Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

KHAM CHUNG

Câu 1: Nêu khái niệm và nhiệm vụ môn chẩn đoán:

- Chẩn đoán là môn khoa học về khám bệnh. Nó nghiên cứu các phương pháp để tìm hiểu các gia súc trước và khi mắc bệnh nhằm thu thập và phân tích, tổng hợp các triệu chứng để chẩn đoán bệnh là gì?

Câu 2: Các phương pháp chẩn đoán bệnh gia súc (tổng quát):

2.1. Phương pháp kiểm tra thông thường (quan sát-sờ-nắn-gõ-nghe-ngửi):                       a. Quan sát: Nhìn bằng mắt thường hoặc bàng đèn soi

b. Sờ nắn:

- Sờ nắn bên ngoài: kiểm tra sức tim va vào vách thành ngực, nhiệt độ ngoại biên, độ ẩm của da, lực căng của cơ. Kiểm tra khối u, thủy thũng, khí thũng…

- Sờ nắn bên trong: khám nội tạng, khấm dạ cỏ loài nhai lại, khám ruột, gan thận, lách thú nhỏ

- Khám trực tràng: sờ nắn các bộ phận bên trong như tiết niệu, sinh dục, gan, dạ dày, ruột, phúc mạc trên thú lớn thông qua trực tràng

*Lưu ý: sờ từ nhẹ đến mạnh, sờ từ rìa vào trung tâm, từ bộ phận khỏe đến bộ phận bệnh.

c. Gõ:

- Gõ trực tiếp: dùng ngón tay phải (trừ ngón cái) chụm lại, gõ vào vùng cần khám

- Gõ gián tiếp: gõ qua ngón tay và gõ bằng bằng búa và tấm gỗ

* Một vài lưu ý khi gõ:

- Búa gõ phải vuông góc với phiến gõ

- Khi gõ phải giữ yên tĩnh

- Phiến gõ đặt sát bề mặt vùng gõ (không sát quá mà cũng không để hở).

- Tai người nghe nên ngang tầm với phiến gõ để nghe âm được chính xác

- Nên gõ 2-3 cái/điểm gõ.

- Khi gõ : gia súc nhỏ thì để nằm, gia súc lớn thì để đứng

d. Nghe:

- Nghe trực tiếp: dùng miếng vải sạch phủ lên vùng cần nghe ròi áp tai vào vào nghe

- Nghe gián tiếp: dùng ống nghe để nghe

* Một số lưu ý khi nghe:

- Để gia súc nơi yên tĩnh

- Gia súc phải đứng yên

- Loa nghe phải để sát bề mặt vùng nghe, không quá hở nhưng cũng không nên ấn quá mạnh

- Khi nghe phải tập trung tư tưởng không nên nói chuyện

- Luyện nghe âm lúc thú bình thường >>Dễ phát hiện ra âm bệnh

e. Ngửi: phát hiện lúc mùi khác thường mà khi khỏe mạnh thú không có

-Viêm phổi hoại thư; gia súc thở ra có mùi thối

- Xeton huyết: hơi thở nước tiểu mồ hôi có mùi Chloroforme

- Nhiễm độc niệu thì da, mồ hôi, có mùi nước tiểu

2.2. Phương pháp kiểm tra phòng thí nghiệm:

- Kiểm tra lý, hóa tính : máu, nước tiểu, dịch vị, dịch thẩm xuất

- Kiểm tra bằng kính hiển vi: hình thái và số lượng huyết cầu, cặn nước tiểu, thành phần hữu hình và chất chứa ở dạ dày, ruột, ký sinh trùng và vi trùng…

- Xét nghiệm vi sinh vật

2.3. Phương pháp chẩn đoán đặc biệt và cơ năng:

- Dùng kính soi trực tràng, âm đạo, xoang mũi

- Dùng ống thông thực quản, dạ dày, niệu đạo

- Chọc dò xoang ngực, xoang bụng, tủy sống

- Kiểm tra bằng tia X

- Chọc dò  sinh thiết gan, xương

- Chẩn đoán cơ năng

Câu 3: Các dạng biến đổi bệnh lý của tổ chức cảm nhận được khi sờ nắn:

- Dạng bột nhão: ấn vào thấy mềm như bột nhão; sau ấn để lại vết ấn lâu mới nhất ( thủy thũng, dạ cỏ bội thực).

- Dạng ba động (bùng nhùng): đập nhẹ vào vùng khám thấy dịch thể bên trong ba động (dịch thể: máu, mủ, dịch lâm ba). Ấn mạnh thì lõm xuống, có cảm giác ba động.

- Dạng khí thủng (âm vò tóc): tổ chức bị khí thủng thì mềm và chứa đầy khí, ấn tay nghe tiếng nổ lép bép (bệnh ung khí thán, khí thủng dưới da…).

- Dạng cứng (chắc): vùng khám chắc khi ép tay vào (gan bị viêm tăng sinh).

- Dạng rất cứng (rắn): sờ vào rắn như đá (các khớp xương bị u xương).

Câu 4: Các âm nghe được khi gõ:

a. Âm trong: âm phát ra vang , mạnh và dài rõ ràng >>tổ chức chứa khí bên trong

- Phế âm: âm bình thường của vùng phổi

- Âm trống: bộ phận bên trong chứa nhiều khí nghe như tiếng trống

- Âm bùng hơi: nghe to nhưng không vang như trống

b. Âm đục: âm phát ra ngắn và yếu (gõ vùng gan, bắp cơ dày)

- Âm đục tuyệt đối: âm phát ra yếu và ngắn>>tổ chức không chứa khí (gõ vùng tim, gan)

- Âm đục tương đối: âm giữa trong và đục tuyệt đối>>tổ chức có chứa rất ít khí(rìa phổi, phổi viêm hóa gan).

Câu 5: Nêu trình tự khám bệnh:

- Đăng ký và hỏi bệhn

- Khám theo trình tự: khám chung>>khám các hệ thống (tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, thần kinh, máu và cơ quan tạo máu).

- Kiểm tra phòng thí nghiệm

- Kiểm tra đặc biệt và cơ năng

Câu 6: Các điều cần biết khi ghi bệnh án của thú (đăng ký và hỏi bệnh):

a. Đăng ký: Tên hay số của  gia súc, loài, phái tính, giống, tuổi, thể trọng, giá trị sữ dụng, màu lông…

b. Hỏi bệnh

- Hỏi về đời sống sinh hoạt trước khi thú bệnh

+ Nguồn gốc

+ Tình hình ăn uống, chuồng trại, quản lý, chăm sóc và sử dụng truosc khi gia súc mắc bệnh?

+ Gia súc có nhốt chung với thú mới mua về không?

+ Tình hình bệnh trước đây?

+ Quy trình phòng bệnh

- Hỏi tình trạng bệnh súc:

+ Thời gian thú mắc bệnh?

+ Số gia súc bị bệnh, số đã chết?

+ Những triệu chứng đã thấy?

+ Có nghi ngờ do nguyên nhân gì hay không?

+ Đã có điều trị chưa?

+ Có chẩn đoán sơ bộ là bệnh gì chưa?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dad