Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

KHAMNGUC

Câu 32. Trình bày tổng quát các phương pháp khám ngực:

- Các phương pháp khám ngực: Quan sát, sờ nắn, gõ, nghe, x-quang, nội soi phế quản, siêu âm vùng ngực, quan sát vùng ngực

- Bình thường: hai bên cơ thể hoạt động đều đặn và rõ.

- Lồng ngực co giãn không rõ: phổi bị khí thủng, viêm màng phổi, viêm phế quản nhỏ.

Một bên phổi hoạt động : viêm màng phổi, phổi xẹp, viêm cơ liên sườn…

a. Sờ nắn vùng phổi: để cảm nhận nhiệt độ, cảm giác đau, tiếng cọ phế mạc

- Từng vùng da trên ngực nóng đau: viêm da tại chỗ, viêm màng phổi.

- Thú có phản xạ đau khi ấn vào khe sườn: viêm màng phổi, trấn thương

- Sờ nắn thấy có cảm giác cọ sát khi gia súc thở: viêm phế mạc

- Gõ vùng phổi: gõ bằng tay hay búa và phiến gõ. Gõ theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới, gõ 2-3 cái /điểm gõ, cách nhau 3-4 cm

* Định vùng gõ: 

- Bờ trên: cách sống lưng 1 bàn tay nằm ngang

- Bờ trước: giáp bờ sau xương bả vai

- Bờ sau: là một đường cong đều

* Định bờ vai:

                                 Loài                 đường 1 cắt           đường 2 cắt           đường 3 cắt        kéo đến cuối                                        xương sườn số      xương sườn sô      xương sườn số      xương sườn số

                              Trâu, bò                     11                            -                            8     4

                                Ngựa                        16                          14                          10    5

                                 Chó                         11                          10                           8     6

- Phổi bình thường: phế âm >> âm đục tương đối (rìa phổi) >> âm đục tuyệt đối (chân cơ hoành).

* Diện tích vùng gõ thay đổi:

- Vùng gõ phổi mở rộng: do phổi bị khí thủng cấp tính hoặc khí thủng mãn tính hoặc một bên bị viêm, xẹp hoặc có khối u >> diện tích phổi mở rộng về phía sau.

- Vùng phổi thu hẹp: do cơ quan trong xoang bụng trướng to, đẩy cơ hoành về phía trước >> diện tích vùng phổi thu hẹp.

b. Nghe trực tiếp hoặc nghe gián tiếp bằng ống nghe

- Trình tự nghe giữa phổi : nghe từ trước ra sau, từ trên xuống dưới

- Âm sinh lý:

- Âm thanh quản: nghe ở vùng hầu >> âm “Kh”

- Âm khí quản: nghe từ hầu đến ngực >> âm “kh” nhưng nhỏ hơn âm thanh quản

- Âm phế quản: là dư âm của âm khí quản >> âm “Kh”

- Âm phế nang: nghe trong toàn vùng phổi, rõ lúc hít vào >> âm “f”.

Câu 35. Trình bày phương pháp chọc dò và kiểm nghiệm chọc dò xoang ngực

a. Vị trí chọc dò: Chọc trên dưới đường ngang kẻ từ khớp khuỷu

               Loài gia súc           Khe sườn bên phải         Khe sườn bên trái

              Loài nhai lại                         5                       6         

                    Ngựa                               6                       7

                     Heo                                7                       8         

                     Chó                                6                       8

b. Kiểm nghiêm dịch chọc dò:

- Kiểm tra bằng mắt thường: dịch thẩm xuất thường đục (có fibrin), dịch thẩm lậu trong (thành phần dịch máu thấm qua thành mạch).

- Hóa nghiệm dịch chọc dò: bằng phản ứng Rivalta và phản ứng Mopitz

            + Phản ứng Rivalta: giọt dung dịch kiểm nghiệm lan ra đục như vẩn mây trắng >> dương tính (dịch thẩm xuất); trong suốt >> âm tính (dịch thẩm lậu).

+ Phản ứng Mopitz: dung dịch đục, kết tủa >> dương tính; đục không kết tủa >> âm tính

-Kiểm tra qua kính hiển vi:

            + Thấy rải rác ít hồng cầu >> chảy máu lúc chọc dò; nhiều hồng cầu >> xoang ngực có chảy máu

+ Nhiều bạch cầu trung tính: viêm màng phổi

+ Toàn máu: tổn thương >> xuất huyết cơ quan trong xoang ngực.

Câu 36. Trình bày các bệnh liên quan đến sự thay đổi màu sắc của đờm:

- Số lượng nhiều: viêm phổi, hoại thư, lao; viêm phế quản

- Màu sắc:

+ Đỏ: phổi chảy máu

+ Nâu xám: phổi hoại thư

+ Màu gỉ sắt: viêm phôi thùy

- Một số hiện tượng đặc biệt

+ Viêm phổi hoại thư, viêm phế quản mãn tính >> đờm để lâu trong cốc phân thành 3 tầng: bọt nước-niêm dịch nhầy đục-mủ và tổ chức thối rữa

+ Viêm phổi hóa mủ, viêm hầu hóa mủ, viêm mũi hóa mủ >> đờm có nhiều mủ vàng xanh, đặc nhầy

- Kiểm tra kính hiển vi thấy được:

+ Hồng cầu: bệnh gây xuất huyết

+ Bạch cầu: viêm

+ Vi trùng

+ Tế bào thượng bì hình trụ niêm mạc khí quản, thanh quản.

+ Dây chun tổ chức phổi: khi phổi bị phá hoại nặng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dad