Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

NPV IRR quan điểm TIP EPV

Các quan điểm phân tích dự án

* Quan điểm tổng đầu tư - Ngân hàng

Chỉ quan tâm lợi ích dự án tạo ra sau khi đã trừ toàn bộ các chi phí và chi phí cơ hội mà không phân biệt nguồn vốn tham gia

Dòng tiền tính toán là dòng tiền trước khi thanh toán các nghĩa vụ nợ.

* Quan điểm chủ đầu tư (Equity Point of View - EPV)

Chỉ quan tâm đến phần còn lại cuối cùng của chủ đầu tư sẽ nhận được là bao nhiêu

Dòng tiền tính toán là dòng tiền tổng đầu tư sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi

Dòng tiền tính toán là dòng tiền cuối cùng chủ đầu tư nhận được sau khi đã: Cộng thêm phần vốn tài trợ (Dòng tiền vào) & Trừ trả nợ và lãi vay vốn đầu tư (Dòng tiền ra).

* Sự nhầm lẫn giữa TIP và EPV

Khi thẩm định 2 quan điểm này thường dễ bị nhầm lẫn, báo cáo dòng tiền thường: Chỉ đưa phần trả lãi mà không có trả gốc ở dòng tiền ra; Đưa phần trả lãi, trả gốc ở dòng tiền ra mà không đưa phần vốn nhận tài trợ ở dòng tiền vào; Đưa phần vốn nhận tài trợ ở dòng tiền vào nhưng không có trả lãi, trả gốc ở dòng tiền ra

Nguyên tắc chung: Quan điểm TIP: Không đưa nợ gốc và lãi vào dòng tiền; Quan điểm EPV: Đưa nợ gốc và lãi vào cả dòng tiền vào và dòng tiền ra.

Giá trị hiện tại ròng NPV

* Khái niệm: là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền dự tính dự án mang lại trong thời gian kinh tế của dự án và giá trị đầu tư ban đầu.

* Nhận định về NPV

+Ưu điểm:

- NPV phản ánh giá trị tăng thêm của dự án đầu tư, cho biết giá trị lợi nhuận mà dự án đem lại, do đó giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

- Cho phép đánh giá hiệu quả tài chính của dự án một cách chính xác vì có tính đến giá trị thời gian của tiền

+ Nhược điểm:

- NPV chỉ cho biết tổng lợi nhuận của dự án mà không cho biết mức độ sinh lời của chính dự án là bao nhiêu (khắc phục nhược điểm này bằng chỉ tiêu IRR)

- Về tính toán, NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu "r", tức chi phí sử dụng vốn mà đó lại là một vấn đề rất khó khăn.

Tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR

*Khái niệm: Tỷ suất sinh lời nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó NPV = 0

* Nhận định về IRR

+Ưu điểm:

- Cho phép đánh giá mức sinh lời của mỗi đồng vốn bỏ vào đầu tư và có tính đến giá trị thời gian của tiền.

- Cho phép so sánh giữa mức sinh lời của dự án đầu tư với chi phí sử dụng vốn.

+ Nhược điểm:

- Chỉ phản ánh tỷ suất sinh lời của dự án là bao nhiêu chứ không cung cấp quy mô của số lãi (hay lỗ) của dự án tính bằng tiền.

- Hàm NPV = 0 là một hàm đa nghiệm (có dự án có nhiều IRR)

NPV hay IRR

Nếu nhà đầu tư có vốn dồi dào, tình hình đầu tư đang gặp khó khăn, thiếu dự án thì dự án nào có NPV càng lớn sẽ được chọn

Nếu dự án được đánh giá có độ an toàn cao, thì NPV là tiêu chuẩn lựa chọn tốt nhất

Nếu muốn dùng vốn hiệu quả nhất, nền kinh tế đang phát triển, có nhiều dự án tốt để đầu tư, dự án có IRR lớn hơn sẽ được lựa chọn

Nếu vốn ít, mạo hiểm và nguồn vốn vay nhiều, IRR sẽ là tiêu chí hàng đầu.

Thời gian hoàn vốn

*Khái niệm: Thời gian hoàn vốn (T) là thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu

Þ là khoảng thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận ròng và khấu hao thu hồi hàng năm

*Phương pháp tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Khái niệm: Thời gian hoàn vốn chiết khấu là thời gian trong đó tổng vốn đầu tư được thu lại bằng lợi nhuận và khấu hao hàng năm sau khi đã quy đổi các dòng tiền này về hiện tại.

* Nhận định về thời gian hoàn vốn

+Ưu điểm:

- Là chỉ tiêu thiên về việc đánh giá rủi ro của dự án, dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn càng thấp thì độ rủi ro càng thấp

- Cho biết mức sinh lời bình quân kế từ khi bỏ vốn cho đến khi thu hồi đủ vốn đầu tư

+ Nhược điểm:

- Không cho biết thu nhập của DA sau khi hoàn vốn, tuổi thọ kinh tế của DA không được xem xét trong quá trình phân tích Þ nếu dựa vào thời gian hoàn vốn có thể dẫn đến lựa chọn đối nghịch.

Điểm hòa vốn BEP

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu do bán hàng hàng năm cân bằng với chi phí bỏ ra hàng năm

Phân tích điểm hoà vốn là sự phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa chi phí bất biến, chi phí khả biến và lợi nhuận đạt được

Mục đích của phân tích điểm hoà vốn là để hoạch định lợi nhuận thu được trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa chi phí và thu nhập

Là chỉ tiêu thiên về việc đánh giá rủi ro của dự án, điểm hòa vốn càng thấp, thời gian thu hồi vốn càng ngắn, độ rủi ro của dự án càng thấp.

* Điều kiện để xác định điểm hoà vốn:

- Chỉ xác định cho doanh nghiệp có sản xuất.

- Sản lượng sản xuất ra được tiêu thụ hết.

- Nên tính cho từng năm thay vì cho cả đời dự án.

- Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và giá bán là mối quan hệ tuyến tính

* Chi phí để xác định điểm hoà vốn:

- Chi phí cố định

- Chi phí biến đổi

* Nhược điểm của điểm hòa vốn

Chỉ nói lên được mối quan hệ giữa khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận cần đạt được từ sản phẩm dự kiến tiêu thụ ở mức giá nhất định.

Phân tích điểm hoà vốn sẽ phức tạp và tính chính xác không cao: khi sản lượng tăng thì cần đầu tư thêm vào vốn cố định để mua sắm mới thiết bị máy móc, công nghệ và vốn lưu động Þ định phí và biến phí cũng thay đổi, Þ sơ đồ biểu diễn điểm hoà vốn cũng thay đổi.

Phân tích rủi ro dự án

* Tại sao phải phân tích rủi ro dự án ?

Các dự án đầu tư được soạn thảo và tính toán hiệu quả kinh tế trên cơ sở dự kiến quá trình kinh doanh, thu lợi nhuận sẽ diễn ra trong tương lai. Lợi ích và chi phí của các dự án trải dài theo thời gian hoạt động của dự án và phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố của nền kinh tế. Do đó, dự đoán dòng tiền khó tránh khỏi sai sót

Việc thu thập thông tin và số liệu cần thiết cho các dự báo chính xác đều rất tốn kém. Do đó, phân tích rủi ro tài chính giúp nhận dạng những khu vực dễ bị rủi ro để tập trung sự quan tâm quản lý.

Giúp chúng ta loại bớt những dự án xấu và lựa chọn những dự án tốt.

*Phân tích độ nhạy

+ Khái niệm: là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, hiện giá thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ...) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi

Þ xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính

+ Nội dung:

Bước 1: Xác định xem những nhân tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng xấu - F

Bước 2: Trên cơ sở các nhân tố đã lựa chọn, dự đoán biên độ biến động có thể xảy ra (tức là xác định mức sai lệch tối đa là bao nhiêu so với giá trị chuẩn ban đầu - DX)

Bước 3: Chọn một chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá độ nhạy (Ví dụ phân tích độ nhạy theo chỉ tiêu NPV hoặc IRR)

Bước 4: Tiến hành tính toán lại NPV hoặc IRR theo các biến số mới trên cơ sở cho các biến số tăng giảm cùng một tỷ lệ % nào đó

E= ∆F/∆X

E: Chỉ số độ nhạy

DF: mức biến động của chỉ tiêu hiệu quả (%)

DX: Mức biến động của nhân tố ảnh hưởng (%)

+ Ý nghĩa:

- Chỉ số E cho biết 1% thay đổi của X làm cho chỉ tiêu hiệu quả giảm bao nhiêu %

- So sánh E tính được với E định mức hay E trung bình để biết mức độ nhạy cảm của nhân tố biến động có ở mức chấp nhận được không

- So sánh E của các nhân tố biến động để xem nhân tố nào là nhân tố có sự biến động gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ tiêu hiệu quả để từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp.

+ Ưu nhược điểm của phương pháp phân tích độ nhạy

- Ưu điểm:

Đơn giản, dễ thực hiện

giúp chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào Þ có biện pháp quản lý hiệu quả

cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao.

-Nhược điểm:

Phân tích độ nhạy là phân tích ở trạng thái tĩnh

Þ không thể đánh giá cùng một lúc sự tác động của tất cả các biến rủi ro đến dự án.

Chưa tính đến xác suất có thể xảy ra của các biến rủi ro.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro