1. Lĩnh Quốc
Lĩnh Quốc – một vương quốc rộng lớn nằm giữa những dãy núi hùng vĩ và các con sông lớn, là trung tâm giao thương quan trọng của các nước lân cận. Dưới sự cai trị của Hoàng tộc họ Kim suốt hơn 200 năm, Lĩnh Quốc từng là một vùng đất phồn thịnh. Tuy nhiên, tham vọng quyền lực và những cuộc đấu đá trong nội cung đã dần biến nơi đây thành một chiến trường ngầm đầy rẫy mưu mô và phản trắc.
Năm Kim Vương Huệ Đế thứ 10, Hoàng hậu Niên thị sinh hạ hai hoàng tử: Thái tử Kim Thời Nguyên và Hoàng tử Kim Thời Tích. Thái tử Kim Thời Nguyên từ nhỏ đã được xem là người thừa kế hoàn hảo: thông minh, nhân từ và được Thái hậu, các đại thần hết lòng ủng hộ. Dưới ánh hào quang đó, Thời Tích – người em trai nhỏ hơn ba tuổi – luôn bị xem nhẹ, chỉ được phong làm thân vương và giam mình trong những cánh rừng hoang vu để học cách "khiêm nhường".
Năm Thái tử 31 tuổi, ông lên ngôi vua sau cái chết đột ngột của Kim Vương Huệ Đế. Nhưng chỉ ba năm sau, bi kịch ập đến khi một trận dịch lớn quét qua kinh thành. Giữa cơn hỗn loạn, hoàng đế Kim Thời Nguyên đột ngột qua đời sau một bữa tiệc mừng thọ của Thái hậu.
Hoàng tử Kim Thời Tích, khi đó đã trở thành Phụng vương, bất ngờ được các đại thần đưa lên ngôi. Có lời đồn rằng, trong cơn đại dịch, chính Thời Tích đã dùng độc hạ sát anh trai để giành ngôi báu. Nhưng cũng có người tin rằng, vị Phụng vương này chỉ là quân cờ trong tay những kẻ muốn thâu tóm quyền lực.
Dù sự thật ra sao, Thời Tích – nay là Hoàng đế, bước lên ngai vàng với trái tim nặng trĩu hận thù và tham vọng. Quyền lực này là món nợ ông muốn trả bằng bất cứ giá nào, dù phải đánh đổi bằng sự yên bình của cả Lĩnh Quốc.
Vị Hoàng đế Thời Nguyên trong 6 năm trị vì chỉ có một cô công chúa duy nhất là Kim Huyền Trân. Khi vị vua mới lên ngôi vì muốn củng cố quyền lực cho triều đại mới Hoàng đế Kim Thời Tích quyết định nhận Kim Huyền Trân làm con gái, vẫn sống trong hậu cung với danh phận là Trưởng công chúa.
Điều này không chỉ thể hiện sự kính trọng với quá khứ.Trưởng công chúa Huyền Trân, với dòng máu hoàng gia thuần túy, trở thành biểu tượng của sự nối tiếp truyền thống, dù có phần gượng ép khi không phải con ruột của Kim Thời Tích. Song nhờ điều này đã tạo dựng sự ổn định cho vương quốc - Trưởng công chúa hoàn toàn có khả năng kế thừa ngôi vị này trong tương lai, tin đồn về việc cướp ngôi cũng dần lắng xuống.
Cùng năm Thời Tích đăng cơ, Kim Đa Hân – con gái duy nhất của Thời Tích và Phúc tấn Vương Bảo Nhã – được triệu hồi về Kinh thành sau nhiều năm sống lặng lẽ ngoài cung. Đổi từ thân phận Cách Cách nhỏ bé ở Vương phủ thành Nhị Công chúa đương triều cao quý.
Hoàng đế Kim Thời Tích, khi chứng kiến sự căng thẳng giữa Đa Hân và Huyền Trân, không khỏi nhớ lại những tháng năm đầy bất an của chính mình. Ngày xưa, khi ông còn là một hoàng tử, trong mắt triều đình và dân chúng, luôn có sự ưu ái dành cho người anh trai, Thái tử Thời Nguyên. Anh trai của ông, với tài năng và phẩm hạnh xuất chúng, không chỉ được kính trọng mà còn được cha trao quyền lực vững chắc, khiến ông phải chịu cảnh bị lu mờ và không thể tìm được cơ hội để tỏa sáng. Những khổ tâm và cảm giác bị chèn ép đó đã theo ông suốt cuộc đời, là một vết thương khó phai mờ trong lòng.
Khi lên ngôi, Kim Thời Tích quyết tâm không để con gái Đa Hân phải chịu cảnh tương tự. Ông không muốn Đa Hân, dù là con gái của Hoàng hậu, lại phải sống trong cái bóng của ai khác. Đặc biệt là trong cuộc tranh giành ngai vàng với Huyền Trân – người luôn được coi là người có khả năng kế thừa ngai vàng, được nuôi dưỡng với sự kỳ vọng cao từ Thái Hậu. Ông muốn con gái có thể lên ngôi không phải vì là con của chính thê, mà là vì tài năng và phẩm cách của chính cô, chứng tỏ rằng Đa Hân là người xứng đáng.
Với tâm lý đó, Hoàng đế thay đổi cách dạy dỗ Đa Hân một cách nghiêm khắc hơn, khuyến khích cô không chỉ học hỏi về cung đình mà còn đào sâu vào nghệ thuật trị quốc, quản lý dân chúng, và những bí quyết cai trị. Hoàng đế muốn con gái mình trở thành một người không chỉ tài giỏi mà còn phải được lòng dân, có đủ khả năng để thay đổi và nâng cao quốc gia. Ông hiểu rằng, chỉ khi Đa Hân có đủ uy tín và tình cảm của người dân, cô mới có thể kế thừa ngai vàng một cách đường hoàng, và không phải đối mặt với bất kỳ thế lực nào dám ngáng đường.
Hoàng đế mong muốn bù đắp cho những thiếu sót trong quá khứ, hy vọng rằng Đa Hân sẽ làm được điều mà ông không thể – lên ngôi và trị vì một cách công bằng, không để bất kỳ ai coi thường hay cảm thấy rằng cô được thừa hưởng quyền lực chỉ vì gia thế. Ông hy vọng rằng qua Đa Hân, sẽ có một sự thay đổi thật sự trong triều đình, để Lĩnh Quốc phát triển thịnh vượng, làm hài lòng người dân và trả lại sự tôn nghiêm mà gia tộc Kim đã mất trong suốt nhiều năm qua.
Với tất cả kỳ vọng đó, Hoàng đế hy vọng rằng một ngày nào đó, Đa Hân sẽ đứng trên ngai vàng, không chỉ là người kế thừa, mà là một nữ vương có đủ sức mạnh và tài năng để trị vì Lĩnh Quốc theo cách mà ông chưa từng có cơ hội thực hiện.
Hoàng đế Kim Thời Tích, dù đã lên ngôi nhiều năm, nhưng không như những vị vua khác luôn nạp thêm phi tần để tăng cường quyền lực hoặc tìm kiếm người sinh con trai. Hậu cung của ông chỉ có ba phi tần, mỗi người đều có vị trí riêng, và ông không bao giờ có ý định nạp thêm người.
V
ương Bảo Nhã, hoàng hậu duy nhất, là người được ông yêu thương và tin tưởng nhất.Các phi tần đều biết thân phận của mình, giữ vững giới hạn và sự tôn nghiêm dành cho Hoàng hậu, không dám vượt qua.Nhưng việc Hoàng đế dành phần lớn thời gian cho đất nước đã khiến bà phải một mình gánh vác mọi chuyện trong hậu cung. Dù vậy, bà vẫn kiên nhẫn và luôn có một sự trầm tĩnh, hiếm khi nổi giận hay tỏ thái độ ghen tuông, bởi bà biết rõ Hoàng đế là người có lý tưởng lớn và chẳng mấy khi để tâm đến chuyện trong hậu cung.
Hiện tại ngoài Huyền Trân và Đa Hân trong cung còn có một Tam Công chúa, Tứ hoàng tử, Ngũ Hoàng Tử. Hoàng đế Kim Thời Tích không phân biệt giới tính trong việc kế vị. Ông tin rằng ngôi vị chỉ nên thuộc về người tài giỏi nhất, bất kể là nam hay nữ. Vì vậy, cả ba công chúa và hai hoàng tử đều được dạy dỗ công bằng, mỗi người đều có cơ hội chứng minh năng lực để kế thừa ngai vàng. Hoàng đế muốn người xứng đáng nhất lên ngôi, dựa trên tài năng và khả năng lãnh đạo, không bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt giới tính. Vì lí do đó mà những gia tộc quý tộc, phi tần và các thế lực quyền lực đan xen nhau trong một cuộc đấu tranh âm thầm và gam go.
Hôm nay là ngày mừng thọ của Thái Hậu – một sự kiện trọng đại của cả vương triều. Cung điện bừng sáng dưới những ánh nến lung linh, những âm thanh nhạc cung đình du dương vang vọng khắp nơi. Trong không khí tươi vui của cung điện, mọi thứ đều rực rỡ và tươi mới. Đa Hân ngồi bên bàn tiệc, nhẹ nhàng nở nụ cười khi thấy những ngọn đèn lấp lánh trên cột trụ vàng, cùng những món ăn tinh xảo được bày biện trên những chiếc đĩa mạ vàng. Không khí lễ hội vui tươi, mọi người đều đang trò chuyện vui vẻ, từ hoàng thân quốc thích đến các đại thần và phi tần trong cung.
“Chúc Thái Hậu trường thọ, an khang!” – Huyền Trân cười tươi, dẫn đầu các công chúa và hoàng tử hành lễ với Thái Hậu.
Khi Thái hậu bước vào, không khí trong sảnh trở nên im lặng. Bà, với vẻ mặt uy nghiêm, ánh mắt chỉ dừng lại lâu ở Huyền Trân và Đa Hân. Huyền Trân được Thái hậu dành cho những lời khen ngợi, cử chỉ âu yếm, khiến không ai không nhận ra sự ưu ái đặc biệt dành cho nàng. Thái hậu nhẹ nhàng vỗ tay Huyền Trân, gọi nàng đến gần, thì thầm những lời ngọt ngào chỉ mình nàng nghe được. Còn Đa Hân, mặc dù là con gái của Hoàng hậu, nhưng Thái hậu chỉ khẽ liếc nhìn rồi quay đi. Bà không hề tỏ ra thân thiết hay quan tâm đến nàng, ánh mắt thờ ơ của bà như thể một sự bỏ quên. Đa Hân mỉm cười nhạt, chỉ khẽ cúi đầu, không để lộ chút uất ức nào.
Tam công chúa và hai vị hoàng tử, mặc dù là con của hoàng đế, nhưng cũng chẳng nhận được sự chú ý đặc biệt từ Thái hậu. Các phi tần càng bị Thái hậu đối xử lạnh lùng, không bao giờ được ngồi gần Thái hậu hay không được phép tham gia trò chuyện khi chưa nhận được sự cho phép từ bà. Thái hậu luôn coi họ là người ngoài, không xứng đáng có mặt trong những sự kiện trọng đại của hoàng gia. Hay nói cách khác, Thái hậu chỉ xem phi tần không khác gì quan lại trong triều, còn chức danh công chúa hay hoàng tử - những đứa con của họ cũng chỉ là một danh xưng vô thực.
Huyền Trân ngồi bên cạnh Thái Hậu, đôi mắt nàng lóe lên sự kiêu hãnh khi nhận được những lời chúc mừng và sự chú ý của mọi người. Đa Hân nhẹ nhangf nhìn sang, chỉ có một chút thoáng buồn trong mắt, nhưng cô hiểu rằng mối quan hệ giữa nàng và Thái Hậu không thể nào thay đổi trong một sớm một chiều. Nỗi buồn ấy chỉ lẩn khuất trong lòng, không đủ lớn để làm cô lùi bước trong việc tỏ ra niềm vui và sự lễ phép đối với mọi người.
Cảnh tượng ấy, dù nhẹ nhàng và không có lời nói nào quá cứng rắn, lại khiến không khí trong đại sảnh trở nên căng thẳng, như một cuộc chiến không lời giữa những người con trong cung, mỗi người đều âm thầm tính toán và nuôi dưỡng tham vọng của riêng mình.
Còn tiếp..
*
*
*
Hoàng đế Kim Thời Nguyên - 31 tuổi lên ngôi - trị vì 6 năm thì đột ngột qua đời 37t.
Hoàng đế Kim Thời Tích - kém anh trai 2 tuổi - lên ngôi năm 29t - đang là vua đương triều.
Huyền Trân công chúa - 9 tuổi
Đa Hân công chúa - 8 tuổi
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro