyết liệt, tiến về phía trước để hoàn thiện bản thân đến mức tôi phải băn khoăn sao có thể làm được như vậy. Tôi tôn kính và ngưỡng mộ nhân vật chính, cứ hễ đọc xong lại ôm rịt lấy cuốn sách bìa vàng đề Jang Christopher ấy vào lòng mà trào dâng say mê nhiệt huyết. Christopher mà giáo sư Yun nhắc đến liệu có phải nhân vật chính của tiểu thuyết đó chăng, suy nghĩ này thoáng sượt qua đầu tôi, nhưng không đủ chắc chắn để tôi có thể tự tin trả lời mình từng nghe qua. Tôi ngồi thẳng lưng, nhìn chăm chú giáo sư Yun. Có cảm giác giáo sư Yun và chúng tôi dường như không phải đnag ở trong phòng học mà đang đứng giữa một trận gió nơi đồng hoang. Không có ai trả lời nên giáo sư tiếp lời:
- Christopher mà tôi muốn nói tới là một thánh nhân trong truyền thuyết phương Tây thời kỳ trung cổ. Ở đây chắc có bạn đi lễ nhà thờ hoặc thánh đường, vậy mà không ai từng nghe đến sao?
Một sinh viên ngập ngừng giơ tay, nhưng rồi lại nhanh chóng mất tự tin, lắp bắp nói, Em cũng không rõ lắm...
- Nếu không rõ lắm thì bạn cứ thử biết đến đâu nói đến đấy xem.
Giáo sư Yun đáp lại hoàn toàn thoải mái khiến chúng tôi bật cười vui vẻ. Cậu sinh viên giơ tay nói mình nhớ mang máng đã nghe câu chuyện này từ giáo viên dạy trong trường Chúa Nhật(**) khi còn nhỏ, và hỏi ngược giáo sư Yun liệu đó có phải là câu chuyện về một người cõng Chúa Jesus qua sông và được cứu rỗi hay không? Giáo sư Yun gật đầu. Sau khi cậu sinh viên ngồi xuống chỗ của mình, giáo sư Yun hắng giọng nhìn khắp lượt chúng tôi và nói nhỏ, Đây là một truyền thuyết. Những sinh viên tưởng giờ học sắp kết thúc, đã nhanh nhẹn thu dọn bàn học liền ngẩng đầu lên nhìn giáo sư Yun đầy chăm chú. Giáo sư Yun chống hai tay lên bục gỉảng và mở lời:
- Tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện về Christopher.
________________________________________________________________________________
(*):Waiting for Godot (tạm dịch: Chờ đợi Godot hay Trong khi chờ Godot) là vở kịch của Samuel Beckett - nhà văn Ireland được giải Nobel Văn học. Tác phẩm được đánh giá là vở kịch tiến Anh đáng lưu ý nhất thế kỷ 20, nói về hai người đàn ông cả đời đợi chờ một nhân vậy không quen biết tên là "Godot", Godot viết giống như God (Chúa Trời).
(**):Tên gọi ban đầu của loại hình giáo dục tôn giáo tổ chức vào ngày Chủ nhật (thường là vào buổi sáng) bởi các giáo phái thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo. Các lớp học Trường Chúa Nhật thường kéo dài 1 giờ hoặc hơn với nội dung nghiên cứu Kinh Thánh, được tổ chức trước, trong khi, hoặc sau lễ thờ phượng hay lễ Misa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro