Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

NIKE

MARKETING MIX (4P)

1.  Sản phẩm (Product):

Sự đột phá chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Sáng kiến đầu tiên cho sự cải tiến sản phẩm là Bill Bowerman thử nghiệm một loại giày chạy mới - một đôi giày với đế ngoài bằng cao su. Tiếp theo đó, vào năm 1979, họ tung ra tiếp loại giày chạy có lớp đệm khí dưới đế - ―Nike Air. Họ sáng tạo ra những kiểu giày mới với nhiều đặc trưng khác nhau như Pegasus (năm 1988), Air Max (1987)…. Việc không ngừng nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với người tiêu dùng đã luôn giúp Nike đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như tạo thêm niềm tin , sự ấn tượng lâu dài đối với khách hàng. Sau đây là thông tin về một số công nghệ cải tiến sản phẩm :

a.       Công nghệ Nike Air.

-        Nike Air : Lớp đệm của Nike  Air được xuất hiện trong nhiều mẫu  giày của Nike. Nike cung cấp một số loại khác nhau của Nike Air, do đó khách hàng có thể lựa chọn loại đệm phù hợp nhất cho mình. Nếu 1 mẫu giày có sử dụng Nike Air, thì tên sản phẩm sẽ có chữ ―Air‖.

-        Đệm Nike Air: Công nghệ đệm Nike chính thức ra mắt vào năm 1979.

-        MAX AIR – Công nghệ MAX AIR là một hình thức của đệm Nike Air, loại chứa thể tích khí tối đa cho bảo vệ tác động tối đa. Luôn nhìn thấy ở đế giữa.

-        ZOOM AIR – Đế Zoom Air nằm trong 1 mặt phẳng, mỏng, cung cấp sự êm ái, và đáp ứng tốt cho chạy tốc độ cao và chạy nước rút.

-        NIKE TUNED AIR–Tuned Air là một loại đệm mới kết hợp các yếu tố cơ học thành một.

b.      Công nghệ Hyperfuse

 Hyperfuse là một tổ hợp gồm 3 vật liệu ( vật liệu tổng hợp là lớp hỗ trợ cơ sở, lưới giúp trọng lượng nhẹ - thoát khí tốt, và tấm film TPU là lớp phủ ngoài) được ép nhiệt .

c.       Nike Air Max Excellerate+ 

Kết hợp công nghệ Hyperfuse có cấu trúc chạy dọc theo thân giày gần như liền mạch, hỗ trợ vừa vặn. Giày Nike Air Max Excellerate tạo cho bạn một bước chạy êm ái nhờ vào đế đệm Air Max ở gót chân. Với sự linh hoạt và hỗ trợ tuyệt vời, đôi giày này được thiết kế để cho những bài tập lâu.

d.      Công nghệ Nike Flywire.

Nike Flywire là 1 sợi dây, được làm từ  Vectran, được dùng trên phần thân giày. Flywire giúp giảm thiểu khối lượng và tăng cường hỗ trợ. Giày được hỗ trợ Flywire bắt đầu từ  năm 2008.

e.       Nike+ LunarGlide+4

 LunaGlide+4  cung  cấp  cho  người  yêu  dòng  giày  chạy  LunarGlide  với  sự  bổ  sung  công nghệ Flywire, giống như 1 cái găng tay vừ a vặn và nó nhẹ hơn so với người tiền nhiệm. Không có gì lạ khi nó được bình chọn là ―Best Update‖ bới Runner’s World ( 09/2012)

2.  Giá  (Price):

Vào thời gian đầu khi mới thành lập, lợi thế cạnh tranh chính của Nike là giá. Những đôi giày của Nike, được sản xuất từ nguồn nhân công giá rẻ ở Nhật Bản, có giá rẻ hơn nhiều so với những đôi giày của Adidas - thương hiệu đang thống trị thị trường vào lúc đó.

Nhưng khi trở thành thương hiệu lớn trong ngành thể thao, Nike bắt đầu đưa ra chiến lược định giá hớt váng thị trường. Chi phí để tạo thành sản phẩm chỉ một vài đôla một đôi nhưng Nike lại bán ra với giá cực cao, hơn 100 đôla một đôi (số liệu năm 1998). Nike cho biết rằng việc định giá cao như vậy là vì: Thương hiệu của họ lớn hơn nhiều so với sản phẩm mà nó đại diện.

Chính kinh nghiệm là cái mà người tiêu dùng sẽ mua, cũng nhiều như sản phẩm mà họ mang ở chân. Và kinh nghiệm này cũng trị giá bằng tiền. Trên thực tế là hàng tỷ đôla. Nếu Nike đã không chi tiền ra để marketing và tính giá một đôi giày chạy chỉ với 5 đôla thì sẽ không có nhu cầu đối với sản phẩm của họ. Chương trình marketing và giá cao mà Nike đặt ra đã làm cho sản phẩm của họ trở thành một mặt hàng đáng thèm muốn.

3.  Xúc tiến thương mại (Promotion):

Quảng cáo – PR ngôi sao – Tài trợ thi đấu thể thao – Mạng thông tin xã hội – Nike + ipod

Quảng cáo: Nike đã chi rất nhiều tiền vào quảng cáo. Cụ thể, Nike đưa ra quảng cáo đầu tiên về chiến di ̣ch ―Just Do It‖ (1988): Tung ra 20 triê ̣u USD trong 1 tháng, thúc đẩy người Mỹ tham gia thể thao, quảng cáo trên 12 kênh tivi. Với nội dung đánh vào tâm lý người Mỹ: khẳng định ý chí vươn lên, ý chí muốn thành công, bất chấp mọi trở lực.

Các đoạn quảng cáo nổi bật khác:

Write the future (Tạm dịch: Viết tương lai)

Find your greatness (Tạm dịch: Tìm thấy sự vĩ đại của bạn)

Chamber of fear (Tạm dịch: Căn phòng sợ hãi)

My time is now (Tạm dịch: Đây là khoảnh khắc của tôi)

PR ngôi sao: Chiến dịch marketing kế tiếp của Nike có lẽ là thành công nhất khi tìm ra được nhân vật Michael Jordan làm "lá chắn sống" cho thương hiệu của mình, việc đó đã đưa Nike lên đỉnh cao như ngày nay, vì anh hội tụ toàn bộ cá tính của một siêu sao mà Nike cần đến.

Các ngôi sao nổi tiếng khác:

Tiger  Woods  (golf)  ,  Ronaldo  (bóng  đá)  ,  Oscar  Pistorius  (điền  kinh)  ,  Lance Amstrong (đua xe đạp) , Kobe Bryant (bóng rổ) , Marion Jones (điền kinh) , Justin Gattin (điền kinh) , Lebron James (bóng rổ) , Rory Mcllroy (Golf) , Roger Federer (Tennis) ….. Ngoài ra còn tài trợ cho nhiều đội bóng nổi danh khác, đồng thời cũng là nhà tài trợ lớn cho các trận đấu thể thao mang tính quốc tế.

Nike + Ipod : Một chiến lược xúc tiến thương mại táo bạo khác của Nike đó chính là việc kết hợp với Apple . Họ phát triển các gói sản phẩm gồm giầy dép, dữ liệu, âm nhạc và quần áo được thiết  kế cho những ai lấy  việc rèn luyện thể thao  làm lối sống của mình.

4.  Kênh phân phối  (Place):

Công ty đã thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng mang tính toàn cầu để phân phối sản phẩm của mình đến người tiêu dùng thông qua việc tập trung vào các loại hình phân phối như: kinh doanh bán lẻ, thương mại điện tử, các chuỗi cửa hàng, showroom, công ty liên doanh với các đối tác bán lẻ, nhượng quyền thương mại,. Do đó, Nike đã hình thành một hệ thống kiểm soát thương hiệu cao trên toàn thế giới.

Ngoài ra, một "lộ trình phân phối tích hợp" đã được thiết lập để đảm bảo sự phát triển hơn nữa và tăng cường sự hiện diện của thương hiệu thông qua hình thức thâm nhập, Đó chính là việc công ty Nike đã phân tích thị phần ở các nước có tiềm năng lớn như Trung quốc, liên kết với các công ty sản xuất giày dép trong nước, tận dụng nguyên liệu trong nước cũng như nguồn nhân công sẵn có để sản xuất ra những sản phẩm Nike đúng tiêu chuẩn nhưng tiết kiệm nhiều chi phí. Bên cạnh lợi ích từ  kinh tế thì mô hình này cũng đã đánh vào tâm lí tiêu dùng hàng nội địa của khách hàng. 

Đặc biệt thành công nhất trong các kênh phân phối đó chính là chiến lược thành lập Khu phố Nike (Nike Town). Nike Town được phân bố rộng khắp trên thế giới (trong đó chính yếu nằm ở Mỹ , Anh và Trung Quốc) là một khu mua sắm riêng biệt cho các tín đồ Nike.

2 CHIẾN LƯỢC MARKETING THÀNH CÔNG

1.  Chiến lược quảng bá thương hiệu bằng Sao :

Ngày nay, thể dục thể thao đã không còn gói gọn trong phạm vi các cuộc thi đấu chuyên nghiệp. Giày thể thao là một trong những biểu tượng thời trang rất được yêu thích, đặc biệt là đối với giới trẻ, vì những tính năng tiện dụng, thoải mái của nó. Vì vậy, đã làm cho thị trường của ―các đôi giày thể thao‖ ngày càng phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Thị trường mở rộng cũng đồng nghĩa với sự phát triển không ngừng nhu cầu về đa dạng sản phẩm, các đôi giày thể thao cũng cần được ―sáng tạo‖ hơn để ngày càng phù hợp với thị hiếu hơn. Bên cạnh đó, là sự cạnh tranh khốc liệt tranh giành thị trường của các đối thủ trong ngành, buộc các thương hiệu thể thao phải thúc đẩy mạnh mẽ hình ảnh thương hiệu của mình đến với các đối tượng khách hàng.

a.       Lí do sử dụng chiến lược :

Đó là kết luận chính xác dành cho Nike khi ta có thể khẳng định rằng 50% thành công của Nike được tạo dựng bởi những Ngôi Sao thể thao nổi tiếng đem lại.  Những gì một ngôi sao có thể cam đoan đó là mọi người sẽ nhìn đến mẩu quảng cáo của công ty. Tuy nhiên, Việc gắn kết hình ảnh thương hiệu công ty với Ngôi Sao là điều quan trọng mà Nike muốn nhắm đến.. Đối  với Nike (một thương hiệu ngành thể thao) việc gắn kết hình ảnh của mình với các ngôi sao thể thao là chuyện mà ta có thể nhận thức ngay tức thì, bởi vì sự quan tâm, ngưỡng mộ của các fan đối với thần tượng thể thao của mình sẽ chi phối hành vi tiêu dùng của họ và đó là lí do chính mà Nike sử dụng chiến lược này.

Về mặt kết quả, chiến lược này có tỷ lệ thành công rất cao nhưng việc sử dụng ngôi sao để quảng bá thương hiệu cũng có hai mặt của nó giống như con dao hai lưỡi, mặt hại của nó sẽ được trình bày cuối phần này.

b.      Chiến lược quảng bá thương hiệu bằng ngôi sao :

Michael Jordan – Siêu sao bóng rổ: 

Tiger Woods – Tay golf huyền thoại 

Lance Amstrong – VĐV đua xê đạp (tay đua huyền thoại) 

Kobe Bryant 

Marion Jones 

Justin Gatlin 

c.       Bài học kinh nghiệm :

Để bảo vệ bản thân các thương hiệu khỏi những vụ bê bối có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty, hãy chọn lựa phương pháp sử dụng nhiều ngôi sao khác nhau. Hãy ký hợp đồng quảng cáo với các ngôi sao ấy trong đó có những điều khoản giúp công ty có thể huỷ hợp đồng nhanh chóng khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra. 

2.  Chiến dịch #Makeitcount của Nike.

"Make it count" có nghĩa là: "Hãy sống hết mình để mỗi ngày đều đáng nhớ", hay "đừng lãng phí 1 ngày vì lười biếng hay làm việc vô ích - hãy làm 1 điều gì đó có ích mỗi ngày".

Nói chung là sống & làm việc hết mình, tích cực, lạc quan...

Môi trường mới đòi hỏi kế hoạch mới:

Đối với Nike, điều này có nghĩa là tạo ra một nhóm mới để tạo ra một hệ thống sản phẩm hoàn toàn khác biệt. Đây là điểm bắt đầu của một xu hướng marketing, tập trung vào kỹ thuật số và không gian xã hội. Và chắc hẳn đây cũng là một bước chuyển mới từ  những người anh hùng tới cộng đồng.

Một chiến lược marketing mới mẻ:

Nike đã tạo ra một trải nghiệm thương hiệu với sản phẩm của Nike trên trang chủ của makeitcount. Chú ý rằng tâm điểm của thông điệp chính là khách hàng.Dẫu rằng không hề có một dòng đề cập đến sản phẩm, tất cả chỉ là về lối sống và mục tiêu cá nhân. Cho những người đã quen thuộc với  mạng xã hội, sử dụng  hashtag (cách truyền tin trong mạng xã hội) makeitcount là một cách cực kì thông minh để gợi ra tương tác trong không gian mạng xã hội, đặc biệt là trong Twitter. 

Nike thực sự đã làm rất tốt chiến dịch marketing #makeitcount, và đã thực sự tương tác được với khách hàng, với call to action rõ ràng và các bước tiếp cận cụ thể. Điều này sẽ hấp dẫn khách hàng mục tiêu, vì nó mang lại động lực để trở nên năng động, một cuộc thi giải trí và lợi thế địa phương.

3 CHIẾN LƯỢC MARKETING THẤT BẠI

1.  Sự thất bại của Nike khi vào thị trường Trung Quốc

a.       Chiến lược quảng bá tại Trung Quốc

Nike lôi cuốn các vận động viên nổi tiếng tham gia vào việc xây dựng thương hiệu cho mình. Mục tiêu cụ thể là phải gắn cho bằng được logo của Nike vào tên của những người chiến thắng trên tivi, một chiến lược tạo ra sự gắn bó cảm tính và tâm lý giữa người tiêu thụ với thương hiệu Nike thông qua sự gắn bó với các siêu sao thể thao….

Trong chiến dịch quảng cáo của mình tại thị trường TQ Nike đã sử dụng nhiều phương tiện để  quảng cáo như : Báo chí, truyền thông,  gửi thư, tạp chí…nhưng Nike đã chủ yếu sử dụng phương tiện quảng cáo qua tivi bởi vì họ luôn muốn thu hút được sự chú ý của nhiều đối tượng hơn không chỉ đối với đối tượng thanh niên.

Trọng tâm: mẫu quảng cáo thể hiện bằng phim hoạt hình với tên gọi ― chamber of fear‖ tạm dịch căn phòng đáng sợ.

Thông điệp của quảng cáo này thúc đẩy thanh niên châu á khắc phục nỗi sợ hãi và tiến lên phía trước thông qua việc chơi thể thao theo phong cách riêng của mình.

Mục tiêu của đoạn clip này là:

Về thông tin:

+ Nike muốn giới thiệu đến khách hàng (thanh niên TQ) về công dụng sản phẩm đó là giúp họ trở nên mạnh mẽ hơn khi sử dụng sản phẩm có thể vượt qua mọi khó khăn mà họ phải đối mặt.

+ Xây dựng hình ảnh của họ tại thị trường TQ.

Về tính thuyết phục:

+ Quảng cáo này sẽ khiến thanh niên TQ yêu thích sản phẩm của Nike hơn vì những tiện ích mà sản phảm sẽ mang lại cho họ.

+ Thúc đẩy thanh niên TQ tiêu dùng sản phẩm của Nike thay vì việc tiêu dùng những sản phẩm khác của adidas, lacoste….

Hãng Nike sẽ giành được thị phần lớn tại thị trường TQ nhằm cạnh tranh với các thương hiệu lớn đặt biệt là Adidas, khai thác được một thị trường tìm năng bởi vì TQ là nước đông dân nhất thế giới.

+ Thay đổi nhận thức của giới trẻ TQ và giúp họ trở nên manh mẽ hơn.

Về tính nhắc nhở:

+ Nhắc nhở khách hàng (thanh niên TQ): Sản phẩm này sẽ có hữu ích đối với họ sẽ giúp họ trở nên năng động hơn và tự tin hơn.

+ Nhắc nhở khách hàng về nơi cung cấp.

+ Duy trì mức độ biết đến sản phẩm ở mức độ cao.

b.      Lí do thất bại 

Chưa thấu hiểu hết nền văn hóa và phong tục tập quán của Trung Quốc, dẫn đến việc người Trung Quốc hiểu lầm và gây nên hậu quả cực kì tai hại.  Đoạn quảng cáo của Nike bị cho rằng  đã ―báng bổ‖ và xúc phạm đến văn hóa và tập quán ―dân tộc‖ của người Trung Quốc và nhiều người xem xong đã phẫn nộ về đoạn quảng cáo này.

Nội dung của quảng cáo này là: Ngôi sao bóng rổ 19 tuổi Lebron James đánh bại một cao thủ võ lâm, hai phụ nữ trong trang phục truyền thống, một đội võ đạo côn khúc và một đôi rồng- vốn là biểu tượng thiêng liêng của nền văn hóa Trung Hoa… đoạn clip này đã khiến khán giả dị ứng và phẫn nộ.

Hình ảnh cao thủ võ lâm và đội võ đạo côn nhị khúc thể hiện cho võ thuật Trung Hoa. Khởi nguồn từ nền văn hóa truyền thống của TQ, có nội hàm vô cũng phong phú, ban đầu nó theo tư tưởng của đạo giáo mà ra do vậy có mối quan hệ với tu luyện. Nó đề cao việc tu dưỡng đạo đức kỹ thuật và nghệ thuật, dưỡng sinh và nâng cao tố chất thân thể. Hình ảnh của cô gái trong trang phục cổ đại là một hình ảnh không một ai không biết khi nhắc đến bề dày lịch sử, văn hóa hào hùng của người TQ. Rồng đối  với người TQ là linh  vật người Trung Hoa ngày nay  ―yêu rồng‖ đến  mức cuồng tín, chỉ vì rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng. Việc ngôi sao bóng rổ Lebron james lần lượt đánh bại các nhân vật này đã bị người Trung Quốc coi là chà đạp lên phẩm giá dân tộc và bất kính với văn hóa bản xứ điều khiến cho Nike bị cộng đồng nhân dân Trung Quốc tẩy chay và bị cơ quan quản lý cấm phát song đoạn phim quảng cáo trên phạm vi toàn quốc do xúc phạm đến thể diện quốc gia.

c.       Hậu quả

Sai lầm nghiêm trọng trong khâu nghiên cứu thị trường khi tấn công thị trường TQ đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, tại thời điểm đó (2004) các sản phẩm của Nike bị người dân TQ đồng loạt tẩy chay đã gây ra tổn hại nghiêm trọng tới doanh số và uy tín của công ty. Nike đã bị sụt giảm đến 16% thị phần và việc cạnh tranh với Adidas - đối thủ lớn nhất của Nike trên thị trường TQ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.

d.      Bài học kinh nghiệm

Qua thất bại đầy tai hại của Nike thì Doanh nghiệp thực hiện maketing quốc tế cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:

- Nghiên cứu thị trường kỹ càng, thận trọng: văn hóa, pháp luật, dân số, tôn giáo, thói quen tiêu dùng,…của đất nước bản tại.

- Xác định đúng đắn vị thế của doanh nghiệp trên thị trường để đưa ra chiến lược phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp: khả năng xản suất, vốn ,thương hiệu ,nhân lực..

-  Chiến  lược  maketing-mix  cần  hoạch  định  thận  trọng  :  chi  phí,  tính  riêng  biệt  của  sản phẩm, mạng lưới phân phối ,quảng cáo, khuyến mãi…

- Lưu ý đến chiến lược của đối thủ cạnh tranh trên thị trường mới để hoạch định sẵn đối sách.

- Sự hợp tác của chính quyền nước sở tại.

- Nghiên cứu kĩ lưỡng hành vi tiêu dùng của khách hàng là yếu tố tiên quyết quyết định thành công cho một chiến lược tiếp cận thị trường, đặc biệt cần lưu ý, sử dụng các chiến lược Marketing mix – 4P phù hợp theo hành vi khách hàng.

2.  Thất bại trong việc chọn đội tuyển ở Euro 2012

a.       Lí do thất bại

Tính toán sai lầm trong việc chọn đội tuyển để tài trợ áo đấu.

Hiện diện với tư cách nhà tài trợ áo đấu cho 5 đội tuyển Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Croatia và chủ nhà Ba Lan, Nike đặt nhiều kỳ vọng sẽ lật đổ Adidas ngay tại Euro 2012 này. Lý do đơn giản là trong khi Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp đều là những tên tuổi đình đám, ứng viên sáng giá cho ngôi vô địch. Tây Ban Nha chiến thắng làm lợi lớn cho thương hiệu Adidas

Nhưng tính toán của Nike dần phá sản ngay khi Euro 2012 còn chưa diễn ra loạt trận tứ kết. Chủ nhà Ba Lan bị loại sớm trong sự phản ứng quyết liệt của khán giả nhà. Thất bại hoàn toàn với đội tuyển Pháp, Nike chỉ còn gắng gượng tiếp tục cuộc đua với Adidas nhờ vào Bồ Đào Nha. Họ tin rằng, nếu Bồ Đào Nha vượt qua Tây Ban Nha (đội bóng mặc áo Adidas) lọt vào chung kết, doanh số của Nike sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, tính toán này cũng đã sụp đổ, khi Bồ Đào Nha thất thủ trước Tây Ban Nha

b.      Bài học kinh nghiệm

Đối với thị trường thể thao bóng đá – Một thị trường có sức hấp dẫn lôi cuốn mạnh mẽ, thu hút hàng triệu triệu fan hâm mộ trên thế giới - thì việc lựa chọn câu lạc bộ để tài trợ và PR tên tuổi là vô cùng quan trọng. Lựa chọn người đại diện sai lầm sẽ dẫn đến sự sụt giảm doanh số, cũng như khách hàng trung thành. Sự thành công của nó có thể được đo lường qua hiệu ứng số đông, bạn sẽ không thể thành công nếu không chiếm được tình cảm của số đông người này. Bởi vì:

Fan hâm mộ sẽ không thích mặt áo thể thao mang tên một đội thất bại!

Thất bại ở đây không đơn thuần là thua cuộc trong thi đấu, mà ý chính nó muốn ngắm đến chính là: thất bại trong mắt người hâm mộ.

Sự thất bại tiêu biểu của Nike trong mùa Euro 2012 chính là thiếu đi 2 yếu tố Thiên thời – Nhân hòa. Dù đã được tính toán kĩ càng nhưng vẫn không thể thoát khỏi sự thua cuộc thảm hại này.

Tóm lại, Chiến lược dù có hoàn hảo đến đâu cũng có thể thất bại do những nguyên nhân khách quan mà ta có thể không lường trước. Vì thế nên chuẩn bị những chiến lược dự phòng và thay thế là hết sức cần thiết.

3.  Nike và những sai lầm “ngớ ngẩn” với tìm kiếm trực tuyến

Thông thường, những nhãn hiệu lớn như Nike muốn hướng tới các từ khoá chung chung như ―tennis rackets‖, ―golf clubs‖, hay ―running shoes‖. Chắc chắn rằng họ hy vọng rằng đây sẽ là một cách thức để khẳng định vị thế nhãn hiệu trong tâm trí của những ai đang tìm kiếm trực tuyến. Nhưng Nike lại thường bỏ qua nhiều từ khoá ―đuôi dài khác nhau như ―golf club reviews‖ hay ―women's trail running shoes‖. Điều đáng chú ý là đây chính là những từ khoá có thể dẫn nhiều người nhất đến với các nhãn hiệu.

a.       Lí do thất bại

Sai lầm 1 - Không đâu trong danh mục kết quả tìm kiếm chỉ rõ trang web riêng cần đến.

Trở lại với trường hợp từ khoá ―Air Max‖, làm thế nào để bạn có thể đến được với trang web của loại giầy thể thao Nike Air, cho nam và nữ? Tại sao Nike lại buộc bạn phải tự tìm kiếm trang web trong khi từ khoá tìm kiếm chỉ rõ rằng bạn đang tìm kiếm giày thể theo Air Max?

Sai lầm 2 - Không phát triển một dòng chữ miêu tả thích hợp trong kết quả tìm kiếm

Thông thường tại Google hay bất cứ công cụ tìm kiếm trực tuyến nào khác, sau khi gõ từ khoá tìm kiếm bạn sẽ nhận được một danh mục hàng trăm những đường link có liên quan và ở dưới đường link của mỗi kết quả tìm kiếm bao giờ cũng là một dòng chữ ngắn hoặc dài miêu tả nội dung liên quan đến nội dung tìm kiếm, qua đó giúp mọi người biết sơ qua về trang web.

Đối với Nike, hãng đã bỏ qua tính năng này. Sau khi gõ từ khoá ―Air Max bạn sẽ có được một đường link dẫn tới trang web của Nike, chỉ có điều dưới đường  link  này  là  dòng  chữ  ―JavaScript  and  Flash  8  are  required  to  view  this  site!‖ (JavaScript và Flash 8 là điều kiện phải có để xem được trang web này).

Sai lầm 3 - Một sự hỗ trợ lạnh nhạt trên trang web

Khi tìm kiếm một nội dung nào đó, bạn đang có một nhiệm vụ cần hoàn thành và liệu trang web sẽ giúp đỡ hay không giúp đỡ bạn thực hiện nhiệm vụ này? Với Nike, câu trả lời thường là không.

Thật tuyệt vời nếu Nike thể hiện một quan tâm giúp đỡ nhiệt tình mọi người bằng việc hỏi xem họ mong muốn gì đầu tiên? Họ ở đây vì mục đích gì? Sẽ tốt cả với việc dành thời gian để tìm ra câu trả lời!

Bạn có muốn tìm hiểu về lịch sử của giầy thể thao Air Max? Bạn có đang tìm kiếm để  mua sắm? Bạn có  mong  muốn thấy những trang web bóng  mượt với nhiều hình  ảnh động? Tại điểm này, Nike không biết và Nike cũng không để ý những gì bạn quan tâm và đã thể hiện rõ trong từ khoá tìm kiếm. Bạn đang tìm kiếm đôi giày thể thao Air Max để rồi thay vào đó nhận được những điều không giúp đỡ bạn đạt được mong muốn này chút nào cả.

b.      Bài học kinh nghiệm

- Hãy tạo điều kiện để khách tìm kiếm và hiểu biết về sản phẩm của công ty một cách tốt nhất. Trong các trang web tìm kiếm trực tuyến nên đưa trang web của công ty lên trang đầu và tạo diều kiện thuận lợi để khách hàng tìm hiểu về sản phẩm của công ty một cách dễ dàng.

- Hãy để cho khách hàng sau khi gõ từ khóa tìm kiếm sẽ nhận được những đường link, mà những đường link này sẽ miêu tả nội dung liên quan đến nội dung tìm kiếm,qua đó giúp mọi người biết sơ qua về trang web.

- Hãy thật sự biết nhu cầu và tâm lí của khách hàng khi họ cố gắng tìm kiếm những nội dung trên web.Những trang  web nên cố gắng đi vào trọng tâm nội dung và đừng làm mất thời gian của khách hàng.Nội dung của trang web không nên đi quá xa sẽ dễ dẫn đến xa rời thực tế,dễ tạo sự lệch lạc trong việc nhận thức của khách hàng về sản phẩm công ty.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: