Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

NLKTCN 5-8

Câu 5: Tổ chức khu hành chính, kỹ thuật, xí nghiệp CN trên MBTT?

1. Vai trò:

- Chức năng :

+ phục vụ cho người làm việc là chủ yếu

+ Quản lí nhà máy ( điều hành đối nội, đối ngoại ..)

+ Thí nghiệm và nghiên cứu khoa học

- Kiến Trúc ( Qui hoạch)

+ là bộ phận quan trọng nâng cao thẩm mĩ kiến trúc của xí nghiệp công nghiệp ( dễ xử lý thành đẹp và thường đứng ở vị trí dễ thấy phía trước nhà máy)

2. Phân loại :4 cấp

a, Trong phân xưởng

- Phục vụ cho các tổ nhóm , các bộ phận trong phân xưởng

- ND: bao gồm vệ sinh, phòng nghỉ , phòng tổ chức sx, thợ cả, cán bộ kĩ thuật, thống kê, kiểm tra...

- Bán kính pvu: 75-100m

b, Toàn phân xưởng:

- Phục vụ cho toàn phân xưởng

- ND: gồm phòng thay quần áo , phòng ăn giữa giờ , ăn ca, căng tin, phòng nghỉ, các văn phòng trong phân xưởng cho quản đốc, kĩ thuật , phòng thí nghiệm...

- Bán kính pvu: 300-400m

c, Toàn nhà máy:

- phục vụ cho toàn nhà máy hoặc 1 xí nghiệp , xưởng , HTX tiểu thủ công nhỏ

-ND: gồm trạm xá nhỏ, nhà ăn, bộ phận giặt là quần áo , các phòng đoàn thể, phòng khách, phòng họp , truyền thống, quầy bán và giới thiệu sản phẩm

- bán kính pvu: 800-1000m

d, Trên nhà máy:

- phuc vụ cho một số nhà máy, tiểu khu hoặc khu công nghiệp

- ND: gồm cửa hàng nhà ăn công cộng , nhà thương , khách sạn, nhà văn hóa, trường phổ thông, trung tâm máy tính, ban lãnh đạo công ty, cửa hàng bách hóa, nhà nghỉ dưỡng..

- bán kính pvu: 1500-2000m

3. Giải pháp quy hoạch:

a, Tỷ lệ diện tích:

* Tổng quát:

-Diện tích khu hành chính kĩ thuật chiếm khoảng 15-20% diện tích khu đất nhà máy.

- bình quân cho 1 người làm việc khoảng 4m2 sàn

* Chi tiết: gồm:

- DTich cho các ctrinh thiết bị vệ sinh, quản lí khoảng 65%

- DTich cho các ctrinh thiết bị ăn uống, khoảng 25%

- DTich cho các ctrinh sức khỏe, khoảng 2%

- DTich cho các ctrinh văn hóa, giáo dục, thể thao khoảng 8%

b, Quy hoạch tổng thể :

* Nguyên tắc chung:

- cạnh cửa vào

- gần khu sx chính, gần khu công nhân

- Đầu hướng gió chủ đạo

* Phương thức bố trí khu hành chính kĩ thuật

> Giải phía trước nhà máy:

- bố trí thành 1 dãy chạy dọc theo chiều dài phía trước nhà máy

-Phạm vi : thường gặp trong các nhà máy có số lượng ctrinh phục vụ tương đối nhiều. chiều dài khi đất ko lớn lắm

- Đặc điểm :

+ ưu: hình thành phân khu chức năng rõ rệt trên tổng mặt bằng

+ Nhược: tốn đất xây dựng, ban kinh pvu tương đối xa( với nhà máy lớn)

VD: nhà máy điện Hanko- phần lan

> Tập trung thành điểm trước nhà máy:

- bố trí tập trung ở 1 điểm phía trước nhà máy

- Phạm vi: hay gặp ở các nàh máy vừa và nhỏ , có số lượng công trình phục vụ không lớn lắm

- Đặc điểm :

+ ưu: tiết kiệm đất xây dựng , dễ tổ hợp hình khối không gian tổng mặt bằng

+ Nhược: bán kính phục vụ xa( với nhà máy vừa và lớn)

- VD: nhà máy đồ hộp của Anh

> Phân tán :

- bố trí phân tán tùy theo chức năng của từng loại công trình thiết bị.

- Phạm vi : áp dụng cho các nhà máy lớn, chiếm đất nhiều , các nhà máy có dây chuyền sx liên tục, thời gian cho phép công nhân rời nhà máy ngắn

- Đặc điểm:

+ Ưu : bán kính phục vụ nhỏ , tiết kiệm thời gian đi lại

+ Nhược : phân khu không rõ ràng, tốn đất xây dựng

- VD: nhà máy sợi Hà Nội, Liên hiệp cơ khí nhẹ Mascova...

c, Quan hệ với bộ phận sản xuất:

* Công trình độc lập:

- K/n: Các bộ phận phục vụ tách riêng khỏi bộ phận sx, đặt trong công trình độc lập, riêng biệt . , liên hệ với bộ phận sx bằng nhà cầu hoặc lối đi ngầm dưới đất

- Đặc điểm:

+ Ưu : thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên thuận lợi cho cả bộ phận sx và bộ phận phục vụ; ngăn cách không gian khỏi ảnh hưởng của quá trình sx

+ Nhược: tốn đất

- VD: liên hợp dệt len Mosilana. Brno- CH Sec

* Ghép vào cạnh nhà sx:

- K/n: xây thêm diện tích phụ cạnh công trình sx để bố trí các bộ phận phục vụ , thường có hành lang phân chia giữa 2 chức năng. Thường có 2 p/an hợp khối

- Đặc điểm:

+ Ưu: Quan hệ ngắn, trực tiếp và linh hoạt với không gian sx; tiết kiệm đất

+ Nhược: hạn chế 1 phần đ/kiện thông thoáng và chiếu sáng cả 2 bộ phận phục vụ và sx; khó mở rộng

- Vd : nhà máy dệt Flers- pháp

* Nằm trong ctrinh sx:

-K/n: bộ phận phục vụ chiếm 1 phần không gian trong lòng công trình sx. Thường là lắp ghép linh hoạt

- Đặc điểm :

+ Ưu : Quan hệ mật thiết với vị trí làm việc; để mở rộng diện tích sx hơn phương án ghép vào cạnh: nhất là khi ghép kín các cạnh

- Nhược : có khó khăn trong việc tổ chức thông gió, chiếu sáng tự nhiên bộ phận phục vụ; không đáp ứng tâm lý muốn được tiếp xúc với thiên nhiên trong lúc giải lao nghỉ ngơi

- VD: nhà máy may Schonbach- đức

Câu 6: Nêu các vấn đề kỹ thuật hoàn thiện trong quá trình thiết kế MBTT?

I. GIAO THÔNG

1. Đường sắt

a. Phạm vi sử dụng

- Trọng tải vận chuyển lớn (lớn hơn 400.000 tấn/năm)

- Có loại hàng đặc biệt yêu cầu vận chuyển bằng đường sắt, VD: các loại hóa chất, màu ... (Thường có loại toa đặc biệt)

- Khoảng cách vận chuyển xa (>150km)

- Địa hình tương đối bằng phẳng (Do độ dốc đường tàu nhỏ thường chỉ 4-6% và không vượt quá 2-3%)

b. Đặc Điểm

- Ưu điểm: nhanh và rẻ hơn so với đường bộ khi ở cự ly xa

- Nhược điểm: Tốn diện tích đất, khó tổ chức gọn gàng sạch đẹp như đường bộ (mức độ thẩm mỹ văn hóa thấp hơn).

c. Số liệu cần thiết

2. Đường ôtô

a. Phạm vi sử dụng

- Trọng tải vận chuyển nhỏ (< 200.000 Tấn/năm)

- Cự ly gần (<150km¬)

- Có thể sử dụng nơi có độ dốc lớn hơn so với đường sắt (đường lát đá có độ dốc đến 120%)

b. Đặc điểm

- Ưu điểm: Cơ động linh hoạt hơn so với đường sắt

Chiếm ít đất hơn

Dễ gọn gàng sạch đẹp hơn (mức độ thẩm mỹ văn hóa cao hơn)

- Nhược điểm: Với cự ly xa đắt hơn so với đường sắt. Trọng tải vận chuyển nhỏ

c. Một số chỉ tiêu cần thiết

3. Đường thủy

a. Phạm vi sử dụng

- Khi có điều kiện ở gần sông biển & có thể tổ chức ga đường thủy

- Thường chở vật liệu rời, vật liệu lỏng (Cát, sỏi, đá, quặng, than, dầu, xăng ...)

b. Đặc điểm

- Ưu điểm:Chi phí rẻ nhất (5-6 lần rẻ hơn đường sắt)

Khối lượng vận tải lớn

- Nhược điểm: Kém linh hoạt, cơ động, phụ thuộc vào dòng sông, mức nước, mùa vụ ...

-

c. Một số số liệu

4. Đường đi bộ

a. Vai trò

Phục vụ cho việc đi lại của công nhân trong nhà máy, phục vụ cho luồng người

b. Một số qui định và kích thước

- Chiều rộng nhỏ nhất của đường đi bộ là 1,5m (~2 dòng người)

- Chiều rộng 1 dòng người là 0,75m phục vụ cho 75 làn người

- Số người được tính theo ca đông nhất của xưởng hay nhóm công trình mà đường đi bộ phục vụ

- Chiều cao thông thủy nhỏ nhất của đường đi bộ (dưới ngầm) không được phép thấp hơn 2,5m

II. HỆ THỐNG KỸ THUẬT.

1- Vai trò

a. Chức năng: Phục vụ sinh hoạt và sản xuất

b. Kiến trúc, quy hoạch

- Đóng góp vào tổ hợp chung của toàn nhà máy

- Chi phối kích thước các dải đất kỹ thuật và lòng đường giao thông (Không gian đặt chúng).

2- Nội dung

- Cấp điện hạ thếm cao thế, phục vụ sản xuất, sinh hoạt, trang trí, bảo vệ...

- Cấp thoát nước (Phục vụ sản xuất, sinh hoạt, uống nước nóng lạnh ...)

- Cấp hơi (Khí nén, hơi nước, axetylen, oxy ...)

- Cấp nhiệt (Thường qua điện nước hoặc hơi nóng)

- Thông tin (Điều khiển, thông tin điện tín thông thường ...)

- Cấp nguyên liệu lỏng (dầu xăng và các chất lỏng khác)

- Hệ thống kênh, mương (Thông hơi, thoát nhiệt, bụi, nước thải)

3- Bố trí các hệ thống kỹ thuật

a. Phương pháp bố trí

- Đặt ngầm: Ưu điểm là tiết kiệm đất, không cản trở giao thông

Nhược điểm, Thi công và bảo quản phức tạp, nhất là ở Việt Nam mức nước

ngầm cao và hay mưa, Khó sửa chữa.

Phạm vi sử dụng: Hay dùng nhất, phần lớn các hệ thống kỹ thuật đặt ngầm.

- Trên mặt đất:

Ưu điểm: Bảo quản, sửa chữa dễ dàng, Thi công đơn giản và rẻ

Nhược điểm: Tốn đất xây dựng, Cản trở giao thông

Phạm vi sử dụng: Ít dùng

- Trên cao:

Ưu điểm: Dễ làm đẹp (phong phú tổng thể nhà máy)

Dễ bảo quản, thi công tương đối thuận lợi

Nhược điểm: Đắt tiền, tốn vật liệu, Đôi khi cản trở giao thông

Phạm vi sử dụng: Khi không có điều kiện đặt ngầm.

b. Một số quy định chung:

- Tránh ảnh hưởng nhau.

- Đường ống nước đặt dưới các đường cấp nhiệt, không khím điện ... Khi bố trí tập trung, bảo đảm khoảng cách giữa các hệ thống.

- Ống nước mưa, nước thải, cứu hỏa không nên đặt trên cao.

- Nên tận dụng các kết cấu có sẵn đỡ hoặc treo (hoặc giấu) đường ống kỹ thuật.

III. CÂY XANH

1- Vai trò:

- Thẩm mỹ: trang trí( cây nhỏ, hoa...); đóng góp vào tổ hợp khối hình chung( cây lớn)

- Cải thiện khí hậu: giảm bức xạ, chống bụi, hút ẩm, giảm độc hại.

- Cải thiện tâm lý lao động: giảm bớt căng thẳng thần kinh, tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên.

2- Một số quy định

a. Chiều rộng dải cây xanh:

SỐ TT LOẠI CÂY XANH CHIỀU RỘNG THÔNG THƯỜNG (m) CHIỀU RỘNG NHỎ NHẤT (m)

1 Cây lớn 1-2 dãy 2-7 2-5

2 Cây bụi 1-2 dãy 1-2.4 0.8-1.2/ 1 dãy

3 Thảm cỏ 2 1

b. Khoảng cách từ cây đến công trình xây dựng :

SỐ TT LOẠI CT THIẾT BỊ KC NHỎ NHẤT

CÂY LỚN CÂY BỤI

1 Nhà (mặt ngoài) 1,5 chiều cao cây (nhỏ nhất là 5m) 2,00 (1,5)

2 Hàng rào cao 2m trở lên

Hàng rào thấp hơn 2m 4,00

1,00 2,00 (1)

0,75

3 Đường đi bộ (vỉa hè) 0,75 0,50

4 Mép đường ôtô 1,00 0,50

5 Cáp điện 2,00 1,00 (0,5)

6 Ống nước và kênh mương 2,00 (1,5) 2,00 (1,5)

7 Dẫn nhiệt và hơi 2,00 1,50(nhiệt 1, ga 2)

8 Trục đường sắt 5,0 3,5

9 Tháp làm nguội nước Không nhỏ hơn chiều cao tháp

c. Diện tích trồng cây xanh.

Khoảng 15 %, không nên nhỏ hơn 10%, nhất là khi Kxd>50%

c. Quy định khác.

- Trong nhà máy không trồng

Cây lấy gỗ và loại cây có hoa sợi (gạo), Có hạt... Có thẻ làm hại thiết bị máy móc,

- Chú ý để cây không cản ánh sáng và thông gió tự nhiên.

- Cần lựa chọn cây theo màu sắc hình khối sao cho hài hòa với tổng thể nhà máy

- Có thể trồng cây đơn độc hay liên kết thành dải, cụm (liên tục, tự do, mở)

B. THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP:

Câu 1. Các căn cứ chung để thiết kế kiến trúc nhà công nghiệp?

a) Dây chuyền sản xuất:

- Dây chuyền sản xuất ( hay dây chuyền công nghệ ) là toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất của một nhà máy hay xí nghiệp công nghiệp từ khâu nguyên liệu qua các giai đoạn được gia công hay chế biến để trở thành sản phẩm.

- Dây chuyền sản xuất quy định việc bố trí, sắp đặt các thiết bị, máy móc theo trình tự của quá trình sản xuất  có ảnh hưởng trực tiếp đến hình dáng, kích thước, lưới cột, mặt bằng và mặt cắt của nhà công nghiệp.

- Dây chuyền sản xuất quy định việc tổ chức vận chuyển trong và ngoài nhà máy, các phương vận chuyển máy móc thiết bị, luồng người, luồng hàng... dây chuyền sản xuất phải liên tục, mạng lưới giao thông vận chuyển đơn giản, ngắn nhất, không giao nhau, bảo đảm sự mở rộng trong tương lai..

b) Đặc điểm sản xuất bên trong công trình:

*) Các lực xung kích và chấn động: Trong khi sản xuất thì độ rung của cầu trục, máy móc đang chạy, lực chấn động của búa máy, máy tán... ảnh hương trực tiếp đến khung và nền móng của nhà.

 phải có móng riêng cho máy móc nặng, nền có tính đàn hồi khi máy móc có yêu cầu độ rung và chấn động nhỏ.

*) Sản sinh nhiệt thừa:

- Hình thức cục bộ: Phát sinh tại nơi cục bộ như nơi đúc gang, thép...gần nơi này bị tác dụng của nhiệt độ có thể gây biến dạng, chay,gây hỏa hoạn cần phải gia cố kết cấu các nơi đó hoặc sử dụng những vật liệu không cháy, khó cháy, chịu được nhiệt...

- Hình thức toàn bộ: Lượng nhiệt thừa phat sinh thường xuyên trong qua trình sản xuất như lò nấu kim loại, nấu thủy tinh... làm ảnh hưởng đén sức khỏe công nhân Cần giải quyết cách nhiệt, thoát nhiệt băng vật liệu không cháy, khó cháy, thông gió tự nhiên và nhân tạo.Đặt các nguồn phat sinh ở cuối hướng gió chủ đạo.

*) Sản sinh nước và hơi ẩm:

- Trong các nhà máy công nghiệp thưc phẩm, đường, nhuộm... thường dunhf một lượng nước rất lớn để gia công chế biến... sinh ra hơi nước làm ẩm nền nhà, phá hoại kết cấu... tránh dùng các vật liệu hút ẩm, nền nên chống thấm và có độ dốc thích hợp.Kết cấu nên sử dụng các vật liệu chịu nước.

*) Sản sinh dịch và khí ăn mòn:

- Các công trình giấy, hóa chất...có các dung dịch axit, bazo và các khí độc phá hoại kết cấu, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân  Vì vậy nền nên sử dụng các vật iệu chống ăn mòn,công nhân phải dùng bảo hộ lao động.

*) Sản sinh các chất và hợp chất dễ cháy nổ:

- thường gây ra cháy nổ không cho mặt trời chiếu thảng vào nơi dễ nổ, cấm hút thuốc, thông gió tốt .Dùng vật liệu nhẹ cho kết cấu bao che để khi nổ thì có thể dễ dàng bay đi ko ảnh hường đến kết cấu bên trong.

*) Sản sinh khói và bụi:

- Cần tập chung và cách ly các bộ phận phát sinh ra nhiều khói bụi vào 1 nơi cuối gió.Thông hơi thoáng gió tốt.

*) Phát sinh tiếng ồn:

-Cách ly các bộ phận phát sih ra tiếng ồn với các bộ phận khác.Tập chung các bộ phận gây ồn lại một nơi, có biện pháp chống ồn cục bộ bằng các tường ngăn với các vật liệu hút âm như gỗ, xốp...

*) Một số yêu cầu đặc biệt:

-Phải đảm bảo ẩm độ không thay đổi.

-Ánh sáng điều hòa và chiếu theo mooth hướng nhất định.

-Tường mái bao che cần có lớp cách nhiệt tốt,chống được bức xạ mặt trời,tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào nhà.

-Đảm bảo thông thoáng tự nhiên hoặc nhân tạo và có thể sử dụng chiếu sáng nhân tạo.

c) Điều kiện khí hậu Việt Nam:

*) Nhiệt độ: Có 4 mùa rõ rệt: Xuân-Hạ-Thu-Đông.

-Biên độ giao động nhiệt độ hàng năm khoảng 11,5 độ C nên độ chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài nhà không nhiều Cho phép giải pháp kiến trúc thông thoáng với các của cơ động có thể ddongs mở dễ dàng.

*) Ánh sáng:

- Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu và chỗ công nhân làm việc, đốt nóng thiết bị,máy móc... Phải dùng các biện pháp che chắn nắng,kết cấu bao che tường, cách nhiệt cho mái.

- ướng Đông, Tây ánh nắng chiếu nghiêng nên sử dụng các tấm che nắng đứng, nghiêng.

- Hướng Nam, ánh nắng chiếu gần đỉnh đầu nên sử dụng các tấm chắn nắng ngang

 Nên có biện pháp che bớt ánh sáng tán xạ của bầu trời vào mùa hè.

*) Mưa , gió , bão:

- Mái nhà phải thoát nước nhanh, chống thấm tốt.Khi thiết kế cần chú ý chế độ gió chủ đạo của địa phương.

-Hướng nhà thích hợp cjo mặt bằng nhà là hướng Nam hoặc Đông Nam, chống gió Đông Bắc và Tây Nam bằng đầu hồi nhà.

*) Độ ẩm:

-Nước ta có độ ẩm cao, trung binh 70% - 80%, tối đa có thể nên tới 10%  gây tác hại cho máy móc và sức khỏe con người

- Cần giải quyết thông thoáng và trang bị thêm các máy hút ẩm trong các nhà sản xuất mà quy trình sản xuất yêu cầu.

*) Động đất :

- Nước ta ít có động đất và có xảy ra thì thường ở mức độ cấp 7, nên lưu ý khi thiết kế kết cấu các công trình.

d) Điều kiện kinh tế kỹ thuật Việt Nam :

- Khi thiết kế các công trình cần bám sát chủ trương đường lối, phương châm thiết kế của Đảng theo từng giai đoan, từng thời kỳ.

- Phải tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tận dụng vật liệu, phù hợp điều kiện và trình độ thi công tại địa phương, sớm đưa công trình vào sản xuất phát huy hiệu quả kinh tế.

Câu 2: Nêu thiết bị vận chuyển nặng và vận chuyển trong xưởng?

Thiết bị vận chuyển nặng :

Căn cứ vào yêu cầu vận chuyển của các công đoạn sản xuất mà bố trí thiết bị vận chuyển nặng toàn bộ hay 1 số công đoạn. Căn cứ vào trọng lượng bán thành phẩm, thành phẩm mà bố trí loại thiết bị tương ứng. Có nhiều loại thiết bị vận chuyển nặng:

1. Cầu trục 1 ray :

Cấu tạo: Hòm trục 4 bánh xe thép chạy trên mép ray hình chữ I . Đường ray này đc gắn vào mặt dưới của kết cấu đỡ mái( dầm, sàn ) .Điều khiển bằng nút điện hay kéo tay .

Ưu điểm : linh hoạt ,nhẹ, có thể chạy vòng từ khẩu độ này sang khẩu độ khác.

Nhược điểm : trọng tải nhẹ (khoảng từ 0,5 đến 3 tấn ).

2 .Cầu trục kiểu dầm :

_ Liên kết treo và đặt trên ray :

Cấu tạo : dầm treo bằng thép có 2 hộp bánh xe 2 bên ngoặc vào 2 ray bằng dầm thép chữ I (liên kết với kết cấu mái) chuyển động theo khẩu độ dọc nhà .Dưới bụng dầm lại có hòm trục bánh xe để nâng và vận chuyển theo phương ngang.

Ưu điểm : linh hoạt, trọng tải lên đến 20 tấn, vận chuyển đc cả 2 phương.

Nhược điểm : kết câu mái lớn , cồng kềnh.

_ Đặt trên vai cột:

Cấu tạo: 2 ray chữ I đặt dọc theo khẩu độ trên vai cột, 1 dầm thép có bánh xe chạy theo 2 ray vận chuyển dọc nhà .Dưới bụng dầm lại có hòm trục bánh xe để nâng và vận chuyển theo phương ngang.

Ưu điểm : linh hoạt, nhẹ, trọng tải từ 5 đến 50 tấn, vận chuyển đc cả 2 phương

Nhược điểm ; chỉ sử dụng khi L > 18m.

3. Cần trục dàn :

Cấu tạo :1 dàn thép chạy trên 2 ray đặt trên vai cột. Trên cầu trục lại có 1 xe con chạy để nâng và vận chuyển theo phương ngang. Có can bin dưới bụng cầu trục để cho người điều khiển ngồi.

Ưu điểm : linh hoạt, trọng tải lên đến 10 tấn, vận chuyển đc cả 2 phương

Nhươc điểm : tốn nhiều năng lượng điện.

4. Cần trục con sơn :

Cấu tạo: 1 dàn thép kiểu con sơn khoảng 6m phục vụ trong phạm vi hẹp : chạy dọc theo 1 hàng cột hoặc cố định quanh 1 cột với góc quay 180 độ.

Ưu điểm :gọn nhẹ

Nhược điểm : cấu tạo phức tạp, tải trọng <5 tấn, phạm vi hoạt động hẹp.

5. Cầu trục cổng :

Cấu tạo : 1 cổng thép chạy trên 2 ray đặt trên nền nhà. Trên cầu trục lại có 1 xe con chạy để nâng và vận chuyển theo phương ngang.

Ưu điểm :không truyền tải trọng lên kết cấu chịu lực của nhà, trọng tải lớn có thể tới 350 tấn

Nhược điểm :chiếm nhiều diện tích và khối tích nhà lớn, gây trở ngại cho bố trí dây truyền sản xuất trong nhà.

Thường dùng ở sân bãi ,nhà kho hoặc những nơi không thể bố trí cầu trục trên vai cột hay kết cấu mái được.

Ngoài ra còn dùng các phương tiện băng chuyền, gầu nâu, dây treo, hút bằng đường ống.

Tổ chức vận chuyển bên trong phân xưởng :

Luồng hàng vận chuyển thường kết hợp với luồng người đặt ngay trên nền sàn sản xuất phục vụ vận chuyển hàng và đi lại của công nhân từ công đoạn này sang công đoạn khác.Nếu mức đọ vận chuyển lớn ,cồng kềnh người ta tổ chức riêng luồng hàng vận chuyển bằng các phương tiện : xe đẩy tay 4 bánh, xe chạy ác quy, băng chuyền....

Luôngg người và luồng hàng kết hợp chung có thể ngang hoặc donc theo khẩu độ. Luồng người đi chính trong phân xưởng( mật độ đi nhiều ) thường đc đặt song song với khẩu độ theo chiều di chuyển của cầu trục để đảm bảo an toàn lao động và trong khi có sự cố xe cứu hỏa có thể chạy vào phân xưởng.Đường đi chính rộng 2,4 đến 3m, các đường đi khác < 2m. Khoảng cách giữa 2 đường ngang hay dọc cách nhau <60 m. Cuối đường thường được nối trực tiêp với cửa thông ra ngoài.

Câu 3. Các hình thức MB & xây dựng mạng lưới cột trong nhà một tầng?

1. Hình thức mặt bằng

- mặt bằng hình chữ nhật

+ Được sử dụng nhiều nhất trong công trình công nghiệp hiện đại vì những ưu điểm nổi bật : đơn giản tiết kiệm đất, thuận tiện cho việc bố chí dây chuyền sản xuất và thiết bị, dễ đảm bảo các yêu cầu về thong hơi, thoáng gió, chiếu sang, cấu tạo đơn giản, dễ áp dụng công nghiệp hóa xây dựng, dễ mở rộng nhà theo yêu cầu phát triển mà k ảnh hưởng đến dây chuyền cũ và bố chí máy móc thiết bị, dễ tổ hợp hình khối.

-Hình vuông

Có lợi về diện tích nhưng k có lợi về cách bố chí dây chuyền sản xuất, khó đảm bảo các yêu cầu về thông hới, thoáng gió chiếu sang trong tự nhiên ở VN

- các hình thức khác (chữ T, I, L ....)

Ít gặp trong kiến trúc công nghiêp hiện đạị. Sử dụng khi cần một dây chuyền sản xuất tổ hợp cần 1 hay 2 khẩu độ vuông góc với khẩu đọ khác ( lắp ráp kết hợp với gia công cơ khí ). Nhượng điểm chung là kết cấu phức tạp lơi tiếp giáp các khẩu đọ dọc và ngang.

2. Xác định mạng lưới cột

Lưới cột bao gồm khẩu độ và bước cột. khẩu độ (ký hiệu là L) là kích thước của cột chịu lức theo phương dọc.

Bước cột ( ký hiệu là B) là kích thước giữa 2 trục định vị của 2 cột theo phương chịu llực lằm ngang nhà.

Khẩu đọ lớn hơn hay bằng bước cột

Hiện tại ta hay dung các lưới cột : 6x6, 6x9, 6x12, 6x24, 9x12, 12x12, 12x18, 12x24, 24x24, 24x36, 36x36 36x72, 72x72, 72x144, 144x144.

Riêng cột 3x4 dc sử dụng cho nhà có kết cậu gạch đá.

Căn cứ chủ yếu để chọn lưới cột là : kích thuớ máy móc thiết bị, khả lăng thi công và kết cấu cho thep.

"mạng lưới cột càng lớn thì càng lợi về mặt không gian bên trong nhà : số lượng cột ít,đặt dc nhiều mấy móc thiết bị,dễ dàng bố chí luồng người, luồng hang nhưng thi công phức tạp hơn vật liệu có cường đọ chịu lực lớn, giá thành đắt.

Hiện nay người ta hay dung nhà có nhiều khẩu độ nhưng cùng kích thước và chiều dài bước cột. nhưng có nhà có nhièu khẩu dộ khác nhau do yêu cầu của dây chuyền sản xuật."

Chọn bước cột chủ yếu dựa vào các kích thước cái cấu kiện ( panen ), thiết bị và luồng người vận chuyển ngang.

Chọn kích thước khẩu độ dựa vào kích thước thiết bị, luồng hang, luồng người và dây chuyền sản xuất.

3. Quan hệ giữa khẩu độ và trục:

Do yêu cầu an toàn khi cầu trục làm việc lên có khoảng không gian giới hạn cầu trục không hoạt động được

4. Khe biến dạng:

- Khe nhiệt độ : nhằm triệt tiêu ứng lực phát sinh trong nội bộ kết cấu do sự thây đổi nhiệt độ gây ra. Nhiệt độ bên trong tăng hay giảm lằm cho các cấu kiện giãn ra hay co lại, nếu không có khe nhiệt độ các cấu kiện sẽ vênh, nứt vỡ là ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình.

Nhà dc chia thành nhiều đoạn phụ thuộc vào biên đọ giao động nhiệt của nhà, của loại vật liệu.

- Khe lún

Lền đất chịu tải trọng không đều nên khi có chấn động hoặc sụt lún làm lệch công trình sẽ ảnh huỏng đến toàn bộ công trình

*"chú y"

Khe nhiệt độ có thể chung cột (sử dụng con lăn để trượt mỗi khicó co giãn kết cấu do tăng giảm nhiệt đọ gây ra) hoạc làm 2 hàng chung một móng, nhưng đối với khe lún cần tách biệt hoàn toàn về kết cấu theo phương thẳng đứng từ móng lên tới mái. Có thể gộp 2 loại khe lún và khe nhiệt là khe biến dạng của nhà.

Câu 4: Cách xây dựng độ cao & các căn cứ xác minh độ cao nhà CN 1 tầng?

- Chiều cao nhà công nghiệp 1 tầng được xác định chủ yếu theo yêu cầu công nghệ: chiều cao máy, chiều cao cần thiết cho việc bố trí nhóm máy, phương an đặt máy, phườn án dùng thiết bị vận chuyển nâng, v.v..; yêu cầu chiếu sáng, thông gió, môi trường vi khí hậu và yêu cầu thống nhất hóa trong xây dựng công nghiệp.

- Thông thường chiều cao nhà công nghiệp 1 tầng (được tính từ cốt cao mặt nền hoàn thiện đến mép dưới kết cấu đỡ mái) nếu không có gì ràng buộc nên lấy bằng nhau, song có những thiết bị sản xuất quá chênh lệch về độ cao, nên lấy độ cao chênh lệch nhau để co hiệu quả hơn về mặt kinh tế

- Theo "những quy định cơ bản về thống nhất hóa giải pháp hình khối- mắt bằng và giải pháp kết cấu nhà công nghiệp- QPXD- 57- 73" , chiều cao nhà công nghệp một tầng được quy đinh như sau:

Nhịp nhà

(m) Tải trọng cần trục treo(T) Chiều cao nhà

(m) Theo bội số

6; 9; 12

15; 18

18; 24 0,5 ÷ 10

0,5 ÷ 10

0,5 ÷ 10

3,6; 4,8; 5,4; 6

4,8

5,4; 6; 7,2; 10,8; 12,6 0,6

0,6 ÷ 1,2

Câu 5:Các loại hình thức kết cấu nhà công nghiệp 1 tầng:

Các loại kêt cấu thông dụng:

1 - Nhịp nhỏ hơn 15m: thường bằng kết cấu gạch, gỗ, BTCT thường

2 - Nhịp vừa l < 30m: thường dùng gạch, gỗ, BTCT, thép hỗn hợp cho nhà ko có môi trường xâm thực.

3 - Nhịp lớn l > 30m: thường dùng BTCT thường hoặc ứng lực trước, hoặc bằng co môi trường xâm thực.

Các hình thức kết cấu không gian:

Trình độ KHKT phát triển mạnh, có thêm VLXD mới, trình độ thi công cơ giới cao tạo ra các hình thức kết cấu mới dạng không gian 2 chiều và 3 chiều cho phép vượt các khẩu độ lớn.

Các dạng hình thức: vòm vỏ mỏng, dây treo, dàn không gian ...

Câu 6. Cách xác định hệ trục định vị nhà CN 1 tầng.

• Đối với nhà khung BTCT:

Trục dọc và ngang của những hàng cột giữa đi qua trục hình học của cột.

- Trục ngàng đầu hồi đi qua mép trong của tường đầu hồi cách mép trục 500mm

- Trục dọc hàng cột biên nếu:

+Q<30T,Trục dọc đi qua mép trong tường dọc nhà

+Q>30T,trục dọc cách mép trong tường 250mm

+Q>50T,trục dọc cách mép trong tường 500mm

-trục ngang khe biến dạng đi qua giữa khe b.dạng cách trục cột mỗi bên 500mm

-trục ngang ở độ cao nhà chênh lệch :A=b+c+d trong đó:

+b=30-50mm(chiều rộng khe b.dạng)

+c=220mm(chiều rộng tường)

+d=0 khi Q<30T;d=250mm khi Q>30T;d=500mm khi Q>50T.

• Đối với nhà khung thép:giống nhà khung BTCT,chỉ khác:trục dọc hàng cột biên luôn đi qua thân cột,cách mép trong tường 250mm hoặc 500mm

• Đối với nhà xây tường gạch:

-khi tường chịu lực k bổ trụ:trục ngang và trục dọc đều cách mép trong trường 250mm

-khi tường chịu lực bổ trụ<250mm trục đi qua thân tường.cách mép trong bổ trụ 250mm

-khi tương chịu lực bổ trụ >250mm trục đi qua mép trong tường .

Câu 7 : những yêu cầu khi thiết kế nhà công nghiệp nhiều tầng.

I) THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ CÔNG NGHIỆP NHIỀU TẦNG: cần đảm bảo 1 số yêu cầu sau:

1- dây chuyền sản xuất và yêu cầu kỹ thuật:

- Chọn hình dáng , kích thước mặt bằng

- Chọn số tầng .

2. Các yêu cầu của kỹ thuật sản xuất đặc biệt :

- Đưa các bộ phận,các công đoạn sản xuất đặc biệt giống nhau về chế độ ồn, ẩm, cháy nổ...vào 1 khu vực tập trung, các bộ phận, công đoạn sx binh thường khác vào khu vực tập trung khác.

- Cần chú ý có giải pháp ngăn chặn cháy nổ (nghiên cứu vật liệu bao che nhẹ, thoáng, bớt S bảo vệ công nhân lúc thao tác...)

3. Bố trí bộ phận phục vụ sản xuất, sinh hoat cầu thang, hành lang :

a) Bố trí bộ phận phục vụ sản xuất, sinh hoạt:

---- Đặt trực tiếp bên trong nhà,thường đặt ở nơi có ánh sáng kém ở giữa xưởng

• Ưu điểm:

+ đơn giản,thuận tiện cho công nhân

+ kết hợp với ô cầu thang thành đơn nguyên định hình thông với các tầng nhà.

• Nhược điểm :

+không gian ko cần lớn (chiều cao của nó thấp hơn chiều cao của nhà sx nên dễ bị lãng phí không gian)

+ giá thành nhà sản xuất đắt hơn nhà phục vụ nên ko hợp lý..do đó khi S lớn thì ko nên đặt vào bên trong nhà sx.

----- Bố trí sát tường hồi hoặc tương bên dọc nhà : thường đặt ngoài phạm vi nhà sx.

• Ưu điểm :

+ ko phụ thuộc vào chiều cao tầng nhà sx.

+ lien hệ trực tiếp với nhà sx, kinh tế trong xây dựng.

• Nhược diểm:

+ ảnh hưởng đến thông gió và chiếu sang nhà sx.

------ Bố trí riêng thành 1 nhà :liên hệ với nhà sx bằng hành lang ,nhà cầu hoặc tầng ngầm...

• Ưu điểm :

+ hình khối phông phú, đa dạng,tăng giá trị thẩm mỹ.

+ hợp với đk khí hậu VN

• Nhược điểm :

+ tốn S xd

+ tốn chi phí thêm hành lang, nhà cầu, đường ngầm.

b.)Bố trí cầu thang,hành lang, cửa thoát :

B1.cầu thang liên hệ giữa các tầng sx:

----- bố trí ở giữa xưởng :

• Ưu điểm:

+ ko ảnh hưởng đến thông gió và chiếu sang nhà sx. + + công nhân sử dụng thuận tiện.

+ làm tăng thêm độ cứng của nhà theo cả 2 phương ngang và dọc.

• Nhược điểm:

+ gây khó khăn cho dây chuyền sx,bố trí máy móc thiết bị

+phục vụ tót trong vận chuyển nội bộ,chưa tốt trong việc thoát người khi có sự cố xảy ra.

------ bố trí sát tường ngoài (bên trong công trình )có thể bố trí vuông góc hoặc song song với tường dọc nhà hoặc đầu hồi.

• Ưu điểm:

+ ko ảnh hưởng đến dây chuyền sx.

+ thích dụng với nhà có chiều rộng <24m,đươngg giao thông ở giữa hoặc doc xưởng.

• Nhược điểm:

+ ảnh hưởng đến thông gió,chiếu sang cục bộ của xưởng

+ đối với nhà có chiều rộng >24m phải có đương giao thông sát tường bên ngoài nên bị khối cầu thang cản trở làm gián đoạn.

----- Bố trí sát tường ngoài :( bên ngoài xưởng)

• Ưu điểm:

+ ko ảnh hưởng đến dây chuyền sx

+ xác định vị trí bố trí cầu thang linh hoạt tùy theo yêu cầu sd,phòng hỏa,thoát người...

+ góp phần qtrong trong việc tổ chức hình khối và làm tăng giá trị thẩm mỹ kiến trúc..

• Nhược điểm:

+ chiếm thêm S xd

+ ảnh hưởng đến thông gió chiếu sáng cục bộ của xưởng.

------ bố trí thang máy: cần thỏa mãn các yêu cầu :

- thích hợp với dây chuyền sx

- mỗi thang máy phục vụ S từ 2k-5k m2 và mỗi thang có tải trong khoang 500,1k,2k,3k,5k kg.( 1k =1000)

- kích thước cabin thang máy vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa...thương lấy 1800.1000-2200 hoặc loại lớn : 2100-1800-2400 hoặc 3000.4000

- khung chịu lực và lồng thang bằng vật lieu ko cháy (BTCT)

B2. Phòng cầu thang liên hệ các tầng sản xuấtvaf phòng sinh hoạt

- khi chiều cao các tầng sx và tang sinh hoat bằng nhau thì dung chung 1 chiếu tới của thang.

- Khi chiều cao các tầng nhà sx và sinh hoạt lẹch tầng nhau( tỷ lệ 2/3) thì dung 1 chiếu tới của thang cho phòng sản xuất và 1 chiếu tới cho phòng sinh hoạt

- Khi chiều cao của nhà sx gấp đôi tầng sinh hoạt thì dung 2 chiếu tới của phong sinh hoạt sẽ có 1 chiếu tới liên hệ phòng sản xuất

- Chú ý : - cửa vào cầu thang phải mở vào phía cầu thang

-chiều rộng chiếu nghỉ cầu thangphair bằng hoặc lớn hơn chiều rộng vế thang.

- kích thước bậc thang: 2h +l =600-640

4. hình thức mặt bằng, chọn mạng lưới cột và chiều cao nhà

a.hình thức mặt bằng :

-có nhiều hình thức chữ nhật như chữ I, T, H, L...song thông dụng nhất là hình chữ nhật

- những chỗ nối thường được bố trí cho khu phục vụ sinh hoạt và phục vụ sản xuất

- nhà nói xquanh chỉ được phép thiết kế khi day chuyền sx đặc biệt đòi hỏi, khoảng cách hẹp nhất phải lớn hơn 2m hoặc 20m.

b. chọn mạng lưới cột :

- lưới cột thường nhỏ do tải trọng thiết bị chỉ từ 500-2500kg/m2 ; do kết cấu sàn nhiều tầng (6.6 , 6.9, 6.12 ,12.12 ,12.18 ,12.24...)

Chọn lưới cột cần căn cứ vào các yếu tố sau :

- Quá trình sx có đường giao thông ở giữa chuyển ở giữa xưởng , còn các công đoạn sx bố trí 2 bên dọc nhà.

- Quá trình sx yêu cầu bố trí thiết bị liên tục, đường giao thông bố trí linh hoạt

- Quá trình sx yêu cầu đường giao thông vận chuyển bố trí ở giữa xưởng

c. ảnh hưởng của chiều rộng nhà và kết cấu :

- chiều rộng nhà là 1 vấn đề phức tạp liên quan đến quá trình sản xuất, vật liệu,kinh tế, thi công, thẩm mỹ...chiều rộng nhà lấy theo trị só mạng lưới côt.

- kết cấu khung chịu lực nhà (đặc biệt là kết cấu sàn tầng ah tới việc chon lưới cột - chiều rộng của nhà xưởng)

II.THIẾT KẾ MẶT CẮT NHÀ CÔNG NGHIỆP NHIỀU TÂNG

1).- chọn số tầng nhà :số tầng nhà căn cứ theo các yêu cầu sau:

- theo dây chuyền sx, cần nghiên cứu so sánh nên mấy tầng cho kinh tế nhất

- kích thước và trọng lượng thiết bị máy móc

- tỷ lệ S giữa các công đoạn sx

- yêu cầu thẩm mỹ va f quy hoạch chung của khu vực quy định số tầng tai vị trí xd.

- trên cơ sở tính toán kinh tế vì càng nhiều tầng thì càng tăng S nhưng lại tốn nhiều chi phí khác như S luồng giao thông, thi công, nền móng...

2 ) xác định chiều cao tầng nhà

a. Quy ước:

-chiều cao của tầng nhà được tính từ sàn tầng này đến sàn tầng kia

- đối với tầng trên cùng thì tính từ sàn tới mép dưới kết cấu chịu lực mái.

- thường áp dụng theo môđun ngắn 0,6m và thường có chiều cao tầng là 3.6m; 4,8m; 6,4m...

b. căn cứ để xác định chiều cao :

- độ cao của máy móc khi động và cả khi tĩnh.

- căn cứ vào yêu cầu thông gió.

- căn cứ vào yêu cầu chiếu sáng

-căn cứ vào đặc tính phản xạ ánh sáng tùy tưng vật liệu kiến trúc.

- căn cứ vào điều kiện kinh tế :tăng chiều cao 1 tầng thì giá thành tăng 3%, quan hệ chiều cao và chiều rông phải thích ứng.

c. chọn vật liệu xd và phương án kết cấu:

-VLXD: - BTCT được sdungj phổ biến

- BTCT ,thép hỗn hơp.

- gạch, gỗ với nhà 2 tầng trở xuống.

- phương án kết cấu : có 2 hình thức kết cấu chủ yếu

+ sàn có dầm :

• Theo hinh thức khung: khung hoàn toàn và khung ko hoàn toan

• Theo pp thi công " lắp ghép từng cấu kiện, lắp ghép từng khối, đổ toàn bộ.

• Ưu điểm : chịu tải trọng lớn, bố trí lưới cột dễ dàng

• Nhược điểm :chiều cao sàn lớn,hạn chế về thông gió và chiếu sáng

sàn ko dầm :(sàn nấm) sàn được kê trực tiếp lên cột ko có hệ thống dầm đỡ.

• Ưu điểm : chiều cao sàn thấp,sạch về sàn phẳng, ít ah tới thông gió,chiếu sáng

• Nhược điểm : chịu tải trọng kém,lưới cột khó mở rộng

Câu 8: Các căn cứ để chọn số tầng và chiều cao tầng nhà công nghiệp nhiều tầng.

Trả lời

1. Căn cứ để chọn số tầng nhà CN nhiều tầng.

- Theo dây chuyền sản xuất, cần nghiên cứu so sánh nên làm mấy tầng cho kinh tế nhất.

- Kích thước và trọng lượng các thiết bị máy móc.

- Tỷ lệ diện tích giữa các công đoạn sản xuất.

- Số tầng cần phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ và quy hoạch đường phố.

- Trên cơ sở tính toán kinh tế xây dựng:

+ Nhiều tầng : tiết kiệm S nhưng tốn chi phí như:

Tăng S luồng giao thông vận chuyển..

Chí phí vận chuyển hàng hóa...

Chi phí thi công, nền móng.

2. Căn cứ để chọn chiều cao tầng nhà CN nhiều tầng.

- Độ cao của thiết bị máy móc ( khi sử dụng và vận chuyển).

- Yêu cầu thông gió:

+ 1h cần thay đổi khoảng 50-60 m3/1 người.

+ Lượng CO2 < 0.15 lượng không khí.

- Yêu cầu chiếu sáng: L= 2= -3h.

- Đặc tính phản xạ ánh sang của vật liệu kiến trúc.

- Điều kiện kinh tế :

+ Tăng chiều cao 1m - giá thành tăng 3%.

+ Không thay đổi chiều cao tầng quá 2 lần (không kể tầng hầm).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: