Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Mục 4

Than phiền không phải ở ngoại cảnh.

Khi trời giá rét thì mong mùa hè, khi nóng nực thì
lại mong mùa đông; nếu từ bỏ mở mộng hão huyền thì sẽ được an yên thoải mái. Ăn rau còn hơn để bụng rỗng, nhà cỏ còn hơn nhà lệ thiên; cuộc sống nếu biết đủ, phiền não sẽ hết ngay.

Đại sự Hoằng Nhất - “Tuyển tập Nắng muộn”

Tô Thức! có một người bạn tên Vương Củng bị phạt đến Lĩnh Nam, vài năm sau mới trở về kinh thành. Điều kiện cuộc sống ở Lĩnh Nam cực kỳ gian khổ, không khí không sạch, nhưng trên khuôn mặt của Vương Củng và thị thiếp chẳng những không có chút ưu phiền, mỏi mệt, ngược lại còn lộ nét hồng hào, thậm chí trẻ hơn trước kia. Tô Thức thiết đãi yến tiệc chào đón họ tử phương xa đến. Trong lúc ăn uống, tiện thể hỏi một câu: “Cuộc sống ở Lĩnh Nam rất khổ phải không?” Không ngờ, thị thiếp của Vương Củng là Nhu Nô trả lời rằng: “Lòng này thanh thản thì nơi nào cũng là quê nhà.” Cùng một môi trường, có người cho rằng cuộc sống đã đủ rồi, sống rất vui vẻ, có người lại cho răng rất khổ, cả ngày mặt mày cau có. Thật ra, nếu đã không thay đổi được môi trường, thì chỉ bằng thay đổi tâm trạng của chính mình, không phải tốt hơn sao?

°°°°°°°°°°°°°°°°°
1. Tô Thức (1037-1101), tự Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tổng.
Một ngay nọ, thiền sư Vô Đức vừa ra khỏi pháp đường thị gặp một tín đồ đang ôm một bó hoa tươi đến dâng lên Phật. Thiên sư Vô Đức nhận ra tín đồ này, ngày nào anh ta cũng hái hoa tươi trong vườn nhà mình để dâng lên Phật Tổ. Thiên sư vui vẻ nói: “Ngày nào con cũng thành kính dâng Phật hoa tươi, kiếp sau sẽ được phước lành.”

Tín đồ trả lời: “Đây là chuyện nên làm, mỗi khi tôi đem hoa tươi đến điện Phật, tôi cảm thấy tâm thanh tịnh, nhưng khi về đến nhà, tâm linh lập tức bị quấy nhiễu bởi những ôn ào nơi trần thế, và trở nên buồn bực. Tôi lại không thể rời khỏi trần thể, vậy ở trần thế này, con người làm thế nào mới giữ được trái tim thanh tịnh?”

Thiền sư hỏi lại: “Ta hỏi con, con làm thế nào để giữ cho bông hoa này được tươi tắn?”

Tín đô đáp lại: “Cách để giữ cho hoa tươi rất đơn giản, mỗi ngày tưới nước cho hoa, đồng thời khi thay nước thì cắt bớt cành đi một chút. Bởi vì đoạn cành ngâm trong nước dễ bị thối, ánh hưởng đến việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của hoa, khiến hoa dễ héo tàn.”

Thiên sư Vô Đức nói: “Đúng, giữ cho tâm thanh tịnh cũng giống như con tưới nước cho hoa mỗi ngày vậy, không ngừng tịnh hóa tâm trí và thể xác, bỏ đi những biến chất, tạp niệm không tốt là được rồi.”

Tín đồ nghe xong, vui vẻ hành lễ và nói đây cảm kích: “Cảm ơn thiên sư đã chỉ dạy, hy vọng sau này có cơ hội gần gũi với thiên sư, sống cuộc sống thiên giả trong chùa một thời gian, hưởng sự thanh thản từ tiếng trống chiều chuông sớm và tiếng hát tụng Bồ Đề.”

Thiền sư nói: “Hơi thở của con là tiếng ca tụng, nhịp đập của mạch là tiếng trống, cơ thể là miếu thờ, hai tai chính là bồ đề, có nơi nào không phải nơi thanh tịnh, đâu cần phải chờ cơ hội vào chùa sống?”

Nhiều người giống như vị tín đồ này, thường nói muốn thoát khỏi trân thế, lên núi sống cuộc sống nhàn nhã thoát ly thế tục, cứ như thay đổi môi trường là có thể tĩnh tâm, có được cuộc sống mà mình mong muốn. Thật ra, cũng giống như trong thơ có nói:

“Kết lư tại nhân cảnh,

Nhi vô xa mã huyền.

Vấn quân hà năng nhĩ,

Tâm viễn địa tự thiên.”

(Tạm dịch:

Làm nhà giữa cõi tục,

Mà không xe ngựa ran.

Hỏi Bác sao được thế?

Lòng xa cảnh tự nhàn.)

Chỉ cần ta loại bỏ tạp niệm trong tâm, thì dù là ở đâu cũng có thể có được tĩnh lặng chân chính.

Có một mùa hè, Bạch Cư Dị chống chọi với cái nắng chói chang đến thăm thiền sư Hằng Tịch. Đi được nửa đường, lưng ông đã đẫm mồ hôi. Nhưng khi bước vào thiên phòng, ông lại phát hiện thiên sư đang ngồi tham thiền trên đệm cói, tư thế ngay ngắn, không động đậy chút nào. Ánh mặt trời oi bức chiếu qua cửa sổ, rọi lên trên người thiền sư, vậy mà nét mặt thiền sư vẫn bình tĩnh, dường như không hề thấy nóng. Bạch Cư Dị ngạcnhiên, hỏi: “Thiền phòng nóng bức như vậy, tại sao thiền sư không ngồi thiền ở vị trí mát hơn?”

Thiền sư Hằng Tịch đáp: “Thời tiết nóng lắm sao? Nhưng ta lại cảm thấy rất mát mẻ.”

Bạch Cư Dị đột nhiên hiểu ra, liền làm một bài thơ:

“Nhân nhân tị thử tấu như cuồng,

Độc hữu thiên sư bất xuất phòng.

Phi thị thiên phong vô nhiệt đáo,

Vĩ nhân tâm tịnh thân tức lương.”

(Tạm dịch:

Người người tránh nắng chạy như điên,

Chỉ có thiền sư không rời phòng.

Không phải thiền phòng không nắng chiếu,

Nhờ tâm tĩnh lặng người mát thôi.)

°°°°°°°°°°°°°
1. Bản dịch của nhà thơ, dịch giả Hoàng Tạo.

2. Bạch Cư Dị (772-846), hiệu Hương Sơn cư sĩ, là nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường, Tiêu biểu cho nền thi ca Trung Quốc.

Tục ngữ nói: “Tĩnh tâm tâm khắc mát.” Muốn loại bỏ phiên não vì nóng bức, trước tiên phải gạt bỏ phiền não vì không muốn chịu đựng cái nóng. Chỉ cần trong lòng không phiền não, cơ thể cũng giống như đang ngồi ở đình viện mát lạnh. Tương tự, nếu ta không còn phiền não khi đứng trước sự phức tạp của thế giới này, ta sẽ đạt được cảnh giới “tĩnh tâm tâm khắc mát”,

Cao tăng Nhật Bản - hòa thượng Kaisen Joki không cẩn thận đắc tội với Oda Nobunaga!. Oda sai người bao vây, đốt chùa. Hòa thượng Kaisen và một nhóm tăng nhân đều yên lặng ngồi thiền, niết bàn một cách thản nhiên, Lúc lâm chung, hòa thượng Kaisen còn nói hai câu kệ: “An thiền hà tất tu sơn thủy, diệt khước tâm đầu hỏa điệc lương.” (Nghĩa là: Tham thiên là lĩnh ngộ ở trong tâm chứ không phải ở ngoại cảnh, khi đã từ bỏ được phiên não thì lửa cũng như nước.)

Một người trong lòng tràn đây ham muốn, dù ở miếu cổ sâu trong núi cũng không bình tĩnh được; một người trong lòng không ham muốn cũng không yêu cầu gì, dù sống giữa thành phố nhộn nhịp cũng sẽ không cảm thấy xô bô, tất bật. Người đời thường quá xem trọng cái tôi của mình, vậy nên đời mới nhiều phiền não.

°°°°°°°°°°°°°°°°°°
Oda Nobunaga (1534-1582) là một lãnh chúa phong kiến trong thời KỲ Chiến Quốc của Nhật Bản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro