NLĐSĐ - Bài Viết Số 5
DÀN BÀI
I. Mở bài:
- Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, con người với tình cảm gắn với quê hương, đất nước. “Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút thể hiện rõ nét phong cách đó. Thông qua việc miêu tả người lái đò trên sông Đà, tác giả ngợi ca những người lao động bình thường nhưng là một nghệ sĩ điêu luyện trong nghề nghiệp. Họ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trình xây dựng miền Tây Bắc Tổ quốc nói riêng, xây dựng đất nước nói chung.
II. Thân bài:
1. Khái quát:
- “Người lái đò sông Đà” rút từ tập tùy bút “ Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
- Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây
Bắc năm 1958.
- Tuân đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên
xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây
dựng cuộc sống mới đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
2. Phân tích:
Bằng sự quan sát và khả năng miêu tả chuẩn xác, Nguyễn Tuân đã dựng lên hình tượng người lái đò hết sức độc đáo: Một con người đạt đến những trình độ uyên bác và điêu luyện thuyệt đỉnh trong mọi công việc của mình.
b. Ngoại hình: Tố chất đặc biệt
- “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh
gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như
tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vời vợi như mong một cái
bến xa xăm nào đó trong sương mù ->. Những từ láy gợi hình, gợi cảm,
những hình ảnh so sánh ví von độc đáo, gắn với những hình ảnh của nghề
sông nước, gợi ông lái đò gân guốc, khỏe mạnh, lanh lẹ.
- Thân thể ông mang đậm dấu ấn của nghề nghiệp, chứng tỏ ông là một con người yêu nghề, gắn bó với nghề.
c. Một người lao động trí dũng, một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật leo ghềnh vượt thác:
- Hoàn cảnh sống của người lái đò, chính là cuộc đấu tranh với thiên
nhiên để giành sự sống từ tay nó về tay mình. Hàng ngày, người lái đò
phải đối đầu với các kẻ thù trên sông nước như: vách đá, những cái hút
nước, thác nước, đá sông … chúng bày thạch trận như một la bàn khổng
lồ, một trận đồ thiên la địa võng để thách đố và khủng bố tinh thần
những người chiến sĩ làm nghề sông nước.
- Đây là một con người từng trải, hiểu biết thành thạo nghề lái đò và
đã đạt đến trình độ “lấy mắt và nhớ tỉ mỉ những luồng nước của tất cả
các con thác hiểm trở”.
- Trí nhớ tuyệt vời của ông lái đò về con sông Đà thật
đáng khâm phục, ông thuộc lòng con sông Đà như thuộc một thiên trường
ca, thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống
dòng.
- Người lái đò hiểu biết sâu sắc đối tượng, nắm vững qua luật biến đổi “tính tình phức tạp” của sông Đà.
+ Ông biết bọn đá mai phục và bày thạch trận trên sông: nào là đá, đá
tảng chia ba hàng tiền vệ, có hai hòn canh cửa như là để dụ đối phương.
Nào là những boong ke chìm ở tuyến hai, pháo đài nổi ở tuyến ba. Nào là
chiến thuật đánh “khuýp quặt vu hồi”, nào là quyết tâm chiến lược “phải
tiêu diệt thuyền trưởng và thủy thủ ngay ở chân thác”.
=> Ông lái đồ hiểu đối phương đông đặc, ranh ma, một con thuyền đơn
độc thì quá mỏng manh, nhỏ bé, thật mạo hiểm, ở vào cái thế thập tử
nhất sinh, ngàn cân treo sợi tóc.
+ Với lòng quả cảm, niềm tin vào bản thân, người lái đò như một viên
tướng xung trận, oai phong, tỉnh táo ứng phó linh hoạt ở ba vòng thạch
trận để giành phần thắng.
* Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách
thức”, “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “đá trái,
thúc gối vào bụng vào hông thuyền”… Ông lái đò đã bị thương nhưng cố
ném, “hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái”, “mặt méo bệch” nhưng “tiếng chỉ
huy vẫn ngắn gọn, tỉnh táo”
->Đây là cuộc tỉ thí giữa hai đô vật quá chênh lệch về sức lực và
thế võ, người lái đò chiến thắng ở sự bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm quyết
tâm cao.
* Trùng vi thạch trận thứ II: Vì nắm chắc binh pháp của thần sông, thần
đá và thuộc quy luật phục kích của lũ đá (sông Đà tăng nhiều cửa tử,
cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn) nên người lái đò thay đổi chiến thuật:
“cưỡi lên thác sông Đà như cưỡi hổ”, chỗ “rảo bơi”, chỗ “đè sấn”, chỗ
“chặt đôi ra” để mở đường tiến
-> Hàng loạt những động từ cho ta thấy người lái đò thông minh, chủ động, đầy kinh nghiệm, lấn lướt con sông Đà.
* Trùng vi thạch trận thứ III: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là
luồng chết, luồng sống ở ngay giữa. Người lái đò phóng thẳng thuyền
chọc thẳng cửa giữa, vút, vút thuyền như mũi tên tre xuyên nhanh qua
hơi nước
-> Biện pháp nghệ thuật so sánh nhằm thể hiện trình độ lái đò đạt
đến sự tài hoa nghệ thuật, người lái đò táo bạo, quyết liệt, lái đò
nhanh và chính xác như tên bay khỏi nỏ cắm trúng đích đến.
+ Ung dung, khiêm tốn: vượt qua ba vòng thạch trận đầy khó khăn, nguy
hiểm nhưng sau đó chẳng ai bàn lời nào về những chiến thắng vừa qua mà
họ chỉ nói về cá anh vũ, cá dầm xanh, …
-> Họ thật khiêm nhường, cái phi thường đã trở thành cái bình thường, chất chiến sĩ hòa vào phong thái tài hoa, nghệ sĩ.
III. Kết bài:
- Tác phẩm mang đậm phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân,
ngôn ngữ phong phú, kiến thức uyên bác, cảm hướng trước những cảnh
tượng gây cảm giác mãnh liệt, yêu những con người lao động bình thường
nhưng mang đậm chất tài hoa, tài tử …
- Hình ảnh người lái đò trong thiên tùy bút này không chỉ mang dáng dấp
của một cá nhân cụ thể mà còn là hình ảnh nhân dân trong thời kỳ mới -
thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước, xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
- Với “ Người lái đò sông Đà” nhà nghệ sĩ Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc “chất vàng mười” trong nhân cách con người.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro