nnpl3
Vấn đề 3: Tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng gíao dục nâng cao đạo đức.
CÂU 2 Nhận thức của đồng chí về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp.
CÂU 1 : Quản lý XH băng PL và tăng cường pháp chế trong đk xd NNPQ XHCN ở VN?
Quá trình xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta trong suốt mấy chục năm qua, đăc biệt trong những năm đổi mới đã đưa lại nhiều kết quả tích cực. nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 khoá VIII của BCHTW Đảng đã khẳng định những tiến bộ quan trọng đó là từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Hơn nữa, Hiến pháp 1992 và nhiều bộ luật, đạo luật, pháp lệnh đã được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...Vì vậy, tăng cường pháp chế là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, các cán bộ công chức nhà nước và mọi công dân phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật.
ĐN pl- PC
Pháp chế và pháp luật là hai khái niệm quan hệ chặt chẽ, gần gũi và tác động lẫn nhau, nhưng không đồng nghĩa với nhau. Pháp luật là tiền đề của pháp chế. Nhưng có pháp luật chưa hẳn có pháp chế. Pháp luật hiện hành không được tuân thủ, thi hành pháp luật không phù hợp, mâu thuẫn thì dẫn đến tình trạng không có pháp chế, kỷ cương lỏng lẽo trong XH. Pháp luật chỉ có hiệu lực thực thi khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế; pháp chế được bảo đảm khi có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ,phù hợp và kịp thời.
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền mới đảm bảo cho nhà nước ta giữ vững được bản chất giai cấp, quyền lực nhà nước mới thống nhất và tập trung vào nhân dân và nguyên tắc tập trung dân chủ mới có điều kiện bảo đảm trở thành hiện thực. Tăng cường pháp chế XHCN , xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam và quản lý xã hội bằng pháp luật là những khái niệm có nội hàm riêng của mình nhưng đều có điểm chung là đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội do đó trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta là quá trình tăng cường vai trò của pháp luật làm cho pháp luật giữ được địa vị tối cao trong đời sống nhà nước và xã hội.
Như vậy, không có con đường nào khác là phải quán triệt quan điểm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam và quản lý xã hội bằng pháp luật trong quá trình cải cách, đổi mới bộ máy nhà nước
Xd NNPQ tất yếu phải quản lý XH bằng PL.
QLXH bằng PL là yêu cầu KQ của 1 XH công bằng, dân chủ, văn minh là p/pháp chủ yếu b/đảm hiệu lực q/lý của NN. Xd NNPQ hđ trên cơ sở PL, th/hiện qlý XH bằng PL là xd 1 NN bđảm sự thống trị của PL trong mọi lĩnh vực của đsống XH, bđảm cho toàn XH tuân thủ nghiêm ngặt PL. Mặt khác, NN qlý XH bằng nhiều công cụ: PL, đạo đức, tổ chức, thuyết phục, sử dụng tập quán, chính sách...Nhưng trong những ccụ này , PL bao giờ cũng được xđ là ccụ cơ bản nhất . Vì so với những ccụ khác PL bao giờ nó cũng có ưu thế hơn: Nó là loại quy tắc phổ biến trong toàn XH; nó xâm nhập, tác động đến từng cá thể (còn những ccụ khác chỉ tđ đến 1 số dân cư). Mặt khác, PL bao giờ cũng được thể hiện bằn VB, qđ cụ thể, ngắn gọn, ko thể hiểu theo nhiều cách, trong khi đó qui phaïm đđức ko thể có; Hơn nữa PL có tính cưỡng chế, nó được đbảo bằng sức mạnh của NN nhờ vậy PL có sức mạnh riêng của nó.Với cac ưu thế trên ko 1 NN nào ko sử dụng PL như là 1 ccụ để qlý XH. Do đó phải tăng cường pháp chế, có nghĩa là Tăng cường hđ xd PL, xd heä thoáng phaùp luaät hoàn chỉnh, đồng bộ, chất lượng cao. PL phải được xd kịp thời, phù hợp với thực trạng kinh teá xaõ hoäi. Có cơ chế xd và ban hành PL hợp lý vừa bđảm ban hành PL kịp thời, vừa bđảm chất lượng của các vaên baûn phaùp luaät;Tăng cường hoaït ñoäng tổ chức thhiện PL sao cho đồng bộ, nghiêm minh.Triển khai ctác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn, gdục PL bằng nhiều hình thức, biện pháp với sự tham gia của nhiều lực lượng; Tăng cường hđ xử lý vi phạm PL. Thực hiện ngtắc mọi người bình đẳng trước PL.
Pháp luật ra đời nhằm thực hiện các chức năng là điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ các mối quan hệ xã hội và giáo dục cộng dân ý thức chấp hành luật pháp. Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để quản lý xã hội, là công cụ hữu hiệu nhất của nhà nước trong quá trình tổ chức quản lý và điều hành xã hội, thể hiện ở các vai trò của pháp luật trên các lĩnh vực. Đối với Đảng, pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong thực tiễn, là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội. Đối với nhà nước, pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế xã hội, phát huy quyền lực, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, cơ quan, nhân viên nhà nước và các công dân. Đối với các tổ chức chính trị xã hội, pháp luật là phưong tiện đảm bảo cho quần chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội, là yếu tố thể chế và phát triển nền dân chủ, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
Như vậy, đối với toàn bộ hệ thống chính trị, pháp luật như là phương tiện quan trọng ghi nhận các nguyên tắc quan trọng nhất về tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống, bảo đảm cho hệ thống hoạt động đồng bộ có hiệu quả, đồng thời phápluật còn là thước đo về tình hợp pháp, hợp chính trị, hợp đạo lý của các yếu tố tạo nên hệ thống chính trị và của cả các thành viên trong hệ thống đó. Đối với kinh tế, pháp luật xác định địa vị pháp lý cho chủ thể, tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ nguyên tắc trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp vi phạm. Đối với xã hội, pháp luật diều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đưa xã hội vào trật tự nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, ghi nhận và đảm bảo quyền con người. Đối với lĩnh vực tư tưởng, pháp luật ghi nhận, tạo điều kiện khuyến khích những tư tưởng tiến bộ, hạn chê ngăn cấm những tư tưởng không phù hợp, những tư tưởng xấu. Đối với đạo đức, pháp luật ghi nhận và buộc các thành viên thực hiện các nghĩa vụ đạo đức, tạo điều kiện để đạo đức XHCN phát triển, loại bỏ những quan niệm đạo đức không phù hợp với giai đoạn phát triển của cách mạng nước ta.
\
Quản lý xã hội bằng pháp luật thì tất yếu phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Quản lý xã hội bằng pháp luật đòi hỏi phải tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Trước hết phải thể chế hoá kịp thời đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật là phương hướng cơ bản, chủ yếu hiện nay của công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật bởi vì hiện nay chúng ta đang thiếu nhiều luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cùng với việc xây dựng, ban hành pháp luật mới chúng ta phải rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, xem xét những gì cần xoá bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp các chủ trương, chính sách của Đảng. Trong công tác soạn thảo, ban hành các văn bản luật nhất thiết phải quy định các mối quan hệ cụ thể giữa các chủ thể trong một hoàn cảnh cụ thể, ban hành phải rõ ràng, cụ thể, chính xác, một nghĩa, đảm bảo tính khả thi, dễ hiểu. Việc sửa đổi, bổ sung pháp luật cần phải lựa chọn cơ cấu, hình thức các văn bản luật phù hợp với tình hình diễn biến của các quan hệ kinh tế xã hội, cần xác định những vấn đề cơ bản chất, ổn định một cách tương dối trong thời gian nhất định, hạn chế việc ban hành những văn bản có tính chất tạm thời để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và việc chấp hành pháp luật được nghiêm chỉnh.
Tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả: Sau khi ban nhà nước ban hành pháp luật, việc tổ chức thực hiện pháp luật giữ vai trò quan trọng trong quá trình củng cố tăng cường pháp chế XHCN. Dó đó nhất thiết giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật, năng lực thực hiện pháp luật cho cán bộ, nhân viên, tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Nhà nước tổ chức công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhằm tổ chức việc xây dựng ban hành những văn bản pháp quy theo đúng chức năng, thẩm quyền do pháp luật quy định. Tổ chức thực hiện pháp luật và tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật ở các cơ quan, đơn vị cơ sở có hiệu quả. Tăng cường công tác giáo dục pháp luật , đặc biệt là việc giảng dạy pháp luật trong các trường từ phổ thông đến đại học, sử dụng nhiều hình thức phong phú, biện pháp kết hợp chặt chẽ việc học tập chính trị, chuyên môn, rèn luyện đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Phát hiện kịp thời và xử lý vi phạm pháp luật nghiêm minh: Pháp chế XHCN nhằm đảm bảo kỷ cương, duy trì trật tự pháp luật và trật tự xã hội, vì vậy việc phát hiện và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật là vấn đề có tính nguyên tắc. Để đấu tranh chống và phòng ngừa có hiệu quả những vi phạm pháp luật và tội phạm có hiệu quả phải giải quyết kịp thời từ những vụ việc vi phạm pháp luật không lớn cho đến những vụ việc lớn nguy hiểm cho xã hội. Các cơ quan bảo vệ pháp luật khong được vì lý di gì mà bỏ qua không xử lý, dù việc năng hay nhẹ, kiên quyết chống mọi biểu hiện nương nhẹ, nể nang bao che hành vi vi phạm cũng như người vi phạm pháp luật dưới bất cứ hình thức nào. Nhà nước phải có những giải pháp cơ bản và hữu hiệu để phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, làm trong sạch và nâng cao hiệu lực của bộ máy chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, tiếp tục đẩy mạnh dấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị. Kết hợp chặt chẽ những biện pháp cấp bách với những giải pháp có tầm chiến lược nhằm vừa hoàn thiện cơ chế, chính sách, kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh công tác quản lý, khắc phục sơ hở, vừa xử lý nghiêm, kịp thời mọi vi phạm, tội phạm, huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng .
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa: Đấu tranh kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi có sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, sự chủ động sáng tạo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Đảng luôn đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đảng viên, các tổ chức cơ sở đảng, kiên quyết xử lý những đảng vi phạm pháp luật, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thoái hoá biến chất. Đảng tăng cường việc ban hành đường lối, chủ trương, chính sách một cách đúng dắn, kịp thời, vận dụng các quy luật khách quan để làm cơ sở cho nhà nước cụ thể hoá bằng pháp luật. Đảng tăng cường lãnh đạo công tác cán bộ bằng cách quy hoạch, bố trí, đào tạo, sắp sếp ổn định cán bộ. Đặc biệt là ở những cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, kiểm sát và xử lý vi phạm pháp luật. Đảng lãnh đạo phong trào quần chúng thực hiện pháp luật, tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Đảng lãnh đạo nhà nước làm công tác quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không bao biện, làm thay, không can thiệp vào công việc chuyên môn. Tăng cường pháp chế XHCN - cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ xây dựng pháp luật và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, kịp thời đấu tranh kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật. Cần tăng cường nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường việc tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành thường xuyên và nghiêm chỉnh, đấu tranh kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Pháp chế xã hội chủ nghĩa được xây dựng, củng cố, tăng cường sẽ là cơ sở của trật tự pháp luật, việc chấp hành thường xuyên nghiêm chỉnh những đòi hỏi của pháp chế, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật tất yếu dẫn đến thiết lập trật tự pháp luật XHCN bên vững.
Thanh tựu
Qua hơn 20 năm đổi mới, công tác quản lý xã hội băng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng pháp luật ... ở nước ta đã đạt được nhiều thanh tựu quan trọng, Nhà nước ta đã kịp thời xây dựng và từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, là công cụ sắc bén thể chế hoá đường lối dổi mới của đảng Cộng sản Việt Nam, tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành kinh tế thị trường theo dịnh hướng XHCN. Có nhiều quyết định cải cách có ý nghĩa quan trọng trên lĩnh vực xây dựng nhà nước và pháp luật ...
QLXH bang PL trở thành hình thức hoạt động cơ bản của của nhà nước, đựoc đảy mạnh cả ở 3 cấp độ: Lập pháp, lập quy của các cơ quan nhà nước Trung ương và cấp độ lập quy của chính quyền địa phương . Hệ thống văn bản pháp luật được xây dựng mới, đổi mới về cơ bản với nhiều bộ luật, đạo luật quan trọng kịp thời thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm cho nhà nước có đủ pháp luật để quản lý xã hội.
Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản pháp chế XHCN ở nước ta ngày càng dựoc tăng cường, dân chủ XHCN ngày cang được củng cố, phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân, nguyên tắc tập trung dân chủ được tăng cường, kỷ cương, trât tự xã hội và công bằng xã hội ngày càng tăng cường.
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản luật của Quốc hội ngày càng được nâng cao, tăng cường, xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ , điều chỉnh rộng khắp các quan hệ xã hội hiện nay, công tác tổ chức thực hiện pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật được câng cao.
Hạn chế:
Tuy nhiên, bộ máy nhà nước ta vừa bất cập về trình độ, năng lực quản lý, một bộ phận không nhỏ thiếu trong sạch, kỷ cương xã hội có phần bị buông lỏng, pháp chế xã hội chủ nghĩa giảm sút ..Còn nhiều trường hợp cán bộ, công chức có chức vụ có quyền nhưng coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật, lạm quyền, độc đoán, ức hiếp nhân dân, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước, chế độ ..Nhiều luật được ban hành dặc biệt là trong các lĩnh vực : kinh tế, tài chính, an toàn trật tự xã hội nhưng không được chấp hành nghiem chỉnh, còn nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật, tiêu cực xảy ra còn phổ biến và nghiêm trọng đặc biệt là vấn đè tham nhũng ...Chưa có chế tài quy định trách nhiệm pháp lý của các cơ quan ban hành văn bản vi phạm pháp luật, vi phạm quyền lợi công dân hoặc chậm trễ trong việc ban hành nhất là các vặn bản cụ thể hoá hướng dẫn văn bản lập pháp ...
- Biện pháp khắc phục :
Nhà nứoc quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hoá, giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung, cho cán bộ công chức nói riêng nhằm từng bước hinh thành và nâng cao ý thức pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam. Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước. Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, giám sát của Quốc hội. Đẩy mạnh tiến độ và hiệu quả cải cách hành chính , cải cách một bước hoạt động tư pháp. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân, cán bộ, công chức. Đẩy mạnh hoạt động đấu tranh chống tham những. Nâng cao năng lực của các cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật, có chiến lược xây dựng…Tăng cường việc giám sát thi hành pháp luật và xử lý nghiâm minh những hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó cần giáo dục thế giới quan Mác Lê Nin, tư tưởng và đạo đức HCM; đồng thời đấu tranh ko khoan nhượng với những tư tưởng q.điểm xét lại, cơ hội dưới mọi màu sắc, những luận điệu xuyên tạc, chống phá sự nghiệp CM của ndân ta. Ngoài ra, còn giáo dục ctrị tư tưởng, gdục đạo đức, gdục PL và các dạng giáo dục khác. Vì gdục ctrị kích thích lợi ích trong việc điều chỉnh PL, củng cố qhệ tích cực của con người đ/v những đòi hỏi của PL, cho nên PL là chỗ dựa là cơ sở hình thành đạo đức mới. Do đó PL bvệ và phát triển đạo đức, bvệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân đạo, tự do, lòng tin và lương tâm con người. Gdục nhằm tăng cường sự tđ lên tình cảm, hình thành hvi hợp pháp, hợp đạo đức ở con người. Gdục đạo đức tạo nên khả năng thiết lập trong đời sống ttiễn những ngtắc của đạo đức, thiết lập qhệ ko dung thứ với các biểu hiện chống đối XH, bvệ hphúc gđình, bồi dưỡng thế hệ trẻ, kích thích sự giúp đỡ đ/c, tính lương thiện, thật thà...Cùng với gdục đđức phải kết hợp với gdục PL (giáo dục t.cảm công bằng, tcảm trách nhiệm, t.cảm ko khoan nhượng và tcảm PC). Trong đk mới hnay việc tăng cường gdục ctrị, tư tưỏng, đạo đức, lối sống cho CBĐV là 1 điều hết sức cần thiết. Do vậy phải ko ngừng ra sức học tập CNMLN và tư tưởng HCM, nâng cao đạo đức CM để đáp ứng ycầu của sự nghiệp đỏi mới đất nước.
Tóm lại, chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng để đưa đất nước ta từng bước tiến lên vững chắc, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc theo con đường chủ nghĩa xã hội. Chúng ta cần sửa đổI, bổ sung, từng bước kiện toàn hệ thống pháp luật phù hợp vớI cơ chế quản lý, để pháp luật đi vào cuộc sống. hhệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở cho việc tăng cường pháp chế XHCN. Điều đó đảm bảo cho Nhà nước ta giữ vững được bản chất giai cấp mọI quyền lực nhà nước mớI thống nhất và tập trung nơi nhân dân và nguyên tắc tập trung dân chủ mớI có điều kiện bảo đảm trở thành hiện thực. Vì vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là từng bước xay dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao vai trò của pháp luật trong cuộc sống Nhà nước và xã hộI, tăng cường pháp chế XHCN đảm bảo cho mọI ngườI sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Để Nhà nước pháp quyền XHCN VN thật sự của dân, do dân, vì dân. từng bước đưa đát nước ta phát triẻn trong giai đoạn CNH – HĐH, nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hộI công bằng, dân chủ, văn minh”.
Liên hệ địa phương
Nhận thức vai trò của PL trong quản lý xã hội, nội dung tăng cường PCXHCN. Trong những năm qua tỉnh Quảng Nam đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành PL cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh.
Thực hiện chỉ thị số 32/CT Tw của Ban bí thư trung ương Đảng về: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành PL của cán bộ, nhân dân. Tỉnh đã ban hành Quyết định số 30/QĐ – UB ngày 03/4/2003 về việc ban hành kế hoạch PBGDPL từ năm 2003 đến năm 2007 và kế hoạch hàng năm về công tác tuyên truyền PBGDPL. Mỗi năm tỉnh dành một phần ngân sách cho công tác này, đối với cấp tỉnh là 155 triệu, cấp huyện :325 triệu, cấp xã 500 triệu.Cùng với việc đầu tư kinh phí, tỉnh đã xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở 3 cấp, nhăm tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản pháp luật quan trọng, có liên quan thiết thân người dân như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống ma túy, Luật Khiếu nại - tố cáo, Pháp lệnh Thi hành án dân sự..., đều được đưa vào chương trình phổ biến. Nhờ có kế hoạch sớm, nên công tác tuyên truyền mang tính chủ động cao và có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng chuyên môn và cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cấp xã. Dựa trên kế hoạch các báo cáo viên của huyện chủ động chuẩn bị nội dung và lựa chọn phương pháp tuyên truyền thích hợp từng địa bàn dân cư. Do đặc điểm thực tế của địa phương, công tác tuyên truyền ấn định vào thời điểm thích hợp để bà con có thể tham gia thuận lợi nhất. Công tác tuyên truyền pháp luật được thực hiện đều khắp Có một cách làm đạt hiệu quả, thu hút đông đảo người dân là giao cho một đoàn thể nhất định đứng ra với vai trò người tổ chức. Vì thế các đoàn thể này có trách nhiệm vận động hội viên, đoàn viên của mình tham gia. Nhờ phối hợp tốt các xã mà chi phí cho một buổi tuyên truyền tuy không lớn, nhưng kết quả đem lại rất khả quan, góp phần cùng cả nước XD N2PQXHCNVN./.
CÂU 2 Nhận thức của đồng chí về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp.
1.Vai trò nguyên tắc nói trên trong tổ chức, hoạt động bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nhà nưóc pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay ?
-Việc quán triệt nguyên tác này có ý nghĩa thiết thực trong việc thể chế hóa chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là vấn đề làm rõ vị trí, chức năng và mối quan hệ giữa Quốc Hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án tối cao và Viện kiểm sát tối cao.
- Giữ vững bản chất giai cấp của nhà nước ta trong quá trình cải cách, đổi mới bộ máy nhà nước,đặc biệt có ý nghĩa chỉ đạo các hành động thực hiện khi tiến hànhh cải cách, đảm bảo cho quá trình đó vận động và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa .
- Quán triệt quan điểm trên có ý nghĩa thiết thực là trong quá trình cải cách giúp chúng ta nắm rõ tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân từ việc cải cách thể chế bộ máy nhà nước cho đến cả con người trong bộ máy ấy. Ðồng thời nhà nước đó cũng mang tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc .
- Quan điểm trên có ý nghĩa chỉ đạo hoạt động thực tiễn cải cách bộ máy nhà nước ta, góp phần giữ vững bản chất kiểu mới của nhà nước ta. Ðó là nhà nước xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
- Quán triệt quan điểm trên còn có ý nghĩa chỉ rõ việv tổ chức và hoạt động của nhà nước ta không theo nguyên tắc phân quyền như nhiều chính thể các nước khác. Mà đó là quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơn quan và nhà nước trong việc thự hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Quán triệt nguyên tắc trên còn đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, là chủ thể duy nhất thực hiện quyền lực nhà nước. Ðó là nhà nước mà mọi quyền hạn và hiệu lực đều thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền bày tỏ ý chí của mình một cách trực tiếp (Bằng dân chủ trực tiếp) hoặc thông qua đại biểu của mình, biến ý chí đó thành ý chí của nhà nước, thành quy phạm có tính bắt buộc chung đối với mọi thành viên của xã hội.
- Có ý nghĩa trong quá trình cải cách và xây dựng nhà nước phải chú trong xác định rõ chức năng, vị trí, quyền hạn và nhiệm vụ vủa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp .
2. Vì sao ở nước ta,quyền lực nhà nước là thống nhất ? Thống nhất như thế nào? Sự thống nhất có ý nghĩa như thế nào về lý luận và thực tiễn .
a.Vì sao ở nước ta có quyền lực nhà nước phải thống nhất :
- Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân với đối ngũ trí thức dước sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Là nhà nước kiểu mới được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và từ tưởng Hồ Chí Minh . Một nhà nước khác về bản chất đối với các nhà nước tư sản do đó đòi hỏi quyền lực nhà nước phải thống nhất .
- Ý tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân đã được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng ta : Từ hiến pháp 1946,1959,1980,1992. Ðặc biệt lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định “Nước ta là một nước dân chủ, bao nhiều lợi ích là vì dân...Bao nhiêu quyền lực là của dân…”. Do đó quyền lực nhà nước phải thống nhất để đảm bảo quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể duy nhất của quyền lực nhà nước .
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiệnh các quyền lập pháp tư pháp và hành pháp. Quan điểm đã khẳng định một cách rõ ràng trong viêc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện trong cương lĩnh và hiến pháp của nước ta “Tất cả qưyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân”. Việc không thừa nhận nguyên tắc phân chia trong tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta là để giữ vững bản chất giai cấp và thể hiện tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc .
b. Quyền lực nhà nước thống nhất như thế nào ?
- Việc tổ chức ra quy chế hoạt động của nhà nước ta phải được nghiên cứu và thiết kế theo thuyết quyền lực nhà nước thống nhất là một, không phân chia nhưng có sự phân biệt và phân bố các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp trong hệ thống bộ máy nhà nước thống nhất. Các tổ chức trong bộ máy nhà nước có ràng buộc, giám sát lẫn nhau, bảo đảm cho mọi tổ chức làm đúng chức năng của mình và đúng pháp luật, tất cả nằm trong quyền lực thống nhất .
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước ta đều khẳng định : Nhân dân là nguồn gốc của quyền nhà nước, là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực đó là quyền lực gốc xuất phát từ nhân dân, các quyền lập, tư pháp và hành pháp là các nhánh của quyền lực nhà nước thống nhất.
- Quyền lực nhà nước thống nhất ở mục tiêu chung, phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc. Xét theo thể chế tổ chức thì quyền lực nhà nước tập trung vào những cơ quan đại diện cho nhân dân, do tuyệt đại đa số cử tri bầu ra và đó là quyền của nhân dân giao phó cho các đại diện của mình .
- Ở nước ta thừa nhận Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có thẩm quyền lập pháp, lập hiến pháp, quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước. Quyền quyết định kế hoạch phát triển đất nước, đối nội, đối ngoại. . . Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân đại phương do nhân dân địa phương bầu ra chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên . . .
c- Sự thống nhất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như thế nào?
- Về lý luận :
+ Có ý nghĩa thiết thực trong việc thể chế hóa chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước. Cụ thể ở vấn đề cải cách bộ máy nhà nước là cần làm rõ vị trí, chức năng và mối quan hệ giữa Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao.
+ Quán triệt quan điểm thống nhất là trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước vẫn giữ vững bản chất nhà nước ta là nhà kiểu mới, giữ vững bản chất giai cấp của nhà nước ta là nhà nước XHCN trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Cộng sản.
- Về thực tiễn :
+ Trong quá trình đổi mới và cải cách quán triệt quan điểm quyền lực thống nhất sẽ không làm biến dạng bản chất của nhà nước ta, đặc biệt có ý nghĩa chỉ đạo trong các hành động thực hiện khi tiến hành cải cách,đảm bảo cho quá trình cải cách vận động và phát triễn theo đúng con đường XHCN.
+ Có ý nghĩa là trong quá trình cải cách là cần phải chú trọng xác định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền để hạn chế sự lạm dụng, lộng quyền, chồng chéo và cản trở công việc lẫn nhau.
+ Khi tiến hành đổi mới và xây dựng cần chú trọng tăng cường sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Trung ương nhưng đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo năng động của địa phương, khắc phục khuynh hướng phân tán cục bộ và tập trung quan liêu.
3.Vì sao quyền nhà nước lại cần phân công trên 3 lĩnh vực lập pháp, tư pháp và hành pháp? Việc phân công hiện nay như thế nào ?
Nưóc lại cần được phân công theo 3 lĩnh vực :
- Nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp trong việc thực hiện 3 quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp Có thể hiểu rằng sự thống nhất làm nền tảng, sự phân công , phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Có phân công để thực hiện các chức năng của các nhánh quyền nhưng lại thống nhất trong quyền lực nhà nước đó là quyền lực của nhân dân .
- Quyền lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công rạch ròi trong lao động quyền lực của các cơ quan nhà nước để tránh tình trạng chồng chéo, trùng lập mâu thuẫn trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Sự phân công đó như thế nào ?
+ Phân công, phân nhiệm một cách rành mạch quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chính là sự phân định rõ chức năng và thẩm quyền của ba hệ thống thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Do đó Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp và các đạo luật … thiết kế và từng bước hành chính các bộ luật để điều chỉnh tất cả các hoạt động của xã hội, quyết định chính sách đối nội, đối ngoại, thực hiện quyền giám sát tối cao . . .hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương.
- Chính phủ và UBND các cấp là cơ quan chấp hành, là cơ quan hành chính có quyền ra các văn bản pháp quy tất là quyền ra các văn bản có giá trị dưới luật, thực hiện quản lý nhà nước, thực hiện quyền kiểm tra thanh tra các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức, công dân trong việc tuân thủ pháp luật . . .
- Hệ thống tòa án, viện kiểm sát thực hiện chức năng tư pháp, kiểm sát việc tuân thủ pháp luật và xét xử vi phạm pháp luật.
+ Một trong những điểm cơ bản của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta là quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp trong việc thực hiện 3 quyền hoạt động lập pháp phải giải quyết cho được nhiệm vụ thiết kế và từng bước hoàn chỉnh hệ thống các bộ luật điều chỉnh tất cả các mặt của đời sống xã hội. Ðảm bảo chất lượng các quy định pháp luật cũng như cần tổ chức tốt hơn nữa quy trình lập pháp .
+ Sự phân công và phối hợp quyền lực nhà nước là sự phân công, sự phối hợp giữa chính quyền với các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị dựa trên cơ sở khuyến khích, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các bộ phận hợp thành.
4. Vì sao phải phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, tư pháp và hành pháp ?
+ Nhà nước ta là nhà nước kiểu mới, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công quyền lực trong việc thực hiện 3 quyền .
+ Nhưng để đảm bảo hiệu quả và quyền của nhà nước phải vận dụng ý nghĩa hợp lý của “Tam quyền phân lập” ở chổ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp có sự phân công rõ ràng, rành mạch đảm bảo sự chủ động và trách nhiệm trong quá trình thưch hiện chức năng nhiệm vụ đó. Nhưng phải có sự phối hợp thực hiện 3 quyền đó trong một thể thống nhất nhằm khắc phục và chống lại mặt cực đoan của sự phân công, chống lại quan điểm tuyệt đối hóa sự phân công .
+ Ðồng thời nhằm chống lại, tránh sự độc quyền , lạm dụng quyền lực, chồng chéo và cản trở lẫn nhau trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, làm cho quyền lực nhà nước ngày càng tập trung và thống nhất .
5. Việc nhận thức và thực hiện nguyên tác trên ở nước ta và địa phương hiện nay.
-Thành tựu :
+ Hoạt động lập pháp ngày càng được tăng cường, xây dựng được hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ .
+ Ðối với cơ quan hành pháp Ðảng và nhà nước đã có nhiều nổ lực đổi mới và cải cách về tổ chức và hoạt động .
+ Trong việc thực hiện phân công, phối hợp thực hiện 3 quyền thời gian qua đã đạt thành tựu đáng khích lệ, có sự phân công rõ ràng rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo sự chủ động và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ. Ðồng thời đảm bảo sự kiểm tra, giám sát việc tuân tthủ hiến pháp, xử lý nghiêm khắc kịp thời những vi phạp pháp luật trong các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức .
+ Bảo đảm và tăng cườngvai trò lãnh đạo của đảng đối với các tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo cho quá trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân .
- Hạn chế :
+ Tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính còn bộc lộ nhiều nhược điểm, một số mặt không theo kịp và đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, tổ chức hành chính chưa được thông suốt, còn nhiều hạn chế trong việc xử lý các mối quan hệ liên kết dọc và ngang, thậm chí còn có hiện tượng cục bộ, bản vị. Chế độ phân cấp trách nhiệm còn thiếu rành mạch làm trầm trọng thêm tác phong làm việc quan liêu và dựa dẫm.
- Phương hướng :
+ đm và Tăng cường vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với nhà nước gắn liền trên cơ sở đổi mới và chỉnh đốn Ðảng, đổi mới cả nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước .
+ Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý của nhà nước.
+ Ðổi mới và nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp; nâng cao chất lượng đại biểu Quốc Hội, tăng cường đại biểu quốc hội chuyên trách, đổi mới và nâng cao chất lượng giám sát .
+ Tăng cường tiến độ cải cách nền hành chính nhà nước . . .bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương, xây dựng quy chế công chức, quy chế công vụ,
+ đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu công tác quản lý nhà nước .
+ Tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp. Xây dựng hệ thống tòa án bảo đảm sự tài phán công minh, đúng pháp luật đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật quan tâm đào tạo, rèn luyện đội ngũ thẩm phán, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật.
+ Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ có chất lượng cao, có cơ chế giám sát hữu hiệu đối với các văn bản quỵ phạm pháp luật và áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính .
+ Ðẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng.
Vấn đề 3: Tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng gíao dục nâng cao đạo đức.
Nhà nước và pháp luật là hai khái niệm xuất hiện và song song tồn tại. Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực Nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Ngay từ khi ra đời, pháp luật đã trở thành phương tiện đặc biệt quan trọng trong việc quản lý Nhà nước và xã hội, nhưng pháp luật chỉ có thể phát huy được hiệu lực dựa trên cơ sở vững chắc của pháp chế. Vì vậy quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức là một yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở VN.
Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội không thể chỉ bằng đạo đức, tập quán, tổ chức, thuyết phục, tuyên truyền… mà trước hết, trong số những công cụ này, pháp luật bao giờ cũng được xác định là công cụ cơ bản nhất. Bởi vì so với những công cụ khác pháp luật có ưu thế hơn. Pháp luật là tổng hợp những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, có tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Như vậy, pháp luật là loại quy tắc phổ biến trong toàn xã hội, nó xâm nhập, tác động đến từng cá thể; pháp luật bao giờ cũng được thể hiện bằng văn bản, qui định cụ thể, ngắn gọn không thể hiểu theo nhiều cách; pháp luật có tính cưỡng chế, nó được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, nhờ vậy mà pháp luật có sức mạnh riêng của nó. Với những ưu thế trên không một nhà nước nào không sử dụng pháp luật như là một công cụ để quản lý xã hội.
Bất kỳ một kiểu pháp luật nào, bản chất giai cấp luôn là thuộc tính chung của pháp luật, pháp luật còn mang tính qui phạm phổ biến, tính bắt buộc chung với mọi thành viên trong xã hội và mang tính cưỡng chế.
Nhà nước trước tiên là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị, nhưng đồng thời nhà nước cũng là công cụ hữu hiệu để tổ chức mọi hoạt động quản lý trong đời sống xã hội. Do vậy pháp luật là công cụ chủ yếu trong hoạt động quản lý nhà nước. Bởi vì pháp luật có 3 chức năng cơ bản :
* Một là, pháp luật có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng những nguyên tắc xử sự mang tính bắt buộc, cưỡng chế. Pháp luật qui định khả năng hành vi của con người, định ra khung pháp lý cho các quan hệ xã hội theo các hướng chính: định ra các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật; đảm bảo cho sự ra đời, phát triển và chấn chỉnh sự lệch lạc đối với các quan hệ xã hội.
* Hai là, pháp luật còn có chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh theo một trật tự nhất định. Đảm bảo cho các quan hệ xã hội tránh được sự xâm phạm và nếu có thì nhà nước áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Để bảo vệ các quan hệ xã hội, nhà nước ban hành các qui phạm qui định về các hành vi vi phạm pháp luật, các Hiến pháp, quyết định biện pháp xử lý, thi hành các quyết định xử lý. Đồng thời, pháp luật cũng qui định thẩm quyền bảo vệ pháp luật của các cơ quan nhà nước như: TA,VKS, các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và công dân .
* Ba là, pháp luật còn có chức năng giáo dục, góp phần quan trọng trong việc giáo dục con người theo chuẩn mực đạo đức, tư tưởng do giai cấp thống trị đặt ra. Pháp luật có khả năng thông tin, tác động đến tình cảm, ý thức con người làm cho họ hành động phù hợp với các qui định của pháp luật. Pháp luật có khả năng hướng con người tới cách xử sự hợp pháp, phù hợp với lợi ích xã hội và bản thân. Việc thực hiện tốt 3 chức năng của pháp luật nói trên tạo nên trật tự pháp luật.
Với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội. Ở nước ta, vai trò của pháp luật đã được ghi nhận tại điều 12 Hiến pháp 1992 “ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”. Vai trò to lớn của pháp luật được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
* Một là, vai trò của pháp luật đối với kinh tế: Pháp luật đóng vai trò là phương tiện hàng đầu xác định địa vị pháp lý bình đẳng đối với các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hoạt động kinh tế, và bảo vệ lợi ích của các bên khi xảy ra tranh chấp, tạo ra hành lang pháp lý để các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế. Nhà nước - với tư cách là chủ thể quản lý, dựa vào các chuẩn mực pháp lý để điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua pháp luật, nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, pháp luật củng cố và bảo vệ những nguyên tắc vốn có của nền kinh tế thị trường như: tính qui định lợi ích, nhu cầu của người tiêu dùng, tính cạnh tranh, tính trách nhiệm cao của người sản xuất kinh doanh.
* Hai là, vai trò của pháp luật đối với xã hội: là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật bảo đảm và bảo vệ sự ổn định trật tự của xã hội. Một mặt, pháp luật ghi nhận và thể chế hóa quyền con người, quyền công dân và bảo đảm về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác, pháp luật trở thành phương tiện để các thành viên của xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, pháp luật là phương tiện không thể thiếu cho sự tồn tại và ổn định của xã hội. Ngược lại, xã hội cũng là cơ sở cho sự tồn tại của pháp luật.
* Ba là, vai trò của pháp luật đối với hệ thống chính trị:
+ Vai trò của pháp luật đối với sự lãnh đạo của Đảng thể hiện:
Pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi và bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội; pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong thực tiễn; pháp luật là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, trong đó phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng bằng đường lối chính trị với chức năng tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động xã hội của nhà nước.
+ Vai trò của pháp luật đối với nhà nước: Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội. Để quản lý toàn xã hội, nhà nước dùng nhiều phương tiện, biện pháp nhưng pháp luật là quan trọng nhất, nó có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất. Nhà nước cũng dựa vào pháp luật để phát huy quyền lực và kiểm tra, kiếm soát các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, các nhân viên nhà nước và mọi công dân.
+ Vai trò của pháp luật đối với các tổ chức CT-XH: Pháp luật là phương tiện đảm bảo cho quần chúng nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước, qủan lý xã hội thông qua các tổ chức CT-XH của mình. Đồng thời pháp luật còn là yếu tố thể chế và phát triển nền dân chủ, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân dựa vào pháp luật để chống lại các hành vi lộng quyền, bạo lực trực tiếp không có tổ chức.
* Ba là, vai trò của pháp luật đối với đạo đức và tư tưởng:
Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Dưới CNXH, các nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới được nhà nước XHCN thể chế hóa thành các qui phạm pháp luật. Do vậy, pháp luật XHCN, một mặt là phương tiện bảo vệ và phát triển đạo đức XHCN; bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân đạo, cái thiện…của con người; Mặt khác, là phương tiện để củng cố các nghĩa vụ đạo đức trước XH, bảo vệ hạnh phúc gia đình, gíao dục thế hệ trẻ, xây dựng và phát triển mối quan hệ đồng chí, tính lương thiện, thật thà…Ngoài ra pháp luật còn là phương tiện để ghi nhận và đăng tải thế giới quan khoa học, các tư tưởng và các gía trị của loài người tiến bộ và có khả năng tác động lên sự hình thành, phát triển và biến đổi tư tưởng.
Với những vai trò của pháp luật như trên, thì bất cứ hình thức nhà nước nào cũng xem việc quản lý XH bằng pháp luật là một đòi hỏi thực tế khách quan. Nhưng tuỳ vào đặc điểm của từng hình thái kinh tế - xh, chế độ chính trị - xh, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ cách mạng mà mức độ đòi hỏi có sự khác nhau.
Thế nhưng, có pháp luật tốt chưa đủ, mà phải làm sao cho pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống. Văn bản pháp luật có chất lượng tốt đến đâu bản thân nó cũng không tự mình trở thành hiện thực trong cuộc sống. Mà hiệu lực của những văn bản pháp luật đó có được phát huy hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc các cơ quan nhà nước, các tổ chức XH, các cán bộ công chức nhà nước và mọi công dân tuân theo và chấp hành pháp luật là yếu tố cơ bản, để biến khả năng trở thành hiện thực. Điều đó qui định ảnh hưởng của pháp luật đối với xã hội. Vai trò đó thuộc về pháp chế.
Như vậy, pháp chế là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện, đảm bảo cho việc thiết lập trật tự xã hội và quản lý nhà nước mà ở đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, các tổ chức tồn tại trong xã hội và mọi công dân phải thực hiện pháp luật thường xuyên nghiêm chỉnh và triệt để.
Từ khái niệm trên cho thấy: Pháp luật và pháp chế là hai khái niệm không đồng nghĩa, nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Pháp chế thể hiện những đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật và những văn bản dưới luật. Pháp luật chỉ có thể phát huy được hiệu lực, điều chỉnh có hiệu quả những quan hệ xã hội dựa trên cơ sở vững chắc của pháp chế. Ngược lại, pháp chế chỉ có thể được củng cố, tăng cường khi có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với cơ sở kinh tế - xã hội.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã đạt được những thành tựu trong công tác pháp chế. Hệ thống pháp luật được quan tâm, xây dựng tương đối đầy đủ, từng bước được hoàn thiện. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật được củng cố, công tác đào tạo cán bộ công chức có thẩm quyền thực thi pháp luật được chú trọng bồi dưỡng. Nhận thức của các cấp uỷ Đảng về vai trò quản lý pháp luật được thể hiện đến tận cơ sở và ngày càng mang tính đại chúng. Chất lượng công tác thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động kiểm tra giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đang đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, so với những yêu cầu của công cuộc đổi mới đặt ra, sự quản lý xã hội của nhà nước bằng pháp luật cũng còn bộc lộ không ít khuyết điểm và yếu kém. Tập trung nhất là hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Bộ máy nhà nước ta vừa bất cập về trình độ, năng lực quản lý, vừa có bộ phận không nhỏ thiếu trong sạch, gây phiền hà nhũng nhiễu nhân dân, hiệu lực quản lý điều hành chưa nghiêm, kỷ cương xã hội bị buông lỏng. Ơ nhiều nơi, nhiều lúc còn tình trạng thiếu dân chủ, thiếu kỷ cương dẫn đến quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm. Tình trạng tham ô, lãng phí, quan liêu, cửa quền làm trái phái luật chưa bị ngăn chặn. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức làm công tác pháp lý còn nhiều bất cập, việc thi hành công vụ còn nhiều hạn chế. Chưa coi trọng đúng mức việc tuyên truyền, giáo dục pháp lý trong cán bộ và nhân dân. Việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật chưa thật sự chặt chẽ, nghiêm minh và kịp thời. Sự lãnh đạo của Đảng chưa được tăng cường đúng mức, nhiều cấp uỷ trình độ kiến thức và năng lực lãnh đạo bị hạn chế, phương thức lãnh đạo chậm được đổi mới, còn nhiều lúng túng.
Do vậy để quản lý xã hội bằng pháp luật, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng nhà nước CHXHCN VN trong sạch, vững mạnh không thể không tăng cường pháp chế XHCN. Để củng cố và tăng cường pháp chế XHCN trong giai đoạn đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ sau đây:
* Một là, tăng cường xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, công bằng, phù hợp với yêu cầu cuộc sống, hợp lòng dân và có khả năng hội nhập với hệ thống pháp luật thế giới. Bởi vì pháp luật là cơ sở là tiền đề của pháp chế cho nên quá trình đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống XH ở nước ta đòi hỏi phải có sự đổi mới tương ứng về pháp luật. Văn kiện ĐH Đảng lần IX nêu rõ: “Đẩy mạnh và hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi pháp luật hiện hành và ban hành một số luật mới phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; phải đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, muốn làm được điều này nhà nước phải thường xuyên thể chế hoá kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật, Thường xuyên kịp thời làm tốt công tác hệ thống hoá pháp luật; cùng với việc xây dựng ban hành pháp luật mới, chúng ta phải rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật hiện hành để sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng. Nhà nước phải đào tạo, bồi dưỡng ổn định đội ngũ cán bộ có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật. Muốn vậy, đầu tiên phải nâng cao chất lượng hoạt động của các đại biểu QH, đầu tư thời gian và phương tiện cho họ. Đồng thời cần phải thiết lập thêm các văn phòng và UB giúp việc cho QH, ở đó tập trung một số chuyên gia về luật pháp cũng như các nhà chuyên môn có trình độ cao.
Quốc hội phải trở thành cơ quan hoạt động thường xuyên (QH chuyên trách) để có thời gian soạn thảo và thông qua luật. Đại biểu HĐND nhất thiết phải được chuẩn hoá kiến thức pháp luật. Nâng cao chất lượng các chuyên viên nghiên cứu pháp lý và các chuyên gia. Do vậy, Nghị quyết ĐH IX nhấn mạnh: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động của QH trọng tâm là công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành văn bản pháp luật”. Chất lượng của hệ thống pháp luật còn phụ thuộc vào năng lực lập pháp của QH và lập quy của Chính phủ.
* Thứ hai, tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật theo hướng thống nhất triệt để nhưng phải vận dụng hợp lý với từng địa phương, đơn vị. Hiệu qủa thực hiện pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ quan có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đó là ý thức pháp luật, nếu như không am hiểu pháp luật thì không thể có ý thức pháp luật để thực hiện pháp luật đúng, cũng như không thể áp dụng đúng pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý XH. Vì vậy các cơ quan NN có thẩm quyền phải phối hợp với các đoàn thể nhân dân bằng nhiều biện pháp, nhiều hình thức để tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật đến tận Đảng viên và nhân dân.
* Thứ ba, tăng cường xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp lý và kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật. Nói như vậy không có nghĩa là phải xử lý thật nặng mới là nghiêm minh, mà phải xử đúng người, đúng sự việc. Do đó, nhà nước phải chú ý việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng những người, những cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, phải trang bị cho họ một kiến thức, một kỹ năng xử lý. Ngoài ra còn phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tăng cường hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra; tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát của đại biểu QH, HĐND, của đoàn thể nhân dân, phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động kiểm tra, giám sát. Phải có cơ chế bảo vệ dân.
* Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế. Đầu tiên Đảng phải tăng cường hoạch định đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời để làm cơ sở cho nhà nước thể chế hóa pháp luật. Đảng phải tăng cường công tác cán bộ, cụ thể là lãnh đạo công tác bồi dưỡng, quy hoạch, ổn định đội ngũ cán bộ trong những cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Muốn làm tốt công tác này thì các cấp uỷ Đảng, đảng viên phải bằng nhiều biện pháp nâng cao kiến thức pháp luật. Đảng phải gương mẫu thực thi pháp luật, khi có hành vi vi phạm pháp luật ở trong Đảng phải xử lý nghiêm minh đảng viên vi phạm; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý bằng pháp luật, tránh sự bao biện làm thay hoặc can thiệp vào hoạt động chuyên môn của Nhà nước; Đảng phải tăng cường lãnh đạo
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro