Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

HO+HAP

Câu 26. Nêu trình tự khám hệ hô hấp:

- Khám động tác hô hấp

- Khám đường hô hấp trên

- Khám ngực

- Chọc dò xoang ngực

- Khám đờm và các phương pháp khám đặc biệt

Câu 27. Nêu công việc khi kiểm tra động tác hô hấp:

- Kiểm tra: tần số hô hấp, thể hô hấp, nhịp thở, tính cân đối khi thở

a. Tần số hô hấp: số lần gia súc thở trong 1 phút

            Gia súc           Tần số                        Gia súc           Tần số

            Trâu, bò           10-30                           Ngựa               8-16

            Chó                 10-30                           Bò                   100-150

            Dê, cừu           12-20                           Thỏ                  50-60

            Mèo                 20-30                           Heo                 10-20

- Vị trí đếm:

+ Hoạt động lên xuống ở cánh hông

+ Hoạt động của thành ngực và bụng

+ Nghe tiếng thanh quản, khí quản, phế quản.

+ Hoạt động của cánh mũi

+ Để tay trước mũi

- Yếu tố ảnh hưởng đến tần số hô hấp

+ Phái tính: đực < cái

+ Tuổi: non > già

+ Thể vóc: nhỏ > lớn

+ Giống: nhập nội > địa phương

+ Thời gian: ngày > đêm

+ Bản thân thú: mang thai > không mang thai

+ Nhiệt độ môi trường: khi làm việc nặng, sợ hãi >> tần số tăng.

- Thay đổi bệnh lý về tần số hô hấp:

+ Thở nhanh (thở gấp)

- Thú bị sốt (bệnh truyền nhiễm cấp tính)

- Thiếu máu nặng

- Mắc bệnh làm hẹp thể tích phổi (viêm phổi hóa gan, tràn dịch, lao phổi); bệnh làm mất tính đàn hồi của phổi (phổi khí thủng); bệnh làm hạn chế hoạt động của phổi(chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột).

- Cơ năng tuần hoàn bị trở ngại: suy tim, ứ huyết ở phổi

- Bệnh ở hệ thần kinh, lúc quá đau đớn viêm màng bụng, màng phổi, cơ liên sườn, phế quản nhỏ; gãy xương sườn).

+ Thở chậm:

- Gặp ở bệnh làm hẹp thanh quản, khí quản, phế quản(viêm, phù thũng).

- Thú bị ức chế thần kinh nặng : viêm não, sắp chết, ceton huyết ở bò.

b. Thể hô hấp: có 3 thể

- Thể hỗn hợp: thành ngực và thành bụng cùng thở nhịp nhàng (trừ chó)

- Thể ngực:

+ Lúc gia súc thở, thành ngực hoạt động rõ, thành bụng và cơ hoành hoạt động ít hay không hoạt động

+ Trừ chó, các gia súc khác thở thể ngực >> bệnh lý: viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, cơ hoành tổn thương, dãn dạ dày, chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột, dạ cỏ bội thực, báng nước. Gan, lách sưng to, bàng quang căng.

- Thể bụng: lúc gia súc thở, thành bụng hoạt động rõ còn thành ngực hoạt động yếu hay không hoạt động >> Thú bị viêm màng phổi, khí phế quản, tràn dịch màng phổi, tích nước xoang ngực, liệt cơ liên sườn, gãy xương sườn.

c. Nhịp thở:

- Khoảng cách giữa hai lần thở bằng nhau, đền đặn. Tỉ lệ giữa thời gian thở và  thời gian hít vào:

      Heo            1:1                             bò         1:1,2          ngựa            1:1,18

      Cừu            1:1                            Dê        1:1,27          chó             1:1,64

* Những rối loạn và bệnh lý liên quan:

- Hít vào kéo dài: thời gian thở và hít vào dài hơn bình thường (bệnh viêm niêm mạc mũi, viêm xoang, viêm thanh khí quản).

- Thở ra kéo dài: khí trong phổi ra ngoài khó khăn (viêm phế quản nhỏ, khí thủng mãn tính).

- Thở ngắt quãng: động tác hít vào và thở ra không liên tục (viêm màng phổi, thành ngực đau, viêm màng não, bại liệt sau khi sinh, trúng độc ure, ceton huyết, thú sắp chết).

- Thở phản điệu: sự phối hợp giữa ngực và cơ bụng không còn nhịp điệu nữa (hít vào >> ngực phồng, bụng hóp vào, thở ra ngực hóp vào bụng phồng lên: gặp ở bệnh viêm phúc mạc, rách cơ hoành).

- Thở kiểu Kussmaul: thở từng cái sâu và dài, tần số hô hấp giảm nhiều, nghe như có tiếng ra (thú bị viêm não tủy truyền nhiễm, não thủy thũng, sài sốt chó con, phó thương hàn bê nghé).

- Thở kiểu Biots: thở nhanh và sâu sau đó nghỉ vài giây rồi thở lại (não ứ máu, u não, viêm não nặng, ure huyết).

- Thở kiểu Cheyne-stockes: thở từ yếu đến mạnh, sâu và nhanh dần >> nhanh đến chậm, cạn và yếu dần >> nghỉ khoảng ¼-1/2 phút >> thở mạnh dần

d. Tính cân đối:

- Thú bình thường, hai mé ngực và bụng hoạt động với cường độ như nhau.

- Bệnh lý: một mé phổi hoạt động yếu hơn(tắc phế quản, viêm phế mạc, gãy xương sườn, viêm phúc mạc…)

Câu 28. Thở khó là gì, phân loại thở khó:

- Tần số, nhịp thở, thể thở và cường độ thay đổi >> thiếu oxy, tích CO2 >> niêm mạc tím bầm, toan huyết.

- Có 3 loại:

a. Hít vào khó:

- Do đường hô hấp hẹp (viêm thanh quản, liệt thanh quản, thủy thũng, thanh quản bị chèn ép).

- Khi hít vào: cổ vươn dài, mũi nở rộng, lưng cong, ngực phồng lên, tần số hô hấp giảm.

b. Thở ra khó:

- Do phế quản nhỏ bị viêm sưng hoặc có chất thẩm xuất đọng lại>phế quản hẹp hoặc chất thẩm xuất đọng lại (bệnh khí phế mãn tính, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi và màng phổi

- Khi thở ra: kéo dài có khi phải ngắt 2 lần, bụng hóp lại, cung sườn nổi lên, lưng cong, hậu môn lồi ra.

c. Hít vào và thở ra đều khó:

- Bệnh làm hẹp thể tích hô hấp của phổi (viêm phổi, thủy thũng phổi, sung huyết phổi, xuất huyết phổi, tràn dịch hay tràn khí màng phổi, khí phế quản).

- Viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, suy tim…

- Chướng hơi dạ cỏ, đầy hơi ruột, dạ dày đày hơi, bội thực dạ cỏ, gan sưng to.

- U não, sung huyết não, viêm màng não, sốt cao…

Câu 29. Trình bày về cách khám mũi và xoang mũi:

- Đường hô hấp trên bao gồm: mũi, xoang mũi, thanh quản, khí quản

a. Kiểm tra mũi: Nước mũi và niêm mạc mũi:

* Nước mũi: gia súc bình thường không có nước mũi, xuất hiện nước mũi >> bệnh lý.

- Lượng nước mũi:

+ Nhiều: cảm cúm, bệnh cấp tính, tị thư cấp tính…

+ Ít: viêm phế quản mãn tính, viêm phổi mãn tính, lao, tị thương mãn tính

- Độ nhầy:

+ Nước mũi trong suốt, loãng không màu: giai đoạn đầu của bệnh viêm cấp tính

+ Nước mũi đục, nhầy, có mủ: viêm thanh quản, viêm đường hô hấp trên…

+ Nước mũi đặc như mủ: viêm phổi hóa mủ,  viêm phổi hoại thư, hoại thư đường hô hấp trên…

- Màu nước mũi:

+ Nếu chỉ có tương dịch >> không màu

+ Có lẫn mủ >> vàng, xanh có khi màu tro

+ Lẫn máu đỏ tươi >> chảy máu trên đường hô hấp

+ Màu gỉ sắt >> triệu chứng bệnh viêm phổi thùy.

- Mùi nước mũi:

+ Mùi rất thối >> phổ hoại thư

+ Mùi axeton >> ceton huyết

+ Mùi nước tiểu >> ure huyết

+ Dịch có lẫn bọt khí: thủy thũng phổi, xuất huyết

+ Nước mũi lẫn thức ăn, nước bọt >> liệt thanh quản…

* Niêm mạc mũi: Cách khám: dùng 3 ngón (cái + trỏ + giữa) vạch mũi thú để xem. Các bệnh lý liên quan niêm mạc mũi:

- Màu sắc niêm mạc mũi:

+ Niêm mạc sung huyết >> màu đỏ thẫm: viêm màng mũi cấp tính, viêm hầu, tị thư

+ Niêm mạc trắng bệch: thiếu máu

+ Niêm mạc vàng: hoàng đản

+ Niêm mạc tím bầm: thiếu O2

+ Niêm mạc xuất huyết điểm hay từng đám nhỏ: bại hyết, thiếu máu truyền nhiễm

- Niêm mạc bị sưng, bề mặt căng và mọng nước: do viêm mũi cấp tính

+ Niêm mạc có mụn: tị thư (ngựa)

+ Niêm mạc có vết loét: viêm niêm mạc mũi, dịch tả trâu bò, viêm màng mũi thối loét

+ Niêm mạc bị tổn thương: do vật cứng, nhọn.

b. Kiểm tra xoang mũi: gồm xoang trán, xoang hàm trên (sờ, nắn, gõ, nghe)

- Quan sát: xoang mũi biến dạng: còi xương, mềm xương, ung thư xương, viêm tích mủ, viêm màng mũi thối loét; heo bị viêm teo mũi truyền nhiễm (Rhinitis athrophicas).

- Sờ nắn: kiểm tra độ cứng, nhiệt độ, độ mẫn cảm, hình thái…

+ Viêm da: da nóng đau, khó di động được, không có nước mũi.

+ Viêm cốt mạc: rất đau, không nóng, không có nước mũi, có thể bị biến dạng.

- Gõ:

+ Âm hộp: bình thường

+ Đục tương đối, tuyệt đối: tích niêm dịch, mủ, xương tăng sinh, u xương.

+ Xoang trán có âm đục: tích nhiều mủ, hay dịch thẩm xuất hoặc do viêm xương >> xương dày lên.

Câu 30. Trình bày về cách khám thanh khí quản

a. Khám bên ngoài: chủ yếu là quan sát, sờ nắn, nghe.

- Quan sát: xem vùng thanh quản và khí quản có sưng không? Thanh quản sưng to(viêm thanh quản, viêm hạch truyền nhiễm, nhiệt thán, thủy thũng ác tính, xạ khuẩn).

- Sờ nắn: thanh quản viêm nặng>vùng da tại chỗ nóng, ấn mạnh thú đau. Nếu lòng thanh quản, khí quản chứa nhiều chất thẩm xuất>thú thở có tiếng run hay âm nghẹt, qua sờ nắn có thể thấy được vách thanh quản rung động.

- Nghe:

+ Bình thường nghe thấy âm :”Kh”

+ Thanh quản hẹp, thủy thũng, u thanh quản nghe thấy âm “khò khè”. Nếu có nhiều fibrin đọng lại trong lòng >> nghe có tiếng ran ướt, ran khô.

b. Khám bên trong:

- Niêm mạc sung huyết đỏ ửng, sưng hay có những lở loét nhỏ >> viêm

- Kiểm tra ho: Bóp mạnh vào phần sụn giữa thanh quản và đốt thứ nhất khí quản >> gây ho. Thú viêm thanh quản, khí quản >> gây ho dễ dàng.

Câu 31. Trình bày về khám ho:

a. Tần số ho:

- Ho từng cơn >> có nhiều đờm >> thú ho đến khi tống được đờm thì thôi: viêm phế quản, viêm thanh quản.

- Ho kéo dài (liên tục): có thể ho liền 30-60 lần/phút, khi ho cơ bụng co giật mạnh: viêm phế quản nhỏ, viêm màng phổi, viêm phổi do ngoại vật, suyễn heo.

b. Cường độ ho:

- Tiếng ho mạnh (khỏe): phổi còn khỏe, đàn tính tốt (thú bị bệnh ở họng, khí quản và phế quản).

- Tiếng ho yếu, thất thườn: phổi bị biến, thấm nước, đàn tính giảm, màng phổi bị dính (viêm màng phổi, lao, tị thư).

c. Tiếng ho ngắn hay hay dài là do thanh quản quyết định

- Tiếng ho gọn, vang: thanh quản đóng kín

- Tiếng ho nhỏ, không gọn:thanh quản bị viêm, thủy thũng >> đóng không kín >> động tác ho kéo dài, yếu.

- Tiếng ho khản hoặc mất tiếng: thanh quản sưng to và có thấm dịch

d. Các trạng thái của ho:

- Ho khan; viêm khí quản, viêm màng phổi, lao phổi, giai đoạn đầu viêm phế quản cấp.

- Ho ướt: viêm phổi, viêm phế quản.

- Ho đau: khi ho thú đau đớn khó chịu (viêm màng phổi, viêm niêm mạc đường hô hấp nặng, thủy thũng họng).

Câu 34. Trình bày những âm phổi bệnh lý nghe được khi dùng phương pháp nghe và các bệnh liên quan:

- Tiếng ran: phát ra do niêm mạc đường hô hấp sưng hoặc chứa dịch thẩm xuất.

- Âm ran khô: bệnh viêm phổi ở gia súc non; ran khô một vùng (bệnh lao, viêm phế quản, viêm phổi, màng phổi); ran khô lan ra toàn phổi (viêm phế quản ở ngựa).

- Âm ran ướt: thấy trong bệnh viêm phế quản, viêm phổi, suy tim nặng, phổi ứ máu >> thủy thũng phổi, phổi xuát huyết…

- Âm vò tóc: thường thấy trong bệnh viêm phổi thùy lớn, thủy thũng phổi, viêm phế quản nhỏ, lao phổi…

- Tiếng phổi vò (âm hang):do phổi có ổ mủ, hoại thư, ổ lao, gõ vùng này nghe âm bùng hơi, kim khí, bình rạn

- Tiếng cọ màng phổi: lớp fibrin trên thành màng phổi cọ sát vào nhua (viêm phế mạc); tiếng này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.

- Tiếng vỗ nước (âm hơi): thấy trong bệnh viêm phế mạc có dịch thẩm lậu tích lại trong lồng ngực.

Câu 33. Trình bày những âm phổi bệnh lý nghe được khi dùng phương pháp gõ và các bệnh liên quan:

- Âm đục: tùy theo tình trạng khí chứa trong phế nang>âm đục tương đối hay âm đục tuyệt đối.

+ Gõ rìa dưới phổi tiếp giáp với vùng âm đục của tim >> âm đục: viêm phổi thùy.

+ Gõ vùng phổi có âm đục phân tán (âm đục xen kẽ phế âm hay âm bùng hơi): viêm phổi cata.

- Âm bùng hơi: thường gặp trong các bệnh sau:

+ Lao phổi

+ Viêm phế quản mãn tính

+ Viêm phổi thùy

+ Tràn dịch màng phổi

+ Tràn khí màng phổi

+ Cơ hoành bị rách, ruột chui qua xoang nhực

- Âm hộp: tiếng âm hưởng vang ngắn hơn âm bùng hơi (trường hợp bị khí thủng nặng, các phế nang bị giãn, thể tích phổi tăng).

- Âm bình rạn: phổi có hang thông với phế quản

- Âm kim buộc: bao tim tích khí hoặc thoát vị cơ hoành.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #dad