noi dung 3
Nội dung 3: Hệ thống chính trị và nên dân chủ XHCN (Chương 7, k có vận dụng)
1 và 2: Bản chất của hệ thống chính trị và nền dân chủ XHCN. Cấu trúc, vai trò và chức năng của tổ chức trong hệ thống chính trị CNXH.
- Khái niệm hệ thống chính trị XHCN: là hệ thống các tổ chức chính trị căn bản, có quy mô quốc gia, có ý nghĩa chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của một nước XHCN, được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chung, phù hợp với vai trò, nhiệm vụ chức năng của mỗi tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức đó.
- Cấu trúc hệ thống chính trị XHCN: hệ thống chính trị XHCN gồm 3 bộ phận: ĐCS, Nhà nước XHCN, các đoàn thể nhân dân và tổ chức chính trị xã hội. Ba bộ phận này có vai trò chức năng khác nhau nhưng có mối liên hệ hữu cơ với nhau tạo thành một chỉnh thể.
- Vai trò, chức năng và mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị XHCN:
· ĐCS:
+ ĐCS là bộ phận hợp thành hệ thống chính trị XHCN, là hạt nhân giữ vai trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị XHCN.
+ Đảng thống nhất về mục tiêu phương hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị XHCN.
+ Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo bằng việc phải đề ra đường lối cương lĩnh xác định những chủ trương phương hướng lớn. Trong mối quan hệ với Nhà nước, ĐCS lãnh đạo Nhà nước bằng hệ thống quan điểm lý luận và các nguyên tắc chính trị của mình. Đảng lãnh đạo Nhà nước chứ không làm thay công việc của Nhà nước.
+ ĐCS là một tổ chức chính trị chứ không phải một cơ quan quyền lực, do đó Đảng hoạt động theo khuôn khổ pháp luật và không có chức năng tuyên án.
· Nhà nước XHCN:
+ Là bộ phận trụ cột của hệ thống chính trị XHCN, là cơ quan quyền lực là công cụ để thông qua đó thực hiện ý chí quyền lực, nguyện vọng của nhân dân.
+ Trong hệ thống chính trị XHCN Nhà nước có chức năng là quản lý, Nhà nước thay mặt nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân.
+ Nhà nước quản lý xã hội với công cụ chủ yếu là luật pháp.
+ Nhà nước có nhiệm vụ là cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối của Đảng thành hiến pháp, luật pháp và chính sách.
+Nhà nước thống nhất 3 quyền: Lập pháp (quốc hội), hành pháp (chính phủ), tư pháp (tòa án, VKS)
· Các đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội:
+ Tùy theo tôn chỉ mục đích của mình để tham gia vào hệ thống chính trị XHCN nhằm đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của từng thành viên trong tổ chức, bảo vệ lợi ích chính đáng của từng thành viên, tổ chức giáo dục thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng.
+Thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể nhân dân tạo điều kiện cho quần chúng lao động thực hiện quyền làm chủ của mình.
· Cơ chế tổng quát của hệ thống chính trị XHCN là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro