Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

NLTK Chương 1

Nguyên lý thống kê kinh tế

Giảng viên: ThS.Lương Thanh Hà

Khoa: Kế toán & Kiểm toán - HVNH

Giới thiệu môn học

Tài liệu học tập

*Tài liệu học tập chính: Nguyên lý thống kê kinh tế - Học viện ngân hàng.

*Tài liệu tham khảo:

Ø  Giáo trình Nguyên lý Thống kê (ĐH KTQD)

Ø   Giáo trình Nguyên lý Thống kê (HVTC)

Ø   Giáo trình Nguyên lý Thống kê (ĐH TM)

Nội dung môn học

Kết cấu môn học

Gồm 6 chương trong đó:

*         Chương I:  Những vấn đề lý luận chung của thống kê học

*         Chương II : Phân tổ Thống kê

*         Chương III: Các mức độ của hiện tượng KTXH

*         Chương IV: Dãy số thời gian

*         Chương V: Chỉ số

*         Chương VI: Bảng cân đối.

Chương 1: Những vấn đề cơ bản của

 thống kê học

1.1. Sự ra đời và phát triển của thống kê học

            Thống kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội à nhu cầu quản lý à đặc biệt là các hoạt động sản xuất.

            Quá trình phát triển của thống kê học trải qua các giai đoạn như sau:

            1: Dưới thời kỳ chiếm hữu nô lệ

            2: Dưới chế độ phong kiến

            3: Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa

            4: Trong nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu

1.2. Đối tượng của thống kê học

1.2.1. Là môn khoa học xã hội:

            Thống kê học nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội, bao gồm:

ü Các hiện tượng về quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội

ü Các hiện tượng về dân số

ü Các hiện tượng về đời sống văn hoá và vật chất của nhân dân

ü Các hiện tượng về đời sống chính trị xã hội

1.2. Đối tượng của thống kê học

1.2.2. Mối quan hệ giữa mặt lượng và mặt chất

            Thống kê học nghiên cứu mặt luợng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội.

1.2. Đối tượng của thống kê học

1.2.3. Hiện tượng số lớn

1.2.4. Điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

            Trong những điều kiện lịch sử khác nhau hiện tượng kinh tế xã hội có các đặc điểm về chất và về lượng khác nhau.

1.3. Cơ sở khoa học của thống kê học

*         Cơ sở lý luận

*         Cơ sở phương pháp luận

*         Quy luật số lớn và tính quy luật thống kê

1.4. Một số khái niệm trong thống kê

1.4.1. Tổng thể thống kê

* Tổng thể thống kê:là hiện tượng kinh tế xã hội số lớn bao gồm  những đơn vị (hoặc phần tử, hiện tượng) cá biệt cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng.

* Đơn vị tổng thể:là các phần tử cá biệt cấu tạo nên tổng thể.

Phân loại tổng thể

1.4.2. Tiêu thức thống kê

ØKhái niệm:Tiêu thức thống kê là một số đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu

ØPhân loại:

1.4.3. Chỉ tiêu thống kê

*           Khái niệm:Chỉ tiêu thống kê phản ánh mặt lượng gắn với chất của các mặt và tính chất cơ bản của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

*           Cấu tạo:

Ø Khái niệm (nội dung):bao gồm định nghĩa và giới hạn về thực thể, thời gian và không gian của hiện tượng kinh tế xã hội.

Ø Con số (trị số):nêu lên mức độ của chỉ tiêu.

*           Phân loại:

Ø Chỉ tiêu khối lượng:biểu hiện quy mô của tổng thể.

Ø Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện trình độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể.

1.4.4. Hệ thống chỉ tiêu

*         Khái niệm:Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp các chỉ tiêu thống kê.

*         Tác dụng:giúp lượng hóa các mặt quan trọng nhất, cơ cấu khách quan, mối liên hệ cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

*         Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu

Ø Căn cứ xây dựng hệ thống chỉ tiêu    

Ø Yêu cầu xây dựng hệ thống chỉ tiêu

Yêu cầu khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu

1.4.5. Một số chỉ tiêu thống kê quan trọng

1.5. Quá trình nghiên cứu thống kê

1.5.1. Khái niệm, yêu cầu, ý nghĩa, nhiệm vụ

* Khái niệm:Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập tài liệu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội.

*Yêu cầu

ØChính xác

ØKịp thời

ØĐầy đủ

1.5.1. Khái niệm, yêu cầu, ý nghĩa, nhiệm vụ

*         Ý nghĩa:

Ø Cung cấp thông tin đầy đủ về hiện tượng KTXH

Ø Là căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Ø Giúp Đảng và nhà nước đề ra đường lối, chính sách, kế hoạch phát triển

Ø Là cơ sở để phân tích và dự đoán thống kê

*            Nhiệm vụ:cung cấp tài liệu, phục vụ các giai đoạn

tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê

1.5.2. Các loại điều tra thống kê

1.5.3. Phương pháp thu thập tài liệu

1.4. Các hình thức tổ chức điều tra

2.Tổng hợp thống kê

2.1. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa

*         Khái niệm: Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý, hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê.

2.Tổng hợp thống kê

*         Nhiệm vụ:làm cho các đặc trưng riêng của từng đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của tổng thể.

*         Ý nghĩa:

*Làm cho kết quả điều tra có giá trị

*Là căn cứ để phân tích và dự đoán thống kê

2.2. Những vấn đề chủ yếu của tổng hợp thống kê

*         Xác định mục đích tổng hợp

*         Xác định nội dung tổng hợp

*         Kiểm tra tài liệu dùng để tổng hợp

*         Phương pháp tổng hợp

*         Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp

2.3. Bảng thống kê

2.3.1. Ý nghĩa, tác dụng của bảng thống kê

Ø Ý nghĩa:

*Biểu hiện tài liệu theo hệ thống, hợp lý...

* Nêu lên các đặc trưng về lượng của hiện tượng

Ø Tác dụng:

*Giúp so sánh, phân tích theo các phương pháp khác nhau

* Nêu lên bản chất của hiện tượng nghiên cứu

2.3.2. Cấu thành bảng thống kê

2.3.3. Các loại bảng thống kê

2.3.4. Những yêu cầu khi xây dựng bảng thống kê

2.4. Đồ thị thống kê

2.4.1. Ý nghĩa, đặc điểm, tác dụng

*      Ý nghĩa:Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê.

*      Đặc điểm:

ØSử dụng con số, hình vẽ, mầu sắc để trình bày, phân tích đặc trưng số lượng của hiện tượng

Ø Trình bày khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng

*      Tác dụng:

ØGiúp hiểu vấn đề dễ dàng hơn

Ø Sử dụng rộng rãi, giúp hình tượng hóa

2.4.2. Các loại đồ thị thống kê

*         Theo nội dung phản ánh:

ØĐồ thị so sánh

ØĐồ thị kết cấu

ØĐồ thị hoàn thành kế hoạch...

*         Theo hình thức biểu hiện:

ØBiểu đồ hình cột

ØBiểu đồ diện tích (vuông, chữ nhật, tròn..)

ØĐồ thị đường gấp khúc...

2.4.3. Những yêu cầu khi xây dựng đồ thị thống kê

*        Chính xác, dễ xem, dễ hiểu

*        Quy mô của đồ thị căn cứ vào mục đích sử dụng

*        Các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ quyết định hình dáng của đồ thị

*        Hệ tọa độ giúp cho việc xác định chính xác vị trí các ký hiệu hình học trên đồ thị, thường sử dụng hệ tọa độ vuông góc.

*        Thang và tỷ lệ xích giúp cho việc tính chuyển các đại lượng lên đồ thị theo các khoảng cách thích hợp.

*        Phần giải thích cần được ghi rõ, gọn, dễ hiểu.

3. Phân tích và dự đoán thống kê

*         Khái niệm:nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu trong những điều kiện lịch sử nhất định, qua các biểu hiện bằng số lượng, tính toán các mức độ tương lai, làm căn cứ cho việc ra các quyết định quản lý.

3. Phân tích và dự đoán thống kê

*         Nhiệm vụ:nêu rõ bản chất, tính quy luật, sự phát triển tương lai của hiện tượng nghiên cứu.

*         Ý nghĩa:

ØLà khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê

ØTính toán ra các con số giúp nhận thức được bản chất, tính quy luật của hiện tượng

ØGóp phần cải tạo hiện tượng kinh tế xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: