Chương 2 : Nỗi lòng mẹ tôi
Tháng ngày trôi qua, cuối cùng cũng đến ngày mà tôi mong ngóng đến là dịp Tết Nguyên Đán , đó cũng là ngày mà bố mẹ tôi về đoàn tụ cùng tôi.
Cảm xúc như vỡ òa khi mẹ chạy tới ôm tôi vào lòng, tay xách túi lớn, túi nhỏ nói là quà cho tôi. Tôi mừng lắm cứ thế thút thít mà ôm chặt lấy mẹ như chẳng muốn xa mẹ thêm bất kì lần nào nữa.
Mẹ tôi - một người phụ nữ được sinh ra trong một gia đình nông thôn bình thường nhưng ít ra thì vẫn gọi là có điều kiện hơn nhà nội tôi. Do được một người anh em của ông ngoại giới thiệu nên mẹ quen bố tôi. Cứ ngỡ sẽ được gả vào gia đình gia giáo, được lo mặc ấm,... Nhưng không! Chuỗi bi kịch của cuộc đời của mẹ tôi bắt đầu từ đây.
Lúc ban đầu mới lấy về mọi chuyện khá là êm đẹp, mọi sự lừa lọc bỗng hóa thành những âm thanh du dương trầm bổng ngọt ngào mà ai cũng muốn nghe từ phía ông bà nội tôi :
"Các con cứ yên trí! Giàu con út, khó con út! Không ai vào đây mà tranh phần của các con đâu. Bây giờ hai vợ chồng bảo nhau làm ăn trả hết số nợ khi xây căn nhà này đi. Đất đai thì ta cũng chia đều cả rồi, các anh em trong nhà ai cũng đã lập gia đình, ai cũng đã có phần của mình. Nay ta còn mảnh đất đang ở này cũng là mảnh đất ta giành cho thằng Cường tức là con út của ta. Sau này là của vợ chồng con cái các con không ai vào đây tranh giành đâu mà phải sợ"
Đó là những rót mật vào tai khiến mẹ tôi - một thiếu nữ đôi mươi chưa trải sự đời cắm đầu cắm cổ tin vào và dồn hết công sức đi làm kiếm tiền trả nợ thay cho gia đình nhà nội. Phải ấm ức chịu đựng những lời xỉa xói, sỉ vả cay đắng của mụ chủ nợ thốt ra mỗi lần đi trả lãi ấy vậy mà mẹ tôi vẫn cố gắng chịu đựng vì nghĩ sau những ngày giông bão thì sẽ xuất hiện cầu vồng, sẽ có ngày mẹ tôi được ngẩng cao mặt.
Nhưng không, chẳng có cầu vồng nào đến với mẹ tôi cả, thậm chí là cả một tia nắng le lói cũng không. Cuộc đời của mẹ như đi vào một thảm kịch khi bị lừa gả vào cho gia đình nhà nội tôi.
Bố tôi ngày ấy còn trẻ, nông nổi chơi bời với bạn bè bỏ bê mẹ con tôi gần như là chẳng thèm ngó ngàng gì tới. Cứ suốt ngày tụ tập bạn bè ăn nhậu rồi bài bạc gái gú chẳng để mẹ con tôi ở trong mắt. Đã thế lại còn thêm cái đã lấy vợ rồi còn nghe lời ông bà chả có tý tự chủ nào cả. Mỗi lần thấy mẹ tôi không vừa mắt là ông bà lại bảo với bố đổ hết lỗi lầm lên đầu mẹ tôi và y kì là sau mỗi lần như thế là mẹ lại phải chịu một trận no đòn. Những cái đấm, cái tát, cú đập, cú đạp giáng xuống liên tiếp xuống con người nhỏ nhắn của mẹ trước con mắt dửng dưng của nhà nội nghe thôi đã thấy thương vô cùng . Khi ấy tôi còn quá nhỏ mà cho nên cũng chẳng hay biết giờ cả cho tới tận bây giờ khi được nghe kể lại tôi vẫn thấy đau đớn và xót xa cho mẹ vô cùng.
Một vòng tuần hoàn của cuộc sống cứ thế tiếp diễn và diễn ra trước mẹ tôi : không ưng thì anh đánh, không thuận mắt = ăn đánh, trái ý ông bà = ăn đánh,... cứ thế cứ thế mẹ tôi sống trong đau đớn và tủi nhục trước lời cáo kiện của ông bà nội và sự vô tâm, không biết suy nghĩ , vũ phu tới mức đáng sợ của bố tôi. Mẹ cứ thế, cứ thế sống trong những ngày tháng tối tăm mù mịt như thế ngay cả một câu phản kháng cũng không dám thốt ra mỗi khi bị chửi bới đánh đập. Mẹ chỉ biết lặng lẽ sống ở đó một cách cam chịu ngốc nghếch như thế.
Mọi người vẫn thắc mắc tại sao mẹ không phản kháng, tại sao không có ai bênh vực mẹ đúng không ?
Vì khi đó là thời xưa, thời trọng nam khinh nữ, là thời của những lễ nghĩa phức tạp cầu kì . Là thời mà những người phụ nữ như mẹ không có tiếng nói trong xã hội, nếu có bỏ chồng thì cũng không còn chốn nào để dung thân.
Còn tại sao bị đánh đập hành hạ như thế mà chẳng có ai căn ngăn ư? Là vì khi đó không phải chỉ riêng mẹ bị như thế mà đa số phụ nữ thời đó ai cũng phải nếm trải đòn roi như vậy. Tất nhiên là cũng sẽ có người can, người không vì sự việc này diễn ra nhiều như cơm bữa, có khuyên ngăn thế nào cũng không được nên họ chán họ cũng mặc kệ.
Phải trải qua rất lâu sau đó, cho đến một ngày bác Hà - người chị cũng cùng cảnh làm dâu với mẹ mới chỉ cho mẹ :
"Sao mày ngu thế! Cứ sống mãi trong cảnh đòn đánh thế mãi không chán à? Mày cứ nhịn nhục thế chồng mày nó càng úm nó càng lộng hành. Mày có biết sự im lặng của mày, sự nhún nhường ngu si của mày là bàn đạp cho thằng chồng mày để nó được nước lấn tới không? Mày phải gồng lên đừng có ngu để cho bị bắt nạt như thế nữa phải biết đáp trả lại những gì không đáng để mình phải nhận chứ!
Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt còn hơn chấp nhận làm ánh sáng le lói suốt trăm năm ".
Cuối cùng thì những lời nói đó cũng đã đả thông tư tưởng được lí trí nhút nhát yếu mềm của mẹ tôi. Mẹ không còn trốn tránh bố, không còn trốn tránh ông bà nội nữa mà thay vào đó là mẹ đã dám đứng lên tranh luận những ý kiến, phản ứng lại trước những cáo buộc đầy điêu toa của ông bà nội.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro