Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

NTTP-cstmqt- CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM

Chương 6

                        CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM

    

I. SƠ LƯỢC VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1975.

1.                  Ngoại thương Việt Nam dưới chế độ phong kiến

2.                  Ngoại thương Việt Nam dưới thời Pháp thuộc

3.                  Ngoại thương Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 đến 1975

II. NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY

1.      Giai đoạn trước khi đổi mới nền kinh tế, 1976-1985

2.       Giai đoạn từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến 1995

3.       Ngoại thương Việt nam trong giai đoạn hiện nay

III.CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA NGOVIẠI THƯƠNG VIỆT NAM

1.       Những lợi thế và hạn chế trong phát triển ngoại thương của Việt Nam

2.      Chính sách quản lý ngoại thương của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay

3.      Chính sách xuất khẩu của Việt Nam

4.      Chính sách nhập khẩu của Việt Nam

       

Chương 6

CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM

I- Sơ lược về ngoại thương Việt Nam trước năm 1975:

1-  Ngoại thương Việt Nam dưới chế độ phong kiến:

TOP

Sản xuất hàng hóa giản đơn và một thị trường trong nước chật hẹp, chia cắt là đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam thời kỳ này. Hàng nhiều thế kỷ, tình hình kinh tế trong nước ở trạng thái không có nhiều sản phẩm cần được tiêu thụ. Vào thế kỷ thứ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX, các nhà buôn phương Tây đến ta mua hàng, vì hàng không có sẵn nên họ phải đặt tiền cho những người thợ thủ công Việt Nam sản xuất. Kinh tế nước ta thời gian này là kinh tế tự nhiên, cho nên những thứ mà thương nhân nước ngoài ưa chuộng còn là những sản vật tự nhiên, lấy ở trên rừng, dưới biển về bán.

Ngoại thương dưới thời phong kiến diễn ra giữa một số nước muốn bán sản phẩm công nghiệp của mình cho Việt Nam và mua hàng thủ công nghiệp cùng sản vật thiên nhiên.

Việc mua bán hầu như do bọn vua quan độc quyền để kiếm lời cho bản thân. Họ tiến hành ngoại thương một cách tùy tiện, độc đoán. Những thể lệ mua bán thường không thành văn bản mà làm theo lệnh của vua chúa.

Quan hệ buôn bán của Việt Nam thời phong kiến chủ yếu với Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha....

2- Ngoại thương Việt Nam dưới thời Pháp thuộc:

TOP

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam là một ‘’thuộc địa khai thác”, thuộc địa kém phát triển nhất trong các thuộc địa ở Châu Á.

Xuất khẩu chủ yếu của nước ta thời kỳ này là nông sản và khoáng sản với ba mặt hàng chủ yếu là gạo, cao su và than đá.

Trong 50 năm, từ năm 1890 đến năm 1939, ba nước Đông dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam, xuất khẩu 57.788.000 tấn gạo, trung bình mỗi năm 1,15 triệu tấn 9 chiếm 20% tổng lượng gạo sản xuất) 397 ngàn tấn cao su (gần như toàn bộ lượng sản xuất), 28 triệu tấn than (trên 65% sản lượng than sản xuất). Hai mặt hàng gạo và cao su chiếm 70 - 80% kim ngạch xuất khẩu. Hàng tiểu thủ công chiếm tỷ trọng không đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và một số nguyên liệu như xăng dầu, bông, vải. Nhập máy móc thiết bị cũng có, nhưng chiếm tỷ lệ thấp, từ 1,4% (năm 1915) đến 8,8% (năm cao nhất- 1931) trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

            Về cán cân ngoại thương, trong thời gian 50 năm (1980 -1939), chỉ có 9 năm các nước Đông Dương nhập siêu còn 41 năm xuất siêu. Đối với một nước thuộc địa, xuất siêu không phải là bằng chứng của sự phồn vinh và tăng trưởng kinh tế như ở các nước độc lập, vì khối lượng xuất siêu đó phản ảnh mức độ tước đoạt, bóc lột của thực dân Pháp.

Bảng 6.1: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1934 - 1939

Đơn vị tính: Triệu đồng Đông Dương

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

  Xuất siêu

1934

106

91

15

1935

134

90

44

1936

171

98

73

1937

259

156

103

1938

290

195

95

1939

350

239

111

(Nguồn: Tóm tắt thống kê Đông Dương 1913-1939)

            Để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi trong lĩnh vực ngoại thương, Pháp thực hiện ở Đông Dương một hàng rào thuế quan rất chặt chẽ, có lợi cho chúng.

            Ngày 11/11/1892, Pháp ban hành luật về “đồng hóa thuế quan”. Với chế độ”đồng hóa thuế quan”, Việt Nam và Pháp nằm trong một hàng rào thuế quan chung.

Tháng 10/1940 chính sách “ đồng hóa thuế quan” được nhà cầm quyền Pháp thay bằng chế độ “thuế quan tự trị” và  được thi hành từ 1/1/1941. So với chính sách “đồng hóa thuế quan”, chính sách “thuế quan tự trị” có lợi cho các nước thuộc địa. Hàng rào thuế quan được nới lỏng, thuế suất tối đa được bãi bỏ, thuế suất tối thiểu được áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài, trừ trường hợp hàng nhập khẩu từ Nhật Bản được hưởng thuế suất đặc biệt, thấp hơn thuế suất tối thiểu.

3- Ngoại thương Việt Nam sau Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 đến 1975:

            Cuối năm 1950, quan hệ chính thức về kinh tế và thương mại giữa nước ta với nước ngoài về mặt nhà nước được thiết lập.

            Năm 1952, Chính phủ ta ký Hiệp định thương mại với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và năm 1953, Chính phủ ta ký với Chính phủ Trung Quốc Nghị định thư về mậu dịch tiểu ngạch biên giới, quy định việc trao đổi hàng hóa giữa nhân dân các tỉnh biên giới Việt - Trung. Thời kỳ này, Việt Nam xuất sang Trung Quốc nông,lâm, thổ sản: chè, sơn, gỗ, hoa hồi, quế, sa nhân, trâu bò.... Nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc, dụng cụ, sắt thép, hóa chất, vải sợi, hàng tiêu dùng, dược phẩm... Giá trị hàng hóa trao đổi với nước ngoài năm 1954 so với năm 1952 tăng gấp 4 lần.

Từ năm 1955, chính phủ ta đã ký với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác các hiệp định về viện trợ hàng hóa và kỹ thuật. Đối với các nước ngoài hệ thống XHCN, Chính phủ ta ký Hiệp định thương mại với Chính phủ Pháp (1955), Ấn Độ (1956), Indonesia (1957),....; Các tổ chức kinh tế của ta cũng đặt quan hệ buôn bán với các công ty Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hà Lan, Anh..., đến năm 1964, Miền Bắc có mối quan hệ thương mại với 40 nước.

 

Đặc điểm cơ bản của hoạt động ngoại thương thời kỳ này là:

- Xuất khẩu tăng rất chậm. Trong kim ngạch NK, tỷ trọng viện trợ không hoàn lại lớn.

Bảng 6.2: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1958 - 1975

Đơn vị tính: Triệu Rúp

Năm

Tổng giá trị xuất nhập khẩu

  Xuất khẩu

  Nhập khẩu

1958

104,5

46,0

57,9

1959

147,1

60,5

86,6

1960

188,0

71,6

116,4

1961

202,4

72,5

129,9

1962

215,1

80,5

134,6

1963

226,4

84,1

142,3

1964

234,5

97,1

137,4

1965

328,3

91,0

237,3

1966

438,7

67,8

370,9

1967

464,1

45,6

418,5

1968

508,3

42,8

465,5

1969

554,4

42,6

512,2

1970

473,4

47,7

425,7

1971

519,9

61,4

458,5

1972

403,2

40,7

362,5

1973

551,2

67,4

484,5

1974

905,6

110,7

694,9

1975

914,1

129,5

784,4

(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)

- Cơ cấu hàng xuất khẩu phản ánh trình độ phát triển kinh tếï lạc hậu và không ổn định, hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, khoáng sản và gỗ...

- Ngoại thương chủ yếu với các nước XHCN (chiếm 85-90% tổng kim ngạch buôn bán với nước ngoài).

- Nhập siêu cực kỳ lớn: nếu cộng cả giai đoạn từ năm 1958 đến 1975 theo số liệu của bảng 6.2 thì tổng giá trị xuất khẩu chỉ là 1,129 tỷ Rúp nhưng giá trị nhập khẩu lên đến 3,693 tỷ Rúp.

II- Ngoại thương Việt Nam từ  sau năm 1975 đến nay:

1-      Giai đoạn trước khi đổi mới nền kinh tế, 1976-1985

TOP

     Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với công cuộc  xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, hoạt động ở  lĩnh vực ngoại thương có những sự kiện đáng lưu ý như sau:

Bảng 6.3: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1976-1985

 Đơn vị tính: Triệu Rúp - USD

Năm

Tổng kim ngạch XNK

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại

Trị giá

Tỉ lệ%

1976

1226,8

222,7

1004,1

-881,4

22,2%

1977

1540,9

322,5

1218,4

-915,9

28,3%

1978

1630,0

326,8

1303,2

-976,4

25,1%

1979

1846,6

320,5

1526,1

-1205,6

21,0%

1980

1652,8

338,6

1314,2

-975,6

25,8%

1981

1783,4

401,2

1382,2

-981,0

29,0%

1982

1998,8

526,6

1472,2

-945,6

35,8%

1983

2143,2

616,5

1526,7

-910,2

40,4%

1984

2394,6

649,6

1745,0

-1095,4

37,2%

1985

2555,9

698,5

1857,4

-1158,9

37,6%

Tổng số

18733,0

4423,5

14349,5

-9926,0

30,8%

(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)

- Năm 1977, nước ta tham gia Ngân hàng Đầu tư Quốc tế và Ngân hàng Hợp tác Quốc Tế.

- Tháng 7/1978 nước ta gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế.

- Ngày 18/4/1977, Chính phủ ta ban hành Điều lệ về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Về đặc điểm chung của ngoại thương giai đoạn này là chúng ta tiếp tục nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của các nước Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Mỹ và các nước phương Tây thực hiện cấm vận kinh tế và phân biệt đối xử trên thị trường quốc tế như ngưng viện trợ đầu tư, ngừng các khoản tín dụng đã cam kết... đã gây cho ta rất nhiều khó khăn trong phát triển ngoại thương. Ngoài ra, nguyên tắc Nhà nước độc quyền về ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác được coi là nền tảng để hình thành cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động ngoại thương lúc này đã kềm hãm sự phát triển.

Trong vòng 10 năm, từ năm 1976 đến 1985 chúng ta đã nhập siêu khoảng 10 tỷ Rúp - Đô la trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng năm chỉ đạt vài trăm triệu Rúp - Đô la. Nếu so sánh với nhập khẩu, tỷ lệ xuất khẩu hàng năm chỉ đạt khoảng từ 21% đến 40% (bảng 6.3).

2-      Giai đoạn từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến 1995:

TOP

Công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa VI) họp cuối năm 1986. Nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, đến năm 1995, nước ta đã quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới; đã ký Hiệp định hợp tác thương mại với EU; bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (12/7/1995); gia nhập ASEAN (28/7/1995). Đó là những điều kiện thuận lợiü để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn bán và hợp tác kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế khu vực.

            2.1- Kết quả xuất nhập khẩu giai đoạn 1986-1995:

Để có thể rút ra những nhận xét về hoạt động ngoại thương sau thời kỳ đổi mới, chúng ta sẽ lấy kết quả hoạt động ngoại thương trong 10 năm từ 1986 đến 1995 để so sánh với giai đoạn 10 năm trước đó như sau:

- Về tốc độ tăng trưởng: Xuất khẩu tăng bình quân 24%/năm trong khi giai đoạn 10 năm trước đó là 13,5%; Nhập khẩu tăng bình quân 16%/năm so với 7%/năm giai đoạn 10 năm trước đó (tính toán dựa vào số liệu bảng 6.3 và 6.4).

Bảng 6.4: Kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1986-1995

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm

Tổng kim ngạch XNK

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại

Trị giá

Tỉ lệ %

1986

2.944,2

789,1

2.155,1

-1.366,0

33,6%

1987

3.309,3

854,2

2.455,1

-1.600,9

34,8%

1988

3.795,1

1.038,4

2.756,7

-1.718,3

37,6%

1989

4.511,8

1.946,0

2.565,8

-619,8

75,8%

1990

5.156,4

2.404,0

2.752,4

-348,4

87,3%

Cộng 86-90

19.716,8

7.031,7

12.685,1

-5.653,4

55,4%

1991

4.425,2

2.087,1

2.338,1

-251,0

89,3%

1992

5.121,4

2.580,7

2.540,7

+40,0

101,5%

1993

6.909,2

2.985,2

3.924,0

-978,8

76,0%

1994

9.880,1

4.054,3

5.825,8

-1.771,5

69,6%

1995

13.604,3

5.448,9

8.155,4

-2.706,5

66,8%

Cộng 91-95

39.940,2

17.156,2

22.784,0

-5.627,8

75,3%

(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)

- Về cán cân thương mại: Nhập siêu vẫn còn nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao (so với nhập khẩu, xuất khẩu đã chiếm tỷ lệ từ  33,6% đến 101,5% so với nhập khẩu hàng năm) nên đã phần nào làm giảm khoảng cách giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Ngoài ra, trong giai đoạn này, đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ nước ta và đầu tư trong nước gia tăng, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng nhập siêu, nhưng điều đó lại cần thiết vô cùng cho sư phát triển.

- Về trị giá xuất nhập khẩu: Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm lớn hơn rất nhiều lần giai đoạn trước đó, ví dụ, bình quân kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 1976-1985 là 442 triệu  Rúp - USD, thì số liệu tương ứng giai đoạn 1986-1995 là 2,4 tỷ USD (bảng 6.3 và 6.4).

2.2- Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu:

- Về cơ cấu hàng xuất khẩu: Cơ cấu hàng xuất khẩu trong 10 năm sau đối mới  có sự thay đổiø khá mạnh ở nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. Sự thay đổi này là do chúng ta tăng dần xuất khẩu dầu thô. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất dầu thô với số lượng là 1,5 triệu tấn; năm 1995 xuất khẩu mặt hàng này tăng lên hơn 7,6 triệu tấn.

Bảng 6.5: Cơ cấu xuất khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995

Đơn vị tính %

Nhóm hàng

1986

1990

1995

1- Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

8,0

25,7

25,3

2- Hàng CN nhẹ và TTCN

28,8

26,4

28,4

3- Hàng nông sản và nông sản chế biến

40,4

32,6

32,0

4- Hàng lâm sản

9,1

5,3

2,8

5- Hàng thủy sản

13,4

9,9

11,4

6- Hàng khác

0,3

0,1

0

Tổng số

100

100

100

(Nguồn: Thương mại thời mở cửa, NXB Thống kê, 1996)

Nhóm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sau khi tăng mạnh những năm sau đổi mới, đến những năm 1990 có xu hướng giảm dần trong cơ cấu xuất khẩu. Năm 1986 nhóm các hàng này chiếm 63,2% trong tổng giá trị xuất khẩu; năm 1990 và 1995 giảm còn 48% và 46,2%. Xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ và và thủ công nghiệp tăng nhanh về tổng trị giá nhưng tỉ lệ trong cơ cấu xuất khẩu ít thay đổi (bảng 6.5).

- Về cơ cấu nhập khẩu: Cơ cấu nhập khẩu có sự biến động giữa hai nhóm hàng tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng tăng trong 10 năm qua. Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhóm máy móc, thiết bị, động cơ và phụ tùng tăng nhanh. Nguyên vật liệu vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu.

Trong nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng, tỷ lệ nhập khẩu lương thực giảm mạnh. Ngược lại hàng tiêu dùng khác tỷ lệ nhập khẩu tăng đều qua các năm và năm 1995 chiếm gần 11% giá trị nhập khẩu (bảng 6.6)

 

Bảng 6.6: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995

Đơn vị tính %

Nhóm hàng

1986

1990

1995

I- Tư liệu sản xuất

866

85,1

83,5

1 Thiết bị toàn bộ

19,8

16,0

0

2 Máy móc, thiết bị ĐCPT

15,0

11,4

25,7

3 Nguyên vật liệu

51,9

57,8

57,8

II- Vật phẩm tiêu dùng

13,4

14,9

16,5

1 Lương thực

3,4

1,7

1,4

2 Thực phẩm

1,6

2,5

3,5

3 Hàng y tế

1,5

1,5

0,9

4 Hàng tiêu dùng khác

6,8

9,2

10,8

Tổng số

100

100

100

(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)

  - Về thị trường xuất khẩu, nhập khẩu:

            Thị trường buôn bán của Việt Nam trong 10 năm sau đổi mới có thay đổi rất lớn. Các nước thuộc Châu Á  có tỷ trọng tăng dần trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nếu Châu Á chiếm 22,6% tổng trị giá xuất khẩu và 10,6% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam trong năm 1986 thì năm 1995 tỷ lệ tương ứng là 72,4% và 77,5%. Ngược lại buôn bán với Châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và Nga giảm dần. Năm 1995 Châu Âu chỉ chiếm 18% tổng trị giá xuất khẩu và hơn 13% giá trị nhập khẩu của Việt Nam (bảng 6.7)

Bảng 6.7: Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam giai đọan 1986-1995.

Đơn vị: Triệu USD

1986

1990

1995

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng số

798.100

2.155.100

2.404.000

2.752.400

5.448.900

8.155.400

1. Châu Á

177.957

227.972

1.040.401

1.009.438

3.944.725

6.318.156

2. Châu Âu

446.911

1.645.581

1.215.138

1.604.409

938.033

1.088.860

3. Châu Mỹ

14.234

6.398

15.722

11.761

238.335

169.714

4. Châu Phi

40

399

4.178

2.413

38.094

22.659

5. Châu ĐD

3.607

9.688

7.701

10.694

56.909

103.912

6. Tchức LHQ

 

31.154

1.781

23.971

539

21.588

7. Tchức qtế

355

11.577

-

1.316

 

2.912

8.Khuchếxuất

 

 

 

 

225

2.625

9. Tgiá không phân tổ chức

145.950

163.326

118.769

88.403

187.091

424.990

(Nguồn: Thương mại thời mở cửa, NXB Thống kê, 1996)

Sự thay đổi thị trường xuất khẩu và nhập khẩu trong những năm này là do sự đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Từ việc chỉ quan hệ buôn bán với các nước Xã hội chủ nghĩa, sang thời kỳ đổi mới, mối quan hệ này được mở rộng đến tất cả các nước. Cũng chính nhờ sự thay đổi này mà chúng ta đã nhanh chóng vượt qua được thời kỳ khó khăn khi thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu có sự biến động bất lợi cho việc xuất nhập khẩu.

2.3- Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động ngoại thương có sự thay đối  sau năm 1986:

            Sự thay đổi về mặt quản lý của nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương từ năm 1986 có thể kể đến như sau:

- Nhà nước chuyển các hoạt động ngoại thương từ cơ chế tập trung, bao cấp sang hạch toán kinh doanh. Xóa bỏ bao cấp và bù lỗ cho kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Nhà nước mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp cho các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế. Sự độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như trước đây không còn.

- Tăng cường sự quản lý thống nhất của nhà nước đối với mọi hoạt động ngoại thương bằng luật pháp và chính sách. Hình thành hệ thống biện pháp, chính sách khuyến khích xuất khẩu. Quản lý nhập khẩu chủ yếu thông qua chính sách thuế; Giảm thiểu các biện pháp quản lý phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu...

Những thay đổi trong quản lý và chính sách ngoại thương những năm qua đã góp phần tích cực vào sự phát triển buôn bán của nước ta với nước ngoài, đặc biệt là với thị trường các nước phát triển

3-  Ngoại thương Việt nam trong giai đoạn hiện nay:

TOP

3.1-Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1990 và cho đến hiện nay có nhiều thay đổi tích cực mặc dù  gặp nhiều khó khăn nhất là từ khi Đông Âu và Liên Xô bị tan rã. Đảng và nhà nước thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và chuyển sự hoạt động của nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường.

Các chỉ tiêu và số liệu trong bảng 6.8 minh họa một cách cụ thể tình hình kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao, khoảng 8% làm tổng sản phẩm quốc nội, nguồn thu ngân sách... tăng dần qua các năm. Tỷ giá hối đoái không còn tình trạng tăng quá đột ngột và tương đối ổn định trong các năm 2000, 2001. Tỷ lệ nợ nước ngoài còn cao nhưng không có sự gia tăng quá mức so với CDP, thâm hụt ngân sách được kềm chế ở khoảng 2% GDP. Tốc độ lạm phát giảm, thậm chí những năm 1999, 2000 nền kinh tế lại rơi vào tình trạng thiểu phát và có dấu hiệu ổn định những năm gần đây.

Bảng 6.8 : Tổng quan kinh tế Việt Nam 1997-2003:

Chỉ tiêu

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003*

GDP danh nghĩa (Tỷ VNĐ)

313.624

361.016

399.942

441.646

484.493

565.958

635.000

Tỷ giá hối đoái (VNĐ/USD)

12.936

13.984

14.000

14.280

14.565

15.500

16.000

GDP danh nghĩa (Tỷ USD)

24,24

25,824

28,567

30,927

33,264

36,513

39,7

Tốc độ tăng trưởng GDP thực

8,2

5,8

4,8

6,8

6,8

7,0

7,5

GDPbq:USD/người

326

342

372

398

422

458

490

Dânsố(triệungười)

74,358

75,556

76,597

77,635

78,686

79,700

80,800

Thu ngân sách  (Tỷ VNĐ)

65.352

73.000

78.000

91.000

101.400

105.200

125.000

(Thu + Chi) ngân sách/ GDP (%)

21,0

20,0

20,0

21,0

21,0

20,5

21,0

Chi ngân sách (tỷ VNĐ)

78.057

80.820

82.500

103.000

115.000

133.900

145.000

Thâm hụt ngân sách/GDP (%)

-1,7

-0,1

-1,6

-2,8

-2,9

-2,5

-2,0

Tỷ lệ nợ (%)

12,8

11,2

10,2

9,0

8,0

Chỉ số giá (%)

3,6

9,2

0,1

-0,6

0,8

4,0

4,5

 (2003*) : Số dự báo, Nguồn: .... Vietnam  Economics Report

            Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người hàng năm của nước ta so với thế giới được rút ngắn lại. Nếu so sánh GDP theo sức mua tương đương ta có bảng số liệu ở bảng 6.9.

Bảng 6.9:  So sánh GDP bình quân/ người giữa Việt Nam và các nước

Tên nước và vùng lãnh thổ

GDP bình quân đầu người (tính bằng USD theo sức mua tương đương)

So với Việt Nam

(số lần)

1993

1999

1993

1999

Nhật Bản

20.830

23.480

17,8

13,4

Hồng Kông

20.420

21.830

17,5

12,4

Singapore

20.050

27.740

17,1

15,8

Hàn Quốc

9.860

12.445

8,4

7,1

Malaysia

5.856

7.370

5,0

4,2

Thái Lan

5.170

6.020

4,4

3,4

Philippines

2.890

3.380

2,5

1,9

Indonesia

2.650

2.940

2,3

1,7

Việt Nam

1.170

1.755

1,0

1,0

(Nguồn: ,Thống kê kinh tế)

3. 2- Tình hình tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài:

            Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu tiếp tục tăng bình quân  21,3%/năm và 13,3% năm. Mặc dù giai đoạn 2001 - 2002, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có giảm, chỉ đạt bình quân 7,5% nhưng sang năm 2003 đã có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng vượt qua mức 10%/năm.

Bảng 6.10 thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại  của nước ta giai đoạn hiện nay. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu đã tăng cao, đạt bình quân gần 90%, đó là một dấu hiệu đáng để chúng ta hy vọng vượt qua được tình trạng nhập siêu và bước vào thời kỳ xuất siêu.

Bảng 6.10: Kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1997-2002.

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm

Tổng kim ngạch XNK

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại

Trị giá

Tỉ lệ %

1996

18.399,8

7.255,8

11.144,0

-3.888,2

65,1

1997

20.050,0

8.850,0

11.200,0

- 2.350,0

79,0

1998

20.742,0

9.352,0

11.390,0

- 2.038,0

82,1

1999

23.159,0

11.523,0

11.636,0

-113,0

99,0

2000

29.508,0

14.308,0

15.200,0

-892,0

94,1

2001

31.187,0

15.027,0

16.162,0

-1.135,0

93,0

2002

35.830,0

16.530,0

19,300,0

-2.770,0

85,6

(Nguồn: Tổng hợp từ Tạp chí Ngoại thương 1997,1998,1999,2000,2001,2002)

 Bên cạnh việc gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng là một động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tính đến tháng 4 năm 2003, tổng vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện ở nước ta là 21,8 tỷ USD, trong đó, các nước có đầu tư lớn như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan... (bảng 6.11).

Bảng 6.12:  Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tài khoản vốn, 1996- 2001

                                                                                    Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu

1996

1997

1998

1999

2000

2001

Cán cân tài khoản vốn

2.105

1.681

580

-337

-823

-576

Luồng đầu tư ròng FDI

1.838

2.074

800

700

800

900

Các khoản vay trung & dài hạn

43

278

70

-423

77

-276

Vốn vay ngắn hạn

224

-612

-290

-614

-1.700

-1.200

Tài khoản vốn/GDP (%)

8,4

6,2

0,8

-1,2

-2,5

1,8

FDI/tài khoản vốn (%)

88,1

124,8

370,4

-209,6

-103,6

156,2

(Nguồn: Vietnam Development Report, 2003)

 Bảng 6.11: Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, tính đến tháng 4/2003

                                                                                    Đơn vị tính: Triệu USD

STT

Quốc gia, vùng, lãnh thổ

Số dự án

Tổng số vốn đăng ký

Tổng số vốn thực hiện

1

Singapore

      276

7.354

2.770

2

Đài Loan

 980

5.376

2.436

3

Nhật Bản

 384

4.353

3.458

4

Hàn Quốc

 536

3.784

2.186

5

Hồng Kông

276

2.965

1.776

6

Pháp

127

2.080

857

7

Island thuộc Anh

166

1.835

1.023

8

Hà Lan

47

1.698

1.269

9

Vương Quốc Anh

46

1.185

1.056

10

Thái Lan

112

1.378

577

11

Malaysia

125

1.138

1.199

12

Mỹ

163

1.128

563

13

Úc

77

463

262

14

Thụy Sĩ

23

626

518

15

Cayman Islands

11

475

335

16

Đức

43

240

119

17

Thụy Điển

9

454

359

18

Bermuda

5

260

148

19

Nga

42

219

149

20

Philippines

19

184

84

21

British West Indies

3

261

34

22

Trung Quốc

216

405

133

23

Channel Islands

12

193

78

24

Indonesia

7

108

127

25

Đan Mạch

13

118

58

26

Canada

30

47

15

27

Bỉ

20

52

27

28

Na Uy

10

35

15

29

Luxembourg

11

34

14

30

Liechtenstein

2

35

31

31

Khác

106

409

139

 

Tổng cộng

3.897

38.892

21.815

(Nguồn , Trade  Statistics)

Luồng đầu tư FDI ròng vào nước ta bình quân hơn 900 triệu USD/năm và năm 2001 chiếm 156,2% tài khoản vốn (bảng 6.12). Đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm những năm 1998 - 2002 so với thời gian trước đó. Năm 2003,  tình hình thu hút vốn đầu tư đang có dấu hiệu phục hồi, đạt khoảng 2,4 tỷ USD tăng thêm so với 1,1 tỷ USD năm 2002.

3.3 -Những mặt hàng sản xuất chủ yếu:

Mặc dù do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nền kinh tế Việt Nam trong năm 1997-1998, 1999 gặp khó khăn nhưng những mặt hàng sản xuất chủ yếu của nền kinh tế vẫn gia tăng, bảng 6.13 nêu lên kết quả sản xuất một số mặt hàng tiêu biểu những năm này.

Bảng 6.13 :Tình hình sản xuất một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam 1995-1999

Mặt hàng

1995

1997

1999

A- Nông sản

1- Sản lượng lương thực qui thóc (1.000tấn)

27.571

30.618

34.254

2-Thóc (1.000tấn)

24.964

27.524

31.394

3- Thủy sản (1.000tấn)

1.584

1.730

1.882

4- Heo xuất chuồng ( 1.000 con)

16.306

17.636

18.886

B- Hàng công nghiệp

1- Điện (triệu Kwh)

14.665

19.253

23.806

2- Than sạch (1.000tấn)

8.350

11.388

9.097

3-Dầu thô (1.000tấn)

7.620

10.090

15.000

4- Thép cán (1.000tấn)

470

978

1.224

5- Xi măng (1.000tấn)

5.828

8.019

10.381

6- Vải (triệu m)

263

298,6

317

7- Quần áo dệt kim (triệu cái)

30,2

25,1

30,4

8- Quần áo may sẵn (triệu cái)

172

302

305

9- Dầu thực vật (1.000tấn)

38,6

87,72

102,83

10- Đường  (1.000tấn)

517

649

932

11- Sữa hộp (triệu hộp)

173

188

201

(Nguồn: Niên giám thống kê 1999)

III- Chính sách phát triển ngoại thương của Việt Nam:

TOP

            Ngoại thương nước ta trong thời gian qua đã thực sự giúp cho nền kinh tế đất nước khai thác thế mạnh trong sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu. Ngoại thương đóng góp rất lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp, dịch vụ và cả trong sản xuất nông nghiệp nữa.  Để có thể hiểu rõ chính sách ngoại thương của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, chúng ta  sẽ  cùng phân tích những điều kiện thuận lợi cũng như bất lợi cho sự phát triển ngoại thương của đất nước.

1-  Những lợi thế và hạn chế trong phát triển ngoại thương của Việt Nam:

TOP

            1.1-  Lợi thế về vị trí địa lý:

Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, bình quân mỗi nước ở khu vực này mức tăng trưởng kinh tế đạt 6-7%/năm. Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế; ven biển, nhất là từ Phan Thiết trở  vào có nhiều cảng nước sâu tàu bè  có thể cập bến an toàn quanh năm. Sân bay Tân Sơn Nhất nằm ở vị trí lý tưởng, cách đều thủ đô các thành phố quan trọng trong vùng Đông Nam Á.  Vị trí địa lý thuận lợi cho phép ta mở rộng quan hệ  kinh tế ngoại thương và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

1.2- Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên:

So với một số nước khác thì nước ta thuộc loại có tài nguyên tương đối phong phú:

Về đất đai: Diện tích đất đai cả nước  khoảng 330.363 Km2 trong đó có tới 50% là đất vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Khi hậu nhiệt đới mưa nắng điều hòa cho phép chúng ta phát triển nông lâm sản xuất khẩu có hiệu quả cao như gạo, cao su và các nông sản nhiệt đới. Chiều dài bờ biển 3.260km, diện tích sông ngòi và ao hồ  hơn 1 triệu ha, cho phép phát triển ngành thủy sản xuất khẩu và phát triển thủy lợi, vận tải biển và du lịch

Về khoáng sản: Dầu mỏ hiện nay là nguồn tài nguyên mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, sản lượng khai thác hàng năm gia tăng và là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Than đá trữ lượng cao, khoảng 3,6 tỷ tấn; mỏ sắt với trữ lượng vài trăm triệu tấn; cả ba miền Bắc, Nam,Trung đều có nguồn clanh-ke để sản xuất xi măng dồi dào..

            1.3- Lợi thế về lao động:

            Đây là thế mạnh của nước ta, tính đến năm 2003 dân số nước ta khoảng 80,8 triệu người, trong đó có hơn 40 triệu đang trong độ tuổi lao động. Lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, khoảng 0,16 USD/ 1 giờ lao động, trong khi đó ở Nhật là 23 USD/1 giờ lao động; tỷ lệ thất nghiệp lớn  (khoảng 20-30% số người trong độ tuổi lao động). Lao động là một lợi thế cơ bản để phát triển các ngành hàng sử dụng nhiều lao động như dệt, may, chế biến nông lâm thủy sản, lắp ráp sản phẩm điện, điện tử.....

1.4-  Những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của ngoại thương:

 Diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người của ta thấp so với bình quân của thế giới, chỉ khoảng 0,1 ha/ người. Sản lượng lương thực  có cao nhưng trước hết phải  đảm bảo nhu cầu của trên 80 triệu dân nên không thể tạo ra một nguồn tích lũy lớn cho những đòi hỏi cao hơn của sự phát triển kinh tế.

Về tài nguyên tuy có phong phú nhưng phân bố tản mạn.  Giao  thông vận tải kém nên khó khai thác, trữ lượng chưa xác định và chưa khoáng sản nào có trữ lượng lớn để trở thành mặt hàng chiến lược. Tài nguyên rừng, biển,thủy sản bị khai thác quá mức mà không được chăm bồi.

Vị trí địa lý đẹp nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém., các hải cảng ít và nhỏ, đường sá và phương tiện giao thông lạc hậu.

Trình độ quản lý kinh tế, xã hội kém, bộ máy chính quyền kém hiệu quả, quan liêu, tham nhũng; chính sách, pháp luật không rõ ràng, thiếu đồng bộ, lại hay thay đổi gây cản trở cho quá trình đổi mới kinh tế.

Trình độ quản lý của cán bộ và tay nghề công nhân còn thấp cho nên năng suất lao động thấp, chất lượng hàng hóa chưa cao.

Công nghệ và trang thiết bị của nhiều ngành kinh tế Việt Nam còn ở trình độ thấp, hàng hóa của Việt Nam chưa mang tính cạnh tranh  trên thị trường quốc tế.

Những năm đầu thế kỷ 21, trong xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh tế ngoại thương, tạo điều kiện cho đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên còn nhiều khó  khăn trở ngại cho tiến trình này. Việc đề ra một đường lối phát triển ngoại thương phù hợp cho phép khai thác những lợi thế, hạn chế tối thiểu những trở ngại mang tính cấp bách và thiết thực.

2- Chính sách quản lý ngoại thương của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay:

TOP

2.1-  Các công cụ quản lý và điều tiết hoạt động ngoại thương của nhà nước  Việt Nam:

2.1.1-  Nhà nước quản lý hoạt động ngoại thương bằng luật pháp:

Thông qua hệ thống luật pháp, Nhà nước qui định rõ địa vị pháp lý của các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương, quy định các  điều kiện và thủ tục trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa....Căn cứ vào môi trường hành lang pháp lý đã được quy định, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình dưới sự hướng dẫn, giám sát của Nhà nước.

Theo tinh thần nghị quyết Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa IV, khóa VIII thì Việt Nam phát triển theo mô hình kinh tế mở có sự điều tiết của nhà nước.  Chính sách ngoại thương đang áp dụng là chính sách hướng về xuất khẩu. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hiện nay của Việt Nam được điều hành chủ yếu bởi Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1998 và Nghị định 57/1998/NĐ-CP, ban hành ngày 31/7/1998 có hiệu lực thi hành từ 01/09/1998: “ Quy định chi  tiết thi hành luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài “. Ngoài ra hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) còn chịu sự điều tiết bởi các luật khác như luật thuế XNK, luật về thuế giá trị gia tăng (TVA), thuế thu nhập doanh nghiệp, luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và các luật khác.

2.1.2-  Quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương bằng công cụ kế hoạch hóa:

            Nhà nước quản lý ngoại thương bằng các kế hoạch định hướng, ví dụ như các chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu, các mặt hàng xuất nhập khẩu trong năm...

Thông qua việc sự dụng các công cụ kinh tế  khác  để điều tiết hoạt động ngoại thương sao cho góp phần cân đối tổng cung tổng cầu nền kinh tế quốc dân.

2.1.3- Quản lý hoạt động ngoại thương bằng công cụ tài chính:

Đối với các doanh nghiệp nhà nước tham gia hoạt động ngoại thương, như các doanh nghiệp khác, nhà nước sẽ định hướng sử dụng vốn thông qua các hoạt động phân tích “ dự báo vĩ mô, các công cụ kinh tế tài chính, hướng dẫn công tác kế toán, thống kê và kiểm tra việc thi hành pháp luật trong tạo lập, quản lý và sử dụng vốn của doanh  nghiệp “.

Thuế là công cụ tài chính quan trọng mà thông qua đó nhà nước có thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động ngoại thương nói riêng. Vì vậy, thuế quan đã được phân tích như một biểu hiện đặc trưng của công cụ tài chính (chương 3). Trong thời kỳ 2001-2005, nhà nước sẽ áp dụng bên cạnh thuế quan các loại thuế khác như thuế chống phá giá, chống trợ cấp...

Khi buôn bán với các nước ASEAN thuế xuất nhập khẩu được điều tiết bởi lịch trình giảm thuế CEPT từ đây đến năm 2006 được chính phủ thông qua.

Nhìn chung xu hướng chính sách thuế nhập khẩu trong thời gian tới  là giảm dần phù hợp với quy định CEPT của AFTA và đáp ứng yêu cầu của tổ chức WTO.

2.1.4- Các công cụ khác của quản lý ngoại thương:

Nhà nước còn sử dụng hệ thống kho đệm và dự trữ quốc gia để can thiệp vào thị trường. Đối với hoạt động ngoại thương có thể thấy rõ ràng nhất là việc dự trữ vàng, ngoại tệ mạnh... Ngoài ra, có các dạng công cụ thuộc về chính sách ngoại thương cũng cần được lưu ý như:

- Hạn ngạch nhập khẩu: Công cụ này trước nay đối với nước ta chưa được phổ biến, tuy nhiên, trong giai đoạn 2001-2005, nhà nước sẽ sử dụng hạn ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như sản phẩm sữa, thịt...

- Các hàng rào hành chính: Các điều kiện tiêu chuẩn về y tế, về an toàn và các thủ tục hải quan ... Các công cụ quản lý ngoại thương ngày càng được cải tiến để phù hợp với các hiệp định thương mại mà nước ta đã ký kêtú với các nước cũng như theo thông lệ quốc tế, nhất là các thỏa ước theo WTO.

2.2- Quan điểm phát triển ngoại thương:

“Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có chính sách mở rộng giao lưu hàng hóa với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; khuyến khích các thành phần  kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định của pháp luật; có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại  để phát triển sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chính phủ quy định các chính sách cụ thể về ngoại thương trong từng thời kỳ và chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia phát triển ngoại thương”

(Trích điều 16, chương I Luật Thương Mại  ban hành ngày 23/5/1997)

2.3- Về quyền hoạt động kinh doanh XNK của doanh nghiệp:

Về hoạt động thương mại với nước ngoài được quy định tại điều 33 luật Thương mại  “Thương nhân chỉ được hoạt động thương mại với nước ngoài nếu có đủ các điều kiện do chính phủ quy định sau khi đã đăng ký với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.

Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được cụ thể hóa ở điều 3 chương 2 của Nghị định 57/CP: “ Thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh “ mà không phải xin phép XNK trừ những mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu và những hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện. Đối  với xuất khẩu, hiện nay theo  nghị quyết 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 thì khuyến khích thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa mà pháp luật không cấm, không phụ thuộc vào ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.

2.4- Tổ chức quản lý hoạt động ngoại thương:

Chế độ quản lý ngoại thương đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay được thực hiện theo Quyết định số  46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001- 2005.

2.3.1- Quy định chung về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

(1) Hàng cấm xuất khẩu:

Mô tả hàng hóa

Thời hạn áp dụng

1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

2. Đồ cổ

 Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

3- Các loại ma túy.

 Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

4- Các loại hóa chất độc.

 Toàn bộ thời kỳ 2001- 2005

5- Gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi, có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

6- Động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm tự nhiên.

Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

  

7-  Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước.

 Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

  

(2) Hàng cấm nhập khẩu:

Mô tả hàng hóa

Thời hạn áp dụng

1- Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1535/CP-KTTH ngày 28 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

2- Các loại ma túy.

 Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

3- Các loại hóa chất độc.

 Toàn bộ thời kỳ 2001- 2005

4- Sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động; đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự, an toàn xã hội.

 Toàn bộ thời kỳ 2001- 2005

5- Pháo các loại (trừ pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải và nhu cầu khác theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1383/CP-KTTH ngày 23 tháng 11 năm 1998).

 Toàn bộ thời kỳ 2001- 2005

6- Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác

 Toàn bộ thời kỳ 2001- 2005

7-  Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:

 - Hàng dệt may, giày dép, quần áo

 - Hàng điện tử

 - Hàng điện lạnh

 - Hàng điện gia dụng

 - Hàng trang trí nội thất

 - Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và chất liệu khác.

Bộ Thương mại chịu trách nhiệm cụ thể hóa các mặt hàng trên đây theo Danh mục của Biểu thuế nhập khẩu.

Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

8- Phương tiện vận tải tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng, hoạt động trong phạm vi hẹp, gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng.

 Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

9- Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm:

- Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ đã qua sử dụng của ô tô, máy kéo và xe hai bánh, ba bánh gắn máy;

- Động cơ đốt trong đã qua sử dụng có công suất từ 30CV trở xuống; các loại máy đã qua sử dụng gắn động cơ đốt trong có công suất từ 30CV trở xuống;

- Khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ đã qua sử dụng;

- Xe đạp đã qua sử dụng;

- Xe hai bánh, ba bánh gắn máy đã qua sử dụng;

- Ô tô cứu thương đã qua sử dụng;

- Ô tô vận chuyển hành khách từ 16 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả loại vừa chở khách vừa chở hàng, khoang chở khách và chở hàng chung trong một cabin), loại đã qua sử dụng;

- Ô tô vận chuyển hành khách trên 16 chỗ ngồi, loại đã qua sử dụng quá 5 năm, tính từ năm  nhập khẩu;

- Ô tô vận chuyển hàng hóa có trọng tải dưới 5 tấn (bao gồm cả loại vừa chở hàng vừa chở khách có khoang chở hàng và khoang chở khách không chung trong một cabin), loại đã qua sử dụng quá 5 năm, tính từ năm nhập khẩu;

 Toàn bộ thời kỳ 2001- 2005

10-  Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amphibole.

Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

11-  Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước.

Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

-  Việc điều chỉnh Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

-  Trong trường hợp đặc biệt, việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.

-  Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại:  

(1) Hàng xuất khẩu:

Mô tả hàng hóa

Thời hạn áp dụng

1-  Hàng dệt may xuất khẩu theo hạn ngạch mà Việt Nam thỏa thuận với nước ngoài, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ

Toàn bộ thời kỳ 2001 -  2005

2-  Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ.

 Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

 (2) Hàng nhập khẩu:

Mô tả hàng hóa

Thời hạn áp dụng

1- Hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ.

Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

6-  Đường tinh luyện, đường thô.

 Toàn bộ thời kỳ 2001 - 2005

- Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan cụ thể hóa Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại theo mã số của danh mục Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu .

- Việc điều chỉnh Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại, bao gồm cả lộ trình bãi bỏ loại giấy phép này, do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

- Việc ký hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nêu trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại  chỉ được thực hiện sau khi đã có giấy phép của Bộ Thương mại. Đối với hàng hóa là vật tư, nguyên liệu quy định trong danh mục này, nếu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài thì thực hiện theo quy định riêng của Bộ Thương mại.

-  Việc nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả hàng hóa nêu  trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thương mại trên cơ sở những quy định tại Quyết định 46/2001/QĐ-TTg và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành:

(1) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1- Động vật hoang dã và động vật quý hiếm

Cấm xuất khẩu hoặc cấp giấy phép xuất khẩu

2-  Thực vật rừng quý hiếm.

Cấm xuất khẩu hoặc cấp giấy phép xuất khẩu

3-  Giống cây trồng và giống vật nuôi quý hiếm.

 Cấm xuất khẩu hoặc cấp giấy phép xuất khẩu

 Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1- Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y.

Giấy phép khảo nghiệm

2-  Chế phẩm sinh học dùng trong thú y.

 Giấy phép khảo nghiệm

3- Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Giấy phép khảo nghiệm

4- Giống cây trồng, giống vật nuôi, côn trùng các loại.

Giấy phép khảo nghiệm

5- Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Giấy phép khảo nghiệm

6-  Phân bón, loại mới sử dụng tại Việt Nam

Giấy phép khảo nghiệm

7-  Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi; vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

Giấy phép nhập khẩu

  

(2) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ thủy sản

 Quản lý chuyên ngành của Bộ Thủy sản được thực hiện dưới hình thức ban hành các danh mục hàng hóa sau đây:

- Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu;

- Danh mục các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;

- Danh mục giống thủy sản được nhập khẩu thông thường;

- Danh mục thức ăn nuôi trồng thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản được nhập khẩu thông thường;

-  Danh mục thuốc, hóa chất, nguyên liệu để sản xuất thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản được nhập khẩu thông thường.

 Các loại giống, thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn, thuốc, hóa chất và nguyên liệu sản xuất thuốc, hóa chất chưa có tên trong danh mục nhập khẩu thông thường chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép nhập khẩu khảo nghiệm do Bộ Thủy sản cấp. Sau thời gian khảo nghiệm, Bộ Thủy sản quyết định bổ sung hay không bổ sung mặt hàng có liên quan vào danh mục nhập khẩu thông thường. Khi được Bộ Thủy sản bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá và không phải xin giấy phép nhập khẩu.

(3) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng nhà nước

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1- Ô tô chuyên dùng chở tiền

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu

2- Máy đa năng đếm, phân loại, đóng bó và hủy tiền.

 Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu

3- Cửa kho tiền.

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu

4-  Giấy in tiền.

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu

5-  Mực in tiền.

 Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu

6- Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý.

 Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu

7- Máy in tiền (theo tiêu chí kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước công bố).

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu

8-  Máy đúc, dập tiền kim loại (theo tiêu chí kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước công bố).

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu

- Ngân hàng Nhà nước chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu các loại hàng hóa quy định tại danh mục này và chịu trách nhiệm quản lý sử dụng đúng mục đích.

 

(4) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Tổng cục bưu điện

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

 Tem bưu chính, ấn phẩm tem và các mặt hàng tem bưu chính.

Giấy phép xuất  khẩu

  

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1- Tem bưu chính, ấn phẩm tem và các mặt hàng tem bưu chính.

Giấy phép nhập khẩu

2- Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9KHz đến 400GHz, công suất từ 60mW trở lên.

Giấy phép nhập khẩu

  

3-  Thiết bị ra đa, thiết bị trợ giúp bằng sóng vô tuyến và thiết bị điều khiển xa bằng sóng vô tuyến.

 Giấy phép nhập khẩu

4-  Tổng đài dung lượng lớn và nhỏ, thiết bị truy nhập mạng sử dụng giao diện V 5.1 và V 5.2.

 Chứng nhận hợp chuẩn

5- Tổng đài PABX.

Chứng nhận hợp chuẩn

6-  Thiết bị truyền dẫn.

Chứng nhận hợp chuẩn

7-  Cáp sợi quang.

 Chứng nhận hợp chuẩn

8-  Cáp thông tin kim loại.

Chứng nhận hợp chuẩn

9- Thiết bị điện thoại không dây.

Chứng nhận hợp chuẩn

10- Thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng PSTN, ISDN

Chứng nhận hợp chuẩn

11- Máy telex.

 Chứng nhận hợp chuẩn

12- Máy fax.

Chứng nhận hợp chuẩn

13-  Máy nhắn tin

Chứng nhận hợp chuẩn

14-  Máy điện thoại di động

 Chứng nhận hợp chuẩn

15- Máy điện thoại thấy hình tốc độ thấp

 Chứng nhận hợp chuẩn

  

Giấy chứng nhận hợp chuẩn quy định tại danh mục này có giá trị tối thiểu là 2 năm. Trong thời gian giấy chứng nhận hợp chuẩn còn hiệu lực, hàng hóa được nhập khẩu theo các quy định của giấy chứng nhận hợp chuẩn, không bị hạn chế về số lượng hoặc trị giá.

(5) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ văn hóa - thông tin

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1-  Hiện vật thuộc các bảo tàng và các di tích lịch sử, văn hóa

Cấm xuất khẩu

2-  Các loại tượng phật và đồ thờ cúng bằng mọi chất liệu xuất xứ từ những nơi thờ tự của các tôn giáo (đình, chùa, miếu, nhà thờ ..)

Cấm xuất khẩu

3-  Sách, báo, phim điện ảnh, phim video, vật thể đã ghi hình, ghi tiếng hoặc dữ liệu nghe-nhìn khác (CD, VCD, DVD, cát-xét ...) và các văn hóa phẩm khác thuộc loại cấm phổ biến, lưu hành tại Việt Nam

Cấm xuất khẩu

4- Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch ...) không thuộc diện điều chỉnh của khoản 3 trên đây.

Hồ sơ nguồn gốc

5-  Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe-nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu và không thuộc diện điều chỉnh của khoản 3 trên đây.

Hồ sơ nguồn gốc

  

6- Các tác phẩm nghệ thuật thuộc các thể loại, mới được sản xuất, trên mọi chất liệu như giấy, vải, lụa, gỗ, sơn mài, đồng, thạch cao ...

 Hồ sơ nguồn gốc

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1-  Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch ..)

Phê duyệt nội dung

2-  Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe-nhìn khác, ghi trên mọi chất liệu.

 Phê duyệt nội dung

3- Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in (máy quét, máy khắc phân màu, máy tráng hiện phim và bản in, thiết bị tạo mẫu).

 Giấy phép nhập khẩu

  

4- Máy in offset, máy in flexo, máy in ống đồng, máy in gia nhiệt, máy in tampon và máy in laser màu.

 Giấy phép nhập khẩu

  

  -  Các sản phẩm nêu tại khoản 4, 5, 6 phần hàng hóa xuất khẩu được phép xuất khẩu theo nhu cầu, thủ tục giải quyết tại hải quan, khi:

- Được phép sản xuất và lưu hành tại Việt Nam, hoặc

- Có  giấy tờ  chứng minh nguồn gốc rõ ràng.

Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể nguyên tắc này, không cấp giấy phép xuất khẩu và không phê duyệt nội dung, số lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu.

Đối với sản phẩm nghe - nhìn không phải tác phẩm điện ảnh, Bộ Văn hóa - Thông tin ủy quyền cho các Sở Văn hóa - Thông tin phê duyệt nội dung. Người nhập khẩu có quyền đề nghị phê duyệt nội dung tại Sở Văn hóa - Thông tin nào thuận tiện.

(6) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ y tế:

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1- Chất gây nghiện, chất hướng tâm thần, tiền chất (bao gồm cả thuốc thành phẩm).

Cấm nhập khẩu hoặc cấp giấy phép nhập khẩu

2-  Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, đã có số đăng ký

Xác nhận đơn hàng nhập khẩu

3-  Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, chưa có số đăng ký.

Giấy phép nhập khẩu

4-  Nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

 Giấy phép  khảo nghiệm

5-  Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Đăng ký lưu hành

6 Vắc xin, sinh phẩm miễn dịch.

Giấy phép nhập khẩu

7- Thiết bị y tế có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

Cấm nhập khẩu hoặc cấp giấy phép nhập khẩu

8-  Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

Đăng ký lưu hành

  

- Xác nhận đơn hàng nhập khẩu phải có hiệu lực trong thời gian tối thiểu là 24 tháng kể từ ngày đơn hàng được xác nhận. Không phê duyệt và không sử dụng bất cứ biện pháp nào khác để hạn chế số lượng hoặc trị giá của hàng hóa khi xác nhận đơn hàng.

-  Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của giấy phép khảo nghiệm phải tuân thủ nội dung khảo nghiệm và thời hạn khảo nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Y tế quyết định cho phép hay không cho phép sử dụng tại Việt Nam. Khi được Bộ Y tế cho phép sử dụng tại Việt Nam, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu hoặc xác nhận đơn hàng nhập khẩu.

-  Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp đăng ký lưu hành, khi đã có số đăng ký, được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu hoặc xác nhận đơn hàng nhập khẩu.

(7) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ công nghiệp

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1-  Một số chủng loại khoáng sản hàng hóa.

Quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1-  Hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại.

Ban hành danh mục cấm nhập khẩu và danh mục nhập khẩu có điều kiện

2-  Natri hydroxyt (dạng lỏng

Quy định tiêu chuẩn

3- Acid clohydric

Quy định tiêu chuẩn

4-  Acid sulfuaric kỹ thuật.

Quy định tiêu chuẩn

5- Acid sulfuaric tinh khiết

Quy định tiêu chuẩn

6- Acid phosphoric kỹ thuật

Quy định tiêu chuẩn

 7- Phèn đơn từ hydroxyt nhôm.

Quy định tiêu chuẩn

  

- Trừ các mặt hàng cấm nêu tại điểm 1 phần hàng hóa nhập khẩu, đối với các mặt hàng còn lại Bộ Công nghiệp chỉ quy định điều kiện được xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật cần đáp ứng khi xuất khẩu, nhập khẩu, không cấp giấy phép, giấy xác nhận và không phê duyệt số lượng hoặc trị giá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Việc điều chỉnh, bổ sung Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành và nguyên tắc áp dụng  do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành và Bộ trưởng Bộ Thương mại.

-  Các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành sẽ hướng dẫn thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa quy định Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý của Bộ, ngành.

2.3.2- Quy định riêng đối với một số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

-  Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

-  Mọi dạng sản phẩm gỗ đều được phép xuất khẩu, trừ gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước.

-  Gỗ có nguồn gốc nhập khẩu được phép xuất khẩu dưới mọi dạng sản phẩm, kể cả việc tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ.

- Gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu và sản phẩm làm từ gỗ nhập khẩu khi xuất khẩu không phải chịu thuế xuất khẩu.

-  Nhà nước khuyến khích xuất khẩu các loại sản phẩm gỗ có hàm lượng gia công, chế biến cao.

- Trên cơ sở chỉ tiêu khai thác gỗ rừng tự nhiên từng khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có chỉ tiêu khai thác) chỉ đạo ngành kiểm lâm kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác gỗ  ngay tại địa phương.

- Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ đối với sản phẩm gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (sản xuất từ gỗ rừng tự nhiên trong nước) phải được thực hiện ngay tại cơ sở sản xuất theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; không kiểm tra nguồn gốc gỗ đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu khi làm thủ tục xuất khẩu. Riêng việc xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ có nguồn gốc gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng, phải xuất trình tại Hải quan cửa khẩu hồ sơ hợp lệ về nguồn gốc gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan.

-  Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước có chung đường biên phải thực hiện theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thương mại.

- Xuất khẩu hàng dệt, may vào những thị trường theo hạn ngạch phải thỏa thuận với nước ngoài.

- Căn cứ yêu cầu sản xuất trong nước, căn cứ các thỏa thuận đa phương và song phương của Chính phủ về hàng dệt, may hàng năm, Bộ Thương mại chủ trì cùng các Bộ, ngành hữu quan và các nhà sản xuất lớn của Việt Nam tiến hành đàm phán với các Tổ chức kinh tế quốc tế và các nước, nhằm đẩy nhanh tiến trình bỏ hạn ngạch đối với loại hàng hóa này.

-  Trên cơ sở thỏa thuận hàng năm với các Tổ chức kinh tế quốc tế, các nước về hạn ngạch và các điều kiện xuất khẩu hàng dệt, may, Bộ Thương mại chủ trì cùng các Bộ, ngành hữu quan xây dựng và ban hành các quy định chung thực hiện hạn ngạch hàng dệt, may; công bố tỷ lệ hạn ngạch hàng dệt, may đấu thầu, tỷ lệ này phải tăng hàng năm để thay thế dần cho cơ chế phân giao hạn ngạch, có tính đến các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

- Xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón.

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được xuất khẩu gạo nếu có đăng ký kinh doanh ngành hàng lương thực hoặc nông sản; được nhập khẩu phân bón các loại đã được phép sử dụng tại Việt Nam, nếu có đăng ký kinh doanh ngành hàng vật tư nông nghiệp hoặc phân bón.

-  Đối với những hợp đồng xuất khẩu gạo sang một số thị trường có sự thỏa thuận của Chính phủ ta với Chính phủ các nước (hợp đồng Chính phủ), Bộ Thương mại, sau khi trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sẽ chỉ định và chỉ đạo doanh nghiệp làm đại diện giao dịch, ký kết hợp đồng; đồng thời phân giao số lượng gạo xuất khẩu thuộc hợp đồng Chính phủ cho các tỉnh trên cơ sở sản lượng lúa hàng hóa của địa phương, để Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh trực tiếp giao cho các doanh nghiệp thuộc tỉnh thực hiện; có tính đến quyền lợi của doanh nghiệp đại diện ký kết hợp đồng.

- Việc xuất khẩu gạo theo kế hoạch trả nợ, viện trợ của Chính phủ, thực hiện theo cơ chế đấu thầu hoặc theo Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ.

-  Để bảo đảm lợi ích nông dân, ổn định sản xuất nông nghiệp và thị trường trong nước, giảm bớt khó khăn đối với hoạt động sản xuất, lưu thông lúa gạo và phân bón khi thị trường trong, ngoài nước có biến động, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định các biện pháp cần thiết can thiệp có hiệu quả vào thị trường lúa gạo và phân bón.

- Nhập khẩu xăng dầu, nhiên liệu.

-  Vào quý IV hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức xăng dầu nhập khẩu để tiêu thụ nội địa cho năm tiếp theo.

-  Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định cụ thể việc phân giao và điều hành hạn mức xăng dầu nhập khẩu. Hạn mức xăng dầu nhập khẩu được giao cho các doanh nghiệp chuyên doanh thực hiện.

-  Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan theo dõi tình hình cung cầu và giá cả xăng dầu ở thị trường trong, ngoài nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc điều chỉnh các chính sách liên quan trong trường hợp cần thiết, để ổn định giá cả xăng dầu trong nước, bảo đảm nhu cầu sử dụng xăng dầu của các ngành sản xuất chủ yếu và hoạt động kinh doanh xăng dầu được ổn định.

-  Nhập khẩu linh kiện lắp ráp ô tô và xe hai bánh gắn máy.

-  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp, sản xuất ô tô và xe hai bánh gắn máy được nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp theo đúng giấy phép đầu tư đã cấp, phù hợp với năng lực sản xuất và các quy định hiện hành của Nhà nước về nội địa hóa và tiêu chuẩn phương tiện.

- Doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô và xe hai bánh gắn máy phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về nội địa hóa, về quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam và quốc tế và về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn phương tiện. Doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp theo đúng chương trình nội địa hóa và thực hiện tại cơ sở đã đăng ký; không được nhượng bán và không nhập khẩu ủy thác linh kiện ô tô, xe gắn máy các loại.

- Việc nhập khẩu linh kiện ô tô, xe gắn máy chỉ được phép thực hiện theo đường mậu dịch chính ngạch và việc thanh toán phải thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Thủ tướng Chính phủ  quy định cụ thể đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô, xe gắn máy, kể cả sản xuất phụ tùng, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp ô tô, xe gắn máy trong thời gian tới và hoạt động lưu thông ngành hàng này; trước mắt, ngừng việc đăng ký tỷ lệ nội địa hóa đối với các nhãn, mác xe mới.

- Về quản lý phế liệu, phế thải:

 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường căn cứ pháp luật hiện hành, quy định và công bố Danh mục phế liệu, phế thải cấm nhập khẩu; điều kiện và tiêu chuẩn các loại phế liệu, phế thải sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất trong nước được phép nhập khẩu để làm cơ sở cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu.

- Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ:

Các mặt hàng mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu, bao gồm xăng dầu nhiên liệu, phân bón chỉ được tái xuất khẩu khi khách hàng nước ngoài bảo đảm thanh toán lại bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và được Bộ Thương mại chấp thuận.

-  Hàng hóa chịu sự điều chỉnh của các công cụ quản lý khác:

 Trong thời kỳ 2001 - 2005, Nhà nước sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, phí môi trường và các biện pháp chống chuyển giá đối với một số loại hàng hóa nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước, bảo đảm thương mại công bằng và bảo vệ môi trường.

- Xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa khác.

Đối với các loại hàng hóa khác ngoài các danh mục hàng hóa nêu từ mục  1.1.1 đến mục 1.2.7,  thương nhân Việt Nam được quyền xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

2.3.3 - Phân cấp quản lý hoạt động ngoại thương:

- Sự quản lý của Bộ Thương mại:

Bộ Thương mại là cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Bộ Thương mại có trách nhiệm:

+ Nghiên cứu chiến lược ngoại giao: Ban hành hoặc trình chính phủ ban hành các văn bản nhằm hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật ngoại thương, cùng các Bộ hữu quan tạo môi trường kinh doanh và định hướng mặt hàng xuất khẩu.

+ Kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu toàn quốc.

- Sự quản lý của các Bộ và UBND các Tỉnh, Thành phố:

Các Bộ, UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham gia với Bộ Thương mại quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trên các mặt:

+ Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện đúng chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu trong phạm vi ngành và địa phương.

+  Kiến nghị và điều chỉnh chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu.

- Sự quản lý của Hải quan:

Hải quan Việt Nam có 7 nhiệm vụ như sau:

(1) Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan theo quy định của  Luật hải quan Việt Nam.

(2) Bảo đảm thực hiện theo quy định của nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu về thuế xuất nhập khẩu và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật qui định. Nếu các đối tượng kiểm tra Hải quan không làm tròn các quy định của nhà nước, thì Hải quan cửa khẩu có quyền không cho xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh.

(3) Tiến hành các biện pháp thực hiện, ngăn ngừa, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm các quy định khác của nhà nước về Hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật qui định.

(4) Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.

(5) Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động XK,NK xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của nhà nước về hải quan.

(6) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hải quan.

(7) Hợp tác quốc tế với hải quan các nước.

3- Chính sách xuất khẩu của Việt Nam:

TOP

3.1- Vai trò của xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay:

 Xuất khẩu hàng hóa không chỉ đơn giản là bán hàng hóa ra nước ngoài, xuất khẩu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Tầm quan trọng của xuất khẩu thể hiện qua các vai trò sau:

Thứ nhất,  xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.

Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế: Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền  giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả.

Thứ ba, xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất: Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách, chất lượng sản phẩm thì một mặt phải đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất, một mặt người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến

Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước:

Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế.

Thứ sáu,  đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức sống của nhân dân.

Thứ bảy, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đưa nước ta thành nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay.

3.2- Định hướng phát triển xuất khẩu giai đoạn 2001-2010:

Theo tinh thần chỉ thị số 22/2000/CT-TTg ngày 27/10/2000 của Thủ tướng chính phủ về Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 thì:

“Mục tiêu hành động của thời kỳ này là tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu; tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 phải đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15% năm trở lên”

Dựa vào kết quả xuất khẩu giai đoạn 10 năm, 1990 - 2000, tốc độ xuất khẩu nước ta tăng trưởng bình quân 22%/năm, Chính phủ đã đưa ra một định hướng phấn đấu tăng trưởng thấp hơn nhiều giai đoạn trước đó. Chỉ tiêu phấn đấu này phù hợp với tình hình thực tế, dự kiến, sau năm 2005, khi nhà máy lọc dầu Dung Quốc đi vào hoạt động, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sẽ giảm, trong khi phần kim ngạch này hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thực tế qua hai năm thực hiện Chiến lược xuất khẩu theo tinh thần chỉ thị 22 nêu trên, kết quả tăng trưởng xuất khẩu năm 2001,2002 chỉ đạt bình quân 7,5%. Mặc dù năm 2003 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có khá hơn, nhưng chỉ tiêu tăng trưởng 15% vẫn là một chỉ tiêu mà lĩnh vực xuất khẩu cần phải phấn đấu mới đạt được trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 6.14:  Cơ cấu xuất khẩu phân theo nhóm hàng giai đọan 1996 -2002

Đơn vị tính %

Nhóm hàng

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

Hàng hóa thông thường

Gạo

11,7

9,5

10,9

8,9

4,6

4,1

4,4

Cà phê

4,6

8,4

6,3

5,1

3,5

2,7

1,9

Thủy hải sản

8,9

8,6

9,2

8,4

10,2

12,3

12,2

Dầu thô

18,3

15,6

13,2

18,1

24,2

21,9

19,5

Hàng hóa chế tạo

Dệt may

15,7

16,4

15,5

15,1

13,1

13,6

16,4

Giày dép

7,2

10,7

11,0

12,0

10,1

10,8

11,1

Điện tử

4,8

5,3

5,1

5,4

4,2

3,1

Thủ công mỹ nghệ

1,1

1,3

1,2

1,5

1,6

1,6

2,0

(Nguồn: , An Assessment of the Economic impact of the United States - Vietnam Bilateral Agreement)

Về cớ cấu hàng xuất khẩu, Chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2001 -2010 định ra rằng “Cơ cấu xuất khẩu phải được chuyển dịch mạnh theo hướng tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; bên cạnh đó phải quan tâm khai thác các mặt hàng chủ yếu sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động mà thị trường trong, cũng như ngoài nước có nhu cầu; đồng thời phải khai thác mọi nguồn hàng có khả năng xuất khẩu”.

            Cớ cấu xuất khẩu hiện nay của chúng ta mặt hàng thô vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Nhìn vào bảng 6.14 ta thấy tỷ trọng các mặt hàng thô có biến động giảm chút ít từ năm 2000 đến 2002, tỷ trọng mặt hàng điện tử và dệt may có gia tăng, nhưng rõ ràng, các sản phẩm “chế tạo” của chúng ta chiếm tỷ trọng còn rất nhỏ bé trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Việc thay đổi cơ cấu xuất khẩu, tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo là một yêu cầu bức xúc để tăng trưởng xuất khẩu.

Chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2010 còn nêu lên các vấn đề về cơ sở hạ tầng, về qui hoạch sản xuất và thị trường xuất khẩu như sau:

- Chú trọng nâng cao giá trị gia công và chất lượng từng sản phẩm xuất khẩu; giảm xuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới; giảm gia công, đẩy mạnh sản xuất hàng XK sử dụng nguyên, vật liệu chất lượng cao trong nước với công nghệ mới; cải thiện cơ sở hạ tầng cơ sở nuôi, trồng, sử dụng các loại giống cây, con có sản lượng, chất lượng cao và công nghệ chế biến thích hợp đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Phải có qui hoạch vùng nguyên liệu cho từng nhóm sản phẩm; quy trình quản lý sản xuất phải được tổ chức lại một cách khoa học và tiết kiệm nhất; từng bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia cho các loại hàng hóa xuất khẩu với nhãn hiệu “sản xuất tại Việt Nam”.

Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của thị trường thế giới, đặc biệt là yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hàng hóa.  Mỗi loại hàng hóa phải hình thành được thị trường chính, chủ lực và tập trung khả năng mở rộng các thị trường này, đồng thời chủ động mở rộng sang các thị trường khác theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ buôn bán; phải có đối sách cụ thể với từng thị trường và từng bước giảm dần việc xuất khẩu qua các thị trường trung gian. Định hướng chung là tận dụng mọi khả năng để duy trì tỷ trọng xuất khẩu hợp lý vào các thị trường đã có ở Châu Á, đặc biệt là thị trường Nhật, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường sức mua lớn như Mỹ, Tâu Âu, thâm nhập, tăng dần tỷ trọng XK vào các thị trường Đông Âu, Nga và khu vực Châu Mỹ, Châu Phi.

Phấn đấu cân bằng cán cân thương mại vào những năm 2009-2010 và xuất siêu vào thời kỳ sau năm 2000.

3.3- Một số chính sách  có thể sử dụng nhằm hỗù trợ và đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay:

                        3.3.1 Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực:

Trong nền thương mại của một nước, và trong các mặt hàng xuất khẩu của một doanh nghiệp, người ta thường chia hàng hóa thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hàng xuất khẩu quan trọng và hàng xuất khẩu thứ yếu:

            - Hàng chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi.

            - Hàng quan trọng là hàng không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, nhưng đối với từng thị trường, từng địa phương lại có vị trí quan trọng

            - Hàng thứ yếu gồm nhiều loại, kim ngạch của chúng thường nhỏ.

Việc phân loại  các mặt hàng như trên nhằm: Phát hiện vai trò, vị trí của từng loại mặt hàng qua đó xác định được thị trường tiêu thụ và cách thức để khai thác tối đa nguồn lực bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp, khai thác những yếu tố thuận lợi của từng thị trường tiêu thụ để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Việc xác định mặt hàng chủ lực có vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp tập trung đầu tư, cải tiến công nghệ, đứng vững trên thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện mở rộng quan hệ thương mại và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Một mặt hàng chủ lực ra đời ít nhất cần có 3 yếu tố cơ bản:

(1) Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đo.ï

(2) Có nguồn lực để tổ chức sản xuất  và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi trong buôn bán.

(3) Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

                        3.3.2 Gia công xuất khẩu:

Gia công xuất khẩu là một hình thức xuất khẩu lao động nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng tại chỗ (được thể hiện trong hàng hóa), chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.

- Quan hệ gia công chủ động: Nước (hoặc người) đặt  gia công cung cấp nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho nước (hoặc người) gia công. Ở đây chưa có sự chuyển giao quyền sở hữu đối với nguyên liệu.

- Quan hệ gia công thụ động: Nguyên liệu hoặc bán thành phẩm được xuất đi nhằm gia công chế biến và sau đó nhập thành phẩm trở lại. Trong quan hệ này, quyền sở hữu đối với nguyên liệu đã được chuyển giao. Vì vậy, khi nhập trở lại các bộ phận giá trị thực tế tăng thêm đầu phải chịu thuế quan.

            Hình thức gia công xuất khẩu gồm có gia công sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp  xuất khẩu và gia công sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu như trồng trọt và chăn nuôi

3.3.3  Đầu tư cho xuất khẩu:

Theo các nhà chuyên môn, mức tiêu dùng thực tế của dân ta trong những năm gần đây thực tế đã giảm. Nhà nước đang có chủ trương kích cầu chính là tăng mức tiêu dùng của dân cư nhằm tạo ra tiền đề cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên với nhu cầu có khả năng thanh toán không nhiều do 75% dân cư sống ở nông thôn, nguồn thu nhập chủ yếu trông cậy vào lượng hàng nông sản thực phẩm, mà giá hàng nông sản thực phẩm thô trong nước cũng như quốc tế thường hay có biến động. Vai trò đẩy mạnh xuất khẩu đang là hướng trọng điểm nhằm cải thiện mức tổng cung, tăng thu nhập cho nông dân, đạt mục tiêu kích cầu đã đề ra. Đầu tư cho sản xuất nói chung và cho xuất khẩu nói riêng là một động lực cho sự phát triển, vì vậy, nhà nước cần áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư nhằm hướng vào xuất khẩu.

* Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu:          

Vốn đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu ở ta hiện nay gồm: Vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài gồm có.

(1) ODA (Official Development Assistance): Vốn hỗ trợ phát triển chính thức, bao gồm ODA không hoàn lại và ODA với lãi suất ưu đãi, hàm chứa 25% vốn không hoàn lại.

(2) FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp của nước ngoài

(3) Vốn vay thương mại từ nước ngoài, vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, viện trợ nhân đạo...

3.3.4  Lập các khu chế xuất:

Khu chế xuất (KCX) theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới: “ KCX  là một lãnh địa công nghiệp chuyên môn hóa dành riêng để sản xuất phục vụ xuất khẩu, tách khỏi chế độ thương mại và thuế quan của nước sở tại, ở đó áp dụng chế độ thương mại tự do”.

Lợi ích của KCX:

- Thu hút được vốn và công nghệ.û

- Tăng cường khả năng xuất khẩu tại chỗ.

- Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

- Góp phần làm cho nền kinh tế nước chủ nhà hòa nhập với nền kinh tế thế giới và của các nước trong khu vực.

3.3.5 Nhà nước thực hiện bảo hiểm đối với XK:

Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhiều trường hợp để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, thương nhân thực hiện bán chịu trả chậm hoặc thực hiện tín dụng hàng hóa với lãi suất ưu đãi cho người mua hàng nước ngoài. Bán hàng như vậy có những rủi ro dẫn đến mất vốn. Trong những trường hợp đó, để khuyến khích thương nhân  mạnh dạn đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách bán chịu, các quỹ bảo hiểm của xuất khẩu của nhà nước đứng ra đền bù nếu bị mất vốn. Tỉ lệ đền bù có thể lên tới 100% vốn bị mất, nhưng thường tỉ lệ đền bù khoảng 50- 60% khoản tín dụng để các nhà xuất khẩu buộc phải quan tâm việc kiểm tra khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu và quan tâm đến thu tiền của nhà nhập khẩu sau khi hết thời hạn tín dụng.

3.3.6 Nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu:

Tín dụng xuất khẩu cũng giống như trợ cấp xuất khẩu trừ việc nó mang hình thức một khoản cho vay có tính chất trợ cấp dành cho người mua. Nhà nước sẽ cho nước ngoài vay vốn với qui mô lớn  (lãi suất ưu đãi)  để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng hóa của nước cho vay. Các nước cho vay thường là những nước có tiềm lực về kinh tế và hình thức vay này khiến một số nước nghèo bị lệ thuộc nhiều hơn vào các nước giàu có, bởi vì khi mua chịu một mặt thường kèm theo các điều kiện chính trị, mặt khác mua hàng tràn lan dẫn đến phá hại sản xuất trong nước.

Hầu hết các nước đều có một cơ quan nhà nước là Ngân hàng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ cung cấp các khoản cho vay ít nhiều có tính chất trợ cấp để hỗ trợ cho xuất khẩu. Ví dụ, để thực hiện chiến lược xuất khẩu quốc gia, trong năm 1998, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chi 2,5 tỷ USD theo chương trình đảm bảo tín dụng xuất khẩu General Sales Manager;  Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ đã ký biên bản cấp cho Hàn Quốc 2 tỷ USD tín dụng xuất khẩu trung hạn và cấp cho Thái Lan và Indonexia mỗi nước một tỷ USD trong khuôn khổ tài trợ ngắn hạn.

3.7 Nhà nước thực hiện trợ cấp xuất khẩu:

Đây là sự ưu đãi về tài chính mà nhà nước dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi họ bán được hàng ra thị trường bên ngoài. Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp cho các doanh nghiệp tăng thu nhập; tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu.

Có hai loại trợ cấp xuất khẩu:

Trợ cấp trực tiếp: Nhà nước áp dụng thuế suất ưu đãi , miễn hoặc giảm thuế hoặc áp  dụng giá ưu đãi  đối với các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Trợ cấp gián tiếp:  Nhà nước đầu tư vốn thành lập các tổ chức nghiên cứu về khoa học, hình thành các tổ chức cung cấp thông tin về kinh tế - khoa học- kỹ thuật - thị trường, thành lập các cơ sở nghiên cứu, lai tạo các loại giống, cây trồng, vật nuôi... phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, nhà nước còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tổ chức giới thiệu, triển lãm, quảng cáo... sản phẩm của mình ở nước ngoài để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Về mức độ trợ cấp: Xu hướng chung là tăng cường trợ cấp gián tiếp, trợ cấp trực tiếp có xu hướng giảm vì nếu phát triển loại hình này nhìn chung không phù hợp với xu hướng  mậu dịch thế giới ngày càng tự do hóa.

3.3.8  Chính sách về tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược đối ngoại, cụ thể là đẩy mạnh xuất khẩu để thu nhiều ngoại tệ cho đất nước. Tỷ giá hối đoái luôn bị tác động bởi tình hình lạm phát trên thị trường nội địa và thị trường thế giới. Nhà nước phải tiến hành điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo các quá trình lạm phát có liên quan, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tê.ú

Điều cần lưu ý là trên thực tế, một nước có quan hệ với rất nhiều bạn hàng,vì vậy khi tính toán tỷ giá hối đoái cần tính tỷ giá đó ở dạng song phương.  Nhưng có thể có rất nhiều loại hàng và nhiều bạn hàng, nên trong tính toán chỉ chọn những khách hàng quan trọng nhất, mặt hàng quan trọng nhất để tính tỷ giá hối đoái.

Từ những năm 1991 trở về trước, nhà nước ta chưa xây dựng được chính sách ngoại hối cho thích hợp. Cuối năm 1992, Nhà nước ta đã bắt đầu sử dụng linh hoạt tỷ giá hối đoái để can thiệp vào chính sách ngoại hối và ngoại thương. Nhà nước thành lập các Trung tâm giao dịch ngoại tệ, Ngân hàng Trung ương tham gia mua bán ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái của nước ta hiện nay là loại tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, tức là vừa chịu sự tác động của thị trường, vừa có sự quản lý của nhà nước. Từ đó sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái luôn mang tính chiến lược của chính sách ngoại hối quốc gia. Hiện nay, tỷ giá hối đoái được ngân hàng Trung ương công bố hàng ngày, các ngân hàng thương mại giao dịch mua bán với biên độ là 0,5% so với tỷ giá hối đoái ngân hàng trung ương qui định.  

3.3.9: Các biện pháp thuộc về cơ chế tổ chức quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu của nhà nước:

Nhóm biện pháp này thực sự ra là những hình thức trợ cấp gián tiếp cho xuất khẩu, có thể thực hiện các biện pháp này như sau:

Nhà nước thành lập các viện nghiên cứu để tổng hợp & cung cấp thông tin cho nhà xuất khẩu.

Nhà nước tổ chức các trường đào tạo các loại chuyên gia, các cán bộ khoa học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Nhà nước lập các phòng thương mại  thuộc đại sứ quán ở các nước mà nước ta có quan hệ ngoại giao để nghiên cứu chính sách thương mại, luật, thị trường hàng hóa...

Nhà nước đứng ra ký kết các hiệp định về thương mại, hiệp định về hợp tác kinh doanh trên cơ sở đó để thúc đẩy XNK

Mức trợ cấp của các Chính phủ đặc biệt lớn cho lĩnh vực nông sản. Ví dụ, năm 1993, mức trợ cấp so với giá thành sản xuất nông sản lên  gần 50%. Riêng Mỹ mỗi năm trợ cấp cho xuất khẩu lên đến 700 - 800 triệu USD; Ở Nhật Bản, trợ cấp cho nông nghiệp lên đến gần 90 tỉ USD/ năm, chiếm gần 3,2% GDP.

Trên thế giới, các nước công nghiệp phát triển trợ cấp xuất khẩu nhiều hơn các nước chậm và đang phát triển chủ yếu vì lý do tài chính. Tình trạng này làm cho hoạt động thương mại quốc tế lệch lạc, sản phẩm xuất khẩu của các nước nghèo, các nước được trợ cấp ít, ít có khả năng cạnh tranh  bình đẳng với các sản phẩm của nước có trợ cấp lớn. Chính vì vậy mà một trong những mục tiêu của vòng đàm phán Uruguay là gây sức ép với các Chính phủ về chống phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Cho đến hiện nay, khi vòng đàm phán Doha đang được tiến hành thì vấn đề trợ cấp xuất khẩu nông sản của các nước giàu vẫn là vấn đề nóng bỏng trong đàm phán giữa các nước đã và đang phát triển.

4- Chính sách nhập khẩu của Việt Nam:

TOP

4.1- Vai trò của nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay:

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước

- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định.

- Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Nhập khẩu vừa thỏa mãn nhu cầu trực tiếp về hàng tiêu dùng đồng thời đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động đồng thời qua đó tác động tích cực lại công tác xuất khẩu.

4.2-Nguyên tắc của chính sách nhập khẩu:

Chính sách nhập khẩu của nước ta hiện nay phải được đề ra phù hợp với những nguyên tắc chung về chính sách bảo hộ mậu dịch của các tổ chức quốc tế.

Nền công nghiệp của nước ta còn non trẻ, rất cần thiết phải có sự bảo hộ của Nhà nước thông qua chính sách hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, việc gia nhập ASEAN, APEC và đàm phán gia nhập WTO đòi hỏi  chính sách nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu mở cửa kinh tế đất nước của các tổ chức này. Việc mở cửa kinh tế sẽ giúp nước ta mau chóng hội nhập với tiến trình khu vực hóa và quốc tế hóa kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, nhập khẩu phải được thực hiện theo các nguyên tắc:

- Sử dụng ngoại tệ với tinh thần tiết kiệm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Dành ưu tiên cho việc nhập khẩu tư liệu sản xuất đồng thời có chú ý thích đáng nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống nhân dân.

-  Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu

-  Kết hợp giữa nhập khẩu và xuất khẩu

-  Xây dựng thị trường nhập khẩu ổn định vững chắc và lâu dài

4.3- Chính sách nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới:

Cũng dựa vào nội dung chỉ thị  số 22 của Thủ tướng chính phủ (đã nêu ở phần chính sách  xuất khẩu), chính sách nhập khẩu giai đoạn 2001- 2010 được đề ra cụ thể như sau:

-  Nhập khẩu phải được định hướng chặt chẽ; tăng trưởng bình quân của nhập khẩu cả thời kỳ 2001-2010 được duy trì ở mức 14% năm.

- Chú trọng nhập khẩu công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu của các ngành  chế biến nông, lâm, thủy hải sản và sản xuất hàng công nghiệp nhẹ; đồng thời phải gắn với việc phát triển, sử dụng các công nghệ, giống cây con và vật liệu mới được sản xuất trong nước.

Cơ cấu  nhập khẩu: Dựa vào cớ cấu nhập khẩu thời gian qua (bảng 6.15) và yêu cầu sản xuất, tiêu dùng trong giai đoạn 2001 -2010, cơ cấu nhập khẩu được hình thành theo quan điểm sau:

Bảng 6.15: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2000

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu

1996

1997

1998

1999

2000

1- Thiết bị máy móc

27,6

30,3

30,5

30,1

30,9

2- Nguyên nhiên vật liệu

60,0

59,6

61,0

63,5

63,8

3- Hàng tiêu dùng

12,4

10,1

8,5

6,4

5,3

(Nguồn: , An Assessment of the Economic impact of the United States - Vietnam Bilateral Agreement)

Hàng nhập khẩu có thể chia ra 3 nhóm ngành hàng:

(1) Thiết bị máy móc:           

            Gồm máy móc, nguyên vật liệu, công nghệ được nhập khẩu bảo đảm sự hoạt động hoàn chỉnh của một công trình. Nhập khẩu  thiết bị toàn bộ cần chú ý cả việc nhập khẩu bí quyết công nghệ, chuyên gia lắp đặt và hướng dẫn sử dụng

             Khi nhập khẩu thiết bị phải cố gắng đạt được các yêu cầu theo thứ tự ưu tiên sau:

-  Kỹ thuật tiên tiến, chất lượng tốt.

- Cho phép sản xuất sản phẩm xuất khẩu với khả năng cạnh tranh cao.

-  Giá cả phải chăng, có điều kiện thanh toán thuận lợi.

-  Phù hợp với điều kiện sản xuất và trình  độ tay nghề của công nhân.

            -  Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 (2) Nguyên nhiên vật liệu:

            Hàng năm tỉ trọng nhập khẩu nhóm ngành hàng này rất cao vì để thỏa mãn 40-90% nhu cầu nguyên liệu trong nước: trên 90% xăng dầu, 80% phân bón, thuốc trừ sâu... Nguyên nhiên vật liệu được nhập khẩu dựa vào nhu cầu thực tế của sản xuất  đồng thời phải theo quan điểm tận dụng nguyên nhiên vật liệu trong nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

(3) Hàng tiêu dùng:

            Nhập khẩu hàng tiêu dùng sẽ được thực hiện để đáp ứng nhu cầu trong nước đồng thời cũng phải phù hợp với trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội trong nước như sau:

            - Cơ cấu hàng tiêu dùng trong toàn bộ kim ngạch nhập khẩu ở mức độ vừa phải.

            -  Nhập khẩu có tác dụng khuyến khích và bảo vệ sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Khuyến khích sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng là chiến lược kinh tế cơ bản của nhà nước ta.

-  Cân nhắc mặt hàng tiêu dùng nhập. Chỉ nên nhập khẩu khi thật cần thiết, chỉ nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, không nhập khẩu những hàng xa xỉ, không phù hợp với mức sống của nhân dân ta.

Ngoài ba nhóm ngành hàng nhập khẩu thường hay được sử dụng như trên, trong giai đoạn hiện nay, để nền kinh tế có thể phát triển được cần phải nhập khẩu cả dịch vụ và bằng phát minh sáng chế nữa. Trong nội dung chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010, dịch vụ cũng được  định hướng xuất nhập khẩu như hàng hóa. Tổng hợp định hướng chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2010  được thể hiện qua bảng  6.16 như sau:

Bảng 6.16:  Mục tiêu chiến lược về xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010:

Đơn vị tính:  Tỷ USD

   Giai đoạn

                    Xuất khẩu

                      Nhập khẩu

        Hàng hóa

         Dịch vụ

      Hàng hóa

       Dịch vụ

% tăng trưởng

Trị giá năm cuối

% tăng trưởng

Trị giá năm cuối

% tăng trưởng

Trị giá năm cuối

% tăng trưởng

Trị giá năm cuối

2001-2005

     16%

     28,4

     15%

      4,0

     15%

     29,2

     11%

    2,02

2006-2010

     14%

     54,6

     15%

       8,1

     13%

     53,7

     11%

     3,4

2001-2010

     15%

     15%

     14%

( Nguồn: Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg ngày 27/10/2000 của Thủ tướng chính phủ về Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: