Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Mục 5

Lòng tĩnh lặng mới có thể nhìn thấy gốc rễ của sự việc

Bị quấy nhiễu bởi được mất nhất thời là vì lòng chưa buông ham muốn lợi ích. Bị ảnh hưởng bởi lời gièm pha hay tán thưởng là bởi lòng chưa bỏ ham muốn danh lợi. Đã để mình dao dộng vì danh lợi được mất thì nói gì đến chuyện tu thiền Phật pháp!

Hoằng Nhất đại sự - “Hàn Già Tập ”

Trước khi xuất gia, đại sư Hoằng Nhất có nghe nói rằng tuyệt thực có thế giúp người ta bỏ cũ đổi mới, “Bỏ đi cái thất đức, sinh ra sức mạnh tinh thần vĩ đại”, từ xưa những vĩ nhân Tông Giáo như Thích Ca Mẫu Ni, Gia Tô đều từng tuyệt thực. Đại sư Hoằng Nhất quyết định tranh thủ lúc trường học cho nghỉ đông tự mình thử một lần. Học trò của ngài, ông Phong Tử Khải, khi nhớ lại, có kể: “Một ngày nọ, thầy quyết định vào núi Đại Từ tuyệt thực, tôi có việc trên lớp, không thể đi cùng, nên Văn Ngọc - nhân viên trong trường đi cùng thầy. Nhiều ngày sau, tôi có đi thăm thầy, thấy thầy nằm trên giường, khuôn mặt tiều tụy, nhưng tinh thần rất tốt, thầy vẫn nói chuyện với tôi không khác gì lúc bình thường”

°°°°°°°°°°°°°°°°
1 . Tuyển tập những lời chí dạy của đại sư Ngẫu Ích do đại sư Hoằng Nhất biên soạn, hiệu đính.

Khi đại sư trở về sau mười bảy ngày tuyệt thực, có người hỏi ngài đã tuyệt thực thế nào, ngài nói: “Tuần đầu tiên, mỗi ngày giảm dần lượng thức ăn, từ hai bát thành một bát, rồi nửa bát, rồi cắt cơm; chất cũng đạm bạc dần, từ cơm thành cháo, rồi canh, rồi nước. Tuần thứ hai ngoài việc uống nước lọc ra, thì không ăn gì hết. Tuần thứ ba, làm ngược lại trình tự tuần thứ nhất là được, từ nước thành canh, rồi cháo, rồi cơm, dần dần tăng trở lại lượng thức ăn thường ngày. Bản thân tôi cảm thấy rất tốt, không những không đau khổ, mà tâm trí và thân thế còn cảm thấy nhẹ nhõm, có cảm giác phiêu phiêu như tiên vậy. Bình thường, mỗi buổi sáng tôi đều viết chữ, trong thời gian tuyệt thực, tôi cũng coi việc viết chữ như bài tập hằng ngày. Trong tuần thứ ba, tôi viết thể chữ khắc trên bia thời Ngụy, chữ Triện, chữ Lệ, lực bút không hề yếu hơn so với lúc bình thường.”

Có người lại hỏi ngài có cảm giác gì khi hoàn toàn tuyệt thực ở tuần thứ hai.

Đại sư Hoằng Nhất nói: “Trải qua rất thuận lợi, chẳng những không đau khổ mà tâm trạng còn được thanh tịnh, cảm giác cực kỳ linh hoạt, hơn cả bình thường, nghe được cái người khác không thể nghe, hiểu được điều người khác không thể hiểu. Đây được gọi là trí tuệ lớn mạnh từ trong tĩnh lặng!”

Tuyệt thực là một cách tu hành của Phật giáo, người tu hành chủ yếu thông qua việc tuyệt thực để tăng cảnh giới tâm linh, Thật ra, con người và động vật không cân ngày nào cũng phải ăn no, động vật thường xuyên chịu đói, nhưng chưa từng nghe nói đến việc bọn chúng vì thế mà chết đói, ngược lại tuyệt thực còn giúp cho chúng càng thêm linh hoạt, ngay cả tỉnh thần cũng tốt lên nhiều.

Con người không cần phải ăn thật no, đôi khi không có thứ gì bỏ vào bụng chẳng những không gây bất cứ tốn thương nào, ngược lại còn có ích cho việc tự điều tiết của cơ thể. Nếu như cơ thể chưa chuẩn bị tốt cho việc tiếp nhận thức ăn mà vẫn gượng ép, thì không chỉ không hấp thụ được, ngược lại còn phản tác dụng. Hệ tiêu hóa của cơ thể con người luôn chịu ảnh hưởng từ cảm xúc, khi con người mệt mỏi hay tâm trạng không tốt, cơ thể sinh bệnh, việc bài tiết sẽ trở nên thất thường. Nếu lúc này có đồ ăn đi vào đường tiêu hóa, chúng có khả năng sẽ ngưng tại ruột và dạ dày, trở thành vật chất có độc. Cho nên, lúc cơ thể không được khỏe, tâm trạng không tốt, chúng ta luôn cảm thấy rất khó chịu khi ăn.

Thực chất, ý nghĩa thật sự của việc tuyệt thực theo Phật giáo là để luyện tập linh tính, bởi vì khi tuyệt thực, cơ thê sẽ tiết kiệm được một lượng năng lượng đáng kế vốn dùng để tiêu hóa đồ ăn, bộ não sẽ càng tỉnh táo hơn lục bình thường. Đại sư Hoằng Nhất cho rằng, sau khi tuyệt thực, đầu óc cực kỳ tỉnh táo, các giác quan cực kỳ nhạy bén, những gì bình thương không nghe thấy, không hiểu được, đều có thể nghe thấy, hiểu được. Điều nay cho thấy, nội tâm tĩnh lặng sẽ giúp ích cho việc tăng khả năng nhận thức của chúng ta. “Tuyệt thực” là một cách đế thanh tịnh cơ thể và ham muốn, tâm thanh tịnh rồi, con người mới có thể nhìn thấy bản chất vốn có của mình, mới có thể sinh hoạt theo kiểu cách của mình. Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni từng nhiều lần suy tưởng bằng phương thức tuyệt thực, cuối cùng cũng mở tâm trí lĩnh ngộ dưới cây bồ đề. Đối với người tu hành, tuyệt thực có thể giúp cho đầu óc tỉnh táo hơn. Đương nhiên, người thường rất ít khi dùng cách tuyệt thực để duy trì sự tỉnh táo cho đầu óc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thử các cách khác: giảm thiểu lượng thức ăn, khống chế ham muốn, loại bỏ những thứ rắc rối phức tạp... không ngừng thanh lọc rác rưởi trong tỉnh thần, giữ đầu óc tỉnh táo. Bụng ăn quá no thì đầu không đủ tỉnh táo, huống chỉ mỗi ngày còn phải đối mặt với nhiều phiền não, khi đó con người khó mà giữ được tâm hồn thanh thản để tư duy nhanh nhạy. Muốn giữ đầu óc tỉnh táo và tư duy lý trí, lúc nào cũng cần loại bỏ ham muốn và những yếu tố quấy nhiễu suy nghĩ của ta.

- Đây là mục cuối của phần 1, cảm ơn bạn đã ủng hộ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro